Sinh [Thư viện Hỏi - Đáp] Sinh học 10

J

juliana_hoang

Cho tớ hỏi câu này vứi _Khó quá

Đây là pttq của nhóm vi khuẩn lấy năng luợng từ hợp chất lưu huỳnh
2S +H2O +O2 ------> 2 H2SO4 +Q
Tại sao sản phẩm tạo ra là axit có hại nhưng vi khẩn vẫn tạo ra năng lượng nhờ phương trình tổng quát này
 
C

caheosua

#1: H2S04 có thể có hại cho người không có nghĩa là có hại cho những VSV đó
H2SO4 có thể là chất xúc tác hoặc tham gia vào các phản ứng sinh hoá cần thiết cho các hoạt động sống của VSV cung cấp năng lượng cho tế bào nên VSV vẫn tổng hợp
vi khẩn vẫn tạo ra năng lượng nhờ phương trình tổng quát trên là vì VK có các enzim đặc hiệu cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của nó
#2: Nếu enzim bị hỏng không tổng hợp được thì mọi phản ứng do nó làm chất xúc tác đều không xảy ravif enzim là chất xúc tác đặc hiệu làm tăng từ vài trăm đến vài vạn lần tốc độ phản ứng của chất đó khi không có enzim.
Nếu enzim của cơ thể sống không hoạt động thì...:D chắc bạn tự có câu trả lời rùi nhỉ?
 
G

gayal

Khởi động lại box sinh học nào ^^!
cho em hỏi: Thế nào là co và phản co nguyên sinh? Nêu hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt muối vào vảy hành thì xảy ra hiện tượng co nguyên sinh và khi nhỏ nước cất vào vảy hành thì xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh (cái này có trong SGK nhưng em chưa giải thích được)!
@: em đã tìm những câu hỏi này trên mạng nhưng mỗi người nói 1 ý nên em không thể biết tính chính xác được. Vì thế anh chị giúp em với nhé, cần độ chính xác cao ^^!
Thanks
 
T

ttbhghs

Khởi động lại box sinh học nào ^^!
cho em hỏi: Thế nào là co và phản co nguyên sinh? Nêu hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt muối vào vảy hành thì xảy ra hiện tượng co nguyên sinh và khi nhỏ nước cất vào vảy hành thì xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh (cái này có trong SGK nhưng em chưa giải thích được)!
@: em đã tìm những câu hỏi này trên mạng nhưng mỗi người nói 1 ý nên em không thể biết tính chính xác được. Vì thế anh chị giúp em với nhé, cần độ chính xác cao ^^!
Thanks
Co nguyên sinh là hiện tượng qua trọng cho biết tế bào còn sống hay đã chết, tế bào sống thì chất nguyên sinh có tính bán thấm còn tế bào đã chết chất nguyên sinh mất tính bán thấm
Sau khi tế bào bị co nguyên sinh chất, nếu lại cho nước cất vào tiêu bản làm cho bên ngoài trở thành nhược trương vì thế nước lại thấm vào trong tế bào nên tế bào từ trạng thái bị co nguyên sinh chất lại trở về trạng thái bình thường ( phản co nguyên sinh ) dẫn đến khí khổng mở trở lại.
 
T

tonghia

- Co nguyên sinh là hiện tượng màng sinh chất tách khỏi thành tế bào co tròn lại khi tế bào bị mất nước. Dựa theo mức độ co của nguyên sinh chất mà người ta chia co nguyên sinh thành 2 loại là co nguyên sinh lồi và co nguyên sinh lõm.
- Phản co nguyên sinh là hiện tượng tế bào trở lại tình trạng ban đầu sau khi co nguyên sinh lồi.
Hiện tượng:
- Khi nhỏ nước muối, xảy ra hiện tượng co nguyên sinh vì MT lúc này là MT ưu trương, nồng độ bên ngoài tb > nồng độ bên trong tb, phân tử nước khuêch tán từ bên trọng ra bên ngoài tb, mất nước --> Thành tb và tb chất tách rời nhau
- Khi cho nước muối ra và cho nước cất vào tb, lúc này môi trường bên ngàoi là nơi có nồng độ chất tan thấp hơn bên trong tb ->MT nhược trương, nước sẽ đi từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao, vì vậy nước sẽ đi từ ngoài tb vào trong--> tb được cấp thêm nước, phình ra, tăng thể tích -> phản co nguyên sinh


@: đó là những gì mà em kết lọc được từ quá trình lướt mạng :">
 
Last edited by a moderator:
T

tonghia

Stmttqutrnhhhptbo-1.jpg

Hãy nêu trình tự quá trình hô hấp qua sơ đô!
 
A

a8_hq94

khi tiến hành ẩm bào,làm thế nào tê' bào có thế chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt cac chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào? giúp e với các anh chi oi tuan sau e kiem tra hoc ki zòy
 
T

traitimvodoi1994

tớ vừa học bài này xong theo tớ nghĩ thì là do cấu trúc ở bên ngoài tế bào có thành tế bào (hay tế bào chất) đã thực hiện quá trình chọn lọc các chất cần thiết cho tế bào còn các chất ko cần thiết hoặc các chất độc hại sẽ ko đc đưa vào tế bào (qua màng sinh chất của tế bào)
còn đúng hay ko thì các bn góp ý cho tớ nhé
 
T

tonghia

Theo các bạn thì trong 2 cái khái niệm dưới đây thì cái nào đúng hơn hay là có thể cả 2 đều đúng.
• Hô hấp tế bào là một quá trình chuyển đổi năng lượng chất hữu cơ thành năng lượng ATP trong tế bào.
• Hô hấp tb là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tbs. Trong quá trình đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP.


Liệu cái khái niệm dài hơn thì đúng?
 
H

hiphopmambo9

Giải thích hộ em với!!!

Anh chị ơi cho em hỏi :
Câu 1 : Cây thanh long miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nhân dân ở một số địa phương áp dụng biện pháp kĩ thuật "thấp đèn" nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Anh chị giải thích dùm em cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp "thấp đèn" đó đi
Câu 2 : Vì sao hoa có màu sắc sặc sỡ.

Cám ơn anh chị nhiều !!!!
 
C

caheosua

Câu 1 : Cây thanh long miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nhân dân ở một số địa phương áp dụng biện pháp kĩ thuật "thấp đèn" nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Anh chị giải thích dùm em cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp "thấp đèn" đó đi!!

Cơ sở khoa học của phương pháp đó là:
phải có đủ lượng ánh sáng thì hoa thanh long mới đậu quả.
từ tháng 3 đến tháng 9 ban ngày dài hơn đêm thanh long nhận được đủ ánh sáng sẽ ra hoa và đậu quả
biết thanh long là cây ưa sáng nên người ta đã thắp đèn để tăng giờ chiếu sáng cho cây thanh long giúp thanh long tạo quả trái mùa
Câu 2 : Vì sao hoa có màu sắc sặc sỡ.
vì hoa có màu sắc sặc sỡ sẽ thu hút được nhiều côn trùng đến=> côn trùng mang phấn hoa thụ phấn cho hoa chỉ có vậy thôi e ạ
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

ATP đc sử dụng............... : ;)
– ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hàng ngày như tiền tệ, cụ thể nó cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, vận chuyển các chất, sinh công cơ học, các quá trình hấp thụ...).
– ATP có chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần 1 năng lượng hoạt hóa thấp khoảng 7,3kcal cho nên ATP có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào
như thế đủ chưa hỳ
 
N

nhjlun

giúp mình với

trã lời dùm mình 2 câu hỏi sau nhé
. nếu không có giảm phân thì hiện tượng gì xảy ra
. tại sao nói giảm phân là hình thức tiến hoá nhất
 
H

hienthanh94

Lên men êtilic và lactic
1 Vang là một đồ uống quý và bổ dưỗng có đúng không? Vì sao?
2 Tại sao ngươì ta nói vang hoặc sâmpanh đã mở phải uống hết ? Vì sao?
3 Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và vị chua gắt , để lâu nữa thì có mùi thối ủng . Hãy giải thích hiện tượng trên .
4 Nếu sirô quả trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng . Vì sao?
5 Vì sao sữa chua chuyển từ trạng thái lỏng sang đặc sệt và có vị chua làm sữa chua ? Viết PTPU và giải thích.
TRẢ LỜI GIÙM MÌNH CÁC CÂU NÀY ĐI VÔ TẾT LÀ MÌNH KIỂM TRA RỒI . THANK YOU
 
T

tuyetroimuahe_vtn

câu 5
pt tự viết nha
sữa chuyển từ lỏng sang đặc là vì khi bạn làm sữa chua, bạn có cho thêm một hộp sữa chua cái có chứa các vi sinh vật lên men chua gọi là vi khuẩn lactic. Sau đó bạn ủ dung dịch sữa với sữa chua cái ở nhiệt độ khoảng 40 đến 50 độ C, ở nhiệt độ này, các vi khuẩn lactic sẽ phân chia và nhân lên rất nhanh, lên men tạo ra axit lactic làm cho sữa chua lên, protein trong sữa (gọi là cazein) kết tủa làm sữa chuyển sang trang thái đặc.
câu 4
Đó là hiện tượng lên men của quả, phản ứng hóa học này tạo ra CO2 làm cho áp suất trong bình tăng lên. Rượu hoặc bia để lâu ngày thì men trong đó cũng sinh ra phản ứn hóa học, lên men rượu tạo ra axít và sẽ có mùi.
câu 2
nếu mở rượu vang và sâm panh ra rồi thì nó dễ bị chua do các vi khuẩn trong không khí chuyển đổi rượu thành giấm
câu 1 đúng vì
Rượu vang được biết có tác dụng kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, làm cho tinh thần sảng khoái, tăng cường thêm năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần hoạt chất polyphenol và anthoxian sẵn có trong rượu vang có khả năng giúp cơ thể bảo vệ chống lại các bệnh xơ cứng các động mạch và các bệnh về tim mạch.
Theo một nghiên cứu của các khoa học gia Hòa Lan cho biết, mỗi ngày dùng ít nhất một ly rượu vang có thể giúp giảm bớt nguy cơ tử vong do các vấn đề về tim mạch và các vấn đề khác ở nam giới, và có thể giúp họ sống lâu hơn nhiều năm nữa.
Số liệu trong nghiên cứu cho thấy: những người uống rượu vang có tuổi thọ dài hơn gần 4 năm so với những người kiêng rượu, và trung bình người uống rượu vang sống lâu hơn 2 năm so với những người uống bia hoặc các loại rượu mạnh khác. Nói chung. Trong nghiên cứu, số người dùng rượu vang có tới 70% là uống rượu vang đỏ.
Nghiên cứu của trường Ðại Học Davis và khoa học gia Pháp Quốc còn chỉ ra rượu vang có ích lợi cho sức khỏe, cụ thể là giúp làm tăng cholesterol có lợi, lipoprotein mật độ cao (HDL) và giúp làm giảm cục đông máu có liên quan đến đột quị, giúp ngăn chặn nguyên nhân gây cao cholesterol xấu. Tác dụng này là trong rượu vang có chứa hai thành phần là resveratrol và saponin.
 
E

echcon_lonton_dihoc

1.vì sao với lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín lại có sự khác nhau về lượng khí thoát khí thoát ra/(trong thí nghiệm với enzim catalaza)?sản phẩm tạo thành sau phản ứng do ezim này xúc tác là gì?
2.trong thí nghiệm sử dụng enz
im trong quả dứa tươi để tách chiết ADN cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích zì
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

1.vì sao với lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín lại có sự khác nhau về lượng khí thoát khí thoát ra/(trong thí nghiệm với enzim catalaza)?sản phẩm tạo thành sau phản ứng do ezim này xúc tác là gì?
2.trong thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích zì
1. do hoạt tính của enzim catalase, nhiệt độ hoạt động tối ưu của catalase là 37 độ C. Lát khoai tây thường thì hoạt động khá tốt ở nhiệt độ phòng. Còn lát khoai tây đã luộc chín thì enzim catalase đã mất hoạt tính do bị phân hủy.
2. dùng để phá màng tế bào, đúng hok nhỉ :-s
 
Top Bottom