Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Vật lí lớp 11

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN


A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Thuyết điện li

Nội dung thuyết điện li: Trong dung dịch, các hợp chất hóa học như axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.
  • Sự phân li của một số hợp chất:
  • Axit → gốc axit (ion âm) + H+ .
  • Bazơ → OH- (ion âm) + ion dương (kim loại).
  • Muối → gốc axit (ion âm) + ion dương (kim loại).
  • Chú ý: Một số bazơ không chứa ion kim loại nhưng cũng bị phân li thành ion trong dung dịch.
  • Bản chất của sự phân li: Các ion âm và ion dương đã tồn tại sẵn các phân tử axit, bazơ, muối. Chúng liên kết chặt với nhau bằng lực hút Cu–lông. Khi tan vào nước hoặc một dung môi khác, lực hút Cu–lông yếu đi, liên kết trở nên lỏng lẻo. Một số phân tử bị chuyển động nhiệt tách thành các ion tự do.
  • Một số bazơ hoặc muối không tan khi bị nóng chảy cũng phân li ra các ion.
  • Những dung dịch và chất nóng chảy trên được gọi là chất điện phân.
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

  • Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
  • Ion dương chuyển động về phía catôt nên gọi là cation. Ion âm chuyển dịch về phía anôt nên gọi là anion.
  • Mật độ các ion trong dung dịch nhỏ hơn mật độ êlectron tự do trong kim loại nên dung dịch dẫn điện không tốt bằng kim loại.
  • Dòng điện trong chất điện phân vừa dẫn điện lượng vừa tải vật chất. Khi đến các điện cực, vật chất bị giữ lại chỉ có êlectron có thể đi tiếp gây ra hiện tượng điện phân.
3. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan

  • Do dòng điện trong chất điện phân vừa tải điện lượng vừa tải vật chất nên khi xảy ra hiện tượng điện phân thì các cation dịch chuyển và bám vào catôt, các anion dịch chuyển về phía anôt và kéo các cation vào dung dịch gây nên hiện tượng dương cực tan.
  • Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng xảy ra kim loại dùng làm cực dương của bình điện phân (anôt) trùng với kim loại của muối dùng làm dung dịch điện phân.
  • Năng lượng để thực hiện việc phân tách trong bình điện phân tỉ lệ với điện lượng chạy qua bình điện phân: $W = \xi_p.I.t$ với $\xi_p$ là suất phản điện của bình điện phân.
4. Định luật Fa-ra-đây

  • Định luật Fa-ra-đây thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó: $m = kq$; trong đó k là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực.
  • Định luật Fa-ra-đây thứ hai: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam $\frac{A}{n}$ của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là $1/F$, trong đó F gọi là số Fa-ra-đây
Công thức: $k=\frac{1}{F}\frac{A}{n}.$
  • Công thức Fa-ra-đây.
Kết hợp hai định luật ta có công thức Fa-ra-đây: $m=\frac{1}{F}\frac{A}{n}It.$
5. Ứng dụng hiện tượng điện phân

Hiện tượng điện phân được áp dụng trong các công nghệ luyện kim, hóa chất, mạ điện, đúc điện, v.v..
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Vận dụng trực tiếp định luật Fa-ra-đây

  • Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố: $k=\frac{1}{F}\frac{A}{n}$
  • Khối lượng được giải phóng: \left[ \begin{matrix} & m=kq \\ & m=\frac{1}{F}\frac{A}{n}It \\ \end{matrix}
Trong đó:
  • m là khối lượng của chất giải phóng ra ở điện cực bình điện phân (g).
  • F = 96500 (C/mol): Số Fa-ra-đây.
  • A là số khối hay khối lượng mol nguyên tử.
  • n là hóa trị.
  • I là cường độ dòng điện (A).
  • t là thời gian dòng điện chạy qua (s).
Dạng 2. Bài toán về bình điện phân trong mạch điện.

Khi xảy ra hiện tượng dương cực tan, bình điện phân có điện trở ${{R}_{b}}$ xác định, do đó được áp dụng định luật Ôm ${{I}_{b}}=\frac{{{U}_{b}}}{{{R}_{b}}}$ cho bình. Có 2 loại bài toán xuôi - ngược thường gặp:
  • Bài toán xuôi: Cho các thông số của mạch điện, tìm các thông số của điện phân.
    Cách giải: Từ mạch điện, phân tích mạch ta tìm được cường độ dòng điện qua bình điện phân, sau đó dùng công thức Fa-ra-đây $m=\frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t$ sẽ tìm được các thông số của điện phân
  • Bài toán ngược: Cho các thông số của điện phân, tìm các thông số của mạch điện.
    Cách giải: Từ công thức Fa-ra-đây $m=\frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t$ với các thông số của điện phân, ta tìm được cường độ dòng điện qua bình điện phân, phân tích mạch điện, ta tìm được các thông số của mạch điện.
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Bài tập về dòng điện trong chất điện phân
Sau đây là phần bài tập về dòng điện trong chất điện phân và 1 chút dòng điện trong kim loại nhé,các bạn cùng làm nào!

