Hóa 8 [Topic] Hóa học lí thú - Vừa học vừa chơi, không lo mất gốc!

Status
Không mở trả lời sau này.

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Tại sao ớt lại cay!?
Ngày mol được tính vào thời gian nào?
 
  • Like
Reactions: realme427

Riana Arika

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2018
433
334
66
Thái Nguyên
Trường đại học quốc tế Nhật Bản - IUJ , Tokyo
Ớt có chứa chất hóa học không màu và không mùi mang tên Capsaicin.
Vì ngày mol được tính là 6:02 - 6:03 ngày 23/10
 
  • Like
Reactions: NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
2.a) Vì Ớt có chất Capsaicin gây cảm giác cay nóng
b) Ngày mol tính từ 6:02 AM đến 6:02 PM ngày 23/10
 

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Kết thúc hđ A

B. Vui cùng tri thức
Khái niệm:
- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tố) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
Khả năng liên kết là gì? Chắc hẳn các em vẫn đang còn mông lung và khó hiểu. Chị sẽ giúp các em đơn giản hóa nó nhé!
Tiếp tục với thuyết tượng trưng của chị ở mục trên, Nguyên tố hóa học là con người với những cái tên đáng yêu, với những kí hiệu ngắn gọn. Nguyên tố cũng như con người vậy, có lúc cô đơn, có lúc lại sum vầy bên người thân, gia đình.
Khi chúng cô đơn, tức các nguyên tố ấy, những con người ấy không liên kết với bất kì ai, sống độc lập, hóa trị của nó bằng 0
Tuy nhiên, khi con người sống đúng nghĩa hơn, họ sống có xã hội, có bạn bè, cũng giống như các nguyên tố liên kết với nhau, tạo nên những cộng đồng mới, những hợp chất mới. Trong trường hợp này, ta xem hóa trị của nguyên tố như số tay của người vậy, họ nắm lấy tay nhau, tay trong tay tạo nên sự liên kết.
Có những người có những số tay nhất định, ví dụ: Người bình thường có 2 tay, luôn luôn vậy. Nó giống như những nguyên tố luôn có duy nhất một hóa trị, đó là 2.
Tuy nhiên, cũng có những con yêu quái, không những lắm tay mà còn biến hóa khôn lường. Số tay của nó lúc lên 3, xuống 4, thậm chí 6,7 lại có lúc 1,2
Dưới đây là bảng hóa trị của các nguyên tố phổ biến, các em tiếp tục đọc và ghi nhớ nhé!
upload_2018-8-7_23-10-43-png.71189

Hóa trị bắt buộc các em phải nhớ kĩ, nếu không thuộc hóa trị, xem như mất gốc hóa nhé!
Đương nhiên, có nhiều cách để các em học, dưới đây là một cách rất phổ biến, nhưng chị chưa từng học theo cách này! :D
Các em lưu ý: Hóa trị luôn viết dưới dạng số la mã, ai viết số thường sẽ không được tính đúng nhé!
Còn một cách nữa ... đó là học kiểu tích lũy, nhớ lâu hơn và phối hợp nhuần nhuyễn giữa bài tập và lí thuyết.
Hóa trị là kiến thức quan trọng và cần thiết nhất trong chương trình HKI lớp 8.
Đi kèm với nó chính là Quy tắc hóa trị.

Phát biểu: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Qúa khó hiểu nhỉ? Công thức hóa học là gì? Chỉ số nằm ở đâu?

Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng với "Một cách tổng quát":
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, cũng như Kí hiệu hóa học đại diện cho các Nguyên tố hóa học vậy.
- Nếu chất đó chỉ gồm 1 nguyên tố "cô đơn" không liên kết với ai, gọi là "đơn chất" thì đơn giản, Công thức hóa học của nó trùng với Kí hiệu hóa học của nguyên tố nhé các em!
- Còn nếu có nhiều nguyên tố " liên kết" với nhau thì được gọi là "hợp chất". Có phức tạp hơn!
Bao gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố và chỉ số (tức số nguyên tử) có trong hợp chất.
Tổng quát : AxBy : Trong đó A,B là các kí hiệu hóa học của nguyên tố
..............................................x, y là chỉ số nguyên tử
Quy tắc hóa trị được áp dụng trong TH này:
Đối với hợp chất AxBy, (nguyên tố A có hóa trị là a, B có hóa trị là b) theo quy tắc hóa trị, ta có: a.x=b.y
 

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,231
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
Kết thúc hđ A

