cái này chỉ có sinh viên đh Năm 2 trở lên may ra mới biết!

Phương Pháp 2: Điện HỌc
Phương pháp ứng dụng trên nền tản ứng dụng số phức:
ta tiếp tục phân [TEX]u=U_o Cos(wt+\varphi )[/TEX] thành:
[TEX]u=U_o Cos(wt+\varphi )+U_o Sin(wt+\varphi )i=U_o (Cos(wt+\varphi )+Sin(wt+\varphi )i)[/TEX]
giống vậy ta sẽ phân cho i...
Ta sẽ phân cho Z như sau:
+Xem như R thuộc trục Ox nên: số phức của R=R
+Xem như [TEX]Z_C[/TEX] thuộc trục Oy nên: số phức của [TEX]Z_C=1/(w.Ci)[/TEX]
++Xem như [TEX]Z_L[/TEX] thuộc trục Oy nên: số phức của [TEX]Z_L=w.Li[/TEX]
=> [TEX]Z_b=R+(w.L-\frac{1}{w.C})i[/TEX]
Ta luôn có [TEX]u=Z.i[/TEX] nên muốn tính gì thì.....
Đối với mách thêm C, L thì các bạn thử suy nghĩ xem nhé nói hết mất vui!
Chú ý: đối với số phức Z nếu đưa về dạng lượng giác sẽ cho ta biết được giá trị Zb và góc phi lệch pha!!! hì
=================================
Mình hướng dẫn nhiu đó thui muốn hiểu sâu thì các bạn tự nghiên cứu thêm nhé!!!
Vd: cho mạch điện không phân nhánh AB gồm R=10, [TEX]L=\frac{2}{5\pi},C=\frac{200.10^{-6}}{\pi}[/TEX].Điện áp 2 đầu cuộn cảm [TEX]u_l=80 cos(100 \pi t+\frac{\pi}{3}[/TEX]. Điện áp 2 đầu AB?
Ta có: [TEX]Z_b=10+(40-50)i[/TEX],[TEX]Z_L=40i[/TEX]
Bấm máy tính:
( 80 shift + (-) + 60)
Bấm tiếp dấu chia
rùi bấm tiếp 40i =
lấy kết quả nhân cho 10+(40-50)i
bấm tiếp shift +2 +3 =
Ra kết quả là [TEX]u=20\sqrt {2} cos(100 \pi t-\frac{5\pi}{12}[/TEX]
==================================
mình chỉ gợi ý cho các bạn thui vì dạng bài rất nhiều! Muốn làm được thì tuỳ sự lãnh ngộ của bản thân......

Còn típ