[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.

congnhi2004

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng mười 2015
66
18
61
20
TP Hồ Chí Minh
Trường THCS Phú Mỹ
Bạn có cố gắng đưa ra quan điểm riêng, mình rất ghi nhận. Theo bạn thì mây ngũ sắc tạo thành do ánh sáng chiếu xuống mây, tuy nhiên thông thường chúng ta thấy mây trắng, mây đen mà? Mây ngũ sắc thường xuất hiện vào thời điểm nào bạn biết không?

Chắc là vào buổi xế chiều.
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Đặng Hồng Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng tám 2016
5
4
56
22
Mình đưa thêm một số HT mới, hi vọng các bạn sẽ giải thích được.

HT33. Tại sao bánh xe đạp, xe ô tô đều được tạo vân?

HT34. Cầu vồng và mây ngũ sắc do đâu mà có?

HT35. Cùng 1 lượng nhiệt độ mặt trời cung cấp như nhau, tại sao những vùng có thực vật mọc nhiều lại mát hơn những vùng không có thực vật?

HT36. Những nguồn năng lượng nào sau đây có nguồn gốc từ mặt trời: năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng trong cơ thể sống. Vì sao?
HT33 : mik nghĩ là tạo vân cho bánh xe vừa giảm diện tích tiếp xúc lại vừa tăng lực ma sát trượt khi phanh.
 

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
HT34. Cầu vồng và mây ngũ sắc do đâu mà có?
Đám mây ngũ sắc được tạo ra nhờ hiện tượng nhiễu xạ. Các giọt nước nhỏ hoặc thậm chí các tinh thể nước đá nhỏ trong các đám mây tán xạ ánh sáng trắng. Các tinh thể nước đá lớn tạo quầng quang. Hiện tượng mây ngũ sắc tương tự như hiện tượng cầu vồng, song với cầu vồng, ta cần 1 trận mưa và ánh sáng mặt trời, còn mây ngũ sắc chỉ cần những góc nhìn thích hợp giữa mây và mặt trời là ta có thể nhìn thấy chúng.
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
HT35 Theo mình thì ở những nơi có nhiều cây, xảy ra hiện tượng quang hợp, từ CO2 và nước nhờ ánh sáng, của cây xanh tạo ra O2, hơn nữa chỗ có cây xanh sẽ có bóng râm, nên ta thấy mát hơn chỗ không có cây :v
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT35 Theo mình thì ở những nơi có nhiều cây, xảy ra hiện tượng quang hợp, từ CO2 và nước nhờ ánh sáng, của cây xanh tạo ra O2, hơn nữa chỗ có cây xanh sẽ có bóng râm, nên ta thấy mát hơn chỗ không có cây :v
Ý mình muốn nói ở đây là năng lượng mặt trời đã chuyển đi đâu để chúng ta cảm thấy mát hơn. Bời vì cho dù lá cây có che nắng thì nắng vẫn làm nóng không khí.
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Ý mình muốn nói ở đây là năng lượng mặt trời đã chuyển đi đâu để chúng ta cảm thấy mát hơn.
nó chuyển thành ATP cung cấp cho cây rồi? đợi đi tìm quyển sổ nghiên cứu sinh học đã :v lâu ngày quên mất :p
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Bạn trình bày 1 cách mạch lạc đi, để mình đỡ phải nhặt ý tưởng của bạn rồi trình bày lại.
đây, trình bày cụ thể thì nó như này: ở cây xanh xảy ra hiện tượng quang hợp vào ban ngày. Hiện tượng xảy ra là nhờ các diệp lục hấp thu quang năng. Khi các diệp lục tiếp thu quang năng thì nó sẽ trở về trạng thái kích động electron quan các quá trình sẽ chuyển thanh ATP, O2 và một số chất hữu cơ cần thiết cho cây. Nói tóm gọn thì chắc là năng lượng mặt trời nó thành năng lượng ATP với chất hữu cơ cho cây rồi nên nó sẽ giảm bớt sự tác động đến môi trường xung quang.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Hay lắm bạn. Đúng là những gì mình muốn trình bày. Năng lượng mặt trời bị cây xanh hấp thụ ---> chuyển thành năng lượng dự trữ.
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Hay lắm bạn. Đúng là những gì mình muốn trình bày. Năng lượng mặt trời bị cây xanh hấp thụ ---> chuyển thành năng lượng dự trữ.
cái này là do mới KT1T nên nhớ chứ bạn để tầm sau khi thi 1 tuần mà hỏi mình nhớ được mới lạ luôn.. :v :v
 
  • Like
Reactions: thanhbinh2002

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Mình xin góp thêm 1 số hiện tượng, mọi người cùng giải thích nha:
HT 37:. Khi tàu đi vào các vùng biển nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, các thủy thủ thường thấy có những con cá bay trên mặt biển để trốn tránh cá dữ. Thoạt đầu, chúng lấy đà, rồi quẫy mạnh đuôi, vọt lên khỏi mặt nước và bay một quãng dài đến 150 m. Bay như thế cá thường bị rơi vào boong tàu. Tại sao chúng lại không đổi được hướng bay?
HT 38: Tại sao sóc và cáo cần cái đuôi lớn?
HT 39: Lúc bơi nhanh có một số cá ép vây sát vào mình để nhằm mục đích gì? Tại sao khó cầm được con cá còn sống trong tay?
HT 40: Tại sao lúc đi bộ người ta lại vung tay?
 
