Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đây là 4 câu đầu tiên nhé, bắt đầu với lý thuyết nào các bạn :p

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất? Sóng cơ là
A. Những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian
B. Những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian
C. Quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường vật chất (đàn hồi)
D. Những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất (đàn hồi)

Câu 2: Tìm kết luận sai. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền
A. Dao động của các phần tử vật chất
B. Pha dao động
C. Năng lượng dao động
D. Phần tử vật chất

Câu 3: Sóng ngang là sóng
A. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
B. Có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. Truyền theo phương thẳng đứng
D. Có phương dao động tùy thuộc môi trường truyền sóng

Câu 4: Sóng dọc là sóng
A. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
B. Có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. Là sóng truyền dọc theo sợi dây
D. Là sóng truyền theo phương ngang
 
Last edited:

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
116
21
Sóc Trăng
unknown
Đây là 4 câu đầu tiên nhé, bắt đầu với lý thuyết nào các bạn :p

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất? Sóng cơ là
A. Những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian
B. Những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian
C. Quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường vật chất (đàn hồi)
D. Những giao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất (đàn hồi)

Câu 2: Tìm kết luận sai. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền
A. Dao động của các phần tử vật chất
B. Pha dao động
C. Năng lượng dao động
D. Phần tử vật chất

Câu 3: Sóng ngang là sóng
A. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
B. Có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. Truyền theo phương thẳng đứng
D. Có phương dao động tùy thuộc môi trường truyền sóng

Câu 4: Sóng dọc là sóng
A. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
B. Có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. Là sóng truyền dọc theo sợi dây
D. Là sóng truyền theo phương ngang
1C 2D 3A 4B
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án: 1D 2D 3A 4B
Chúc mừng @Rize đã đúng 3 câu nhé :p
Nếu được phong danh hiệu người chăm nhất Box Lý mình sẽ phong cho bạn đây :p
21h tối mai mình sẽ quay lại với đáp án nhé :D

Câu 5: Gọi $v_r,v_l,v_k$ lần lượt là tốc độ truyền sóng của một sóng cơ trong c|c môi trường rắn, lỏng, khí. Kết luận đúng là
A. $v_r < v_l < v_k$
B. $v_r < v_k < v_l$
C. $v_r > v_l > v_k$
D. $v_r > v_k > v_l$

Câu 6: Sóng cơ truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé (như từ nước ra không khí) thì
A. Bước sóng giảm
B. Chu kỳ tăng
C. Tốc độ truyền tăng
D. Tần số tăng

Câu 7: Bước sóng là
A. Quãngđường sóng truyền được trong một chu kỳ
B. Quãngđường sóng truyền được trong nguyên lần chu kỳ
C. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha

Câu 8: Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ truyền sóng là v, chu kỳ sóng là T. Bước sóng  được tính bằng biểu thức
A. $\lambda = \frac{v}{T}$
B. $\lambda = \frac{T}{v}$
C. $\lambda = \sqrt{v.T}$
D. $\lambda = v.T$
 

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
116
21
Sóc Trăng
unknown
Đáp án: 1D 2D 3A 4B
Chúc mừng @Rize đã đúng 3 câu nhé :p
Nếu được phong danh hiệu người chăm nhất Box Lý mình sẽ phong cho bạn đây :p
21h tối mai mình sẽ quay lại với đáp án nhé :D

Câu 5: Gọi $v_r,v_l,v_k$ lần lượt là tốc độ truyền sóng của một sóng cơ trong c|c môi trường rắn, lỏng, khí. Kết luận đúng là
A. $v_r < v_l < v_k$
B. $v_r < v_k < v_l$
C. $v_r > v_l > v_k$
D. $v_r > v_k > v_l$

Câu 6: Sóng cơ truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé (như từ nước ra không khí) thì
A. Bước sóng giảm
B. Chu kỳ tăng
C. Tốc độ truyền tăng
D. Tần số tăng

Câu 7: Bước sóng là
A. Quãngđường sóng truyền được trong một chu kỳ
B. Quãngđường sóng truyền được trong nguyên lần chu kỳ
C. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha

Câu 8: Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ truyền sóng là v, chu kỳ sóng là T. Bước sóng  được tính bằng biểu thức
A. $\lambda = \frac{v}{T}$
B. $\lambda = \frac{T}{v}$
C. $\lambda = \sqrt{v.T}$
D. $\lambda = v.T$
5C 6A 7A 8D
 

Minhtq411

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười một 2021
183
197
46
TP Hồ Chí Minh
Đáp án: 1D 2D 3A 4B
Chúc mừng @Rize đã đúng 3 câu nhé :p
Nếu được phong danh hiệu người chăm nhất Box Lý mình sẽ phong cho bạn đây :p
21h tối mai mình sẽ quay lại với đáp án nhé :D

Câu 5: Gọi $v_r,v_l,v_k$ lần lượt là tốc độ truyền sóng của một sóng cơ trong c|c môi trường rắn, lỏng, khí. Kết luận đúng là
A. $v_r < v_l < v_k$
B. $v_r < v_k < v_l$
C. $v_r > v_l > v_k$
D. $v_r > v_k > v_l$

Câu 6: Sóng cơ truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé (như từ nước ra không khí) thì
A. Bước sóng giảm
B. Chu kỳ tăng
C. Tốc độ truyền tăng
D. Tần số tăng

Câu 7: Bước sóng là
A. Quãngđường sóng truyền được trong một chu kỳ
B. Quãngđường sóng truyền được trong nguyên lần chu kỳ
C. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha

Câu 8: Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ truyền sóng là v, chu kỳ sóng là T. Bước sóng  được tính bằng biểu thức
A. $\lambda = \frac{v}{T}$
B. $\lambda = \frac{T}{v}$
C. $\lambda = \sqrt{v.T}$
D. $\lambda = v.T$
5C
6A
7A
8D
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án: 5C 6A 7A 8D
Chúc mừng bạn @Rize@Minhtq411 đã trả lời chính xác nhé.
Chúng ta lại có thêm một nhân tố tiềm năng nữa rồi :p
4 câu cuối cùng nhé các bạn :p

Câu 9: Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình $u = 5\cos(1000t - 10x)(cm)$, trong đó x là tọa độ tính bằng mét, t là thời gian tính bằng giây . Tốc độ truyền sóng là
A. 100 m/s
B. 62,8 ms
C. 10 m/s
D. 628 m/s

Câu 10: Một sóng cơ học được mô tả bởi phương trình $u(x,t) = 4\cos (\pi(\frac{t}{5} - \frac{x}{9}) + \frac{\pi}{3})$ , trong đó x đo bằng mét, t đo bằng giây và u đo bằng cm. Gọi a là gia tốc dao động của một phần tử, v là vận tốc truyền sóng, λ là bước sóng, f là tần số. Các giá trị nào dưới đây là đúng?
A. $f = 50Hz$
B. $\lambda = 18m$
C. $a = 0,04m/s^2$
D. $v = 5m/s$

Câu 11: Tạo sóng ngang trên một dây đàn hồi Ox. Phương trình dao động của nguồn O là $u_O = 16\cos(\pi(t + \frac{1}{5}))(cm)$. Tốc độ truyền sóng trên dây là 5 m/s. Một điểm M cách nguồn Phát sóng O một khoảng x = 50 cm có phương trình dao động là
A. $u_M = 16\cos(\pi(t + \frac{1}{10}))(cm)$
B. $u_M = 16\cos(\pi(t - \frac{1}{10}))(cm)$
C. $u_M = 16\cos(\pi(t - \frac{1}{5}))(cm)$
D. $u_M = 16\cos(\pi t)(cm)$

Câu 12: Tạo sóng ngang trên một dây đàn hồi Ox. Một điểm M cách nguồn Phát sóng O một khoảng d = 50 cm có phương trình dao động $u_M = 15\cos(\pi(t + \frac{1}{20}))(cm)$, vận tốc truyền sóng trên dây là 5 m/s. Phương trình dao động của nguồn O là
A. $u_O = 15\cos(\pi(t + \frac{3}{20}))(cm)$
B. $u_O = 15\sin(\pi(t - \frac{3}{20}))(cm)$
C. $u_O = 15\cos(\pi(t - \frac{3}{20}))(cm)$
D. $u_O = 15\cos(\pi t)(cm)$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Các bạn lớp 10 đâu rồi ta :p
Cùng mình ôn lại lý thuyết nhé :D

Vật lí 10

LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Lực hấp dẫn


+ Khái niệm: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.
  • Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
  • Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
  • Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.
01_32691ba3c3.png
[TBODY] [/TBODY]
2. Định luật vạn vật hấp dẫn

+ Nội dung định luật vạn vật hấp dẫn: Hai chất điểm bất kì hút nhau bằng một lực tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
+ Biểu thức: ${{F}_{12}}={{F}_{21}}=G\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}$
Trong đó:
$m_1; m_2$ là khối lượng của hai chất điểm (kg).
r là khoảng cách từ tâm giữa hai chất điểm (m).
$F_{12}; F_{21}$ là độ lớn lực hấp dẫn (N).
Điều kiện áp dụng:
  • Kích thước của vật rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
  • Hai vật đồng chất hình cầu với r là khoảng cách giữa hai tâm.
3. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn

+ Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật. Độ lớn của trọng lực (tức trọng lượng).
02_16c521b9e7.PNG

$P=G\frac{mM}{{{\left( R+h \right)}^{2}}}=mg$ với $g=\frac{GM}{{{(R+h)}^{2}}}$
Trong đó: m là khối lượng của vật, h là độ cao của vật so với mặt đất,
M và R là khối lượng và bán kính Trái Đất
Nếu vật ở gần mặt đất thì h ≪ R thì $g=\frac{GM}{{{R}^{2}}}$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn
+ Đặc điểm của lực hấp dẫn:
03_36c504f620.PNG

  • Điểm đặt: tại tâm của mỗi vật.
  • Phương: nằm trên đường thẳng nối hai tâm.
  • Chiều: hướng vào trung điểm của đường thẳng nối hai tâm.
  • Độ lớn: ${{F}_{12}}={{F}_{21}}=G\frac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}$
+ Gia tốc rơi tự do ở độ cao h: $g=\frac{GM}{{{(R+h)}^{2}}}$
Nếu vật ở gần mặt đất h≪R thì gia tốc rơi tự do $g=\frac{GM}{{{R}^{2}}}$ là hằng số đối với mọi vật.
Trong đó:
$G=6,{{67.10}^{-11}}\,N.{{m}^{2}}/k{{g}^{2}}$ là hằng số hấp dẫn
R, h (m) lần lượt là bán kính Trái Đất và độ cao của vật tính từ mặt đất
M (kg) là khối lượng của Trái Đất
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Nếu không có ai thắc mắc về lý thuyết ta sẽ qua bài tập luôn nhé :D

Câu 1: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng
B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.
C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.
D.Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.

Câu 2: Một viên bi đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào viên bi có giá trị
A. lớn hơn trọng lượng của viên bi
B. bằng 2
C. bằng trọng lượng của viên bi
D. bằng 0

Câu 3: Hai quả cầu đồng chất có khối lượng 30 kg, bán kính 50 cm, khoảng cách giữa hia tâm của chúng là 50 cm. Biết rằng số hấp dẫn là $G = 6,67.10^{-11}N.m^2/kg^2$ . Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là
A. $2,0672.10^{-8} N$
B. $2,4012.10^{-7} N$
C. $1,0672.10^7 N$
D. $1,0672.10^5 N$

Câu 4: Một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Gọi M là khối lượng Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn và R là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là:
A. $g=\frac{GM}{(R+h)^3}$
B. $g=\frac{GM}{(R+h)^2}$
C. $\frac{GM}{R+h}$
D. $\frac{GM}{R^2}$
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 1: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng
B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.
C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.
D.Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.

Câu 2: Một viên bi đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào viên bi có giá trị
A. lớn hơn trọng lượng của viên bi
B. bằng 2
C. bằng trọng lượng của viên bi
D. bằng 0

Câu 3: Hai quả cầu đồng chất có khối lượng 30 kg, bán kính 50 cm, khoảng cách giữa hia tâm của chúng là 50 cm. Biết rằng số hấp dẫn là $G = 6,67.10^{-11}N.m^2/kg^2$ . Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là
A. $2,0672.10^{-8} N$
B. $2,4012.10^{-7} N$
C. $1,0672.10^7 N$
D. $1,0672.10^5 N$

Câu 4: Một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Gọi M là khối lượng Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn và R là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là:
A. $g=\frac{GM}{(R+h)^3}$
B. $g=\frac{GM}{(R+h)^2}$
C. $\frac{GM}{R+h}$
D. $\frac{GM}{R^2}$
 
Last edited by a moderator:

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án: 1A 2C 3B 4B
Chúc mừng bạn @Chris Master Harry đã trả lời đúng cả 4 câu nhé :p

Tiếp tục nào các bạn ơi!!!!
Câu 5: Ở mặt đất, một vật có trọng lượng 8 N. Nếu chuyển vật này ở độ cao cách Trái Đất một khoảng R (R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng của vât bằng
A. 1 N.
B. 2,5 N.
C. 5 N.
D. 2 N.

Câu 6: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là 9,808 m/s2 và 9,802 m/s2. Coi Trái Đất là đồng chất và chân núi cách tâm Trái Đất 6370 km. Chiều cao ngọn núi này là
A. 324,7 m.
B. 640 m.
C. 2059,5 m.
D. 325 m.

Câu 7: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hút tăng 6 lần?
A. Tăng 6 lần
B. Giảm 6 lần
C. Tăng 6 lần
D. Giảm 6 lần

Câu 8: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai vật, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khoảng cách giảm đi một nửa.
B. Lực hấp dẫn không đổi khi khối lượng một vật tăng gấp đôi còn khối lượng vật kia giảm còn một nửa.
C. Rất hiếm khi lực hấp dẫn là lực đẩy.
D. Hằng số hấp dẫn có giá trị như nhau ở cả trên mặt Trái Đất và trên Mặt Trăng.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hông ai giải nữa hở tarr :p
Mình sẽ công bố cùng 4 câu cuối luôn nhé :p

Tiếp tục nhé các bạn :(

Câu 9: Khối lượng Trái Đất bằng 80 lần khối lượng Mặt Trăng .Lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng bằng bao nhiêu lần lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất?
A. Lớn hơn 6400 lần.
B. Nhỏ hơn 80 lần.
C. Lớn hơn 80 lần.
D. Bằng nhau.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng về lực hấp dẫn giữa hai vật.
A. Lực hấp dẫn giảm đi hai lần khi khoảng cách tăng hai lần.
B. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khối lượng mỗi vật tăng hai lần.
C. Hằng số hấp dẫn có giá trị G = 6,67.1011 N/kg2 trên mặt đất.
D. Hằng số G của các hành tinh càng gần Mặt Trời thì có giá trị càng lớn.

Câu 11: Hãy tính gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Mộc Tinh. Biết gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Trái Đất là g = 9,81 m/s2 ; khối lượng của Mộc Tinh bằng 318 lần khối lượng Trái Đất; đường kính của Mộc Tinh và của Trái Đất lần lượt là 142980 km và 12750 km.
A. 278,2 m/s2
B. 24,8 m/s2
C. 3,88 m/s2
D. 6,2 m/s2

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Đoạn mạch chứa nguồn điện


Đối với đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát) dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm. Xét đoạn mạch chứa nguồn như hình vẽ
VL_11_1_100_013dfea384.JPG

Từ định luật Ôm cho đoạn mạch ta có: $U_{AB} = U_{AM} + U_{MB} = (\xi – Ir) + (– IR) = \xi – (R + r)I$
Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế $U_{AB}$, cường độ dòng điện $I$ và các điện trở là:
$\text{I}=\frac{\xi-{{\text{U}}_{\text{AB}}}}{\text{r}+\text{R}}=\frac{\xi-{{\text{U}}_{\text{AB}}}}{{{\text{R}}_{\text{AB}}}}$
Trong đó:
  • $R_{AB}$ là điện trở tổng cộng trên đoạn AB
  • Dòng điện theo chiều từ B đến A.
+ Lưu ý: Chiều tính hiệu điện thế UAB là chiều từ A tới B: Nếu đi theo chiều này mà gặp cực dương của nguồn điện thì suất điện động $\xi$ được lấy với giá trị dương, dòng điện có chiều từ B tới A ngược với chiều tính hiệu điện thế thì tổng độ giảm điện thế $I(r + R)$ được lấy với giá trị âm.
2. Ghép nguồn điện thành bộ

a) Bộ nguồn nối tiếp
+ Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện $(\xi_1, r_1), (\xi_2, r_2), .... (\xi_n, r_n)$ được ghép nối tiếp với nhau, trong đó cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện tiếp sau để thành một dãy liên tiếp như sơ đồ hình dưới. Như vậy, đầu A là cực dương và đầu B là cực âm của nguồn.
VL_11_1_101_8ae4599dd0.png

  • Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ:
$\xi_b =\xi_1 + \xi_2 + …. + \xi_n$
  • Điện trở trong rb của nguồn điện ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ: $r_b = r_1 + r_2 + …. + r_n$
b) Bộ nguồn song song
  • Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng một điểm A và nối cực âm của các nguồn vào cùng điểm B như sơ đồ hình vẽ. Điện thế của điểm A lớn hơn điện thế của điểm B nên A là cực dương và B là cực âm của nguồn.
VL_11_1_102_2151335421.png

  • Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế UAB bằng suất điện động của mỗi nguồn và bằng suất điện động của bộ nguồn, còn điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của n điện trở r mắc song song: $\xi_n = \xi; {{r}_{b}}=\frac{r}{n}$
c) Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng
  • Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp như sơ đồ
VL_11_1_103_8a3e4f8d2e.png

  • Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép hỗn hợp đối xứng các nguồn giống nhau có cùng suất điện động $\xi$ và điện trở r là: $\xi = m\xi; {{r}_{b}}=\frac{mr}{n}$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Ghép nguồn điện thành bộ
+ Mắc nối tiếp: Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện $({{\xi}_{1}},{{r}_{1}}),({{\xi}_{2}},{{r}_{2}}),...,({{\xi}_{n}},{{r}_{n}})$ được ghép với nhau, sao cho cực âm của nguồn điện trước được nối với cực dương của nguồn điện tiếp sau (tại điểm nối chung không có nhánh rẽ) để thành một dãy liên tiếp như sơ đồ. Thay thế bộ nguồn này bằng nguồn duy nhất tương đương thì $ \left\{ \begin{matrix} & {{\xi}_{b}}={{\xi}_{1}}+{{\xi}_{2}}+\cdots +{{\xi}_{n}} \\ & {{r}_{b}}={{r}_{1}}+{{r}_{2}}+\cdots +{{r}_{n}} \\ \end{matrix} \right.$
Chú ý: Trường hợp riêng đặc biệt nếu n nguồn giống nhau (mỗi nguồn có suất điện động ℰ, điện trở trong r) mắc nối tiếp thì: ${{\xi}_{b}}=n\xi;\,\,{{r}_{b}}=nr.$
+ Mắc song song: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau (mỗi nguồn có suất điện động E, điện trở trong r) được ghép với nhau, sao cho tất cả cực dương của các nguồn được nối vào cùng một điểm và tất cả cực âm của các nguồn được nối vào cùng một điểm khác.
Thay thế bộ nguồn này bằng nguồn duy nhất tương đương thì [tex]\left\{\begin{matrix}\xi_b=\xi \\ r_b=\frac{r}{n} \end{matrix}\right.[/tex]
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

B. BÀI TẬP

Câu 1. Có n pin giống nhau, Mỗi pin có suất điện động ξ và điện trở trong r. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin ghép song song là
A. ξ và r/3.
B. (n-1)ξ và nr.
C. 2.n.ξ và 3.n.r/2.
D. ξ và r/n.
Câu 2, Có 18 nguồn điện giống nhau, suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là ξ = 1,5V và r = 0,5Ω, mắc hỗn hợp đối xứng thành bốn dãy song song với nhau ( mỗi dãy có sáu nguồn điện mắc nối tiếp). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
A. 6V và 0,75Ω. B. 9V và 1,5Ω.
C. 6V và 1Ω. D. 9V và 0,75Ω.
Câu 3. Cần dùng bao nhiêu pin 10V-4Ω mắc theo kiểu song song để thắp cho bóng đèn 8V-8W sáng bình thường ?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 4,Một bộ nguồn gồm 36 pin giống nhau ghép hỗn hợp thành n hàng (dãy), mỗi hàng gồm m pin ghép nối tiếp, suất điện động mỗi pin x = 12V, điện trở trong r = 2Ω. Mạch ngoài có hiệu điện thế U = 120V và công suất P = 360 W. Khi đó m, n bằng
A. n = 12; m = 3.
B. n = 3; m = 12.
C. n = 4; m = 9.
D. n = 9; m = 4.
Câu 5. Có ba nguồn giống nhau có suất điện động ξ và điện trở trong r mắc thành bộ như hình vẽ. Điều nào sau đây là đúng với bộ nguồn (ξb, rb)
trac-nghiem-ghep-nguon-dien-thanh-bo-2.PNG

A. ξb = 2ξ, rb = 3r. B. ξb= 1,5ξ, rb = 1,5r.
C. ξb= 2ξ, rb = 1,5r. D. ξb= 1,5ξ, rb = r.
Câu 6. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó ξ1 = ξ2 = 16V, r = 2Ω, R1 = 3Ω, R2 = 8Ω. Cường độ dòng điện chạy trong mạch
trac-nghiem-ghep-nguon-dien-thanh-bo-1.PNG

A. 1A.
B.1,(3)A.
C. 1,5A.
D. 2A.
Câu 7. Có một số nguồn giống nhau mắc nối tiếp vào mạch mạch ngoài có điện trở R = 10Ω. Nếu dùng 6 nguồn này thì cường độ dòng điện trong mạch là 4A. Nếu dùng 12 nguồn thì cường độ dòng điện trong mạch là 5A. Tính suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn.
A. ξ = 6,25V, r = 5/12Ω. B. ξ = 6,25V, r = 1,2Ω.
C. ξ = 12,5V, r = 5/12Ω. D. ξ = 16,67V, r = 2,5Ω
Câu 8. Hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là 2V, điện trở trong là 0,5Ω, được mắc song song với nhau và nối với một điện trở ngoài R. Điện trở R bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua nó là 1A.
A. 1,5Ω.
B. 1Ω.
C. 1,75Ω.
D. 3Ω.
Câu 9, Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để
A.Có được bộ nguồn có suất điện động bằng suất điện động của mỗi nguồn
B.Có được bộ nguồn có suất điện động bằng tích suất điện động của các nguồn
C.Có được bộ nguồn có suất điện động bằng tổng suất điện động của các nguồn
D.Có được bộ nguồn có suất điện động bé hơn suất điện động của mỗi nguồn
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Câu 1. Có n pin giống nhau, Mỗi pin có suất điện động ξ và điện trở trong r. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin ghép song song là
A. ξ và r/3.
B. (n-1)ξ và nr.
C. 2.n.ξ và 3.n.r/2.
D. ξ và r/n.
Câu 2, Có 18 nguồn điện giống nhau, suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là ξ = 1,5V và r = 0,5Ω, mắc hỗn hợp đối xứng thành bốn dãy song song với nhau ( mỗi dãy có sáu nguồn điện mắc nối tiếp). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
A. 6V và 0,75Ω. B. 9V và 1,5Ω.
C. 6V và 1Ω. D. 9V và 0,75Ω.
Câu 3. Cần dùng bao nhiêu pin 10V-4Ω mắc theo kiểu song song để thắp cho bóng đèn 8V-8W sáng bình thường ?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 4,Một bộ nguồn gồm 36 pin giống nhau ghép hỗn hợp thành n hàng (dãy), mỗi hàng gồm m pin ghép nối tiếp, suất điện động mỗi pin x = 12V, điện trở trong r = 2Ω. Mạch ngoài có hiệu điện thế U = 120V và công suất P = 360 W. Khi đó m, n bằng
A. n = 12; m = 3.
B. n = 3; m = 12.
C. n = 4; m = 9.
D. n = 9; m = 4.
Câu 5. Có ba nguồn giống nhau có suất điện động ξ và điện trở trong r mắc thành bộ như hình vẽ. Điều nào sau đây là đúng với bộ nguồn (ξb, rb)
trac-nghiem-ghep-nguon-dien-thanh-bo-2.PNG

A. ξb = 2ξ, rb = 3r. B. ξb= 1,5ξ, rb = 1,5r.
C. ξb= 2ξ, rb = 1,5r. D. ξb= 1,5ξ, rb = r.
Câu 6. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó ξ1 = ξ2 = 16V, r = 2Ω, R1 = 3Ω, R2 = 8Ω. Cường độ dòng điện chạy trong mạch
trac-nghiem-ghep-nguon-dien-thanh-bo-1.PNG

A. 1A.
B.1,(3)A.
C. 1,5A.
D. 2A.
Câu 7. Có một số nguồn giống nhau mắc nối tiếp vào mạch mạch ngoài có điện trở R = 10Ω. Nếu dùng 6 nguồn này thì cường độ dòng điện trong mạch là 4A. Nếu dùng 12 nguồn thì cường độ dòng điện trong mạch là 5A. Tính suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn.
A. ξ = 6,25V, r = 5/12Ω. B. ξ = 6,25V, r = 1,2Ω.
C. ξ = 12,5V, r = 5/12Ω. D. ξ = 16,67V, r = 2,5Ω
Câu 8. Hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là 2V, điện trở trong là 0,5Ω, được mắc song song với nhau và nối với một điện trở ngoài R. Điện trở R bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua nó là 1A.
A. 1,5Ω.
B. 1Ω.
C. 1,75Ω.
D. 3Ω.
Câu 9, Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để
A.Có được bộ nguồn có suất điện động bằng suất điện động của mỗi nguồn
B.Có được bộ nguồn có suất điện động bằng tích suất điện động của các nguồn
C.Có được bộ nguồn có suất điện động bằng tổng suất điện động của các nguồn
D.Có được bộ nguồn có suất điện động bé hơn suất điện động của mỗi nguồn
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Ôn bài tiếp nào các bạn :p
Chúc các bạn buổi tối vui vẻ nhé ^^

Vật lí lớp 12 - GIAO THOA SÓNG

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Hiện tượng giao thoa sóng

  • Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định. Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa.
anh1-jpg.194561
[TBODY] [/TBODY]
+ Định nghĩa giao thoa sóng: Giao thoa sóng là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp mà cho trên phương truyến sóng các điểm dao động với biên độ được tăng cường (cực đại) hoặc các điểm không dao động (cực tiểu)
+ Điều kiện giao thoa: Hai nguồn sóng phải là hai nguồn kết hợp, tức là hai nguồn sóng phải
  • Dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số)
  • Có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
2. Phương trình giao thoa sóng

Giả sử phương trình dao động của hai nguồn là $u_A = u_B = a\cos(\omega t)$
  • Phương trình sóng tại M do sóng từ nguồn A truyền đến là: ${{u}_{AM}}=a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi {{d}_{1}}}{\lambda } \right),\ {{d}_{1}}=AM$
  • Phương trình sóng tại M do sóng từ nguồn B truyền đến là: ${{u}_{BM}}=a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi {{d}_{2}}}{\lambda } \right),\ {{d}_{2}}=BM$
  • Phương trình dao động tổng hợp tại M là $\begin{matrix} & {{u}_{M}}={{u}_{AM}}+{{u}_{BM}}=a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi {{d}_{1}}}{\lambda } \right)+a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi {{d}_{2}}}{\lambda } \right) \\ & \,\,\,\,\,\,\,=2a\cos \left( \frac{\pi ({{d}_{1}}-{{d}_{2}})}{\lambda } \right)c\text{os}\left( \omega t-\frac{\pi ({{d}_{1}}+{{d}_{2}})}{\lambda } \right) \\ \end{matrix}$
  • Biên độ dao động tổng hợp tại M là ${{A}_{M}}=\left| 2a\cos \left( \frac{\pi ({{d}_{1}}-{{d}_{2}})}{\lambda } \right) \right|$
  • Biên độ dao động tổng hợp cực đại khi: $c\text{os}\left( \frac{\pi ({{d}_{1}}-{{d}_{2}})}{\lambda } \right)=\pm 1=\Leftrightarrow {{d}_{1}}-{{d}_{2}}={{k}_{CD}}\lambda $
  • Biên độ dao động tổng hợp cực tiểu khi: $c\text{os}\left( \frac{\pi ({{d}_{1}}-{{d}_{2}})}{\lambda } \right)=0\Leftrightarrow {{d}_{1}}-{{d}_{2}}=({{k}_{CT}}-0,5)\lambda $
3. Vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa

a) Vị trí các cực đại giao thoa
  • Những điểm cực đại giao thoa là những điểm dao động với biên độ cực đại.
  • Tại vị trí điểm cực đại giao thoa, hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nguyên lần bước sóng $\lambda$: $d_2 – d_1 = k\lambda;$ $(k = 0; \pm 1; \pm 2, …)$
  • Quỹ tích của những điểm cực đại giao thoa là những đường hypebol có hai tiêu điểm là vị trí hai nguồn $S_1$ và $S_2$, chúng được gọi là những vân giao thoa cực đại.
b) Vị trí các cực tiểu giao thoa
  • Những điểm cực tiểu giao thoa là những điểm đứng yên.
  • Tại vị trí điểm cực tiểu giao thoa, dao động bị triệt tiêu, hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nửa nguyên lần bước sóng $\lambda$: $d_2 – d_1 = (k + 0,5)\lambda;$ $(k = 0; \pm 1; \pm 2, …)$
  • Quỹ tích của những điểm cực đại giao thoa là những đường hypebol có hai tiêu điểm là vị trí hai nguồn $S_1$ và $S_2$, chúng được gọi là những vân giao thoa cực tiểu.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Xác định bước sóng, tốc độ truyền sóng

Công thức liên hệ: $\lambda =\frac{v}{f}$
Trên đoạn thẳng nối hai nguồn,
  • Hai điểm dao động với biên độ cực đại (hoặc cực tiểu) gần nhất cách nhau là $\frac{\lambda }{2}$
  • Một cực đại và một cực tiểu gần nhất cách nhau là $\frac{\lambda }{4}$
Dạng 2: Xác định tính chất điểm giao thoa M biết hiệu khoảng cách của nó tới hai nguồn

Lập tỉ số $\left| \frac{{{d}_{1}}-{{d}_{2}}}{\lambda } \right|$
  • Nếu $\left| \frac{{{d}_{1}}-{{d}_{2}}}{\lambda } \right|=k\in N$ thì M là điểm giao thoa cực đại thuộc dãy cực đại thứ k tính từ đường trung trực.
  • Nếu $\left| \frac{{{d}_{1}}-{{d}_{2}}}{\lambda } \right|=k-0,5;\text{ }k\in N$ thì M là điểm giao thoa cực tiểu thuộc dãy cực tiểu thứ k tính từ đường trung trực.
Dạng 3: Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên một đường giới hạn cho trước.

+ Số điểm cực đại, cực tiểu trên đoạn thẳng nối hai nguồn AB :
  • Số điểm cực đại: $2.\left[ \frac{AB}{\lambda } \right]+1;$ với $\left[ \frac{AB}{\lambda } \right]$ chính là số dãy cực đại tính về một phía của đường trung trực.
  • Số điểm cực tiểu: $2.\left[ \frac{AB}{\lambda }+0,5 \right];$ với $\left[ \frac{AB}{\lambda }+0,5 \right]$ chính là số dãy cực tiểu tính về một phía của đường trung trực.
+ Số điểm cực đại, cực tiểu trên đoạn thẳng MN (MN không rơi vào trường hợp đặc biệt: cắt các đường cực đại, cực tiểu 2 lần – chẳng hạn trường hợp MN cắt và vuông góc với đoạn thẳng nối hai nguồn thì phải chia đoạn):
Giả sử hiệu khoảng cách từ M đến hai nguồn nhỏ hơn so với N đến hai nguồn: $(MA – MB) < (NA – NB)$
  • Số điểm cực đại là số giá trị k thoả mãn bất đẳng thức: $MA – MB \leq k\lambda \leq NA – NB$
  • Số điểm cực tiểu là số giá trị k thoả mãn bất đẳng thức: $MA – MB \leq (k – 0,5)\lambda \leq NA – NB$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hôm nay tui tìm được nhiều bài tập nên sẽ nhiều câu hơn đó nhé :p

Câu 1: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của 2 sóng:
A. Xuất phát từ 2 nguồn sóng kết hợp cùng phương.
B. Xuất phát từ 2 nguồn truyền ngược chiều nhau.
C. Xuất phát từ 2 nguồn dao động cùng biên độ.
D. Xuất phát từ 2 nguồn bất kì.

Câu 2: Hai nguồn kết hợp là 2 nguồn
A. Cùng tần số.
B. Cùng tần số và độ lệch pha không đổi
C. Cùng tần số và cùng pha.
D. Cùng tần số và ngược pha.

Câu 3: Hiệu pha của 2 sóng giống nhau phải bằng bao nhiêu để khi giao thoa sóng hoàn toàn triệt tiêu:
A. $\pi$
B. $\pi / 2$
C. $0$
D. $\pi/4$

Câu 4: Trong hiện tượng giao thoa 2 sóng ngược pha, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi từ 2 nguồn kết hợp gửi tới là:
A. $d_2-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}$
B. $d_2-d_1= k\frac{\lambda}{2}$
C. $d_2-d_1=(k+1)\frac{\lambda}{2}$
D. $d_2-d_1=k\lambda$

Câu 5: Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học trên mặt chất lỏng, biết $\lambda$ là bước sóng. Khoảng cách ngắn nhất giữa điểm dao động với biên độ cực đại và điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn thẳng nối 2 nguồn là:
A. $3\lambda/4$
B. $\lambda$
C. $\lambda/4$
D. $\lambda/2$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án: 1A 2B 3A 4D 5C
Mọi người hông giải nữa hở :(
Khó quá hay sao ta

Câu 6: Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ của 2 nguồn kết hợp, cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn có giá trị là:
A. $d_2-d_1=2k\frac{\lambda}{2}$
B. $d_2-d_1= k\frac{\lambda}{2}$
C. $d_2-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}$
D. $d_2-d_1=k\lambda$

Câu 7: Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ của 2 nguồn kết hợp, cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực tiểu có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn có giá trị là:
A. $d_2-d_1=2k\frac{\lambda}{2}$
B. $d_2-d_1= k\frac{\lambda}{2}$
C. $d_2-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}$
D. $d_2-d_1=k\lambda$

Câu 8: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng với 2 nguồn kết hợp A,B ngược pha và cùng biên độ, những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực AB sẽ:
A. Dao động với biên độ bằng biên độ của nguồn.
B. Dao động với biên độ gấp đôi biên độ của nguồn.
C. Dao động với biên độ bằng nửa biên độ của nguồn.
D. Đứng yên không dao động.

Câu 9: Giao thoa giữa 2 nguồn kết hợp trên mặt nước người ta thấy điểm A đứng yên khi thỏa mãn $d_2-d_1=k\lambda$ ( k là số nguyên ). Kết luận chính xác về độ lệch pha của 2 nguồn:
A. $k\pi$
B. $(2k + 1)\pi$
C. $(k + 1)\pi$
D. $2k\pi$

Câu 10: Khẳng định nào sau đây sai:
A. Trong giao thoa sóng, biên độ tổng hợp cực tiểu khi độ lệch pha bằng số lẻ $\pi/2$
B. Trong giao thoa sóng, biên độ tổng hợp cực đại khi độ lệch pha bằng số chẵn $\pi$
C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong 1 chu kì. D. Sự truyền sóng là sự truyền năng lượng và pha dao động.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Cùng tiếp tục ha :p

Câu 11: Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp $O_1, O_2$. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn $O_1O_2$. sẽ:
A. Dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
B. Dao động với biên độ cực đại.
C. Dao động với biên độ cực tiểu.
D. Không dao động.

Câu 12: Tại hai điểm A,B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng trên mặt nước,tại trung điểm của đoạn AB phần tử trên mặt nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động:
A. Lệch pha nhau góc $\pi /3$
B. Ngược pha nhau
C. Cùng pha nhau.
D. Lệch pha nhau góc $\pi/2$

Câu 13: Hai nguồn dao động kết hợp $S_1, S_2$ gây ra hiện tượng giao thoa trên mặt thoáng chất lỏng. Nếu tăng tần số dao động của 2 nguồn lên 3 lần thì khoảng cách giữa 2 điểm liên tiếp trên $S_1S_2$ có biên độ dao động cực đại sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng 3 lần
C. Giảm 6 lần
D. Giảm 3 lần

Câu 14: Cho 2 sóng $u_1=u_0\sin (kx - \omega t)$ và $u_2=u_0\sin (kx - \omega t + \varphi)$. Biên độ tổng hợp 2 sóng là:
A. $A=2u_0\cos \frac{\varphi}{2}$
B. $A=\frac{u_0}{2}$
C. $A=\frac{u_0}{\varphi}$
D. $A=2u_0$

Câu 15 : Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 10 cm tạo ra sóng ngang lan truyền trên mặt nước có phương trình dao động $u_A = u_B = 5\cos(20\pi t)$ cm. Tốc độ truyền sóng là 1 m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M là trung điểm AB là:
A. $u = 10\cos(20\pi t + \frac{\pi}{2})$
B. $u = 5\cos(20\pi t + \frac{\pi}{2})$
C. $u = 10\cos(20\pi t -\pi)$
D. $u = 10\cos(40\pi t)$
 
Top Bottom