topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 119,633

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saodoingoi_baby2000

kì tiếp:D
2. công xoè cánh vào khi nào?

ĐA: Trong thời kỳ giao phối, để lấy lòng "người đẹp", công đực không dùng hình thức bạo lực mà xoè đuôi để thi tài cao thấp. Con nào tốt mã hơn sẽ được phép truyền giống cho thế hệ sau. /:)

3. vì sao cú mèo nhìn rõ đc vật trong đêm?


ĐA: Phần sâu nhất bên trong nhãn cầu của loài chim và các động vật cao cấp khác là võng mạc, đó là nơi tiếp nhận sự kích thích của ánh sáng. Võng mạc nhận ánh sáng chiếu vào, sau đó thông qua hệ thần kinh để truyền vào đại não. Trong võng mạc của các loài vật này có loại tế bào hình kim tiếp nhận thứ ánh sáng yếu. Nói chung, loài chim mù vào ban đêm như gà, trong võng mạc có nhiều tế bào hình kim hơn, còn tế bào hình que thì lại ít hơn. Cho nên chúng không nhìn rõ được vào ban đêm. Các loài chim có thể nhìn rõ trong đêm (như cú mèo)thì trong võng mạc của mắt có rất nhiều tế bào hình que. Từ đó --> ;)


hix, e cũng đoán đó là 1 chú đại bàng tuyết con@-),hj,hên xui :)>-
 
Last edited by a moderator:
T

thanchetgoiemlasuphu93

còn mỗi câu 4 nhở;)), chị lấy link trực tiếp muh vẫn hok đoán ra ah;;)
đó là con chim cắt:)

kì tiếp;;)

1. làm sao để phân biệt rắn đực và rắn cái;))? (cái này là phân biệt nhờ hìh thức bên ngoài nha:) )
2. cơ quan hô hấp của nòng nọc có giống của ếch hok?
3. loài nào nhỏ nhất trong sinh vật?
4. con jì ;))
aw7.jpg
 
M

mihiro

1. Đuôi của rắn đực khá lớn, đồng thời phần sát hậu môn phình to ra, sau đó nhỏ dần; còn đuôi của rắn cái tương đối ngắn và từ hậu môn xuống phần sau nhỏ thót lại. Sự khác biệt này là bởi vì rắn đực ở chỗ gần hậu môn có một đôi cơ quan tiếp xúc, về mặt giải phẫu học gọi nó là bán dương vật.
* Ngoài ra, vào mùa sinh sản thì bụng rắn cái phìng to nên nhận biết dc dễ, còn nếu ngoài mùa sinh sản thì chắc dựa vào yếu tố trên :)


2. Chưa học chưa biết :|!!!

3. Động vật nguyên sinh???

4. Chắc là cá voi :)
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

1. Đuôi của rắn đực khá lớn, đồng thời phần sát hậu môn phình to ra, sau đó nhỏ dần; còn đuôi của rắn cái tương đối ngắn và từ hậu môn xuống phần sau nhỏ thót lại. Sự khác biệt này là bởi vì rắn đực ở chỗ gần hậu môn có một đôi cơ quan tiếp xúc, về mặt giải phẫu học gọi nó là bán dương vật.
* Ngoài ra, vào mùa sinh sản thì bụng rắn cái phìng to nên nhận biết dc dễ, còn nếu ngoài mùa sinh sản thì chắc dựa vào yếu tố trên :)

đúng:)

2. Chưa học chưa biết :|!!!

3. Động vật nguyên sinh???

loài nào trong đó

4. Chắc là cá voi :)
đúng r`:)

câu 2,3 nữa mọi ng` ;;)
 
G

gioxanh

câu 2: khác nhau
vì nòng nọc hô hấp bằng mang (có ở hai bên đầu)
ếch hô hấp bằng phổi và da là cơ quan hô hấp đặc biệt
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

T

thanchetgoiemlasuphu93

câu 3 chuưa ai trả lời đúng^^
còn các câu còn lại đúng r`
đáp án câu 3: siêu virus
chắc nhìu ng` thắc mắc tại sao siêu virus lại là sinh vật đúng hok;;)
sinh vật là những cơ thể sống, siêu virus cũng vậy. nó là một cơ thể sống KHÔNG-ĐIỂN-HÌNH vì nó hok thể tự sinh sản và trao đỏi chất, vì vậy nên hok đc coi là sinh vật.
(vấn đề này gây tranh cãi nhiều và hiện nay, khoa học vẫn chưa có kết luận hoàn hảo)

giờ là kì tiếp:D
1. ngọc của con trai có là do đâu?
2. giun đất có mắt hok?
3. qua hình thức bên ngoài có thể phân biệt đc cây 1 lá mầm vs cây 2 lá mầm hok?
4.con jì?
1139970797_paedocyprinusCMSx.jpg
 
