Topic dành cho những bạn nào 94 năm nay thi đại học!!!!!! Ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
H

heo_smile_never_cry

Đề thi thử ĐH khối D THPT Hòn Gai

1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): [tex]x^{2}+y^{2}-4x-2y-1=0[/tex] và đường thẳng: x+y+1=0. Tìm những điểm M trên d sao cho từ M kẻ được đến (C) hai tiếp tuyến hợp với nhau 1 góc 90 độ.

2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho mp (P): 2x-y-5z+1=0 và 2 đường thẳng d1: [tex]\frac{x+1}{2}=\frac{y-1}{3}=\frac{z-2}{1}[/tex] và
d2:[tex]\frac{x-2}{1}=\frac{y+2}{5}=\frac{z}{-2}[/tex]. Viết pt đường thẳng d vuông góc với mp(P) đồng thời cắt cả 2 đường d1, d2.
1. I (2;1) ; R=2.
Gọi M là gđiểm của 2tiếp tuyến. M thuộc (d).
A là 1 tiếp điểm. Tam giác IAM vuông tại A có : [TEX]MI=\frac{AI}{sin45}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]MI=2\sqrt{2}[/TEX]
=> M thuộc đtròn tâm I, [TEX]r=2\sqrt{2}[/TEX] : [TEX](x-2)^2+(y-1)^2=8[/TEX]
Lại có M thuộc (d) => giải hptr ...=> M (0;-1)

2. Viêt ptrmp (Q) chứa (d1),vgóc vs (P) => [TEX](Q): 7x-6y+4z+5=0[/TEX]
Viết ptrmp (R) chứa (d2),vgóc vs (P) => [TEX](R): 27x-y+11z-56=0[/TEX]
Ptr đt (d) cần tìm là giao của (Q) & (R).
 
D

duynhan1

:D các bn giúp mình mí bài bất đẳng thức này nhé!
1) cho a,b,c> 0. Chứng minh rằng:

[TEX]\sqrt{\frac{a}{b+c}} +\sqrt{\frac{b}{c+a}} +\sqrt{\frac{c}{a+b}}+ \sqrt[3]{\frac{3(ab+bc+ac)}{a^2+b^2+c^2}} \geq \frac{7\sqrt{2}}{2}[/TEX]
1 lời giải mà mình đọc được, mới xem lại chứ cũng không nhớ nữa ^_^
Không mất tính tổng quát giả sử [TEX]a \ge b \ge c[/TEX], khi đó ta có:
[TEX]\sqrt{\frac{b}{c+a}} + \sqrt{\frac{c}{a+b}} \ge \sqrt{\frac{b+c}{a}} (1) [/TEX]
Khi đó ta có:
[TEX]VT \ge \sqrt{\frac{b+c}{a}} + \sqrt{\frac{a}{b+c}} + \sqrt{\frac{3a(b+c)}{a^2+(b+c)^2}} [/TEX]
Đặt [tex]x = \sqrt{\frac{b+c}{a}} + \sqrt{\frac{a}{b+c}} \ge 2 [/tex] ta quy về chứng minh:
[TEX]x+ \frac{3\sqrt{3}}{\sqrt{x^2-2}} \ge \frac{7 \sqrt{2}}{2}[/TEX]
Khảo sát hàm là xong !!

Mình chỉ chép cho các bạn tham khảo thôi chứ cái BĐT đầu tiên đó mình cũng chẳng biết chứng minh thế nào, cũng không biết tư duy thế nào để đánh giá cái đó nữa. :D
 
H

hardyboywwe

Hình thoi ABCD có N( 1/2;-1) rung điểm AB.Điểm M ( 9/2;1) là trung điểm của cạnh AD.[tex]S_ABCD[/tex] = 20.Tìm A,B,C,D( biết [tex]y_A[/tex] > 0)

(Trích đề thi tuyến sinh đại học dự bị-khối A năm 2011)
 
D

drthanhnam

Hình thoi ABCD có N( 1/2;-1) rung điểm AB.Điểm M ( 9/2;1) là trung điểm của cạnh AD.[tex]S_ABCD[/tex] = 20.Tìm A,B,C,D( biết [tex]y_A[/tex] > 0)

(Trích đề thi tuyến sinh đại học dự bị-khối A năm 2011)
Từ M và N ta tìm được trung điểm I của MN sẽ thuộc đường thẳng AC và AC vuông góc MN. Từ đó tìm được phương trình AC.
diện tích ABCD bằng 20=> AC.BD=40
Mà BD=2MN ta tìm được dộ dài AC
Độ dài AI= 1/4AC=> tìm được điểm A.
Từ đó tìm ra các điểm B, C, D
Bạn tự làm tiếp xem nhé :D
Thân!
 
V

_volcano_

[TEX](d_1): \left\{x=2+t\\y=1-t\\z=2t\right. \ \ \ (d_2): \left\{x=2-2t\\y=3\\z=t\right. [/TEX]

Lập pt mặt cầu (S) tiếp xúc (d1), (d2), tâm thuộc (P): x+y+Z-6=0

Các bạn kiểm tra giúp mình bài này lập được mấy mặt cầu, mình làm ra 2 nhưng thầy làm có 1 :)
 
D

drthanhnam

1/Bài lượng giác:
[tex]\Leftrightarrow 1+cosxsin^2x=2.\frac{1}{2}(sinx+cosx)^2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow cosxsin^2x=2sinxcosx [/tex]
Khi đó sĩn=0 hoặc cosx=0
2/ Bài phương trình vô tỉ:
[tex]\sqrt{2x+3}+\sqrt{x+1}=3x+2\sqrt{(x+1)(2x+3)}-16[/tex]
Đặt [tex]\sqrt{2x+3}+\sqrt{x+1}=t[/tex] (t>0)
Ta được [tex]t=t^2-20[/tex]
t=5 hoặc t=-4 (loại)
Vậy t=5 => x=3
 
L

li94

Cho hsố [TEX]y = x^3 + \frac{3.m.x^2}{2} + \frac{m^3}{3}[/TEX]

Tìm m sao cho đt y = x cắt đồ thị tại 3 điểm A , B , C mà AB = BC.
 
S

so_0

hàm số bậc 3 có tính chất đối xứng nhau qua điểm uốn ---> chứng minh ---> điểm uốn thuộc y=x ---->m=....
 
D

duynhan1

hàm số bậc 3 có tính chất đối xứng nhau qua điểm uốn ---> chứng minh ---> điểm uốn thuộc y=x ---->m=....
Không đúng nhé, nếu phát biểu ngược lại thì đúng, đường thẳng y=x đi qua điểm uốn thì ta sẽ có AB=BC ( với B là điểm uốn) nhưng có AB=BC thì ta không thể suy ra điều ngược lại.
 
C

canmongtay

1 lời giải mà mình đọc được, mới xem lại chứ cũng không nhớ nữa ^_^
Không mất tính tổng quát giả sử [TEX]a \ge b \ge c[/TEX], khi đó ta có:
[TEX]\sqrt{\frac{b}{c+a}} + \sqrt{\frac{c}{a+b}} \ge \sqrt{\frac{b+c}{a}} (1) [/TEX]
Khi đó ta có:
[TEX]VT \ge \sqrt{\frac{b+c}{a}} + \sqrt{\frac{a}{b+c}} + \sqrt{\frac{3a(b+c)}{a^2+(b+c)^2}} [/TEX]
Đặt [tex]x = \sqrt{\frac{b+c}{a}} + \sqrt{\frac{a}{b+c}} \ge 2 [/tex] ta quy về chứng minh:
[TEX]x+ \frac{3\sqrt{3}}{\sqrt{x^2-2}} \ge \frac{7 \sqrt{2}}{2}[/TEX]
Khảo sát hàm là xong !!

Mình chỉ chép cho các bạn tham khảo thôi chứ cái BĐT đầu tiên đó mình cũng chẳng biết chứng minh thế nào, cũng không biết tư duy thế nào để đánh giá cái đó nữa. :D
:-? hừm....nhìn cái này khiến t có liên tưởng đến bất đẳng thức Nesbitt...hic...pải không nhỉ....chả bit nữa...
@duynhan: chứng minh dc cái bđt đầu tiên rùi thì post lên cho t thỉnh giáo với nhé:D
 
D

duynhan1

:-? hừm....nhìn cái này khiến t có liên tưởng đến bất đẳng thức Nesbitt...hic...pải không nhỉ....chả bit nữa...
@duynhan: chứng minh dc cái bđt đầu tiên rùi thì post lên cho t thỉnh giáo với nhé:D
Chứng minh xong thì tks luôn cả 2 bài nhé :"> :">
1 lời giải mà mình đọc được, mới xem lại chứ cũng không nhớ nữa ^_^
Không mất tính tổng quát giả sử [TEX]a \ge b \ge c[/TEX], khi đó ta có:
[TEX]\sqrt{\frac{b}{c+a}} + \sqrt{\frac{c}{a+b}} \ge \sqrt{\frac{b+c}{a}} (1) [/TEX]

