[Toán 10] Mệnh đề

G

girltoanpro1995

Cho 3 số dương x,y,z thỏa mản x.y.z=1
cmr ; Nếu x+y+z>1/x+1/y+1/z thì có 1 và chỉ 1 trong 3 số x,y,z>1 . Giải giùm ngen

hừm giả sừ cả 3 số đều \leq1
x\leq1\Rightarrow1/x\geq1 3 cái còn lại cũng vậy dẫn đến điều mâu thuẫn
giả sử có 2 trong 3 số >1
x>1\Rightarrow1/x<1
y>1\Rightarrow1/y<1
z\geq1
x+y>2
1/x+1/y<2
bạn nào giải tiếp giúp mình vs

Không làm được post chi trời :|.

Từ đề cho, ta có thể đổi đề như sau để mở rộng:
Cho a,b,c thoả mãn:
[TEX]abc=1[/TEX] và [TEX]a+b+c > \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}[/TEX]
a) Chứng minh: [TEX](a-1)(b-1)(c-1) >0[/TEX]
b) Chứng tỏ rằng trong 3 số a,b,c có đúng 1 số lớn hơn 1.
a) Giả thiết:
[TEX]abc=1 (1)[/TEX]
[TEX]a+b+c > \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} (2)[/TEX]
Chứng minh: [TEX](a-1)(b-1)(c-1) >0 (3)[/TEX]
Ta có (3): [TEX]\Leftrightarrow abc-(ab+bc+ca)+a+b+c-1>0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow -(ab+bc+ac)+a+b+c >0 [/TEX] do (1)
[TEX]\Leftrightarrow a+b+c> ab+bc+ac[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow a+b+c > \frac{ab+bc+ac}{abc}[/TEX] do (1)
[TEX]\Leftrightarrow a+b+c > \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} (2)[/TEX] (đpcm)
b) Ta có: [TEX](a-1)(b-1)(c-1) >0[/TEX]
=> Cả 3 số a,b,c đều lớn hơn 1 hoặc trong 3 số a,b,c có đúng 1 số lớn hơn 1.
Giả sử a>1;b>1;c>1 => abc >1 mâu thuẫn với (1)
Vậy trong 3 số a,b,c có đúng 1 số lớn hơn 1.
 
A

alexandertuan

[Toán 10] Chứng minh phản chứng

câu 1 : Dùng phương pháp phản chứng, chứng minh: Không có ba số dương a,b,c nào thoả mãn cả ba bất đẳng thức: a+1/b<2 ; b+1/c<2; c+1/a<2
câu 2: Dùng phương pháp phản chứng, chứng minh: ít nhất một trong 3 phương trình sau có nghiệm :
x^2-4ax+b+4a=0
x^2-4bx+6ab-3=0
x^2+2(a+b)x+3b-2=0
cau3: cho a,b,c thuộc (0;2). Chứng minh ít nhất 1 trong 3 bất đẳng thức sau sai:
a(2-b)>1, b(2-c)>1 ; c(2-a)>1
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>
KHÓ QUÁ TRỜI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! CẦN GẤP NHA NHỚ GIẢI CHI TIẾT
 
A

alexandertuan

câu 1 : Dùng phương pháp phản chứng, chứng minh: Không có ba số dương a,b,c nào thoả mãn cả ba bất đẳng thức: a+1/b<2 ; b+1/c<2; c+1/a<2
câu 2: Dùng phương pháp phản chứng, chứng minh: ít nhất một trong 3 phương trình sau có nghiệm :
x^2-4ax+b+4a=0
x^2-4bx+6ab-3=0
x^2+2(a+b)x+3b-2=0
cau3: cho a,b,c thuộc (0;2). Chứng minh ít nhất 1 trong 3 bất đẳng thức sau sai:
a(2-b)>1, b(2-c)>1 ; c(2-a)>1
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>
KHÓ QUÁ TRỜI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! CẦN GẤP NHA NHỚ GIẢI CHI TIẾT

trời ơi sao không mem nào giúp tui zay
@-)@-)@-)@-)
 