B. Vui cùng tri thức
Khái niệm:
- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tố) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
Khả năng liên kết là gì? Chắc hẳn các em vẫn đang còn mông lung và khó hiểu. Chị sẽ giúp các em đơn giản hóa nó nhé!
Tiếp tục với thuyết tượng trưng của chị ở mục trên, Nguyên tố hóa học là con người với những cái tên đáng yêu, với những kí hiệu ngắn gọn. Nguyên tố cũng như con người vậy, có lúc cô đơn, có lúc lại sum vầy bên người thân, gia đình.
Khi chúng cô đơn, tức các nguyên tố ấy, những con người ấy không liên kết với bất kì ai, sống độc lập, hóa trị của nó bằng 0
Tuy nhiên, khi con người sống đúng nghĩa hơn, họ sống có xã hội, có bạn bè, cũng giống như các nguyên tố liên kết với nhau, tạo nên những cộng đồng mới, những hợp chất mới. Trong trường hợp này, ta xem hóa trị của nguyên tố như số tay của người vậy, họ nắm lấy tay nhau, tay trong tay tạo nên sự liên kết.
Có những người có những số tay nhất định, ví dụ: Người bình thường có 2 tay, luôn luôn vậy. Nó giống như những nguyên tố luôn có duy nhất một hóa trị, đó là 2.
Tuy nhiên, cũng có những con yêu quái, không những lắm tay mà còn biến hóa khôn lường. Số tay của nó lúc lên 3, xuống 4, thậm chí 6,7 lại có lúc 1,2
Dưới đây là bảng hóa trị của các nguyên tố phổ biến, các em tiếp tục đọc và ghi nhớ nhé!
upload_2018-8-7_23-10-43-png.71189

Hóa trị bắt buộc các em phải nhớ kĩ, nếu không thuộc hóa trị, xem như mất gốc hóa nhé!
Đương nhiên, có nhiều cách để các em học, dưới đây là một cách rất phổ biến, nhưng chị chưa từng học theo cách này! :D
Các em lưu ý: Hóa trị luôn viết dưới dạng số la mã, ai viết số thường sẽ không được tính đúng nhé!
Còn một cách nữa ... đó là học kiểu tích lũy, nhớ lâu hơn và phối hợp nhuần nhuyễn giữa bài tập và lí thuyết.
Hóa trị là kiến thức quan trọng và cần thiết nhất trong chương trình HKI lớp 8.
Đi kèm với nó chính là Quy tắc hóa trị.

Phát biểu: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Qúa khó hiểu nhỉ? Công thức hóa học là gì? Chỉ số nằm ở đâu?

Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng với "Một cách tổng quát":
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, cũng như Kí hiệu hóa học đại diện cho các Nguyên tố hóa học vậy.
- Nếu chất đó chỉ gồm 1 nguyên tố "cô đơn" không liên kết với ai, gọi là "đơn chất" thì đơn giản, Công thức hóa học của nó trùng với Kí hiệu hóa học của nguyên tố nhé các em!
- Còn nếu có nhiều nguyên tố " liên kết" với nhau thì được gọi là "hợp chất". Có phức tạp hơn!
Bao gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố và chỉ số (tức số nguyên tử) có trong hợp chất.
Tổng quát : AxBy : Trong đó A,B là các kí hiệu hóa học của nguyên tố
..............................................x, y là chỉ số nguyên tử
Quy tắc hóa trị được áp dụng trong TH này:
Đối với hợp chất AxBy, (nguyên tố A có hóa trị là a, B có hóa trị là b) theo quy tắc hóa trị, ta có: a.x=b.y
sao khó quá zậy trời , ráng mà nhớ
 

Riana Arika

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2018
433
334
66
Thái Nguyên
Trường đại học quốc tế Nhật Bản - IUJ , Tokyo
Kết thúc hđ A

B. Vui cùng tri thức
Khái niệm:
- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tố) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
Khả năng liên kết là gì? Chắc hẳn các em vẫn đang còn mông lung và khó hiểu. Chị sẽ giúp các em đơn giản hóa nó nhé!
Tiếp tục với thuyết tượng trưng của chị ở mục trên, Nguyên tố hóa học là con người với những cái tên đáng yêu, với những kí hiệu ngắn gọn. Nguyên tố cũng như con người vậy, có lúc cô đơn, có lúc lại sum vầy bên người thân, gia đình.
Khi chúng cô đơn, tức các nguyên tố ấy, những con người ấy không liên kết với bất kì ai, sống độc lập, hóa trị của nó bằng 0
Tuy nhiên, khi con người sống đúng nghĩa hơn, họ sống có xã hội, có bạn bè, cũng giống như các nguyên tố liên kết với nhau, tạo nên những cộng đồng mới, những hợp chất mới. Trong trường hợp này, ta xem hóa trị của nguyên tố như số tay của người vậy, họ nắm lấy tay nhau, tay trong tay tạo nên sự liên kết.
Có những người có những số tay nhất định, ví dụ: Người bình thường có 2 tay, luôn luôn vậy. Nó giống như những nguyên tố luôn có duy nhất một hóa trị, đó là 2.
Tuy nhiên, cũng có những con yêu quái, không những lắm tay mà còn biến hóa khôn lường. Số tay của nó lúc lên 3, xuống 4, thậm chí 6,7 lại có lúc 1,2
Dưới đây là bảng hóa trị của các nguyên tố phổ biến, các em tiếp tục đọc và ghi nhớ nhé!
upload_2018-8-7_23-10-43-png.71189

Hóa trị bắt buộc các em phải nhớ kĩ, nếu không thuộc hóa trị, xem như mất gốc hóa nhé!
Đương nhiên, có nhiều cách để các em học, dưới đây là một cách rất phổ biến, nhưng chị chưa từng học theo cách này! :D
Các em lưu ý: Hóa trị luôn viết dưới dạng số la mã, ai viết số thường sẽ không được tính đúng nhé!
Còn một cách nữa ... đó là học kiểu tích lũy, nhớ lâu hơn và phối hợp nhuần nhuyễn giữa bài tập và lí thuyết.
Hóa trị là kiến thức quan trọng và cần thiết nhất trong chương trình HKI lớp 8.
Đi kèm với nó chính là Quy tắc hóa trị.

Phát biểu: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Qúa khó hiểu nhỉ? Công thức hóa học là gì? Chỉ số nằm ở đâu?

Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng với "Một cách tổng quát":
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, cũng như Kí hiệu hóa học đại diện cho các Nguyên tố hóa học vậy.
- Nếu chất đó chỉ gồm 1 nguyên tố "cô đơn" không liên kết với ai, gọi là "đơn chất" thì đơn giản, Công thức hóa học của nó trùng với Kí hiệu hóa học của nguyên tố nhé các em!
- Còn nếu có nhiều nguyên tố " liên kết" với nhau thì được gọi là "hợp chất". Có phức tạp hơn!
Bao gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố và chỉ số (tức số nguyên tử) có trong hợp chất.
Tổng quát : AxBy : Trong đó A,B là các kí hiệu hóa học của nguyên tố
..............................................x, y là chỉ số nguyên tử
Quy tắc hóa trị được áp dụng trong TH này:
Đối với hợp chất AxBy, (nguyên tố A có hóa trị là a, B có hóa trị là b) theo quy tắc hóa trị, ta có: a.x=b.y
Ôi má!
Dài hơn cả bảng động từ bất quy tắc của em :eek:
 

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Sau đây, chị sẽ cùng các em tìm hiểu hai dạng bài tập phổ biến của hóa trị:
Dạng 1: Biết công thức hợp chất, và hóa trị của một nguyên tố, tìm hóa trị của nguyên tố còn lại
Mô phỏng bằng hình vẽ: A,B : Tên nguyên tố. (a),(b): hóa trị tương ứng của A và B. x,y chỉ số của A và B
VD1:
Tìm hóa trị của nguyên tố Al trong hợp chất Al2O3 . Biết rằng O có hóa trị (II)
Trình bày dưới hình thức tự luận:
Gọi a là hóa trị của nguyên tố Al trong hợp chất Al2O3.
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
2.a = 3.2
=> a = [tex]\frac{3.II}{2} =[/tex] III
Vậy, hóa trị của nguyên tố Al trong hợp chất Al2O3 là III

- Làm nhanh:
upload_2018-8-11_17-23-4-png.72042

Al2O3
Như vậy, với bài toán trên, ta nhận ngay được hóa trị nguyên tố Al = II.3/2 = III
VD2: Tìm hóa trị của S trong hợp chất H2S. Biết Hidro có hóa trị I
Gọi b là hóa trị của S trong hợp chất H2S
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
2.I = 1.b
=> b = 2.I/1 = II
Vậy, hóa trị của S trong hợp chất H2S là II

- Làm nhanh:
upload_2018-8-11_17-26-46-png.72043

H2S
=> Hóa trị của S = I.2/1 = II

Dạng 2: Biết hóa trị của hai nguyên tố, xác định công thức hóa học của hợp chất.
VD1: Lập công thức hóa học của hợp chất: Nhôm oxit được tạo nên từ nguyên tố Al (hóa trị III) và O (hóa trị II)
Đặt công thức hóa học của hợp chất là AlxOy
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
x.III = y.II
=> x/y = II/III = 2/3
=> [tex]\left\{\begin{matrix}x=2\\ y=3 \end{matrix}\right.[/tex]
Vậy, công thức của hợp chất cần tìm là Al2O3
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom