Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Lớp 11
Điện năng-Công suất điện
I. LÍ THUYẾT

1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch


  • Khi sử dụng các dụng cụ điện thì chúng đã tiêu thụ năng lượng. Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch đúng bằng công của lực điện trường tạo ra dòng điện, nên A = Uq = UIt
Trong đó: U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch (V)
q là lượng điện tích dịch chuyển (C)
I là cường độ dòng điện trong mạch (A)
t là thời gian điện tích dịch chuyển (s)
  • Lượng điện năng mà một đoạn tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện trường khi dịch chuyển có hướng các điện tích.
2. Công suất điện

  • Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Hoặc bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
  • Công thức: $P=\frac{A}{t}=UI$
3. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

+ Định luật Jun-Lenxơ
  • Nếu đoạn mạch là vật dẫn có điện trở thuần R thì điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng $Q = A = UIt = I^2Rt$ (đây chính là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ.
  • Phát biểu định luật Jun-Lenxơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của vật dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó:

+ Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
  • Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
  • Công thức:$ P=\frac{Q}{t}=\frac{{{I}^{2}}.R.t}{t}={{I}^{2}}.R =\frac{{{U}^{2}}}{R} $
4. Công và công suất của nguồn điện

+ Công của nguồn điện
  • Theo định luật bảo toàn năng lượng, điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện.
  • Công thức tính công Ang của một nguồn điện khi tạo thành dòng điện có cường độ I chạy trong toàn mạch sau một thời gian t là: $A_{ng}$ = qℰ = ℰ.I.t
+ Công suất của nguồn điện
  • Công suất $P_{ng}$ của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện để thực hiện trong đơn vị thời gian. Công suất này cũng chính bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.
  • Công thức: $P=\frac{{{A}_{ng}}}{t}=\frac{\xi .q}{t}=\xi .I$
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Công, công suất của dòng điện ở một đoạn mạch.
  • Công và công suất tiêu thụ của một đoạn mạch: \begin{matrix} & A=U.I.t \\ & P=\frac{A}{t}=U.I=\frac{{{U}^{2}}}{R}. \\ \end{matrix}
  • Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở $I=\frac{U}{R}.$
  • Nhớ các tính chất, công thức của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp và song song đã học ở lớp 9.
Đoạn mạchMắc nối tiếpMắc song song
Sơ đồ mắc
VL_11_1_800_0dc30f6864.JPG
VL_11_1_801_a725f5e119.JPG
Điện trở tương đương của mạch$R={{R}_{1}}+{{R}_{2}}+...+{{R}_{n}}$$\frac{1}{R}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+...+\frac{1}{{{R}_{n}}}$
Cường độ dòng điện trong mạch$I={{I}_{1}}={{I}_{2}}=...={{I}_{n}}$$I={{I}_{1}}+{{I}_{2}}+...+{{I}_{n}}$
Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch$U={{U}_{1}}+{{U}_{2}}+...+{{U}_{n}}$$U={{U}_{1}}={{U}_{2}}=...={{U}_{n}}$
[TBODY] [/TBODY]
  • Dựa vào các số liệu định mức ghi trên các dụng cụ điện để tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của dụng cụ đó:$ R=\frac{U_{dm}^{2}}{{{P}_{dm}}};\,\,{{I}_{dm}}=\frac{{{P}_{dm}}}{{{U}_{dm}}}.$
  • Đơn vị của điện năng tiêu thụ còn được tính theo kWh:
1 kWh = 3600000 J = 1 số điện.
Dạng 2. Vận dụng định luật Jun-Lenxơ.
  • Nhiệt lượng tỏa ra và công suất tỏa nhiệt trên điện trở: \begin{matrix} & Q={{I}^{2}}.R.t \\ & P=\frac{Q}{t}={{I}^{2}}.R=\frac{{{U}^{2}}}{R} \\ \end{matrix}
  • Đối với bài toán đun nước bằng ấm điện:
  • Nhiệt lượng ấm tỏa ra: $Q_{toàn phần} = Q_{tỏa} = {{I}^{2}}Rt=\frac{{{U}^{2}}}{R}$
  • Nhiệt lượng nước cần thu vào: $Q_{có ích} = {{Q}_{thu}}=mc\Delta t=mc( {{t}_{2}}-{{t}_{1}}) $
(c là nhiệt dung riêng của nước và t1, t2 là nhiệt độ ban đầu và sau khi đun của nước).
  • Hiệu suất $H = \frac{{{Q_{{\rm{có ích}}}}}}{{{Q_{{\rm{toàn phần}}}}}}$ hay $H = \frac{{{Q_{ci}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% $
Dạng 3. Công, công suất của nguồn điện.
  • Công và công suất của nguồn điện: \begin{matrix} & A=\xi .q=\xi .I.t \\ & P=\frac{A}{t}=\frac{\xi .q}{t}=\xi .I \\ \end{matrix}
Phần bài tập sẽ được up vào 20h30 ngày mai nhé,mong các bạn ghé thăm.
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Và sau đây là phần bài tập đầu tiên của ngày hôm nay_gh__gh_;)

