[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Vẫn còn những HT15, 16, 17, 18, 20 chưa có người giải. Mình sẽ tạm thời để đó. :D

HT21. Tại sao khi nước sôi, bọt khí luôn xuất hiện dưới đáy nồi và thành nồi mà không xuất hiện ở giữa lòng nước?

HT22. Khi đi xe, máy, người ngồi sau nói người ngồi trước rất khó nghe, tại sao như vậy? Hiện tượng này có xảy ra với hai người ngồi trong ô tô không?
 

tienganhthcs

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng sáu 2014
49
9
129
Gia Lai
THPT Trần Hưng Đạo
ht 20 :gió là những luồn không khí chuyển động từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao (hình như trong sgk lớp 5 có đề cập đến thì phải)
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình muốn hỏi thêm là tại sao gió lại chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi nhiệt độ cao?
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Thế yếu tố nào tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa các vùng?
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình thấy đồng chí Nói cũng có ý đúng ý sai nên hỏi thêm thôi. Thực ra nguyên nhân của áp thấp áp cao là từ mặt trời.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT20. Theo định nghĩa môn địa lí, gió thổi từ nơi áp cao đến nơi áp thấp.

Vào mùa hè, mặt trời chiếu lên biển và lục địa. Đất đá có c nhỏ hơn nước rất nhiều nên nhiệt độ trên bề mặt lục địa tăng cao, không khí trên lục địa nở ra, trọng lượng riêng thấp, hình thành khu áp thấp. Ngược lại, những vùng có nhiều rừng, vùng biển, do c của nước lớn nên nhiệt độ tăng ít, không khí lạnh hơn, có TLR cao hơn nên hình thành khu áp cao.

Vào mùa đông, đất dễ bị mất nhiệt hơn nước (c thấp hơn) nên trên vùng lục địa, nhiệt độ thấp hình thành khu áp cao, ngoài biển ấm hơn hình thành khu áp thấp.

Có thể thấy áp thấp thực chất là do không khí bị đốt nóng, áp suất của nó giảm đi, còn áp cao là không khí cô đặc, áp suất tăng lên.

Không khí chuyển từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn tạo ra gió. Thực chất đây là hiện tượng đối lưu theo phương ngang trên bề mặt trái đất.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Cũng trải qua thời gian lâu rồi mà HT15, 16, 17, 18, 21, 22 vẫn chưa có ai giải được. Ai cần biết HT nào thì báo mình giải nhé.

HT23. Tại sao cánh quạt sau một thời gian hoạt động bị bám bụi bẩn?

HT24. Tại sao có sương sớm, sương đêm nhưng lại không có "sương trưa"?

HT25. Vì sao trên đỉnh núi cao, người ta nấu thức ăn không chín được?

HT26. Bão là do đâu mà có?
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
HT23. Tại sao cánh quạt sau một thời gian hoạt động bị bám bụi bẩn?
Cánh quạt bị nhiễm điện do ma sát với không khí ( Hiện tượng nhiễm điện do ma sát). Khi các hạt bụi có rất nhiều trong không khí lại gần cánh quạt, chúng bị nhiễm điện do cảm ứng. Nhờ vậy cánh quạt và các hạt bụi hút nhau, bụi dính vào cánh quạt. Lực hút của các phần tử nhiễm điện như trên gọi là lực hút tĩnh điện Sau một thời gian lượng bụi càng ngày càng dày lên. Nếu quan sát ta thấy phần rìa cánh quạt chém vào không khí dính nhiều bụi nhất.
làm đc mỗi cái này :D:p
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

kingsman(lht 2k2)

Mùa hè Hóa học|Ngày hè tuyệt diệu
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
HT26. Bão là do đâu mà có?[/QUOTE]
Bão chỉ hình thành ở khu vực đại dương nhiệt đới ấm áp, nơi nhiệt độ nước ít nhất là 26 độ C. Chính không khí ấm áp, ẩm và gió hội tụ gần xích đạo là “nhiên liệu” để bão hoạt động. Một cơn bão hình thành bao giờ cũng xuất hiện những cơn mưa dông và những trận gió lốc rất mạnh do sự chênh lệch áp suất không khí giữa áp cao lạnh giữa những đám mây mưa và bầu không khí nóng xung quanh. Và khi hai cơn mưa dông gặp nhau những luồng gió khí luân chuyển lên xuống không ngừng làm khí lạnh bị đẩy xuống thấp và khí nóng bị đẩy lên cao. Nước càng nóng, quy trình này càng nhanh và gió tăng tốc. Khi đó, ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ. Khi lực xoay đủ lớn thì một cơn bão sẽ hình thành.
nguồn báo đất việt
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Càng lên cao không khí càng loãng, áp suất càng giảm, mà áp suất lại tỉ lệ thuận với nhiệt độ sôi, cho nên nhiệt độ sôi giảm khiến đồ ăn không chín được.
chả biết đúng sai cứ chém bừa

Đúng rồi dấy bạn. Đấy chính là điều mình muốn nói.

Bão chỉ hình thành ở khu vực đại dương nhiệt đới ấm áp, nơi nhiệt độ nước ít nhất là 26 độ C.

Có thể diễn đạt theo cách mà bạn hiểu được không? Vì tra google thì ai cũng có thể tra được. Hơn nữa đoạn bạn trích ra họ nói lan man không có trọng tâm.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Rồi, cứ thong thả đợi mọi người xem qua đã, mình sẽ giải vào một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai.
 

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
HT24. Tại sao có sương sớm, sương đêm nhưng lại không có "sương trưa"?
vì vào sáng sớm và ban đêm nhiệt độ hạ thấp xuống không khí tiếp xúc với chúng gặp lạnh ngưng tụ lại và tạo thành những giọt sương. Trong khi đó vào buổi trưa nhiệt độ cao không có khả năng ngưng tụ hỏi nước. Dô đó có sương sớm và sương đêm nhưng lại không có "sương trưa"
phang đại không biết đúng hay sai :D:p
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10
Top Bottom