[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

congratulation11

:|
Sực nhớ đến chuyển động của con quay.
Xét một con quay quay quanh trục của nó. Tác dụng một lực F vuông góc với trục lên con quay. Định lý mô momen động lượng cho ta:
[TEX]\frac{d \vec L}{dt}=\vec v=\vec M_o[/TEX]
Ta có kết luận sau: Nếu một lực tác dụng lên trục của con quay đang quay thì trục không dịch chuyển theo hướng của lực mà theo hướng của vec tơ Mô men của lực ấy đối với điểm O cố định của con quay, nghĩa là theo hướng vuông góc với lực.
Đối với bánh xe đạp, P vuông góc với trục quay , khi bánh xe quay nó gây ra cho trục quay A một vận tốc v vuông góc P (chuyển động tới) chứ không làm nó lật theo phương của lực :|
P/s: qua một tuần r nên post chơi thôi :D

Mrbap ơi, lên lớp mấy thì bọn lớp 10 chúng em mới được chính thức học momen động lượng vậy? A/C sinh năm 97 à? :D
 
C

congratulation11

:khi (9):Bao giờ thì có đáp án ạ? Liệu em có được nhận thương tuần này không ạ, ;)) :khi (43)::khi (116):
 
C

conech123

Mấy hôm vừa rồi mắc quá, đọc chứ không có thời gian post nhận xét. Mà nói thật, đọc bài của các em thấy khổ quá. Anh chỉ muốn các em vận dụng kiến thức sẵn có của mình để trả lời thôi chứ chưa cần tìm tòi những cái xa xôi. Nhiều khi bản thân các em ghi gì mình còn chưa hiểu hết bảo sao anh hiểu.

Sở dĩ câu vừa rồi tăng lên 50k vì anh chưa nghĩ ra. Đợi xem các em có lời giải thích nào thuyết phục không.

Bài của congratulation11: Anh đang nói tới một vật chuyển động trong 1 mặt phẳng cơ mà. Đây là trường hợp đơn giản, chứ còn chuyển động không gian thì chưa suy xét. Nhưng mà hình như em quá đề cao vai trò của momen động lượng rồi. Giống như động lượng, nó chỉ là một trạng thái chứ không phải một thứ có khả năng điều chỉnh trạng thái.

Bài của Mrbap_97: Công thức nào nhìn lạ hoắc vậy. Sao [TEX]\frac{d\vec{L}}{d\vec{t}} = \vec{v}[/TEX] được nhỉ?

Nhưng cho dù là công thức đúng, chúng ta cũng đâu thu được gì từ nó.
 
C

conech123

Câu hỏi 11:

Vào buổi sáng, khi mặt trời vừa lên, ở các sườn núi ta thấy các đám mây trắng bay lên trời. Giải thích hiện tượng trên?
 
T

thuong0504

Vào buổi sáng, khi mặt trời vừa lên, ở các sườn núi ta thấy các đám mây trắng bay lên trời. Giải thích hiện tượng trên?

Giải thích:

-Sau một đêm, nhiệt độ giảm làm xuất hiện hơi nước. Vào buổi sáng, khi mặt trời vừa lên, nhiệt độ dần tăng lên, đồng thời nước được ngưng tụ từ hơi nước giải phóng năng lượng nhiệt, do đó không khí cũng ấm dần lên. Các giọt nước rất nhỏ (ngưng tụ từ hơi nước) tạo thành mây, hầu như chúng và không khí ẩm bao quanh nhau. Nhiệt độ càng tăng, không khí càng nóng lên, giản nở ra làm giảm thể tích sau khi hơi nước ngưng tụ. Do đó, các đám mây bị đẩy dần lên cao xuất hiện hiện tượng trên.
 
C

conech123

Anh tưởng không khí nóng lên nở ra, trọng lượng riêng giảm thì bị lực đẩy acsimet đưa lên, còn hơi nước nặng hơn bị chìm xuống chứ nhỉ?
 
T

thuong0504

Qua tìm hiểu thì lí do khiến mây không bị "rơi" xuống trong khi khối lượng các đám mây rất lớn là vì không khí ẩm bao quanh chúng làm giảm thể tích sau khi hơi nước ngưng tụ, làm mây bị đẩy lên cao và sau đó mật độ riêng của mây giảm tới mức mật độ trung bình của không khí và mây trôi đi trong không khí. :D
 
C

conech123

Giải thích của em vẫn có chỗ chưa hợp lí. Thể tích giảm chừa ra các khoảng trống thì không khí nó phải lên vào đó chứ.

Nhưng thôi, tạm thời không đào sâu vấn đề đó. Nếu đúng như những gì em nói trên thì tại sao ở vùng đồng bằng ta lại không thấy mây bay lên lúc sáng nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
T

thuong0504

-Em nghĩ là vì ở đồng bằng thấp hơn nên cho dù hơi nước có ngưng tụ nhiều cũng khó mà bay lên cao khi nhiệt độ tăng như nó "bay" ở sườn núi.

-Hay nói cụ thể hơn là như thế này: Mây được tạo thành trong những khu vực không khí ẩm bị làm lạnh, nói chung là do bay lên và so với đồng bằng thì núi có độ cao tốt hơn, thuận lợi hơn cho việc "bay" của mây, không khí chuyển động lên trên các dãy núi và bị làm lạnh khi nó lên cao hơn trong khí quyển ~>tạo thành mây~>bay lên cao
 
C

conech123

Anh nghĩ là em hiểu sai hiện tượng rồi.

Đã ai nghe câu: "Mây chiều xuống núi" chưa?
 
T

thuong0504

Câu đó em chưa nghe :D

Chắc có lẽ em nhầm rồi ............................................
 
C

conech123

Đầu hàng hết rồi sao? ;))

Nếu không có gì biến đổi thì mai ra câu mới vậy.
 
C

congratulation11

Trước khi ra câu mới thì người ra đề cho đáp án câu cũ đi chứ ạ??? ;)
................................................................................
 
C

conech123

Mây lên cao là do đối lưu không khí đẩy nó lên.

Ban ngày, đối lưu mạnh, mây được duy trì ở tầm cao. Đến chiều, đối lưu yếu do nhiệt độ mặt đất giảm, mây sẽ sà dần xuống.

Có câu, càng lên cao không khí càng loãng. Ở các vùng cao nguyên, núi non, không khí loãng nên mây sà xuống thấp, vờn quanh đỉnh núi, bao trùm cả thành phố (Đà Lạt), ngược lại ở vùng thấp, mật độ không khí lớn nên dù sao vẫn có tỉ trọng lớn hơn mây. Do đó mây không dễ gì có thể đáp xuống đất được.

S%C6%B0%C6%A1ng%20m%C3%B9.jpg


Đến sáng hôm sau, đỉnh núi, sườn núi chính là nơi đón ánh mặt trời sớm nhất, nhiệt độ tăng, đối lưu bắt đầu hình thành và đưa mây về trời.

Có lẽ đây là nguồn cảm hứng cho các câu chuyện cổ tích các nàng tiêng xuống trần gian dạo chơi vào ban đêm.


Nói mây hình thành trong đêm rồi sáng hôm sau bay lên trời thì anh nghĩ không hợp lí, bởi vì nếu hình thành thì nó phải hình thành trên diện rộng, nhưng đa phần anh thấy chỉ lác đác vài tảng mây trên đỉnh núi thôi. Dịp nào chụp được hình up lên cho mọi người xem.
 
C

conech123

Câu hỏi 12:

Trên đường lộ (1), ở những chỗ có đường cong người ta thường làm mặt đường hơi nghiêng sang một bên. Làm như vậy có tác dụng gì?


(1): Đường bê tông, đường nhựa chứ không nói tới đường đất nhé.
 
E

ezreal

Có tác dụng khi ng` ta ôm cua thì ng` ta cũng sẽ nghiêng sang 1 bên vì thế làm đường nghiêng sang 1 bên sẽ giúp tăng lực ma sát giảm độ trượt giúp ôm cua tốt hơn :D
 
C

conech123

Tăng ma sát thì có thể, nhưng đây chưa phải nguyên nhân chính ;))

Nhưng tại sao tăng ma sát lại giúp ôm của tốt hơn nhỉ? Tưởng ma sát cản trở chuyển động chứ? :-?
 
E

ezreal

không có ma sát trượt sao anh , như mấy cái lốp xe máy ng` ta cũng phải thêm 1 số hoa văn , những đường khắc sâu hay mấy cái đinh mục đích để tăng tính ma sát để bám đường tốt hơn dễ dàng đi trên mấy con đường xấu , vậy nên em nghĩ làm đường hơi nghiêng sang 1 bên cũng vì lý do đó :D
 
T

trantien.hocmai

hi hi hi em tham gia nhá
chắc là sai nhưng tham gia cho vui
khi xe chạy sẽ tạo ra quán tính, tới những chỗ cong nếu không có gì thêm, xe sẽ bay ra khỏi lề kết quả là vô nhà thuơng, vì thế người ta thường làm mặt đường hơi nghiêng sang một bên để tăng diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đường để tăng ma sát mục đích là giảm tác dụng của quán tính để tăng độ an toàn
nếu câu trả lời của em sai mong anh đừng cười nhá
 
Top Bottom