Câu 1. Gọi A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện qua mạch và t là thời gian dòng điện đi qua. Công thức nêu lên mối quan hệ giữa bốn đại lượng trên được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây?
A.$A=\frac{U.I}{t} $
B.$A=\frac{U.t}{I}$
C.$A=U.I.t$
D.$A=\frac{t.I}{U}$

Câu 2:Trên một bóng đèn có ghi $19 V – 1,5 A$. Kết luận nào dưới đây là sai?
A. Bóng đèn này luôn có công suất là 28,5 W khi hoạt động
B. Bóng đèn này chỉ có công suất 28,5 W khi mắc nó vào hiệu điện thế 19 V
C. Bóng đèn này tiêu thụ điện năng $\frac{57}{2}J$ trong 1 giây khi hoạt động bình thường
D. Bóng đèn này có điện trở 12,(6) $\Omega$ khi hoạt động bình thường

Câu 3: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 5 lần thì công suất điện của mạch
A. Tăng 6 lần. B. Không đổi. C. Giảm 5 lần. D. Tăng 5 lần.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Và sau đây là phần bài tập đầu tiên của ngày hôm nay_gh__gh_;)

Câu 1. Gọi A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện qua mạch và t là thời gian dòng điện đi qua. Công thức nêu lên mối quan hệ giữa bốn đại lượng trên được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây?
A.$A=\frac{U.I}{t} $
B.$A=\frac{U.t}{I}$
C.$A=U.I.t$
D.$A=\frac{t.I}{U}$

Câu 2:Trên một bóng đèn có ghi $19 V – 1,5 A$. Kết luận nào dưới đây là sai?
A. Bóng đèn này luôn có công suất là 28,5 W khi hoạt động
B. Bóng đèn này chỉ có công suất 28,5 W khi mắc nó vào hiệu điện thế 19 V
C. Bóng đèn này tiêu thụ điện năng $\frac{57}{2}J$ trong 1 giây khi hoạt động bình thường
D. Bóng đèn này có điện trở 12,(6) $\Omega$ khi hoạt động bình thường

Câu 3: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 5 lần thì công suất điện của mạch
A. Tăng 6 lần. B. Không đổi. C. Giảm 5 lần. D. Tăng 5 lần.
1C 2A 3C
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
1C 2A 3C
Cảm ơn chị đã tham gia topic và câu trả lời của chị đúng r ạ :p
Và chúng ta cùng tiếp tục với 3 câu tiếp theo nhé

Câu 4: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 3 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút. B. 4500 phút. C. 30 phút. D. 75 phút.

Câu 5: Hai bóng đèn mắc nối tiếp với 1 nguồn E.Hiệu điện thế 2 đầu của mỗi bóng lần lượt là U1 = 330 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
A.$\frac{R_1}{R_2}=1,5$
B.$\frac{R_2}{R_2}=\frac{2}{3}$
C$.\frac{R_2}{R_2}=3$
D.$\frac{R_2}{R_2}=2$

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B.Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C.Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
D.Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đó trong một đơn vị thời gian.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Và sau đây là phần bài tập đầu tiên của ngày hôm nay_gh__gh_;)

Câu 1. Gọi A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện qua mạch và t là thời gian dòng điện đi qua. Công thức nêu lên mối quan hệ giữa bốn đại lượng trên được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây?
A.$A=\frac{U.I}{t} $
B.$A=\frac{U.t}{I}$
C.$A=U.I.t$
D.$A=\frac{t.I}{U}$

Câu 2:Trên một bóng đèn có ghi $19 V – 1,5 A$. Kết luận nào dưới đây là sai?
A. Bóng đèn này luôn có công suất là 28,5 W khi hoạt động
B. Bóng đèn này chỉ có công suất 28,5 W khi mắc nó vào hiệu điện thế 19 V
C. Bóng đèn này tiêu thụ điện năng $\frac{57}{2}J$ trong 1 giây khi hoạt động bình thường
D. Bóng đèn này có điện trở 12,(6) $\Omega$ khi hoạt động bình thường

Câu 3: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 5 lần thì công suất điện của mạch
A. Tăng 6 lần. B. Không đổi. C. Giảm 5 lần. D. Tăng 5 lần.
Cảm ơn chị đã tham gia topic và câu trả lời của chị đúng r ạ :p
Và chúng ta cùng tiếp tục với 3 câu tiếp theo nhé

Câu 4: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 3 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút. B. 4500 phút. C. 30 phút. D. 75 phút.

Câu 5: Hai bóng đèn mắc nối tiếp với 1 nguồn E.Hiệu điện thế 2 đầu của mỗi bóng lần lượt là U1 = 330 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
A.$\frac{R_1}{R_2}=1,5$
B.$\frac{R_2}{R_2}=\frac{2}{3}$
C$.\frac{R_2}{R_2}=3$
D.$\frac{R_2}{R_2}=2$

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B.Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C.Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
D.Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đó trong một đơn vị thời gian.
1.C
2.A
3.C
4.A
5.B
6.C
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Chốt đáp án nha
4D5A6C
[TBODY] [/TBODY]
Và sau đây là 4 câu cuối cùng để đi ngủ nha cả nhà

Câu 7: Hai bóng đèn có công suất lần lượt là: $P_1$ và $P_2$ với $P_1 < P_2$ đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ:
A.$I_1 < I_2$ và $R_1 > R_2$
B.$I_1> I_2$ và $R_1 > R_2$
C.$I_1< I_2$ và $R_1 < R_2$
D.$I_1>I_2$ và $R_1 < R_2$

Câu 8,Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:
A.Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn bằng cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B.Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
C.Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
D.Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

Câu 9, Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng?
A. Máy xay B.Bếp từ
C. Acquy đang nạp điện D. Bình điện phân
10.Đặt một hiệu điện thé U vào hai dầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:
A.$P =2IR $
B.$P =UI$
C.$P = \frac{U^2}{R} $
D.$P =I^2.R$
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Quay lại với các bạn lớp 12 nào :D
Nếu có thắc mắc về lý thuyết đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)

Vật lí 12 - TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Vectơ quay

  • Khi điểm $M$ chuyển động tròn đều thì vectơ vị trí $\overline{OM}$ quay đều với cùng tốc độ góc $\omega$. Khi ấy $x = A\cos(\omega t + \varphi)$ là phương trình hình chiếu của vectơ quay $\overline{OM}$ trên trục $x$.
  • Biểu diễn phương trình của dao động điều hòa bằng một vectơ quay được vẽ tại thời điểm ban đầu như hình vẽ. Vectơ quay có những đặc điểm sau đây
  • Có gốc tại gốc tọa độ của trục $Ox;$
  • Có độ dài bằng biên độ dao động, $OM = A;$
  • Hợp với trục $Ox$ một góc bằng pha ban đầu (chọn chiều dương là chiều của đường tròn lượng giác).
anh11-png.192377
[TBODY] [/TBODY]
2. Phương pháp giản đồ Fre-nen

a) Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
  • Tổng hợp hai dao động thành phần cùng phương : $x_1 = A_1\cos(ωt + φ_1)$ và $x_2 = A_2\cos(ωt + φ_2)$ là chúng ta thực hiện phép tính $x = x_1 + x_2$ và kết quả ta thu được là một dao động tổng hợp $x$ có dạng $x = A\cos(ωt + φ)$.
b) Biểu diễn các dao động điều hòa bằng vectơ quay
  • Lần lượt vẽ hai vectơ quay ${{\overrightarrow{OM}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{OM}}_{2}}$ biểu diễn hai li độ $x_1 = A_1\cos(ωt + φ_1)$ và $x_2 = A_2\cos(ωt + φ_2)$ tại thời điểm ban đầu. Sau đó ta vẽ vectơ $\overrightarrow{OM}$ là tổng của hai vectơ trên.
  • Vì hai vectơ ${{\overrightarrow{OM}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{OM}}_{2}}$ có cùng một tốc độ góc $\omega$ nên hình bình hành $OM_1MM_2$ không biến dạng và quay với tốc độ góc $\omega$. Vectơ đường chéo $\overrightarrow{OM}$ cùng là một vectơ quay với tốc độ góc $\omega$ quanh gốc tọa độ $O$.
anh12-png.192378
[TBODY] [/TBODY]
+ Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động đó.
+ Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp được tính bằng các công thức sau đây: $\left\{ \begin{matrix} & {{A}^{2}}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}c\text{os}\left( {{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}} \right)\text{; } \\ & \tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}c\text{os}{{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}c\text{os}{{\varphi }_{2}}},\ \left( {{\varphi }_{1}}\le \varphi \le {{\varphi }_{2}} \right) \\ \end{matrix} \right.$
3. Ảnh hưởng của độ lệch pha

Biên độ của dao động tổng hợp phụ thuộc vào các biên độ $A_1, A_2$ và độ lệch pha $(φ_2 - φ_1)$ của các dao động thành phần.
  • Nếu các dao động thành phần cùng pha, tức $∆φ = φ_2 - φ_1 = 2nπ, (n = 0, ± 1, ± 2,...),$ thì biên độ dao động tổng hợp là lớn nhất và bằng tổng hai biên độ: $A = A_1 + A_2$.
  • Nếu hai dao động thành phần ngược pha, tức $∆φ = φ_2 - φ_1 = (2n + 1)π, (n = 0, ± 1, ± 2,...),$ thì biên độ dao động tổng hợp là nhỏ nhất: $A = |A_1 – A_2|.$
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Tổng hợp hai dao động khi biết các dao động thành phần

  • Tổng hợp hai dao động: $x_1 = A_1\cos(ωt + φ_1) và x_2 = A_2\cos(ωt + φ_2)$ được một dao động tổng hợp là $x = A\cos(ωt + φ)$.
  • Trong đó $\left\{ \begin{matrix} & {{A}^{2}}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}c\text{os}\left( {{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}} \right)=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}c\text{os}\Delta \varphi \\ & \tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}c\text{os}{{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}c\text{os}{{\varphi }_{2}}},\ \left( {{\varphi }_{1}}\le \varphi \le {{\varphi }_{2}} \right) \\ \end{matrix} \right.$
+ Nếu $\Delta \varphi = k2\pi \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A = {A_1} + {A_2}\\ \varphi = {\varphi _1} = {\varphi _2} \end{array} \right.$
+ Nếu $\Delta \varphi = \left( {2k + 1} \right)\pi \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\\ \left[ \begin{array}{l} \varphi = {\varphi _2};{A_2} > {A_1}\\ \varphi = {\varphi _1};{A_2} > {A_2} \end{array} \right. \end{array} \right.$
+ Nếu $\Delta \varphi = \left( {2k + 1} \right)\frac{\pi }{2} \Rightarrow A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2}$ từ đó ta luôn có $\left| {{A_1} - {A_2}} \right| \le A \le {A_1} + {A_2}$
Dạng 2: Tìm dao động thành phần khi biết dao động tổng hợp

  • Khi biết một dao động thành phần $x_1 = A_1\cos(ωt + φ_1)$ và dao động tổng hợp là $x = A\cos(ωt + φ)$ thì dao động thành phần còn lại là $x_2 = A_2\cos(ωt + φ_2)$.
  • Trong đó: $\left\{ \begin{matrix} & A_{2}^{2}={{A}^{2}}+A_{1}^{2}-2A{{A}_{1}}c\text{os}\left( \varphi -{{\varphi }_{1}} \right) \\ & \tan {{\varphi }_{2}}=\frac{A\sin \varphi -{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}}{Ac\text{os}\varphi -{{A}_{1}}c\text{os}{{\varphi }_{1}}},\ \left( {{\varphi }_{1}}\le \varphi \le {{\varphi }_{2}} \right) \\ \end{matrix} \right.$
Dạng 3: Tìm cực trị biên độ cực độ trong dao động điều hòa

  • Khi hai dao động thành phần lệch pha nhau góc $\Delta \varphi >\frac{\pi }{2}$ thì ta có bài toán tìm $A_1$ để $A_2$ max hoặc ngược lại.
+ Khi $A_1$ thay đổi để $A_2$ max thì $\overrightarrow{{{A}_{1}}}\bot \overrightarrow{A}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{matrix} & {{A}_{2m\text{ax}}}=\frac{A}{\sin \Delta \varphi }=\sqrt{A_{1}^{2}+{{A}^{2}}} \\ & {{A}_{1}}=A.\tan \left( \Delta \varphi -\frac{\pi }{2} \right) \\ \end{matrix} \right.$
+ Khi $A_2$ thay đổi để $A_1$ max thì $\overrightarrow{{{A}_{2}}}\bot \overrightarrow{A}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{matrix} & {{A}_{1m\text{ax}}}=\frac{A}{\sin \Delta \varphi }=\sqrt{A_{2}^{2}+{{A}^{2}}} \\ & {{A}_{2}}=A.\tan \left( \Delta \varphi -\frac{\pi }{2} \right) \\ \end{matrix} \right.$
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Elishuchi and Pyrit

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ÔN BÀI ĐÊM KHUYA
VẬT LÍ LỚP 12
Phần bài tập vận dụng
Câu 1:
Có 2 lực đồng quy có độ lớn là 9N và 12N. Giá trị nào sau đây có thể là độ lớn của hợp lực
A. 25N
B. 15N
C. 2N
D. 1N

Câu 2: Lực có độ lớn 30N là hợp lực của 2 lực nào sau đây?
A. 12N, 12N
B. 16N, 10N
C. 16N, 46N
D. 16N, 50N

Câu 3: Có hai lực đồng quy $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$. Gọi $\alpha$ là góc hợp bởi $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$ và $\vec{F} = \vec{F_1} + \vec{F_2}$.
Nếu $F = F_1 - F_2$ thì giá trị của $\alpha$ là:
A. $0^o$
B. $90^o$
C. $180^o$
D. $0^o < \alpha < 90^o$

Câu 4:
Hai lực cân bằng không thể có
A. cùng hướng
B. cùng phương
C. cùng giá
D. cùng độ lớn

Lưu ý: ĐỂ ĐÁP ÁN TRONG SPOILER
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 1: Có 2 lực đồng quy có độ lớn là 9N và 12N. Giá trị nào sau đây có thể là độ lớn của hợp lực
A. 25N
B. 15N
C. 2N
D. 1N

Câu 2: Lực có độ lớn 30N là hợp lực của 2 lực nào sau đây?
A. 12N, 12N
B. 16N, 10N
C. 16N, 46N
D. 16N, 50N

Câu 3: Có hai lực đồng quy $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$. Gọi $\alpha$ là góc hợp bởi $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$ và $\vec{F} = \vec{F_1} + \vec{F_2}$.
Nếu $F = F_1 - F_2$ thì giá trị của $\alpha$ là:
A. $0^o$
B. $90^o$
C. $180^o$
D. $0^o < \alpha < 90^o$

Câu 4:
Hai lực cân bằng không thể có
A. cùng hướng
B. cùng phương
C. cùng giá
D. cùng độ lớn
1.B
2.C
3.D
4.A
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Vì một số lỗi nhỏ xíu xiu nên giờ đề "Ôn bài đêm khuya" của lớp 12 mới lên được, mọi người thông cảm và cùng team Lý ôn bài đêm "khuya" ngay nhé ^_^
Ôn bài đêm khuya
Vật Lý 12
Phần bài tập vận dụng
Câu 1. Biểu thức xác định pha ban đầu của dao động tổng hợp từ hai dao động thành phần:
A. $\tan\varphi = \frac{A_1\cos \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}{A_1\sin \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}$
B. $\tan\varphi = \frac{A_1\sin \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}{A_1\cos \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}$
C. $\tan\varphi = \frac{A_1\sin \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}{A_1\cos \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}$
D. $\tan\varphi = \frac{A_1\sin \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}{A_1\cos \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}$

Câu 2. $A_1,A_2$ lần lượt là biên độ của các dao động thành phần. Gọi A là biên độ dao động tổng hợp. Điều kiện của độ lệch pha $\Delta \varphi$ để $A = |A_1 - A_2|$ là:
A. $\Delta \varphi = 2k\pi$
B. $\Delta \varphi = (2k+1)\pi$
C. $\Delta \varphi = k\pi$
D. $\Delta \varphi = (k+1)\pi$


Câu 3. Nhận xét nào sau đây về biên độ dao động tổng hợp là không đúng? Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số?
A. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
B. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
C. Có biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động hợp thành
D. Có biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động hợp thành.

Câu 4. $A_1,A_2$ lần lượt là biên độ của các dao động thành phần. Gọi A là biên độ dao động tổng hợp. Điều kiện của độ lệch pha $\Delta \varphi$ để $A = |A_1 - A_2|$ là:
A. $\Delta \varphi = 2k\pi$
B. $\Delta \varphi = (2k+1)\pi$
C. $\Delta \varphi = k\pi$
D. $\Delta \varphi = (k+1)\pi$


Lưu ý để đáp án trong phần SPOILER
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Vì một số lỗi nhỏ xíu xiu nên giờ đề "Ôn bài đêm khuya" của lớp 12 mới lên được, mọi người thông cảm và cùng team Lý ôn bài đêm "khuya" ngay nhé ^_^
Ôn bài đêm khuya
Vật Lý 12
Phần bài tập vận dụng
Câu 1. Biểu thức xác định pha ban đầu của dao động tổng hợp từ hai dao động thành phần:
A. $\tan\varphi = \frac{A_1\cos \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}{A_1\sin \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}$
B. $\tan\varphi = \frac{A_1\sin \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}{A_1\cos \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}$
C. $\tan\varphi = \frac{A_1\sin \varphi _1 + A_2\sin \varphi _2}{A_1\cos \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}$
D. $\tan\varphi = \frac{A_1\sin \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}{A_1\cos \varphi _1 + A_2\cos \varphi _2}$

Câu 2. $A_1,A_2$ lần lượt là biên độ của các dao động thành phần. Gọi A là biên độ dao động tổng hợp. Điều kiện của độ lệch pha $\Delta \varphi$ để $A = |A_1 - A_2|$ là:
A. $\Delta \varphi = 2k\pi$
B. $\Delta \varphi = (2k+1)\pi$
C. $\Delta \varphi = k\pi$
D. $\Delta \varphi = (k+1)\pi$


Câu 3. Nhận xét nào sau đây về biên độ dao động tổng hợp là không đúng? Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số?
A. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
B. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
C. Có biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động hợp thành
D. Có biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao độn hợp thành.

Lưu ý để đáp án trong phần SPOILER
1.B
2.D
3.A
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Đáp án: 1A 2D 3C 4B

Câu 5. Nhận xét nào sau đây về biên độ dao động tổng hợp là không đúng? Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số?
A. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
B. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
C. Có biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động hợp thành
D. Có biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao độn hợp thành.

Câu 6. Xét dao động tổng hợp cuả hai dao động thành phần có cùng phương và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
A. biên độ của dao động thành phần thứ nhất
B. biên độ của dao động thành phần thứ hai
C. tần số chung của hai dao động thành phần
D. độ lệch pha của hai dao động thành phần

Câu 7. Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động thành phần có phương trình lần lượt là $x_1 = 3\cos\pi t$ cm và $x_2 = 4\cos\pi t$ cm. Phương trình của dao động tổng hợp:
A. $x = 3\cos(\pi t + \pi$ cm.
B. $x = 7\cos\pi t$ cm.
C. $x = 3\cos(\pi t - \pi)$ cm.
D. $x = 7\cos(\pi t - \pi)$ cm.

Câu 8. Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động thành phần có biên độ lần lượt là 3 cm và 4 cm. Độ lệch pha giữa chúng là $0,5\pi$. Dao động tổng hợp có biên độ:
A. 3 cm
B. 4 cm
C. 5 cm
D. 6 cm
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Thật buồn vì không ai ôn bài :< nhưng không sao, nay là cuối tuần mà he he
Thư giãn rồi ngủ ngon nhé mọi người! Ủng hộ và yêu thương box Lý nhiều hơn nữa nhé <3
p/s: Bật mí team mình đã des xong tạp chí vật lí HMF số 03 rùi nè... Cùng đón chờ nha :D

Đáp án: 5C 6C 7B 8C

Câu 9. Dao động cuả một vật là tổng hợp của hai dao động thành phần $x_1 = 6\cos 4\pi t$ cm và $x_2 = 3cos(4\pi t + \pi)$ cm. Tốc độ của vật tại vị trí vật có động năng bằng 3 lần thế năng là:
A. $6\sqrt{3}\pi$ cm/s.
B. $6\pi$ cm/s
C. $3\pi$ cm/s
D. $3\sqrt{3}\pi$ cm/s

Câu 10. Cho hai dao động thành phần $x_1 = 2\cos \pi t$ cm và $x_2 = A_2\cos(\pi t + \frac{2\pi}{3})$ cm. Giá trị của $A_2$ để biên độ $A$ của dao động tổng hợp cực tiểu là:
A. $1 cm$
B. $2 cm$
C. $\sqrt{2} cm$
D. $\sqrt{3} cm$

Câu 11. Trong tổng hợp hai dao động thành phần $x_1 = A_1\cos \omega t$ và $x_2 = A_2\cos(\omega t + \varphi)$ ta thu được $x = A\cos(\omega t + \alpha)$ . Giá trị của $\varphi$ để A cực đại là:
A. $0$
B. $0,5\pi$
C. $\pi$
D. $3\pi$

Câu 12. Một vật có khối lượng 0,5 kg thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc $4\pi$ rad/s, $x_1 = A_1\cos( \omega t + \frac{\pi}{6})$ cm và $x_2 = 4\sin (\omega t - \frac{\pi}{3})$ cm. Biết hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là $2,4N$. Biên độ $A_1$ có giá trị:
A. 5 cm.
B. 6 cm.
C. 7 cm.
D. 3 cm

Đáp án: 9A 10A 11A 12C
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Các bạn lớp 10 đâu nhỉ? Thời của các bạn đến rồi đây!!!!
Cùng mình ôn lại lý thuyết quan trọng của 3 định luật Newton nhé :p

Vật lí 10 : BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

Định luật INội dung: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.Biểu thức: $\sum{\vec{F}=\overrightarrow{0}}\Rightarrow \vec{a}=\overrightarrow{0}.$
[TBODY] [/TBODY]
=> Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của nó cả về hướng và độ lớn.

Định luật IINội dung: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.Biểu thức: $\vec{a}=\frac{{\vec{F}}}{m}\Rightarrow \overrightarrow{F}=m\vec{a}$
[TBODY] [/TBODY]
=> Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
=> Tính chất của khối lượng
  • Là đại lượng vô hướng, dương, không đổi đối với mỗi vật
  • Có tính chất cộng: khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.
  • Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.
  • Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
Công thức trọng lực: $\vec{P}=m\vec{g}$
  • Điểm đặt: trọng tâm của vật.
  • Phương: thẳng đứng.
  • Chiều: từ trên xuống.
  • Độ lớn: P = mg.
[TBODY] [/TBODY]
Định luật IIINội dung: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.Biểu thức: ${{\vec{F}}_{A\to B}}=-{{\vec{F}}_{B\to A}}$
hay ${{\vec{F}}_{AB}}=-{{\vec{F}}_{BA}}.$
Độ lớn: $F_{AB} = F_{BA}.$
[TBODY] [/TBODY]
=> Lực và phản lực: trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
=> Đặc điểm:
  • Luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
  • Cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều gọi là hai lực trực đối.
  • Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Áp dụng trực tiếp ba định luật Niu-tơn

Bước 1:
Chọn hệ quy chiếu thích hợp (thường là hệ tọa độ Đề-các xOy).
Bước 2: Xác định các lực tác dụng lên vật.
Viết phương trình định luật II Niu-tơn hoặc định luật III Niu-tơn.
Bước 3: Chiếu các phương trình lên hệ trục tọa độ đã chọn (chú ý đến dấu của độ lớn các lực thành phần khi chiếu).
Kết hợp với các điều kiện ban đầu, xác định các đại lượng theo yêu cầu của bài.
Chú ý: Trong trường hợp vật chịu tác dụng của các lực ${{\vec{F}}_{1}},{{\vec{F}}_{2}},...,{{\vec{F}}_{n}}$ thì $\vec{F}$ là hợp lực của các lực đó, $\vec{F}={{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}+...+{{\vec{F}}_{n}}=m\vec{a}.$

Dạng 2. Bài toán hệ vật

Hệ vật là một hệ gồm hai hay nhiều vật liên kết với nhau bằng các dây nối (nhẹ, không dãn) hoặc các vật chồng khít lên nhau … Các bước giải bài toán này như sau:
Bước 1: Vẽ hình và phân tích các lực tác dụng lên vật.
Đối với hệ vật, lực tác dụng bao gồm: nội lực (lực tương tác giữa các vật trong hệ ví dụ như lực căng dây ${{\vec{T}}_{1}},\,{{\vec{T}}_{2}}$ ) và ngoại lực (ví dụ như lực kéo và lực ma sát $\vec{F},{{\vec{F}}_{ms}}$ …)
Bước 2: Chọn hệ quy chiếu thích hợp để đơn giản trong việc giải toán.
Có thể chọn hệ trục tọa độ một chiều Ox hoặc có thể chọn hệ trục tọa độ vuông góc Oxy hoặc hệ trục tọa độ hai chiều không vuông góc nhau.
Bước 3:
  • Nếu bài toán chỉ yêu cầu tính gia tốc chuyển động của hệ thì: ${{\vec{a}}_{hệ}}=\frac{\sum{{{\vec{F}}_{ng}}}}{{{m}_{hệ}}}=\frac{{{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}+...}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}+...}$
  • Nếu bài toán yêu cầu tính lực căng dây ${{\vec{T}}_{1}},\,{{\vec{T}}_{2}}$… thì ta nên viết phương trình định luật II Niu-tơn cho từng vật: $\left\{ \begin{matrix} & \vec{F}+{{\vec{P}}_{1}}+{{\vec{T}}_{1}}+...={{m}_{1}}\vec{a}\,\,\,\,\left( 1 \right) \\ & {{\vec{T}}_{2}}+{{\vec{P}}_{2}}+...={{m}_{2}}\vec{a}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\ & ... \\ \end{matrix} \right.\,\,\,$
Bước 4: Chiếu các phương trình lên các hệ trục tọa độ đã chọn đồng thời kết hợp với các giả thuyết khác nếu có để xác định đại lượng cần tìm.

Xem chi tiết tại đây
 
Top Bottom