T

tuyn

câu 1 : Dùng phương pháp phản chứng, chứng minh: Không có ba số dương a,b,c nào thoả mãn cả ba bất đẳng thức: a+1/b<2 ; b+1/c<2; c+1/a<2
Giả sử cả \exists 3 số dương [TEX]a_0,b_0,c_0[/TEX] sao cho cả 3 bất đẳng thức trên đều đúng.Tức là:
[TEX]a_0+ \frac{1}{b_0} < 2, b_0+ \frac{1}{c_0} < 2, c_0+ \frac{1}{a_0} < 2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow a_0+b_0+c_0+( \frac{1}{a_0}+ \frac{1}{b_0}+ \frac{1}{c_0}) < 6(1)[/TEX]
Mặt khác ta có: Với mọi số dương x,y,z:
[TEX] \sqrt[3]{xyz} \leq \frac{x+y+z}{3}[/TEX]
[TEX] \frac{1}{x}+ \frac{1}{y}+ \frac{1}{z} \geq \frac{3}{ \sqrt[3]{xyz}} \geq \frac{9}{x+y+z}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x+y+z+ \frac{1}{x}+ \frac{1}{y}+ \frac{1}{z} \geq (x+y+z)+ \frac{9}{x+y+z} \geq 6(Cauchy)(2)[/TEX]
Vì (2) đúng mọi số dương (x;y;z) nên nó đúng với 3 số dương [TEX](a_0;b_0;c_0)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow a_0+b_0+c_0+\frac{1}{a_0}+ \frac{1}{b_0}+ \frac{1}{c_0} \geq 6(3)[/TEX]
Từ (1) và (3) suy ra mâu thuẫn

câu 2: Dùng phương pháp phản chứng, chứng minh: ít nhất một trong 3 phương trình sau có nghiệm :
x^2-4ax+b+4a=0(1)
x^2-4bx+6ab-3=0(2)
x^2+2(a+b)x+3b-2=0(3)

Giả sử cả 3 PT trên đều vô nghiệm tức là:
[TEX]\left{\begin{\Delta_1^'=4a^2-4a-b < 0}\\{\Delta_2^'=4b^2-6ab+3 < 0}\\{\Delta_3^'=(a+b)^2-3b+2 < 0}[/TEX]
[TEX] \Rightarrow 0 > \Delta_1^'+ \Delta_2^' + \Delta_3^' =5a^2+5b^2-4ab-4a-4b+5[/TEX]
[TEX]=(a-2b)^2+(2a-1)^2+(b-2)^2 > 0 \forall a,b[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 0 > 0(mau-thuan)[/TEX]
cau3: cho a,b,c thuộc (0;2). Chứng minh ít nhất 1 trong 3 bất đẳng thức sau sai:
a(2-b)>1, b(2-c)>1 ; c(2-a)>1
Tựa câu 1:
Giả sử cả 3 bất đẳng thức trên đều đúng.Tức là ta có:
[TEX]b+ \frac{1}{a} < 2,c+ \frac{1}{b} < 2, a+ \frac{1}{a} < 2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow b+ \frac{1}{b}+ c+ \frac{1}{c}+a+ \frac{1}{a} < 6(1)[/TEX]
Áp dụng BDT Cauchy:
[TEX]b+ \frac{1}{b} \geq 2, c+ \frac{1}{c} \geq 2, a+ \frac{1}{a} \geq 2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow a+b+c+ \frac{1}{a}+ \frac{1}{b}+ \frac{1}{c} \geq 6(2)[/TEX]
Từ (1) và (2) suy ra mâu thuẫn
 
A

alexandertuan

quá siêu tk bạn nhìu
Nếu bạn rãnh thì giải giùm mình bài hoá 6/ sgk nâng cao 10 luôn nha
 
9

9xletinh

Cm bằng pp phản chứng

chứng minh bằng pp phản chứng
cho n là số lẻ . chứng mình rằng [TEX]n^2[/TEX] cũng là số lẻ
_____________________________________
 
H

harrypham

Cái này cũng không cần phản chứng lắm!

[TEX]n[/TEX] lẻ, đặt [TEX]n=2k+1[/TEX].

Khi đó [TEX]n^2=4k^2+4k+1[/TEX] là số lẻ.
 
9

9xletinh

nhưng bài này cô giáo mình là bắt Cm bằng pp phản chứng cơ
_________________________________________________
bạn nào làm giúp mình nha
 
B

beobu102

chứng minh bằng pp phản chứng
cho n là số lẻ . chứng mình rằng [TEX]n^2[/TEX] cũng là số lẻ
_____________________________________


cách đơn giản là thế này :
giả sử tồn tại số lẻ n nhưng n^2 là số chẵn
*******:D
nếu n^2 chẵn \Rightarrow n cũng phải chẵn. Điều này mâu thuẫn với giả thiết
Vậy n là số lẻ thì n^2 cũng phải là số lẻ

Hoặc cách này :
giả sử tồn tại số lẻ n nhưng n^2 là số chẵn
***
n=2k+1 \Rightarrow n^2= 4k^2 + 4k + 1 = 2(2k^2+2k) +1 \Rightarrow n^2 là số lẻ \Rightarrow mâu thuẫn \Rightarrow .....
( đây là cách của minh , minh rất "mù " toán nên không chắc đây là kết quả đung nhất )
:-SS:)|:)>-
 
Last edited by a moderator:
9

9xletinh

***
2(2k^2+2k) +1 \Rightarrow n^2 là số lẻ \Rightarrow mâu thuẫn \Rightarrow .....
:-SS:)|:)>-
mình thắc mắc đoạn này tại sao khi có 2(2k^2+2k) +1 thì bạn => ngay được n^2 là số lẻ
___________________________________________
còn bạn nào cm phản chứng khác không giúp mình với
 
C

comuathu_23

CM dinh lj :voi mo n thuoc so tu nhien . n^2 chia het cho 5 thi n chia het cho 5
em cm the nay ko biet co dung ko moi nguoi gjup em voi nha
gia su n^2 chia het cho 5 va n ko chja het cho 5
vi n thuoc so tu nhien nen ta co n=5k+1 va n=5k+2
voi n=5k+1 ta co :n^2=25k^2=10k+1(*)
voi n=5k+2ta co;n^2=5k^2+20k+4 (**0
~~> chú ý viết có dấu
 
Last edited by a moderator:
S

snow_cat

Giả sử ko có hiệu 2 số nào chia hết cho 15
=> Có 16 số dư khác nhau khi chia hết cho 15(vô lý do có nhiều nhất 15 số dư khia chia cho 15)
=> đpcm
Ô thế c/m phản chứng là toán lớp 10 hả? ="= . Rứa mà thầy của em đã dạy nó rồi :( . Em học lớp 9 nhá :(
 
A

anhtraj_no1

Dùng phương pháp quy nạp .
Bước 1: Giả sử n=1 => Mệnh đề đúng.
Bước 2: Giả sử n=k ( k >1) và mệnh đề [TEX]\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{k(k+1)}= \frac{k}{k+1}[/TEX] đúng.
Bước 3: cần chứng minh với n=k+1 ta luôn có mệnh đề đúng [tex]\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{(k+1)(k+2))}=\frac{k+1}{k+2}[/tex]

Giải:
Với n=1, ta có: [TEX]\frac{1}{1.2}=\frac{1}{1+2}[/TEX]
>> Luôn đúng.
Giar sử luôn có : n=k (k>1), tức là [TEX]\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{k(k+1)}= \frac{k}{k+1}[/TEX] đúng.
Ta cần chứng minh: n=k+1, tức là [tex]\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{(k+1)(k+2)}=\frac{k+1}{k+2}[/tex].
Thật vậy, ta có:
[tex]\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{(k+1)(k+2))}=\frac{k+1}{k+2}[/tex][tex]\Rightarrow\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{(k)(k+1))}+\frac{1}{(k+1)(k+2))}=\frac{k+1}{k+2}[/tex]
[TEX]\Rightarrow \frac{k}{k+1}+\frac{1}{(k+1)(k+2))}=\frac{k+1}{k+2}[/TEX]
 
H

harrypham

[TEX]d[/TEX] nằm trong tập hợp [TEX]{\frac{(2^n+1).(n^2+1)^2)}{gcd(2^n+1,(n^2+1)^2)}.k}[/TEX] với k là số nguyên dương.
 
H

harrypham

Gọi [TEX]u_n[/TEX] là số miền mà [TEX]n[/TEX] đường thẳng đã cho chia mặt phẳng.
Bây giờ ta có thêm một đường thẳng cắt [TEX]n[/TEX] đường thẳng nói trên tại [TEX]n[/TEX] giao điểm. Khi đó số miền tạo thành bằng [TEX]u_{n+1}=u_n+n+1[/TEX].
Bằng quy nạp ta chứng minh [TEX]u_n=1+\frac{n(n+1)}{2}[/TEX].

MathScope
 
K

kidmode79

Dùng phương pháp phản chứng để chứng minh các mệnh đề sau:

1.\forallsố tự nhiên n nếu n^2 + 8n+ 15 không chia hết cho 8 thì n là số tự nhiên chẵn.
2.\foralla, b ,c thuộc (0,1) phải có ít nhất 1 trong bất đẳng thức sau :
a(1-b)>1/4
b(1-c)>1/4
c(1-a)>1/4
3. CM căn 3 là số vô tỉ
4 Nếu a,b,c là 3 số nguyên dương thỏa ( a^3+b^3+c^3) chia hết cho 9 thì ít nhất 1 trong 3 số a,b,c chia hết cho 3.
5.Nếu a,b,c là 3 số thỏa mãn điều kiện sau :
a+b+c>0
ab+bc+ca>0 Thì => a,b,c là số nguyên dương
abc>0
6.Với n là số nguyên dương , nếu n^2 là số lẻ thì n là số lẻ
7.nếu ab chia hết cho 7 thì a hoặc b chia hết cho 7.

Em xin cảm ơn mọi người trước ạ , hi vọng mọi người giúp em.
 
Last edited by a moderator:
V

vivi27597

1.Giả sử n là số lẻ thì n=2k+1 (k[TEX]\in N[/TEX])thì
[TEX]n^2 + 8n + 15 = (2k+1)^2+8(2k+1)+15 =4k^2+20k+24[/TEX](1)
Mà (1) chia hết cho 8 => trái với gt. Vậy n là số chẵn.
2. Giả sử [TEX]\sqrt{3}[/TEX] là số hữu tỉ , thì [TEX]\sqrt{3}=\frac{a}{b}[/TEX] (với [TEX]\frac{a}{b}[/TEX] là phân số tối giản).
[TEX]\sqrt{3}=\frac{a}{b}[/TEX] [TEX]\Leftrightarrow 3= \frac{a^2}{b^2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 3b^2=a^2 (1)[/TEX] => [TEX]a^2[/TEX] chia hết cho 3 [TEX]\Rightarrow [/TEX]a chia hết cho 3 hay [TEX]a=3k (k \in Z )(2)[/TEX].
Thay (2) vào (1) ta có: [TEX]3b^2=9k^2 \Leftrightarrow b^2=3k^2\Rightarrow[/TEX]b chia hết cho 3 hay [TEX]b=3l[/TEX].
Khi đó: [TEX]\sqrt{3}=\frac{3k}{3l}[/TEX] (trái với gt). Vậy [TEX]\sqrt{3}[/TEX] là số vô tỉ.
6. Giả sử n là số chẵn thì [TEX]n=2k[/TEX]. Khi đó [TEX]n^2 = 4k^2 \Rightarrow n^2[/TEX] là số chẵn (trái với gt). Vậy n là số lẻ.
 
K

kidmode79

Thêm 1 câu nữa là

nếu ab chia hết cho 7 thì a hoặc b chia hết cho 7












thanks trước nhé
 
Top Bottom