Để cho đơn giản, ta đặt [TEX]\left{ x = \frac{b}{a} \le 1 \\ y = \frac{c}{a} \le 1[/TEX], bất đẳng thức cần chứng minh được viết lại là:
[tex] \sqrt{\frac{x}{y+1}} + \sqrt{\frac{y}{x+1}} \ge \sqrt{x+y} \\ \Leftrightarrow \frac{x}{y+1} + \frac{y}{x+1} + 2\sqrt{\frac{xy}{(x+1)(y+1)} } \ge x+y \\ \Leftrightarrow 2\sqrt{\frac{xy}{(x+1)(y+1)}} \ge \frac{xy ( x+y+2)}{(x+1)(y+1)} \\ \Leftrightarrow 4 \ge \frac{xy(x+y+2)^2}{xy+x+y+1} \\ \Leftrightarrow 4(x+y+1) \ge xy(x+y)^2 + 4xy(x+y) \\ \Leftrightarrow 4(-xy(x+y)^2) + 4(x+y)(1-xy) \ge 0 [/tex]
Đúng do [tex] x \le 1, y \le 1 [/tex]
 
Last edited by a moderator:
N

nhoklokbok

giúp mình với:

[tex]sin4x+2cos2x+4(sinx+cosx)=1+cos4x[/tex]

[tex]4cosx.cos2x.sin3x=sin2x[/tex]
cảm ơn nhiều:)
 
M

maxqn

[TEX]4cosx.cos2x.sin3x = sin2x[/TEX]
[TEX]VT = 2cos2x[sin4x + sin2x] = 4sin2x.cos^22x + 2sin2x.cos2x [/TEX]
[TEX]pt \Leftrightarrow 4sin2x.cos^22x + 2sin2x.cos2x - sin2x = 0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow {\[ {sin2x = 0} \\ { 4cos^22x + 2con2x - 1 = 0}[/TEX]
PT sau là pt bậc 2, mà ra căn hơi lẻ nhỉ @@
 
N

nhoklokbok

[TEX]4cosx.cos2x.sin3x = sin2x[/TEX]
[TEX]VT = 2cos2x[sin4x + sin2x] = 4sin2x.cos^22x + 2sin2x.cos2x [/TEX]
[TEX]pt \Leftrightarrow 4sin2x.cos^22x + 2sin2x.cos2x - sin2x = 0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow {\[ {sin2x = 0} \\ { 4cos^22x + 2con2x - 1 = 0}[/TEX]
PT sau là pt bậc 2, mà ra căn hơi lẻ nhỉ @@

cái sau tớ ra tận bậc 4@.@, pó tay luôn:((
cảm ơn vì đã giúp tớ:)
 
M

maxqn

Mới ngủ dậy T__T Post tiếp bài kia nè
[TEX]pt \Leftrightarrow 2sin2x.cos2x + 2cos2x + 4(sinx+cosx) = 2cos^22x[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow cos2x(cos2x - sin2x - 1) = 2(sinx+cosx)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow -2cos2x.sinx(sinx+cosx) = 2(sinx+cosx)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow {\[ {sinx + cosx = 0} \\ { cos2x.sinx = -1}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow {\[ {sinx + cosx = 0} \\ { (sinx-1)(2sin^2x + 2sinx+ 1)=0}[/TEX]
 
S

so_0

Không đúng nhé, nếu phát biểu ngược lại thì đúng, đường thẳng y=x đi qua điểm uốn thì ta sẽ có AB=BC ( với B là điểm uốn) nhưng có AB=BC thì ta không thể suy ra điều ngược lại.
mình đã bảo là chứng minh rồi mà, tức có thể sử dụng đc theo chiều ngược lại chứ.
nếu như k phải thế thì làm ntn?
 
D

duynhan1

mình đã bảo là chứng minh rồi mà, tức có thể sử dụng đc theo chiều ngược lại chứ.
nếu như k phải thế thì làm ntn?
Bạn chứng minh xem thế nào mà có thể sử dụng chiều ngược lại ?

Ta sẽ dựa vào ý tưởng đó để chứng minh 3 điểm có hoành độ lập thành CSC, và từ định lý Viet ta suy ra được nghiệm :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom