[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Tổng kết HT7 và HT8.

HT8 thì bạn Huyền He giải thích đúng rồi. Trọng lượng riêng của nước biển (do có muối) lớn hơn so với nước sông nên con tàu từ sông ra biển sẽ nổi hơn.

Đồng thời cũng từ đây các bạn nhận thấy, khi nước hòa tan 1 chất gì nặng hơn vào, trọng lượng riêng của nó sẽ tăng.

HT7. Câu trả lời là khi treo cục đường giữa cốc nước, cục đường sẽ tan nhanh hơn. Lí do như sau:

- Đường hòa tan vào nước tạo thành 1 dung dịch nước đường nặng. Nếu để cục đường dưới đáy, dung dịch này sẽ bao quanh cục đường làm cho nước tự do không tiếp xúc được với cục đường nữa, làm chậm quá trình tan.

- Còn khi treo cục đường giữa cốc, lớp nước tiếp xúc với cục đường thành nước đường nặng chìm xuống đáy để các lớp nước khác tiếp tục xâm vào, cục đường bị hòa tan liên tục. Cơ chế của nó giống như đối lưu vậy.

Đồng thời ta cũng có thể lí giải luôn tại sao khi ta dùng đũa khuấy nước thì đường sẽ tan nhanh hơn. Đó là để tăng khả năng tiếp xúc giữa đường với các phân tử nước tự do. Tránh việc các hạt đường bị các phân tử nước đường bọc lại.

Còn HT9 và HT10 không bạn nào giải được thì hôm sau mình sẽ giải vậy.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT9. Tại sao những con cá bắt được từ biển sâu lên đều bị chết?

Giải thích như sau:

Khi bạn nén 1 cái lò xo bởi một lực 12N thì bên trong lò xo sẽ có sẵn 1 lực 12N để chống lại. Khi bạn bỏ lực nén, lực bên trong sẽ khiến lò xo bung ra.

Cá dưới biển sâu (200m chẳng hạn), thì áp suất hằng ngày mà nó phải chịu lớn hơn những con cá ở nước nông là po = d.h = 2.10^6 N/m2. Để không bị bẹp dí bởi áp lực trên thì bản thân trong cơ thể nó cũng có áp lưc như thế để kháng lại. Khi lôi nó lên mặt nước, áp lực ngoài biến mất, áp lực bên trong cơ thể bùng ra làm nó chết - giống như 1 cái lò xo bị mất lực nén ngoài vậy.

Bạn nào để ý những con cá mà thịt nhão nhẹt, ắt hẳn là những con được đánh bắt ở vùng nước sâu. Chính vì khi vớt lên, áp lực bên trong phá hủy cơ thể nó nên thịt nó mỡi nhão như thế.


HT10. (Mang sắc màu kinh dị 1 chút). Người chết đuối trên biển sẽ chìm hẳn xuống đáy hay chìm xuống 1 độ sâu nhất định rồi lơ lửng?

Câu trả lời là chỉ cần trọng lượng riêng lớn hơn nước biển thì sẽ bị chìm tới tận đáy, bởi vì nước là chất không chịu nén, nên nước ở bên trên hay nước ở đáy biển đều có trọng lượng riêng gần như nhau. Nhưng khi chìm xuống sâu, cơ thể người sẽ bị áp lực nước bóp nát.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT11. Hình ảnh dưới đây: Ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng vào người chụp ảnh, nhưng anh ấy vẫn thấy được luồng sáng của nó. Vậy luồng sáng mà ta thấy được đấy có bản chất là gì?
1-0305f.jpg


HT12. (Chắc là sẽ quen thuộc với nhiều bạn) Tại sao khi có sấm sét, ta nhìn thấy tia chớp trước rồi lát sau mới nghe thấy tiếng sấm nổ?

HT13. Nếu cho bạn 1 viên nước đá và 1 lon coca chưa mở nắp, bạn sẽ đặt viên đá lên trên, xuống dưới hay áp nó vào thành lon để coca trong lon lạnh nhanh nhất?

HT14. Khi đun nước để luộc thức ăn, ban đầu người ta mở bếp với công suất lớn nhất, nhưng sau khi nước sôi, người ta giảm công suất. Tại sao như vậy?

Bạn nào có hiện tượng gì thắc mắc thì post lên thảo luận nhé. Nhưng đừng hỏi những hiện tượng như: "hố đen vũ trụ là gì" thì thầy của thầy mình cũng thua.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
HT12. (Chắc là sẽ quen thuộc với nhiều bạn) Tại sao khi có sấm sét, ta nhìn thấy tia chớp trước rồi lát sau mới nghe thấy tiếng sấm nổ?
  • Sét là hiện tượng phóng điện giữa các điện cực trái dấu được tích điện vô cùng lớn giữa đám mây hoặc giữa mây và mặt đất.Sức nóng đột ngột này tạo ra một sóng xung kích trong không khí xung quanh, tương tự như một vụ nổ. Sóng này truyền tới tai ta tạo nên âm thanh mà chúng ta gọi là sấm.
  • Có HT trên có lẽ là do vận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng. Ánh sáng di chuyển trong không khí ở vận tốc [tex]\approx 300000 km/s[/tex], còn âm thanh chỉ khoảng $344 m/s$. Vì thế tuy cùng diễn ra tại một thời điểm và địa điểm nhưng ánh sáng lại đi tới chúng ta nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh. => Ta nhìn thấy tia chớp trước tiếng sấm. ;)
JFBQ00137070104BVào ủng hộ nhiệt tình đi nào hỡi các thành viên của HM Forum!JFBQ00137070104B
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Gần giáp tuần rồi mà vẫn chưa ai trả lời thêm HT nào hết trơn. Thôi mình giải luôn vậy.

HT11: Luồng sáng thực chất được cấu tạo từ nhiều hạt sáng li ti. Đó là những hạt bụi, hạt hơi nước lơ lửng trong không khí, chúng nhận và hắt ánh sáng vào mắt ta. Như vậy, mỗi hạt trở thành 1 chấm sáng, nhiều chấm sáng trên đường truyền ánh sáng cho ta hình dạng của luồng sáng.
Luồng sáng trong nước cũng tương tự, trong nước càng có nhiều hạt nhỏ hòa lẫn vào thì luồng sáng chúng ta trông thấy càng rõ.

HT13: Chính là đặt viên đá lên trên để cho lớp coca bên trong lạnh sẽ chìm xuống, lớp nóng hơn sẽ bị đẩy lên tiếp tục được làm lạnh. Quá trình này giống như đối lưu, khiến tốc độ làm lạnh trở nên nhanh hơn.

HT14: Khi nước chưa sôi, chúng ta mở hết công suất bếp để nước sôi nhanh nhất (tiết kiệm thời gian). Nhưng khi nước đã sôi rồi, nhiệt độ của nó không tăng nữa, nhiệt cung cấp cho nước chỉ để hóa hơi, đây là 1 việc không cần thiết. Như vậy chỉ cần vặn nhỏ bếp lại để nước duy trì ở 100 độ C là được (tiết kiệm điện).

Trong quá trình chờ thức ăn chín, đậy nắp vung để hạn chế sự bay hơi của nước cũng là 1 cách tiết kiệm điện. Ví dụ bạn không đậy nắp vung, công suất của bếp phải 600W thì nước mới sôi liên tục được, nhưng nếu đậy nắp lại công suất có thể chỉ cần 200W hoặc 150W.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
@Kybangha_10 Cho mk hỏi topic còn hoạt động ko nữa vậy bạn?:eek: Mk thấy bạn onl mà ko đăng hiện tượng. :rolleyes:. Mk góp topic 1 câu hỏi nha. Nó rất dễ nên m.n trả lời nhanh nha.:D

HT15. Tại sao đáy của các ấm làm bằng sắt tây được hàn bằng thiếc (nhiệt độ nóng chảy của thiếc là [tex]232^o[/tex]) nhưng khi dùng ấm để đun nước, dù bếp than có nhiệt độ $700^o$ C đến $800^o$C mà thiếc vẫn không bị nóng chảy.

Tích cực thảo luận nha các bạn, nếu có thể mk sẽ đề xuất việc cộng điểm thành tích cho các bạn tích cực trao đổi, trả lời nhanh và chính xác nhất nha. :)
 

phamvuongtu

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng ba 2017
3
1
6
22
Cho mình hỏi hiện tượng này với :( Đề HSG Vật lí Hà Nội 2015-2016)
Có 1 bát nước ở 100 độ C hất tung lên trời trong nhiệt độ -50 độ C thì ngay lập tức đóng băng còn con người hất bát nước có nhiệt độ cơ thể vào khoảng 37 độ C thì không bị đóng băng
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Cho mình hỏi hiện tượng này với :( Đề HSG Vật lí Hà Nội 2015-2016)
Có 1 bát nước ở 100 độ C hất tung lên trời trong nhiệt độ -50 độ C thì ngay lập tức đóng băng còn con người hất bát nước có nhiệt độ cơ thể vào khoảng 37 độ C thì không bị đóng băng

Hiện tượng này được khám phá cách đây không lâu và các nhà khoa học còn chưa có câu giải thích thuyết phục bạn ạ. Đưa cái này vào đề thi HSG chẳng phải đánh đố học sinh?

Mình cũng muốn duy trì pic mà thấy toàn tự đăng tự trả lời, quê quá nên thôi. :D
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
HT1:
-Vào những ngày khô ráo,độ ẩm trong không khí thấp do đó không có nhiều hơi nước xung quanh chúng ta nên dù nhiệt độ có thấp chúng ta cũng chỉ thấy se lạnh.
-Còn vào những ngày mưa ẩm thì sẽ có rất nhiều hơi nước xung quanh chúng ta kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp sẽ gây ra cho chúng ta cảm giác rét buốt.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT15 của mod mình sẽ để các bạn tiếp tục suy nghĩ.

Được 1 số bạn quan tâm nên mình sẽ post thêm 1 số HT nữa để mọi người cùng tìm hiểu về những hiện tượng quanh mình. Nếu các bạn nghĩ được gì thì cứ chia sẻ nhé.

HT16. Nước, thủy tinh đều là những thứ trong suốt, ánh sáng đi qua chúng hoàn toàn, trên lí thuyết đáng lẽ chúng ta phải không nhìn thấy chúng chứ? Vậy tại sao chúng ta vẫn nhìn thấy nước, nhìn thấy tấm kính?

HT17. Bên trên ngọn lửa chúng ta luôn nhìn thấy có gì đó ngun ngún, không rõ nó là cái gì? Bạn nào hay đạp xe đạp trên mặt đường nhựa vào những ngày tời nắng gắt cũng nhìn thấy mặt đường phía xa xa có gì đó gợn gợn như khói nhưng không phải khói. Nó là gì vậy?

HT18. Vào những ngày trời nắng nóng, trên mặt đường nhựa chúng ta hay có cảm giác như có 1 vũng nước nhưng tới gần thì không phải. Tại sao lại như vậy?

Để gợi ý cho 3 HT trên, mình đưa ra 1 chút kiến thức về khúc xạ ánh sáng. Chúng ta đã được học rằng ánh sáng truyền thẳng trong môi trường trong suốt và đống tính. Nhưng nếu ánh sáng truyền trong môi trường không đồng tính thì sao? Ví dụ tuyền từ không khí vào nước, truyền từ không khí vào thủy tinh? Khi đó ánh sáng sẽ bị gẫy khúc tại mặt phân cách. Điều đó lí giải vì sao ta nhìn thấy chiếc đũa nhúng trong cốc nước bị gãy tại mặt phân cách, Mật độ vật chất trong môi trường càng đậm đặc, ánh sáng càng bị gãy.

Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì chính là minh chứng cho hiện tượng khúc xạ. Ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh bị gãy, người ta khéo léo mài bề mặt kính sao cho các tia gãy này hội tụ với nhau tại 1 điểm.

HT19. Tại sao ngọn lửa lại hướng lên trên chứ không phải xòe ra theo phương ngang?
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
HT19. Tại sao ngọn lửa lại hướng lên trên chứ không phải xòe ra theo phương ngang?
Có hiện tượng trên lý do chính do sự đối lưu "Sự trao đổi nhiệt bằng các dòng vật chất chuyển động (chất lỏng, khí,...) xảy ra khi có chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng của chất lưu" , khí nóng sẽ bốc lên còn khí lạnh tụ xuống. Sự bốc lên của khí nóng đốt cháy oxi tạo nên ngọn lữa hướng lên trên. ~> Có lẽ vậy... :)
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Lời ngỏ: Nếu bạn đã cảm thấy chán môn Vật Lí vì những bài tập khô khan chả có tính thực tiễn thì hãy tham gia topic này. Ở đây chúng ta sẽ vẫn dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Nếu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, bạn là người giỏi thực sự!

HT1) Vào những ngày khô ráo, và lặng gió thì nhiệt độ môi trường xuống 17, 16 độ C chúng ta chỉ thấy se lạnh, nhưng những ngày mưa ẩm ướt, nhiệt độ cỡ 17, 19 độ C chúng ta lại cảm thấy rét buốt. Tại sao vậy nhỉ?
ví sao ta phải đứng xa tàu hỏa
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ví sao ta phải đứng xa tàu hỏa
Vì tàu chạy với vận tốc rất lớn ~> làm cho áp suất động của không khí quanh đó lớn. Theo định luật béc-nu-li: Áp suất tĩnh của không khí quanh đó nhỏ, gây ra sự chênh lệch áp suất tĩnh giữa không khí bên ngoài và không khí tiếp xúc với tàu, kết quả là sinh ra một lực hút, nếu bạn đứng gần dẽ bị hút vào tàu. :)
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
vì sao nguoi ta có thể làm 1 quả trứng chui tọt vào 1 cái chai nước mà bình thường lỗ quá nhỏ không thể bỏ vào được....có lên thần đồng
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
vì sao nguoi ta có thể làm 1 quả trứng chui tọt vào 1 cái chai nước mà bình thường lỗ quá nhỏ không thể bỏ vào được....có lên thần đồng
Có thể thực hiện được điều bạn nói trên nếu miệng chai không quá nhỏ so với quả trứng.
*Cách thực hiện: Đốt que diêm thả vào trong chai sau đó đặt quả trứng bịt kín miệng chai.
~> Khi đó điều kì diệu mà cậu nói sẽ xảy ra. :D
Lí do: Khi đốt diêm bỏ vào chai sức nóng làm cho không khí co giãn ra một lượng khí được đẩy ra ngoài. Lấy quả trứng bịt kín miệng chai thì oxi được cháy hết làm tắt lửa trong chai. Khi lửa tắt nhiệt độ trong chai giảm xuống trở nhiệt độ ban đầu, không khí trong chai bị co lại làm áp suất trong chai tụt xuống thấp hơn áp suất bên ngoài, áp suất bên ngoài đẩy quả trứng vào trong chai. :)
 

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
Lời ngỏ: Nếu bạn đã cảm thấy chán môn Vật Lí vì những bài tập khô khan chả có tính thực tiễn thì hãy tham gia topic này. Ở đây chúng ta sẽ vẫn dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Nếu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, bạn là người giỏi thực sự!

HT1) Vào những ngày khô ráo, và lặng gió thì nhiệt độ môi trường xuống 17, 16 độ C chúng ta chỉ thấy se lạnh, nhưng những ngày mưa ẩm ướt, nhiệt độ cỡ 17, 19 độ C chúng ta lại cảm thấy rét buốt. Tại sao vậy nhỉ?
có thể đưa lên những bài thực nghiệm không bạn (về các phần luôn ak)
 

kingsman(lht 2k2)

Mùa hè Hóa học|Ngày hè tuyệt diệu
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
cho hỏi chút tại sao giải thích hiện tượng của lý 9 lại toàn là câu hỏi không liên quan đến sgk hiện hành hoặc là chương trình lớp 10,11,8,7
thực tế hơn đi các bạn : tại sao máy ánh hiện nay luôn cho ảnh cùng chiều với vật khác máy ảnh cơ ngày xưa(sgk)
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình lập topic với mong muốn các bạn vận dụng kiến thức vật lí vốn có để giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình chứ không có tính chất thi cử hay đố đoán, hoàn toàn không liên đến sách vở.

Ngoài những kiến thức đã học, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm 1 số kiến thức mới. Đa phần các hiện tượng mình nêu ra đều dùng kiến thức vật lí THCS giải thích được, quan trọng các bạn phải biết cách vận dụng.

Giải HT19. Thuyhuongyc cũng có biết được nó là do đối lưu nhưng cách giải thích đọc hơi khó hiểu. Mình xin phép trình bày lại 1 tý.

Khi đốt củi, phân tử Carbon trong củi phản ứng ới Oxi tỏa nhiệt và phát sáng, mỗi phản ứng như thế tạo thành 1 điểm sáng, và nhiều điểm sáng như thế tạo thành ngọn lửa bập bùng mà chúng ta thấy.

Như vậy lửa mà chúng ta thấy đó thực chất là ở dạng khí phát sáng. Khối khí đấy nóng hơn khối khí xung quanh rất nhiều, thể tích chúng tăng, trọng lượng riêng của chúng nhỏ và bị lực đẩy acsimet đẩy lên cao. Do đó mà ngọn lửa luôn có xu hướng bốc lên.

HT20. Gió là gì? Nó từ đâu mà đến?
 
Last edited:

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Nhân tiện trả lời luôn câu hỏi về máy ảnh của bạn.
Máy ảnh luôn gồm 2 bộ phận chính là thấu kính và màn chắn. Thấu kính thì không thay đổi, còn màn chắn có nhiều thay đổi theo thời gian.

Xưa màn chắn chúng ta hay gọi là film ảnh là 1 hợp chất của bạc. Khi ánh sáng chiếu vào, hợp chất này sẽ bị phân hủy. Nếu chụp ảnh xong mà lôi cuộn film ra ngoài ánh sáng thì cuộn fim sẽ bị phân hủy hoàn toàn, ảnh sẽ mất ngay. Cũng không ngạc nhiên gì khi ảnh ngược chiều với vật, vì đây là màn hứng ảnh trực tiếp.

Nay, màn chắn dùng loại cảm ứng với ánh sáng. Tín hiệu ánh sáng từ ảnh sẽ biến thành tín hiệu điện. Người ta chỉ cần lập trình đảo chiều tín hiệu điện lại rồi phát ra màn hình thì bạn sẽ thấy ảnh cùng chiều vật.Thực ra màn hình mà bạn đang thấy không phải là cái màn hứng ảnh. Trên màn hứng ảnh, ảnh vẫn ngược chiều với vật.
 
Top Bottom