Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Không ai thắc mắc gì về lí thuyết hở :D
Vậy mình đến với bài tập nha mọi người :p

Câu 1: Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì:
a) vật sẽ chuyển động tròn đều.
b) vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
c) vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều.
d) Một kết quả khác

Câu 2: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật :
a) gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng
b) Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
c) Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
d) Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.

Câu 3: Chọn câu đúng Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
a) tác dụng vào cùng một vật.
b) tác dụng vào hai vật khác nhau.
c) không bằng nhau về độ lớn.
d) bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?
a) Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động .
b) Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
c) Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
d) Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 1: Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì:
a) vật sẽ chuyển động tròn đều.
b) vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
c) vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều.
d) Một kết quả khác

Câu 2: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật :
a) gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng
b) Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
c) Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
d) Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.

Câu 3: Chọn câu đúng Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
a) tác dụng vào cùng một vật.
b) tác dụng vào hai vật khác nhau.
c) không bằng nhau về độ lớn.
d) bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?
a) Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động .
b) Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
c) Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
d) Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó
bài này bọn em học từ mấy tuần trước
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đây là đáp án của 4 câu đầu tiên nhé :p
Đáp án: 1D 2A 3B 4C
Chúc mừng bạn @Chris Master Harry đã trả lời đúng cả 4 câu nhé :p
Bạn nhớ bài rất tốt nè :D

Cùng đến với 4 câu tiếp theo nào!!!!!

Câu 5: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ :
a) trọng lượng của xe
b) lực ma sát nhỏ.
c) quán tính của xe.
d) phản lực của mặt đường

Câu 6: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là:
a) lực mà con ngựa tác dụng vào xe.
b) lực mà xe tác dụng vào ngựa.
c) lực mà ngựa tác dụng vào đất.
d) lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
a) trọng lương.
b) khối lượng.
c) vận tốc.
d) lực.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng nhất .
a) Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
b) Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
c) Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
d) Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 5: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ :
a) trọng lượng của xe
b) lực ma sát nhỏ.
c) quán tính của xe.
d) phản lực của mặt đường

Câu 6: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là:
a) lực mà con ngựa tác dụng vào xe.
b) lực mà xe tác dụng vào ngựa.
c) lực mà ngựa tác dụng vào đất.
d) lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
a) trọng lương.
b) khối lượng.
c) vận tốc.
d) lực.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng nhất .
a) Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
b) Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
c) Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
d) Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có mỗi một bạn chăm thế này :D
Những bài tập kiểu này giúp các bạn ôn kiến thức rất tốt luôn đó nha:p

Đáp án: 5C 6D 7B 8C
Chúc mừng bạn @Chris Master Harry lại trả lời đúng cả 4 câu nhé :D
Thử sức với bài tập tính toán nào các bạn :p

Câu 9: Một quả bóng, khối lượng 0,50kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gia chân tác dụng vào bóng là 0,020s. Quả bóng bay đi với tốc độ :
a) 10m/s
b) 2,5m/s
c) 0,1m/s
d) 0,01m/s

Câu 10: Một vật được treo vào sợi dây mảnh 1 như hình. Phía dưới vật có buộc một sợi dây 2 giống như sợi dây 1. Nếu cầm sợi dây 2 giật thật nhanh xuống thì sợi dây nào sẽ bị đứt trước.
upload_2021-11-15_13-53-55-png.193194

a) phụ thuộc vào khối lượng của vật.
b) Dây 1 và dây 2 cùng bị đứt.
c) Dây 2.
d) Dây 1


Câu 11: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là :
a) 8m
b) 2m
c) 1m
d) 4m

Câu 12: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng :
a) 0,008m/s
b) 2m/s
c) 8m/s
d) 0,8m/s
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có vẻ các bạn ngủ hết rồi nhỉ :D
Đáp án: 9A 10C 11B 12C
Chúc các bạn ngủ ngon nhé ^^
 
  • Like
Reactions: manh huy

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,920
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Lớp 11
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
A. LÍ THUYẾT

1. Toàn mạch

Toàn mạch là mạch điện kín có sơ đồ đơn giản nhất như hình vẽ.
VL_11_1_900_638cb68dc4.JPG

Trong đó ℰ là suất điện động của nguồn.
  • r là điện trở của nguồn (điện trở trong).
  • $R_N$ là điện trở tương đương của mạch ngoài.
2. Định luật Ôm cho toàn mạch

+ Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ với điện trở toàn phần của mạch đó.
+ Công thức: $I=\frac{\xi }{{{R}_{N}}+r}.$
Chú ý: Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện, cũng chính là hiệu điện thế mạch ngoài:
${{U}_{N}}=I.{{R}_{N}}=\xi-I.r $
+ Hiện tượng đoản mạch: xảy ra khi $R_N = 0$, lúc đó nguồn điện bị nối tắt, nguồn dễ bị hỏng: $I=\frac{\xi }{r}.$
3. Hiệu suất nguồn điện

Khi hoạt động, công suất toàn phần của nguồn ${{P}_{tp}}=\xi .I$, điện trở trong r của nguồn cũng tiêu thụ điện năng do sự tỏa nhiệt, đó là phần hao phí ${{P}_{hp}}=r{{I}^{2}}$. Phần cung cấp cho mạch ngoài là có ích ${{P}_{ci}}={{P}_{tp}}-{{P}_{hp}}$. Đại lượng cho biết nguồn hao phí ít hay nhiều là hiệu suất nguồn:
$ H=\frac{{{P}_{ci}}}{{{P}_{tp}}}=\frac{{{P}_{tp}}-{{P}_{hp}}}{{{P}_{tp}}}=\frac{\xi .I-r{{I}^{2}}}{\xi .I}=\frac{\xi -rI}{\xi }=\frac{{{U}_{N}}}{\xi }⋅$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Vận dụng định luật Ôm cho toàn mạch
  • Định luật Ôm cho toàn mạch: $I=\frac{\xi }{{{R}_{N}}+r}$⋅ (Chiều dòng điện trong mạch: đi từ cực dương của nguồn điện, qua điện trở, rồi về cực âm của nguồn).
  • Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện, cũng chính là hiệu điện thế mạch ngoài:
${{U}_{N}}=I.{{R}_{N}}=\xi -I.r.U_N=I.R_N=\xi −I.r.$
  • Hiệu suất nguồn điện: $H=\frac{{{P}_{ci}}}{{{P}_{tp}}}=\frac{{{P}_{tp}}-{{P}_{hp}}}{{{P}_{tp}}}=\frac{\xi I-r{{I}^{2}}}{\xi .I}=\frac{\xi -rI}{\xi }=\frac{{{U}_{N}}}{\xi }=\frac{{{R}_{N}}}{{{R}_{N}}+r}⋅$
Các bước giải bài tập:
  • Nếu mạch ngoài có nhiều điện trở ghép với nhau, cần phân tích, nhận dạng các điện trở mạch ngoài được mắc như thế nào để tính điện trở tương đương của mạch ngoài.
  • Sử dụng định luật Ôm cho mạch kín để tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
  • Sử dụng các công thức của định luật Ôm cho đoạn mạch, công suất của nguồn, công suất của đoạn mạch, hiệu suất của nguồn điện, ... để tìm các đại lượng khác theo yêu cầu của bài toán.
Các bạn nhớ quay trở lại vào lúc 20h30 tối mai để làm bài tập phần này nhé
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,920
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Sau đây là phần bài tập của ngày hôm nay :cool::cool::p

Câu 1. Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch là:
A.$I=\frac{E}{R+r}$
B.$I=E.r.R$
C.$I=\frac{E}{r}.R$
D.$I=E-r-R$
Câu 2:Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở các đoạn dây nói. Biết R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, R3 = 1Ω, E = 6V, r = 3Ω.Cường độ dòng điện qua mạch chính là
bai-tap-trac-nghiem-dinh-luat-om-doi-voi-toan-mach-sua18.PNG


A. 0,5A
B. 1A
C. 1,5A
D. 2V
Câu 3:Cho mạch điện như hình vẽ, R1 = 1Ω, R2 = 5Ω, R3 = 12Ω, E = 3V, r = 2Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.Công suất mạch ngoài là
bai-tap-trac-nghiem-dinh-luat-om-doi-voi-toan-mach-sua19.PNG

A. 0.64W
B. 1W
C. 1,44W
D. 1,96W
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Sau đây là phần bài tập của ngày hôm nay :cool::cool::p

Câu 1. Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch là:
A.$I=\frac{E}{R+r}$
B.$I=E.r.R$
C.$I=\frac{E}{r}.R$
D.$I=E-r-R$
Câu 2:Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở các đoạn dây nói. Biết R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, R3 = 1Ω, E = 6V, r = 3Ω.Cường độ dòng điện qua mạch chính là
bai-tap-trac-nghiem-dinh-luat-om-doi-voi-toan-mach-sua18.PNG


A. 0,5A
B. 1A
C. 1,5A
D. 2V
Câu 3:Cho mạch điện như hình vẽ, R1 = 1Ω, R2 = 5Ω, R3 = 12Ω, E = 3V, r = 2Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.Công suất mạch ngoài là
bai-tap-trac-nghiem-dinh-luat-om-doi-voi-toan-mach-sua19.PNG