H

herrycuong_boy94

1. ngọc có do sự tích tụ cát thôi/:D:D
2. Không
3. có. vd cây hai lá mầm thường có hoa 5 cánh, rễ cọc, lá có hình mạng, còn 1 lá mầm thì ngược lại.:D:D
4. Cá chửa :D:D
 
L

lananh_vy_vp

1. Ngọc trai được hình thành bên trong thân thể loài nhuyễn thể (lớp Hai vỏ). Đây là cách phản xạ lại để tự chữa lành các vết thương của loài nhuyễn thể bằng cách tiết ra chất bao bọc dị vật bằng những lớp cacbonat canxi (CaCO3) dưới dạng chất khoáng aragonit hoặc canxit (cả hai dạng là dạng kết tinh của cacbonat canxi) được dính với nhau bởi một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là conchiolin. Sự kết hợp của cacbonat canxi và conchiolin được gọi là xà cừ. Niềm tin thông thường rằng một hạt cát chui vào trong vỏ sẽ đóng vai trò của tác nhân kích thích tạo ngọc nhưng trên thực tế thì sự kích thích đó thường hiếm khi xảy ra. Tác nhân kích thích điển hình thường là các chất hữu cơ, ký sinh trùng hoặc thậm chí những tổn hại làm chuyển chỗ lớp màng áo sang phần khác của thân thể con vật. Các vật lạ hoặc chất hữu cơ chui vào bên trong vỏ động vật thân mềm khi nó hé vỏ ra ăn hoặc hô hấp.
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

3. qua hình thức bên ngoài có thể phân biệt đc cây 1 lá mầm vs cây 2 lá mầm hok?
Bổ sung nhé ;)
Phân biệt cây 1 lá mầm và 2 là mầm qua:
- Kiểu rễ: cây 2 lá mầm rễ cọc, cây 1 lá mầm rễ chùm
- Kiểu gân lá: c2lá mầm gân hình mạng, c1 lá mầm gân song song và hình cung.
- số cánh hoa: c2là mầm: 5 cánh (có thể 4 cánh), c1 lá mầm: hoa 6 cánh (có thể 3 cánh)
- Số lá mầm của phôi trong hạt: tất nhiên là 2 lá mầm và một lá mầm :D
- Dạng thân: cây 2 lá mầm: đa dạng, cây 1 lá mầm: thân cỏ và thân cột.
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

1. Ngọc trai được hình thành bên trong thân thể loài nhuyễn thể (lớp Hai vỏ). Đây là cách phản xạ lại để tự chữa lành các vết thương của loài nhuyễn thể bằng cách tiết ra chất bao bọc dị vật bằng những lớp cacbonat canxi (CaCO3) dưới dạng chất khoáng aragonit hoặc canxit (cả hai dạng là dạng kết tinh của cacbonat canxi) được dính với nhau bởi một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là conchiolin. Sự kết hợp của cacbonat canxi và conchiolin được gọi là xà cừ. Niềm tin thông thường rằng một hạt cát chui vào trong vỏ sẽ đóng vai trò của tác nhân kích thích tạo ngọc nhưng trên thực tế thì sự kích thích đó thường hiếm khi xảy ra. Tác nhân kích thích điển hình thường là các chất hữu cơ, ký sinh trùng hoặc thậm chí những tổn hại làm chuyển chỗ lớp màng áo sang phần khác của thân thể con vật. Các vật lạ hoặc chất hữu cơ chui vào bên trong vỏ động vật thân mềm khi nó hé vỏ ra ăn hoặc hô hấp.
=>đúng r`:)

2. giun đất hok có mắt, do sống trong đất trong tgian dài nên p` đầu giun đã thoái hoá và hok có mắt. cơ quan xúc giác của giun phát triển (cơ quan cảm giác biểu bì, cơ quan cảm giác miệng và cơ quan cảm giác ánh sáng) các cơ quan này rất nhạy cảm nên giúp giun cảm nhận đc các chướng ngại trên đường nó đi.


