Em thật sự có hơi ghét Tấm một chút sau khi học truyện cô tích Tấm Cám trong SGK. Thực sự thì từ trước đến giờ em chỉ biết đến đoạn nhà vua sau khi nhận ra trầu Tấm têm liền rước nàng về cung, sum vầy hạnh phúc, hoàn toàn chưa nghe đến phần kết, trước khi học như SGK. Nếu truyện cổ tích định hướng ban đầu là để đề cao cái thiện, đề cao những người nghèo khổ bất hạnh sau khó khăn được sống hạnh phúc thì kết thúc với những dị bản khác nhau hơi mâu thuẫn. Và nếu truyện cổ tích đa phần dành cho trẻ con thì cái kết ấy dường như làm vẩn đục suy nghĩ của trẻ con về hịnh tượng người con gái nết na, hiền thục.
Nếu nhìn theo quan niệm của người xưa, luôn mong muốn cái ác bị trừng phạt thích đáng thì em nghĩ tại sao không để ông Trời thực thi quyết định đó mà lại để cho cô Tấm, chẳng khác nào vẩy vết mực đen lên đôi cánh trắng của thiên thần. Bởi định hướng ban đầu của truyện cô tích là thiệt - ác phân biệt, chứ không xây dựng hình tươntg5 nhân vật như Rama, vậy kết thúc đó gây nên nhiều mâu thuẫn, và đưa vào dạy học sinh một kết thúc như vậy, liệu có đạt được sự thuyết phục về cách sống, cách học làm người? Vì hạnh động của cô Tấm cho thấy cô cũng là một người nhỏ nhen nhiều mưu mô như mẹ con Cám mà thôi.
Xét theo quan niệm hiện đại, thì dường như bây giờ người ta không còn để ý đến nhân vật Tấm nữa. Dù hình tượng đó đẹp thật, hoàn hảo thật nhưng lại khiến độc giả bất ngờ đến sững sờ khi nàng lại có hành dộng như vậy ở cuối truyện. Vậy tốn công xây dựng hình tượng để làm gì rồi lại đạp đổ nó trong 1 khoảnh khắc.
Mặt khác nếu theo xuyên suốt cốt truyện, người ta nói Cám ác, nhưng có khi nào Cám thật sự ác ngoại trừ lần lừa chị lấy cái giỏ tôm. Thử hỏi ai không có 1 lần sai phạm, vì lòng ham muốn của bản thân, vì muốn được xem trong hơn, được cho là giỏi hơn. Cám giống như là một cái bóng núp sau Tấm, bị vùi lấp, phải lãnh chữ "ác" vào mình. Còn sau đó chẳng phải mỗi hành động hại Tấm đều có sự nhúng tay của mẹ Cám vào đó và Cám chỉ làm theo những gì mẹ bảo hay sao?
Nhân vật Cám bây giờ cũng được đem ra phân tích như Thúc Sinh của Truyện Kiều. Liệu Cám có phải thật sự là một con người xấu hoàn toàn?
Và có ai tự hỏi, tại sao vở kịch Tấm Cám của IDECAF chỉ dựng đến lúc cô Tấm đuợc nhà vua rước về cung và k thêm phần nào khác( theo em nhớ là như vậy) ?