  • Like
Reactions: bienxanh20

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Mình xin góp thêm 1 số hiện tượng, mọi người cùng giải thích nha:
HT 37:. Khi tàu đi vào các vùng biển nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, các thủy thủ thường thấy có những con cá bay trên mặt biển để trốn tránh cá dữ. Thoạt đầu, chúng lấy đà, rồi quẫy mạnh đuôi, vọt lên khỏi mặt nước và bay một quãng dài đến 150 m. Bay như thế cá thường bị rơi vào boong tàu. Tại sao chúng lại không đổi được hướng bay?
HT 38: Tại sao sóc và cáo cần cái đuôi lớn?
HT 39: Lúc bơi nhanh có một số cá ép vây sát vào mình để nhằm mục đích gì? Tại sao khó cầm được con cá còn sống trong tay?
HT 40: Tại sao lúc đi bộ người ta lại vung tay?
HT37:
+ Sự bay của cá được ổn định nhờ vẫy đuôi. Vậy này ko thể đổi được hướng bay do đó cá bay chỉ nhờ quán tính! :)
~> Có hiện tượng trên.
HT38:
+Con sóc nhảy đc xa từ cây này sang cây khác một phần nhờ cái đuôi (đuôi sóc chính là bộ phận cân bằng).
+Còn đuôi cáo giúp nó rẽ ngoặt bất ngờ khi đang chạy nhanh (hay gọi là tấm lái không khí) :D
HT39:
+Trong lúc bơi nhanh 1 số cá ép vây sát vào mình để giảm cản trở của dòng nước.
+ Khó cầm được cá còn sống trên tay bởi sự ma sát của cá trên tay nhỏ, do đó cá dễ tuột khỏi tay.
~~~> Maybe so. :):):)
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
các hiện tượng 37,38,39,40 trên đều đc giải thích chính xác .Mọi người tiếp tục nào
HT 41:Bạn hãy quan sát kỹ sự chuyển động của con cá và con đỉa. Định luật thứ 3 của Newton đã được vận dụng như thế nào trong sự chuyển động của chúng?
HT42:Có động vật nào chuyển động theo lối chuyển động của tên lửa không?
HT43:. Như mọi người đều biết, một số loài chim khi di cư xa đã bay thành từng chuỗi hay từng đàn có hình góc nhọn. Nguyên nhân gì lại sắp xếp như thế?
HT44:đặt quả táo bị nhăn dưới nắp bơm và hút hết không khí, thì vỏ quả táo lại căng ra. Tại sao?
HT45:Các pháo thủ lúc bắn phải há mồm để làm gì?
 
  • Like
Reactions: edogawa-conan

edogawa-conan

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
36
27
104
21
mình góp thêm một số hiện tượng:
HT 50 Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?
HT 51 Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
HT 52 Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ?
HT 53 Tại sao khi rơi, con mèo bao giờ cũng hạ chân xuống đất trước?
HT 54 Tại sao những con dơi đang bay, ngay cả trong đêm tối dày đặc, cũng không hề va đập vào các chướng ngại vật?
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Lưu Thị Thu Kiều

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2017
710
1,215
249
Bắc Ninh
$\color{Blue}{\text{❄ Cô đơn vào đời ❄ }}$
HT 50 Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?
- Do trước khi trời mưa, áp suất khí quyển thường giảm xuống => làm cho các tế bào ở chân giãn nở chút ít, chỗ chai cứng lại không thể giãn nở như các phần mềm khác của cơ thể nên đã tạo ra sự kích thích thần kinh và có cảm giác đau.
HT 51 Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
- Vì trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí,( ví dụ như dạ dày, tai giữa,....). Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển => khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn.
HT 52 Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ?
-Do đặc điểm khuôn mặt có mũi ở cao nên chúng không cần vận động chân mà vẫn không bị sặc nước và khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ.
HT 54 Tại sao những con dơi đang bay, ngay cả trong đêm tối dày đặc, cũng không hề va đập vào các chướng ngại vật?
-Do sóng siêu âm chúng phát ra và nhận được nhờ đó chúng nghe được chuyển động của các con vật trong đêm nên ngay cả trong đêm tối dày đặc, chúng cũng không hề va đập vào các chướng ngại vật.
Nguồn vở ghi
 

Minht411

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng mười 2021
220
113
61
17
TP Hồ Chí Minh
Lời ngỏ: Nếu bạn đã cảm thấy chán môn Vật Lí vì những bài tập khô khan chả có tính thực tiễn thì hãy tham gia topic này. Ở đây chúng ta sẽ vẫn dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Nếu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, bạn là người giỏi thực sự!

HT1) Vào những ngày khô ráo, và lặng gió thì nhiệt độ môi trường xuống 17, 16 độ C chúng ta chỉ thấy se lạnh, nhưng những ngày mưa ẩm ướt, nhiệt độ cỡ 17, 19 độ C chúng ta lại cảm thấy rét buốt. Tại sao vậy nhỉ?
em nghĩ là do khi ẩm ướt, nước sẽ bốc hơi lên kèm theo khí lạn khiến ta cảm thấy lạnh hơn ạ?
 

Minht411

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng mười 2021
220
113
61
17
TP Hồ Chí Minh
mình góp thêm một số hiện tượng:
HT 50 Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?
HT 51 Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
HT 52 Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ?
HT 53 Tại sao khi rơi, con mèo bao giờ cũng hạ chân xuống đất trước?
HT 54 Tại sao những con dơi đang bay, ngay cả trong đêm tối dày đặc, cũng không hề va đập vào các chướng ngại vật?
mình giải thích ht54 nhé. Là do những con dơi dùng sóng âm, chúng tạo ra sóng âm, khi sóng âm chạm vào vật thể, chúng bật lại về phía con dơi, vì thế chúng không bay trúng các đồ vật, ngoài ra cá heo cũng có sức mạnh tạo sóng âm này
 
Top Bottom