Bổ sung nhé ;)
Phân biệt cây 1 lá mầm và 2 là mầm qua:
- Kiểu rễ: cây 2 lá mầm rễ cọc, cây 1 lá mầm rễ chùm
- Kiểu gân lá: c2lá mầm gân hình mạng, c1 lá mầm gân song song và hình cung.
- số cánh hoa: c2là mầm: 5 cánh (có thể 4 cánh), c1 lá mầm: hoa 6 cánh (có thể 3 cánh)
- Số lá mầm của phôi trong hạt: tất nhiên là 2 lá mầm và một lá mầm :D
- Dạng thân: cây 2 lá mầm: đa dạng, cây 1 lá mầm: thân cỏ và thân cột.
=> đúng:)

câu 4 hình như là con cá nhỏ nhất thế giới
tên là Paedocypris thì phải :D
=> đúng:)
 
M

mihiro

1. Thành phần ngọc trai tự nhiên chủ yếu là xà cừ. Ngọc trai tự nhiên tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài hoặc hạt cát chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.

3. Em nghĩ là có đấy (tuỳ loại). Ta có thể xét về hình thức bên ngoài về kiểu gân lá, số cánh hoa, vá dạng thân, kiểu rễ (chắc rễ là bên trong ;))
1 lá mầm: kiểu gân lá song song và hình cung, hoa có 6 cánh (hoặc 3), rễ chùm, cây chủ yếu thân cỏ hay thân cột
2 lá mầm: kiển gân lá hình mạng, hoa 5 cánh (hặc 4), rễ cọc, dạng thân ---> đa dạg :D
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

^^kì tiếp:)

1. tại sao "ngó đứt tơ vương" ;))?
2. vì sao lá bắp cải hok dính nước?
3. vào mùa đông, cây rụng lá, cây có tổng hợp chất hữu cơ hok?
4.con jì:D
1211445511_rmv1.jpg
 
M

mihiro

4. (Trả lời trc :))) Thú mỏ vịt ^^

3. Em nghĩ là ko cần tổng hợp nhiều chất hữu cơ vào thời gian này. Cây cần rất ít chất hữu cơ vào mùa đông và chỉ cần một lượng nhỏ để đáp ứng cho sự sinh trưởng hàng ngày. Còn vào mùa xuân, nhu cầu các chất hữu cơ (trong 1 ngày) vượt xa nhu cầu cho cả mùa đông.
 
S

saodoingoi_baby2000

QUOTE]3. vào mùa đông, cây rụng lá, cây có tổng hợp chất hữu cơ hok?[/QUOTE]

E xin phép đc bổ sung cho câu trả lời của bạn mihiro
Ngoài loài chim, loài thú, người, cá và các loài sinh vật khác khi sống trong điều kiện tự nhiên không thích hợp, chúng dùng hình thức ngủ hoặc nghỉ để chờ đợi và hạn chế tiêu thụ năng lượng. Trong khi ngủ chúng thở rất yếu. Lúc bấy giờ, chúng chỉ cần một lượng rất ít chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Khi đến mùa đông, đối với loài cây lá rụng, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì cây chỉ cần một ít chất hữu cơ để tiếp tục tồn tại và sinh trưởng. Vì vậy, cây không cần tổng hợp nhiều chất hữu cơ vào mùa đông.

Điều đó không có nghĩa là cây cần rất ít chất hữu cơ vào mùa đông và chỉ cần một lượng nhỏ để đáp ứng cho sự sinh trưởng hàng ngày. Cây không chỉ chuẩn bị để chịu đựng qua thời kỳ rụng lá vào mùa đông mà còn chuẩn bị cho việc nảy lộc đâm chồi vào mùa xuân.
-->Đối với loại cây rụng lá, nhu cầu các chất hữu cơ trong một ngày xuân vượt xa nhu cầu cho cả mùa đông. Cây quang hợp được là nhờ chất diệp lục. Chất diệp lục này không chỉ có trong lá mà còn có trong vỏ cây (các cành non thường có mày xanh đấy). khi lá rụng, đương nhiên việc quang hợp sẽ giảm bớt, chỉ còn do chất diệp lục ở các cành thực hiện.
Đối với một số cây thì lượng diệp lục ở cành hầu như không có, nên việc quang hợp cũng coi hư không diễn ra nữa. cây lýc này sẽ sống dựa vào nguồn dinh rưỡng hút từ rễ lên hoặc từ nguồn dự trữ (thường dự trũ ở ruột cây).


Người khác với sinh vật, lúc nào cũng cần tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng, nếu không như vậy thì sẽ không thể tiếp tục tồn tại được. Khi ngủ người ta cần hô hấp mạnh như khi thức, hiện tượng này hiếm thấy trong giới sinh vật.


---> bi h bận ,hẹn hum sau sẽ post tip
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom