Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Và đây là đáp án 5 câu cuối nhé :p
Đáp án: 11B 12C 13D 14A 15C
Chúc các bạn ngủ ngon :D
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục với các bạn lớp 10 nhé ^^

Vật lí lớp 10 - LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

Khái niệmLực đàn hồi xuất hiện khi một vật đàn hồi bị biến dạng và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra sự biến dạng
Đặc điểm
anh1-png.194558

Điểm đặt: vị trí tiếp xúc giữa vật và lò xo.
Phương: trùng với trục lò xo.
Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo.
  • Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng theo trục lò xo vào phía trong
  • Khi bị nén, lực đàn hồi hồi hướng theo trục lò xo ra ngoài
Độ lớn: tuân theo định luật Húc.
Nội dung định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Biểu thức độ lớn: $F = k|\Delta \ell|$
Trong đó:
+ $k$ là hệ số đàn hồi.
+ $\Delta \ell$ là độ biến dạng của lò xo.
Giới hạn đàn hồiLực lớn nhất tác dụng vào lò xo mà khi ngừng tác dụng lực, lò xo còn lấy lại được hình dạng, kích thước cũ gọi là giới hạn đàn hồi.
[TBODY] [/TBODY]
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Vận dụng định luật Húc.

+ Đặc điểm của lực đàn hồi:
  • Điểm đặt: vị trí tiếp xúc giữa vật và lò xo.
  • Phương: trùng với trục lò xo.
  • Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo.
  • Độ lớn: $F_{đh} = k.|\Delta \ell|$
Trong đó: Đơn vị $F_{đh}$ là N.
$\Delta \ell = \ell - \ell _0$: độ biến dạng của lò xo (m).
Với $\ell _0, \ell$: là chiều dài tự nhiên và chiều dài của lò xo khi biến dạng (m).
$k$: độ cứng hay hệ số đàn hồi của lò xo (N/m).

+ Đối với con lắc lò xo nằm ngang, khi cân bằng lò xo không biến dạng : $\Delta \ell _0 = 0$.
+ Lò xo treo thẳng đứng khi cân bằng lò xo dãn một đoạn: $\Delta \ell \text{=}\frac{\text{mg}}{k}.$
+ Khi treo một vật vào lò xo nằm nghiêng góc $\alpha$ so với mặt phẳng ngang thì khi hệ cân bằng lò xo dãn một đoạn: $\Delta \ell =\frac{mg\sin \alpha }{k}.$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Và đây là phần bài tập của phần Lực đàn hồi và định luật Húc nhé ^^

Câu 1: Có hai lò xo, một lò xo dãn 4 cm khi treo vật khối lượng m1 = 2 kg, lò xo kia dãn 1 cm khi treo vật có khối lượng m2 = 1 kg. Tìm tỉ số k1/k2.
A. 1
B. 1/2.
C. 3/2.
D. 2

Câu 2: Treo vật có khối lượng 400 g vào một lò xo có độ cứng 100 N/m, lò xo dài 30 cm. Lấy g = 10 m/s2 , chiều dài ban đầu của lò xo là
A. 25 cm.
B. 26 cm.
C. 27 cm.
D. 28 cm.

Câu 3: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 10 cm ?
A. 10 N.
B. 5 N.
C. 7,5 N.
D. 12,5N.

Câu 4: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là
A. 5 cm.
B. 15 cm.
C. 10 cm.
D. 7,5 cm.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Và đây là phần bài tập của phần Lực đàn hồi và định luật Húc nhé ^^

Câu 1: Có hai lò xo, một lò xo dãn 4 cm khi treo vật khối lượng m1 = 2 kg, lò xo kia dãn 1 cm khi treo vật có khối lượng m2 = 1 kg. Tìm tỉ số k1/k2.
A. 1
B. 1/2.
C. 3/2.
D. 2

Câu 2: Treo vật có khối lượng 400 g vào một lò xo có độ cứng 100 N/m, lò xo dài 30 cm. Lấy g = 10 m/s2 , chiều dài ban đầu của lò xo là
A. 25 cm.
B. 26 cm.
C. 27 cm.
D. 28 cm.

Câu 3: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 10 cm ?
A. 10 N.
B. 5 N.
C. 7,5 N.
D. 12,5N.

Câu 4: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là
A. 5 cm.
B. 15 cm.
C. 10 cm.
D. 7,5 cm.
1.B
2.B
3.A
4.D
 
Last edited by a moderator:

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án: 1-B 2-B 3-A 4-D
Chúc mừng bạn @Chris Master Harry đã trả lời đúng 3 câu nhé ^^

Tiếp tục nhé ^^

Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28 cm.
B. 40 cm.
C. 48 cm.
D. 22 cm.

Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.
A. 10 N.
B. 12,5 N.
C. 15 N.
D. 7,5 N.

Câu 7: Một lò xo được giữa cố định ở một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F1 = 1,8 N thì nó có chiều dài l1 = 17 cm. Khi lực kéo là F2 = 4,2 N thì nó có chiều dài l2 = 21 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
A. 100 N/m; 14 cm.
B. 100 N/m; 16 cm.
C. 60 N/m; 14 cm.
D. 60 N/m; 16 cm.

Câu 8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 cm. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 100 g, lò xo dài 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa khối lượng m2 = 100 g, nó dài 32 cm. Lấy g = 10 m/s2 . Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
A. 100 N/m; 30 cm.
B. 100 N/m; 29 cm.
C. 120 N/m; 30 cm.
D. 120 N/m; 29 cm.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Đáp án: 1-B 2-B 3-A 4-D
Chúc mừng bạn @Chris Master Harry đã trả lời đúng 3 câu nhé ^^

Tiếp tục nhé ^^

Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28 cm.
B. 40 cm.
C. 48 cm.
D. 22 cm.

Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.
A. 10 N.
B. 12,5 N.
C. 15 N.
D. 7,5 N.

Câu 7: Một lò xo được giữa cố định ở một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F1 = 1,8 N thì nó có chiều dài l1 = 17 cm. Khi lực kéo là F2 = 4,2 N thì nó có chiều dài l2 = 21 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
A. 100 N/m; 14 cm.
B. 100 N/m; 16 cm.
C. 60 N/m; 14 cm.
D. 60 N/m; 16 cm.

Câu 8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 cm. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 100 g, lò xo dài 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa khối lượng m2 = 100 g, nó dài 32 cm. Lấy g = 10 m/s2 . Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
A. 100 N/m; 30 cm.
B. 100 N/m; 29 cm.
C. 120 N/m; 30 cm.
D. 120 N/m; 29 cm.
5.A
6.D
7.C
8.A
bài trước e sửa r a ạ
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án: 5-A 6-D 7-C 8-A
Chúc mừng @Chris Master Harry đã trả lời đúng cả 4 câu nhé ^^

Câu 9: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng P2.
A. 25,3 N/m và 2,35 N.
B. 29,4 N/m và 2,35 N.
C. 25,3 N/m và 3,5 N.
D. 29,4 N/m và 3,5 N.

Câu 10: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như hình vẽ. Độ cứng của lò xo A là 100 N/m. Khi kéo đầu tự do của lò xo B ra, lò xo A dãn 5 cm, lò xo B dãn 1 cm. Tính độ cứng của lò xo B.
A. 100 N/m.
B. 25 N/m.
C. 350 N/m.
D. 500 N/m.

Câu 11: Treo vật có khối lượng 300 g vào một lò xo thẳng đứng có độ dài 25 cm. Biết lò xo có độ cứng 100 N/m, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 . Chiều dài của lò xo khi vật đứng cân bằng là
A. 25 cm.
B. 26 cm.
C. 27 cm.
D. 28 cm.

Câu 12: Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo là những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200g. Khi chùm quả nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo là 15cm. Khi chùm quả nặng có 4 quả, chiều dài của lò xo là 17cm. Cho g =10m/s2 . Số quả nặng cần treo để lò xo dài 21 cm là
A. 8 quả.
B. 10 quả.
C. 6 quả.
D. 9 quả.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
9.B
10.D
11.D
12.A
Đáp án: 5-A 6-D 7-C 8-A
Chúc mừng @Chris Master Harry đã trả lời đúng cả 4 câu nhé ^^

Câu 9: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng P2.
A. 25,3 N/m và 2,35 N.
B. 29,4 N/m và 2,35 N.
C. 25,3 N/m và 3,5 N.
D. 29,4 N/m và 3,5 N.