A. 0.64W
B. 1W
C. 1,44W
D. 1,96W
1.A
2.C
3.C
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,920
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Giờ e hơi bận một chút, anh giải cho e đc ko ạ. em đang lú.
2.
$I=\frac{6}{3+1+\frac{6.3}{6+3}}=1A$
3.
$P_{ngoai}=\frac{3^2}{(2+\frac{12.6}{12+6})^2}.\frac{12.6}{12+6}=1W$
Chốt đáp án cho 1 số bạn nha
1A2B3B
[TBODY] [/TBODY]
Và sau đây là 3 câu tiếp theo:rongcon10
Câu 4. Tìm phát biểu sai
A. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất nhỏ
B. Suất điện động E của nguồn điện luôn có giá trị bằng độ giảm điện thế mạch trong.
C. Suất điện động E của nguồn điện có giá trị bằng tốc độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong.
D. Điện trở toàn phần của toàn mạch là tổng giá trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài.

Câu 5. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài:
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Câu 6: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 10 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở $R_1 = 2$ (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 0,5 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
2.
$I=\frac{6}{3+1+\frac{6.3}{6+3}}=1A$
3.
$P_{ngoai}=\frac{3^2}{(2+\frac{12.6}{12+6})^2}.\frac{12.6}{12+6}=1W$
Chốt đáp án cho 1 số bạn nha
1A2B3B
[TBODY] [/TBODY]
Và sau đây là 3 câu tiếp theo:rongcon10
Câu 4. Tìm phát biểu sai
A. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất nhỏ
B. Suất điện động E của nguồn điện luôn có giá trị bằng độ giảm điện thế mạch trong.
C. Suất điện động E của nguồn điện có giá trị bằng tốc độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong.
D. Điện trở toàn phần của toàn mạch là tổng giá trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài.

Câu 5. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài:
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Câu 6: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 10 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở $R_1 = 2$ (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 0,5 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
4.B
5.C
6.B
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,920
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
4B5C6A
[TBODY] [/TBODY]
Và sau đây là 3 câu để ngủ nào các bạn

Câu 7: Cho mạch điện kín, nguồn điện có điện trở r=1Ω, mạch ngoài có điện trở $R_N=21$Ω, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 90,9% B. 90% C. 95,45% D. 99%

Câu 8, Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampe kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.

Câu 9, Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch:
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương điện trở ngoài của mạch.
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong của nguồn và điện trở ngoài.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
4B5C6A
[TBODY] [/TBODY]
Và sau đây là 3 câu để ngủ nào các bạn

Câu 7: Cho mạch điện kín, nguồn điện có điện trở r=1Ω, mạch ngoài có điện trở $R_N=21$Ω, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 90,9% B. 90% C. 95,45% D. 99%
Câu 8, Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampe kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
Câu 9, Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch:
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương điện trở ngoài của mạch.
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong của nguồn và điện trở ngoài.
7C
8.D
9.D
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bước sang chương mới nè các bạn :D
Như thường lệ ta sẽ bắt đầu với lý thuyết trước nhé :p

Môn Vật lí lớp 12 - SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Sóng cơ

  • Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ cho các phần tử trong môi trường.
  • Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.
2. Phân loại sóng cơ

  • Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Thực nghiệm chứng tỏ, sóng ngang truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng. Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.
  • Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Thực nghiệm chứng tỏ, sóng dọc truyền được cả trong chất rắn, lỏng và khí. Ví dụ: sóng âm, sóng trên một lò xo.
3. Các đặc trưng của sóng

+ Biên độ của sóng: Biên độ A của sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
+ Chu kì, tần số của sóng:
  • Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
  • Đại lượng $f=\frac{1}{T}$ gọi là tần số của sóng.
+ Tốc độ truyền sóng:
  • Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động của môi trường.
  • Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi.
  • Tốc độ truyền sóng chỉ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
+ Bước sóng: Bước sóng λ là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
$\lambda =vT=\frac{v}{f}$
+ Năng lượng sóng: Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
4. Phương Trình Sóng

+ Phương trình sóng cơ tại một điểm trên phương truyền sóng
VL_12_1_700_8241b5508f.PNG