Câu 10: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như hình vẽ. Độ cứng của lò xo A là 100 N/m. Khi kéo đầu tự do của lò xo B ra, lò xo A dãn 5 cm, lò xo B dãn 1 cm. Tính độ cứng của lò xo B.
A. 100 N/m.
B. 25 N/m.
C. 350 N/m.
D. 500 N/m.

Câu 11: Treo vật có khối lượng 300 g vào một lò xo thẳng đứng có độ dài 25 cm. Biết lò xo có độ cứng 100 N/m, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 . Chiều dài của lò xo khi vật đứng cân bằng là
A. 25 cm.
B. 26 cm.
C. 27 cm.
D. 28 cm.

Câu 12: Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo là những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200g. Khi chùm quả nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo là 15cm. Khi chùm quả nặng có 4 quả, chiều dài của lò xo là 17cm. Cho g =10m/s2 . Số quả nặng cần treo để lò xo dài 21 cm là
A. 8 quả.
B. 10 quả.
C. 6 quả.
D. 9 quả.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Vật lí 11
Chương 3: Dòng điện trong các môi trường
Dòng điện trong kim loại

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Bản chất của dòng điện trong kim loại


+ Bản chất của dòng điện trong kim loại được nêu rõ trong một lí thuyết tổng quát gọi là thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại, thuyết đó có nội dung như sau:
  1. Trong kim loại các nguyên tử bị mất êlectron hóa trị trở thành ion dương. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể kim loại nhờ sự sắp xếp các ion dương. Các ion dương chuyển động nhiệt (dao động) quanh vị trí cân bằng của chúng. Nhiệt độ càng cao thì các ion dương dao động càng mạnh.
  2. Các êlectron hóa trị tách khỏi kim loại trở thành êlectron tự do với mật độ không đổi; chuyển động hỗn loạn và không sinh ra dòng điện nào (còn được gọi là khí êlectron tự do).
  3. Điện trường $\overrightarrow E$ do nguồn điện ngoài sinh ra đẩy khí êlectron trôi ngược chiều điện trường tạo ra dòng điện.
  4. Sự mất trật tự của mạng tinh thể cả trở chuyển động của êlectron tự do.
  5. Hạt tải điện trong kim loại là êlectron tự do. Trong kim loại, mật độ êlectron tự do rất cao nên chúng dẫn điện tốt.
Kết luận: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường.
2. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ

  • Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất. Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua (chất dẫn điện) và chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện lớn (chất cách điện). Điện trở suất nói lên tính cản trở sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện của mỗi chất. Đơn vị: Ωm.
  • Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất:
$ρ = ρ_0.[1+ α.(t − t_0)]$
Trong đó:
$ρ, ρ_0$ lần lượt là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ $t, t_0.$
$α:$ hệ số nhiệt điện trở $(K-1).$
3. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn

  • Khi nhiệt độ giảm, mạng tinh thể càng bớt mất trật tự nên điện trở suất của kim loại càng giảm.
  • Một số kim loại như Hg, Pb, ... một số hợp kim $Nb_3Ge, Nb_3Sn$,.. và một số oxit kim loại khi ở nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ [TEX]T_c[/TEX] tới hạn nào đó thì điện trở suất đột ngột giảm xuống bằng 0 ta nói rằng vật liệu ấy đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn.
  • Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở suất của một số chất giảm đột ngột bằng 0 khi nhiệt độ giảm xuống đến một giá trị tới hạn.
4. Hiện tượng nhiệt điện

  • Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng xuất hiện dòng điện khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn.
VL_11_1_130_47801b7aaf.JPG

  • Cặp nhiệt điện gồm hai dây kim loại khác nhau được hàn dính một đầu gọi là đầu nóng (đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh (đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệnh nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ xuất hiện một suất điện động nhiệt điện.
  • Suất điện động nhiệt điện khi chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng là đầu lạnh là:
ℰ$ = α_T.(T_1 − T_2)$ với $α_T$ là hệ số nhiệt động.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Sự phụ thuộc điện trở, điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ


  • Điện trở suất ${\rho _t}ρt$ của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo biểu thức:
${{\rho }_{t}}={{\rho }_{0}}\left[ 1+\alpha \left( t-{{t}_{0}} \right) \right];$
Trong đó: $α$ là hệ số nhiệt điện trở $(K^{-1}).$
[TEX]ρ_0[/TEX] là điện trở suất ở $t_0^oC)$, thường [TEX]t_0 = 20^oC[/TEX] (có đơn vị $\Omega$m).
  • Điện trở ở nhiệt độ t được xác định: ${{R}_{t}}={{R}_{0}}\left[ 1+\alpha \left( t-{{t}_{0}} \right) \right].$
  • Để tìm các đại lượng liên quan đến sự phụ thuộc của điện trở suất hay điện trở của dây dẫn kim loại vào nhiệt độ, ta viết biểu thức liên quan giữa những đại lượng đã biết và những đại lượng cần tìm, từ đó suy ra và tính được đại lượng cần tìm.
Dạng 2. Suất điện động nhiệt điện

  • Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau.
  • Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2 khác nhau, trong mạch xuất hiện suất điện động nhiệt điện:
ℰ = $αT.(T_1 − T_2)$​
Trong đó: ${{\alpha }_{T}} (V.K^{-1})$ là hệ số nhiệt điện động phụ thuộc vào bản chất hai loại vật liệu làm cặp nhiệt điện. [TEX]T_1[/TEX] và [TEX]T_2[/TEX] (K) là nhiệt độ tuyệt đối của đầu nóng và đầu lạnh.
  • Chú ý: $T = 273 + t^0C$ nên $({{T}_{1}}-{{T}_{2}})=\left[ {{t}_{1}}+273-\left( {{t}_{2}}+273 \right) \right]=\left( {{t}_{1}}-{{t}_{2}} \right).$
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Câu 1: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 2: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút điểm đến một bụng kề nó bằng:
A. Một phần tư bước sóng
B. Một nửa bước sóng
C. Hai bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 4 : Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40 m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần, số sóng trên dây là 200 Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào dưới dây cung tạo ra sóng dừng trên dây:
A. 110 Hz
B. 70 Hz
C. 90 Hz
D. 60 Hz
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
116
21
Sóc Trăng
unknown
Câu 1: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 2: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút điểm đến một bụng kề nó bằng:
A. Một phần tư bước sóng
B. Một nửa bước sóng
C. Hai bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 4 : Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40 m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần, số sóng trên dây là 200 Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào dưới dây cung tạo ra sóng dừng trên dây:
A. 110 Hz
B. 70 Hz
C. 90 Hz
D. 60 Hz

Câu 1: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 2: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút điểm đến một bụng kề nó bằng:
A. Một phần tư bước sóng
B. Một nửa bước sóng
C. Hai bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 4 : Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40 m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần, số sóng trên dây là 200 Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào dưới dây cung tạo ra sóng dừng trên dây:
A. 110 Hz
B. 70 Hz
C. 90 Hz
D. 60 Hz
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Đáp án: AAAD

Câu 5: Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian hai lân liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0, 05 s. vận tốc truyền sóng trên dây là :
A. 8 m/s
B. 4 m/s
C. 12 m/s
D. 16 m/s

Câu 6: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2

Câu 7: Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hòa ngang có tần số 100 Hz, ta có sóng dừng, trên dây có 4 múi. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị là bao nhiêu
A. 50m/s
B. 60m/s
C. 40m/s
D. 35m/s

Câu 8: Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là:
A. 40 cm/s
B. 40 m/s
C. 90 cm/s
D. 90 m/s
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Đáp án: AACB

Câu 9: Hai người đứng cách nhau 4 m và làm cho sợi dây nằm giữa họ dao động. Hỏi bước sóng lớn nhất của sóng dừng mà hai người có thể tạo nên là :
A. 16m
B. 8m
C. 4m
D. 2m

Câu 10: Quan sát sóng dừng trên sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 120 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60 m/s
B. 100m/s
C. 50m/s
D. 30m/s

Câu 11: Trên sợi dây đàn hồi căng ngang có sóng dừng. M là một bụng sóng còn N là nút sóng. Biết trong khoảng MN có 3 bụng sóng. MN = 63 cm, tần số của sóng f = 20 Hz. Bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. $\lambda = 3,6 ~cm; v = 7,2 ~m/s$
B. $\lambda = 3,6 ~cm; v = 72 ~cm/s$
C. $\lambda = 36 ~cm; v = 7,2 ~m/s$
D. $\lambda = 36 ~cm; v = 72 ~cm/s$

Câu 12: M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây có sóng dừng dao động cùng biên độ 4 cm, dao động tại N cùng pha với M. MN = 2NP = 20 (cm). Thời gian sóng truyền từ M đến N là t = 0,01 (s). Tính vận tốc dao động cực đại của bụng sóng:
A. $20 ~(m/s)$
B. $\frac{20\pi}{3} ~(m/s)$
C. $\frac{16}{3} ~(m s)$
D. $\frac{16\pi}{3} ~(m/s)$

Đáp án: BADD
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hôm nay chúng ta sẽ lại tiếp tục series này nhé mọi người JFBQ00184070402AJFBQ00184070402AJFBQ00184070402A

Vật lí lớp 10 - Lực ma sát, Lực hướng tâm
I. Lực ma sát

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Lực ma sát trượt

Xuất hiệnkhi có sự trượt tương đối giữa hai vật.
Đặc điểmĐiểm đặt: tại vị trí tiếp xúc giữa hai vật.
Hướng: ngược hướng với vận tốc tương đối của vật và mặt tiếp xúc.
Độ lớn: $F_{mst} = \mu _t.N$ trong đó N (N) là độ lớn của áp lực.
  • $F_{mst}$ không phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
  • $F_{mst}$ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
  • $F_{mst}$ tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
Hệ số ma sát trượt $\mu _t$
  • Là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát và độ lớn của áp lực.
  • $\mu _t$ không có đơn vị.
  • $\mu _t$ phụ tthuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
Biểu diễn
anh1-png.195640
[TBODY] [/TBODY]
2. Lực ma sát lăn

  • Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.
  • Trong trường hợp ma sát trượt có hại cần phải giảm thì người ta thường dùng con lăn hay ổ bi đặt xen vào giữa hai mặt tiếp xúc.
3. Lực ma sát nghỉ

  • Lực ma sát còn có thể xuất hiện ở mặt tiếp xúc cả khi vật dửng yên. Đó là lúc ma sát nghỉ.
  • Lực ma sát nghỉ ($F_{msn}$) luôn luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật theo phương song song với mặt tiếp xúc.
  • Lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại bằng lực ma sát trượt ($F_{msn max} = F_{mst}$)
4. Vai trò của lực ma sát trong cuộc sống

  • Nhờ có lực ma sát nghỉ ta mới cầm được các vật trên tay, đinh mới được giữ lại trên tường, sợi mới kết được thành vải.
  • Nhờ có lực ma sát nghỉ mà dây cua roa chuyển động, băng chuyền chuyển động được các vật từ nơi này đến nơi khác.
  • Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động được.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài toán về lực ma sát khi vật chuyển động thẳng đều
+ Độ lớn lực ma sát: $F_{ms} = \mu N$.
$\mu$ là hệ số ma sát không có đơn vị; N là độ lớn của áp lực hay phản lực.
+ Vật nằm yên hoặc chuyển động thẳng đều khi thỏa mãn điều kiện: ${{\overrightarrow{F}}_{1}}+{{\overrightarrow{F}}_{2}}+...+{{\overrightarrow{F}}_{n}}=\vec{0}.$
Chú ý:
  • Khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không có lực tác dụng xiên góc thì:
$N=P=mg\Rightarrow {{F}_{m\text{s}}}=\mu N=\mu mg.$
  • Khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang có lực tác dụng xiên góc α so với phương ngang thì:
$N=mg\pm F\sin \alpha \Rightarrow {{F}_{m\text{s}}}=\mu \left( mg\pm F\sin \alpha \right).$
  • Khi vật chuyển động trên mặt phẳng xiên góc α và hợp lực tác dụng lệ vật là \vec F = \vec 0F=0 thì phản lực (hay áp lực lên mặt phẳng nghiêng là
$N=mg\cos \alpha \Rightarrow {{F}_{m\text{s}}}=\mu mg\cos \alpha $
  • Khi làm trắc nghiệm dạng này để xác định hệ số ma sát ta nhớ $\mu =\tan \alpha =\frac{1}{\sqrt{3}}.$
Xem chi tiết tại đây

II. Lực hướng tâm

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Lực hướng tâm

  • Định nghĩa: Lực hướng tâm là lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm.
Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới, mà chỉ là một trong các lực đã học hay hợp lực của các lực đó. Nó gây ra gia tốc hướng tâm nên gọi là lực hướng tâm.
  • Công thức: ${{F}_{ht}}=m{{a}_{ht}}=\frac{m{{v}^{2}}}{r}=m{{\omega }^{2}}r$
Trong đó: $F_{ht}$ là lực hướng tâm (N);
$m$ là khối lượng của vật (kg)
$a_{ht}$ là gia tốc hướng tâm ($m/s^2$)
$v$ là tốc độ dài của vật chuyển động tròn đều (m/s)
$r$ là bán kính quỹ đạo tròn (m)
$\omega$ là tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều (rad/s)
2. Chuyển động li tâm

  • Trong chuyển động tròn của một vật, khi lực ma sát nghỉ cực đại không đủ lớn để đóng vai trò của lực hướng tâm, lúc này vật trượt trên mặt tiếp xúc rồi văng ra theo phương tiếp tuyến quỹ đạo. Chuyển động này gọi là chuyển động li tâm.
⇒ Chuyển động li tâm là chuyển động lệch ra khỏi quỹ đạo tròn theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của vật.
  • Ứng dụng
  • Máy vắt li tâm (trong máy giặt): Khi cho máy quay nhanh, lực liên kết giữa nước và vải không đủ lớn để đóng vài trò là lực hướng tâm. Khi đó nước tách ra khỏi vải thành giọt và bắn ra ngoài theo lỗ lưới.
  • Tương tự các rổ thường dùng có nhiều lỗ nhỏ để tách nước ra khỏi vật bị ướt.
  • Tác hại: Xe qua chỗ rẽ mà chạy nhanh quá sẽ bị trượt li tâm dễ gây tai nạn. Vì vậy để tránh gây tai nạn, thường lắp các biển báo xe đi chậm hay những đoạn đường cong phải được làm nghiêng về phía tâm cong...
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài toán về lực hướng tâm
Bước 1: Vẽ hình và phân tích lực.
Bước 2: Viết phương trình định luật II Niu-tơn: $\sum{\vec{F}}=m\vec{a}\,\,(*)$
Bước 3: Chiếu phương trình $(*)$ lên phương bán kính chiều hướng vào tâm quỹ đạo thì:
$m.{{a}_{ht}}=m\frac{{{v}^{2}}}{R}=m{{\omega }^{2}}R$.
Kết hợp với các công thức của chuyển động tròn để xác định yêu cầu của bài toán
Chú ý:
  • Lực hướng tâm trong chuyển động tròn có thể là một lực hoặc hợp của nhiều lực tác dụng lên vật.
  • Một số công thức về chuyển động tròn cần lưu ý:
Chu kì: $T=\frac{2\pi }{\omega }=\frac{\Delta t}{N}$, trong đó N là số vòng vật chuyển động trong thời gian $\Delta t$.
  • Mối liên hệ giữa các đại lượng $T, f$ và $\omega$: $\omega =\frac{2\pi }{T}=2\pi f.$

  • Tốc độ dài của vật chuyển động tròn: $v=\frac{s}{t}\xrightarrow{s\,=\,r.\varphi }v=\frac{r.\varphi }{t}=\omega .r.$
  • Gia tốc hướng tâm của vật chuyển động tròn đều: ${{a}_{ht}}=\frac{{{v}^{2}}}{r}=r.{{\omega }^{2}}.$
Xem chi tiết tại đây
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục với một vài câu bài tập đơn giản nhé ^^

Bài tập Lực ma sát - lực hướng tâm
Câu 1: Cần kéo một vật trọng lượng $20 \mathrm{~N}$ với một lực bằng bao nhiêu để vật chuyền động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4 .
A. $10 \mathrm{~N}$
B. $8 \mathrm{~N}$
C. $12 \mathrm{~N}$
D. $20 \mathrm{~N}$

Câu 2: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyền động với vận tốc không đổi trên mặt đường nằm ngang. Lực phát động là $2000 \mathrm{~N}$. Lực ma sát của xe với mặt đường bằng bao nhiêu?
A. $2000 \mathrm{~N}$
B. $200 \mathrm{~N}$
C. $1000 \mathrm{~N}$
D. $100 \mathrm{~N}$

Câu 3: Khi vật chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm là:
A. Trọng lực tác dụng lên vật
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật
C. Trọng lực tác dụng lên vật
D. Lực hấp đẫn

Câu 4: Chọn phát biểu đúng
A. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát.
B. Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng cúa vật.
C. Lực ma sát ti lệ với diện tích tiếp xúc.
D. Tất cả đều sai
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đây là đáp án 4 câu trên nhé ^^
Đáp án: 1B 2A 3B 4D
Chúc mừng @Haizzz ... đã trả lời đúng nha :p (Không phải bạn sai mà là bạn chăm chỉ nhất á ^^)

Câu 5: Chọn phát biểu đúng
A. Lực ma sát luôn ngăn cản chuyền động của vật
B. Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
D. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.

Câu 6: Chọn phát biều đúng:
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc điện tich mặt tiếp xúc
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc
C. Khi một vật chịu tác dụng của lực $F$ mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực
D. Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau

Câu 7: Một vât chuyển động tròn đều theo quỹ đạo có bán kính $R=100 \mathrm{~cm}$ với gia tốc hướng tâm $a_{ht}=4 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^{2}$. Chu kì chuyền động của vật là:
A. $\mathrm{T}=2 \pi$
B. $\mathrm{T}=\pi$
C. $\mathrm{T}=4 \pi$
D. $\mathrm{T}=0.5 \pi$

Câu 8: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt đưới đây, cách viết nào đúng:
A. $F_{mst} =\mu_{\mathrm{t}} \mathrm{N}$
B. $F_{mst} =\mu_{\mathrm{t}} \vec N $
C. $\vec F_{m s t} =\mu_{\mathrm{t}} \vec N$
D. $\vec F_{m t} =\mu_{\mathrm{t}} \mathrm{N}$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục với 4 câu cuối nào :D
Đáp án: 5A 6B 7A 8A

Câu 9: Một vật có khối lượng 500 g đang chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính 10 cm. Lực hướng tấm tác dụng lên vật có độ lớn là 5 N. Tính tốc độ góc của vật.
A. 10
B. 12
C. 15,5
D. 18

Câu 10: Một ôtô $m=1,5$ tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động $3300 \mathrm{~N}$. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu $10 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$. Sau khi đi $75 \mathrm{~m}$ đạt vận tốc $72 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$. Lực ma sát giữa xe và mặt đường có độ lớn là:
A. $100 \mathrm{~N}$
B. $200 \mathrm{~N}$
C. $300 \mathrm{~N}$
D. $400 \mathrm{~N}$

Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác động lên vật chuyển động tròn đều:
A. Ngoài các lực cơ học vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
B. Vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất.
C. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.

Câu 12: Bán kính Trái đất là 6400km. Tính tốc độ dài của vệ tinh khối lượng 600kg chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Lấy $g = 9,8m/s^2$.
A. $5600 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$
B. $2477 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$
C. $4756 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$
D. $6820 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đây là đáp án 4 câu cuối cùng.
Đáp án: 9A 10C 11D 12A

Chúc các bạn ngủ ngon nhé :D
 
  • Like
Reactions: S I M O
Top Bottom