Giả sử có một nguồn sóng dao động tại O với phương trình
${{u}_{O}}=A\cos (\omega t)=A\cos \left( \omega t+\varphi \right).$
Xét tại một điểm M trên phương truyền sóng, M cách O một khoảng x như hình vẽ, sóng truyền theo phương từ O đến M. Sóng truyền từ O đến M hết một khoảng thời gian $\Delta t=\frac{x}{v}$, với v là tốc độ truyền sóng. Khi đó li độ dao động tại O ở thời điểm t – Dt bằng li độ dao động tại M ở thời điểm t.
${{u}_{M}}(t)={{u}_{O}}(t-\Delta t)={{u}_{O}}\left( t-\frac{x}{v} \right)=A\cos \left[ \omega \left( t-\frac{x}{v} \right)+\varphi \right]=A\cos \left[ \omega t+\varphi -\frac{\omega x}{v} \right]=A\cos \left[ \omega t+\varphi -\frac{2\pi fx}{v} \right]$
Mà $\lambda =\frac{v}{f}$, do đó : ${{u}_{M}}(t)=A\cos \left( \omega t+\varphi -\frac{2\pi x}{\lambda } \right),\text{ }t\ge \frac{x}{v}.$
Vậy phương trình sóng trên phương truyền sóng Ox là :
$u=A\cos \left( \omega t+\varphi -\frac{2\pi x}{\lambda } \right).$
+ Độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng
Gọi M và N là hai điểm trên phương truyền sóng, tương ứng cách nguồn các khoảng dM và dN
Khi đó phương trình sóng truyền từ nguồn O đến M và N lần lượt là $\left\{ \begin{matrix} & {{u}_{M}}(t)=A\cos \left( \omega t+\varphi -\frac{2\pi {{x}_{M}}}{\lambda } \right) \\ & {{u}_{N}}(t)=A\cos \left( \omega t+\varphi -\frac{2\pi {{x}_{N}}}{\lambda } \right) \\ \end{matrix} \right.$
Pha dao động tại M và N tương ứng là $\left\{ \begin{matrix} & {{\varphi }_{M}}=\omega t+\varphi -\frac{2\pi {{x}_{M}}}{\lambda } \\ & {{\varphi }_{N}}=\omega t+\varphi -\frac{2\pi {{x}_{N}}}{\lambda } \\ \end{matrix} \right.$
Đặt $\Delta \varphi =\left| {{\varphi }_{M}}-{{\varphi }_{N}} \right|=\frac{2\pi \left| {{x}_{M}}-{{x}_{N}} \right|}{\lambda }=\frac{2\pi d}{\lambda };$ với $d=\left| {{x}_{M}}-{{x}_{N}} \right|.$
$\Delta \varphi$ được gọi là độ lệch pha của hai điểm M và N.
  • Hai điểm dao động cùng pha nếu $\Delta \varphi =k2\pi =\frac{2\pi d}{\lambda }\text{ }\xrightarrow{{}}\text{ }d=k\lambda .$
Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
  • Hai điểm dao động ngược pha nếu $\Delta \varphi =\left( 2k+1 \right)\pi =\frac{2\pi d}{\lambda }\text{ }\xrightarrow{\text{ }}\text{ }d=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{2}.$
Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nửa nguyên lần bước sóng (lẻ nửa bước sóng) thì dao động ngược pha.
  • Hai điểm dao động vuông pha nếu $\Delta \varphi =\frac{\left( 2k+1 \right)\pi }{2}=\frac{2\pi d}{\lambda }\text{ }\xrightarrow{\text{ }}\text{ }d=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}$
Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau lẻ một phần tư bước sóng thì dao động vuông pha.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Tìm các đại lượng đặc trưng của sóng cơ

− Dựa vào mối liên hệ giữa các đại lượng v, T, f: $v=\lambda .T=\frac{\lambda }{f}$
Dạng 2: Viết phương trình truyền sóng cơ

− Phương trình truyền sóng: $u=a\cos \left( \omega t+\varphi \mp \frac{2\pi x}{\lambda } \right)$
  • x và λ cùng đơn vị (x bài cho tính theo đơn vị gì thì λ sẽ có đơn vị đó).
  • dấu “−” nếu sóng truyền theo chiều dương trục Ox
  • dấu “+” nếu sóng truyền ngược theo chiều dương trục Ox
Dạng 3: Xác định độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng

− Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng: $\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }$
  • Hai điểm dao động cùng pha nếu $\Delta \varphi =k2\pi =\frac{2\pi d}{\lambda }\text{ }\xrightarrow{{}}\text{ }d=k\lambda .$
  • Hai điểm dao động ngược pha nếu $\Delta \varphi =\left( 2k+1 \right)\pi =\frac{2\pi d}{\lambda }\text{ }\xrightarrow{\text{ }}\text{ }d=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{2}.$
  • Hai điểm dao động vuông pha nếu $\Delta \varphi =\frac{\left( 2k+1 \right)\pi }{2}=\frac{2\pi d}{\lambda }\text{ }\xrightarrow{\text{ }}\text{ }d=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}$
Xem chi tiết tại đây
 
Top Bottom