1,Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của
A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường.
D. các ion và electron trong điện trường.


2,Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng huy chương làm catốt.
B. Dùng muối AgNO3.
C. Dùng anốt bằng bạc.
D. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.

3,Kim loại dẫn điện tốt vì
A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. Mật độ các ion tự do lớn.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
1,Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của
A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường.
D. các ion và electron trong điện trường.

2,Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng huy chương làm catốt.
B. Dùng muối AgNO3.
C. Dùng anốt bằng bạc.
D. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.

3,Kim loại dẫn điện tốt vì
A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. Mật độ các ion tự do lớn.
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Chúc mừng bạn @Chris Master Harry Đã làm đúng và sau đây là 3 câu tiếp theo

4,Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương cùng chiều điện trường.
B.các ion âm ngược chiều điện trường.
C. các electron tự do ngược chiều điện trường.
D. các prôtôn cùng chiều điện trường.

5,Nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn làm bằng kim loại là
A. do sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do.
B. do các electron dịch chuyển quá chậm.
C. do các ion dương va chạm với nhau.
D. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.

6,Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi
C. Hạt tải điện trong kim loại là ion dương và ion âm
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Đáp án: 4C 5A 6C
Sau đây là 4 câu cuối

Dùng dữ kiện của bài sau để làm câu 7 và câu 8
Cho mạch điện như hình vẽ. E = 12 V, r = 0,5 Ω. Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn có ghi 6 V – 9 W; Rx là một biến trở. Điều chỉnh để Rx = 12 Ω thì đèn sáng bình thường. Cho Cu = 64, n = 2. Tính khối lượng đồng bám vào catốt của bình điện phân trong 15 phút 2 giây và điện trở của bình điện phân.
bai-tap-dong-dien-trong-chat-dien-phan-1.png
7.Tính khối lượng đồng bám vào catốt của bình điện phân trong 15 phút 5 giây
A.0,64g
B.0,598g
C.0,5g
D.0,7g

8,Điện trở của bình điện phân là
A.[TEX]1 \Omega[/TEX]
B.[TEX]2 \Omega[/TEX]
C.[TEX]1,5 \Omega[/TEX]
D.$2,5 \Omega$

9.Một bóng đèn $220 \mathrm{~V}-100 \mathrm{~W}$ khi sáng bình thường thì nhiệt độ dây tóc bóng đèn là $2000^{\circ} \mathrm{C}$. Điện trở của bóng đèn khi không thắp sáng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ của môi trường là $20^{\circ} \mathrm{C}$ và dây tóc bóng đèn bằng vonfam có hệ số nhiệt điện trở $\alpha=4,5 \cdot 10^{-3}\left(K^{-1}\right)$
A. $484 \Omega$
B. $48,8 \Omega$
C. $502 \Omega$
D. $50,2 \Omega$
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Đáp án : 7B 8D 9B
câu 9:
Tại $2000^o$ C thì đèn sáng bình thường với điện trở:
$R=\frac{U^2}{P}=484(\Omega)$
Áp dụng công thức :
$R=R_0(1+\alpha(t-t_0))$
Với $t_0=20^oC;t=2000^oC$
=>điện trở của dây tóc tại nhiệt độ $20^oC$ là
$R_0=.....$

Chúc các bạn ngủ ngon !
:Rabbit27:Tuzki45
 
Last edited:

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Vật lí lớp 12 - SÓNG DỪNG

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Sự phản xạ sóng cơ

+ Khi sóng truyền đi nếu gặp vật cản thì nó có thể bị phản xạ. Sóng phản xạ có cùng tần số và cùng bước sóng với sóng tới.

anh1-jpg.194564

  • Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
  • Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
2. Sóng dừng

Khái niệm: Sóng dừng là sóng truyền trên một sợi dây làm xuất hiện các nút sóng (những điểm không dao động hay đứng yên) và các bụng (những điểm dao động với biên độ lớn nhất).
  • Sóng tới và sóng phản xạ nếu truyền theo cùng một phương thì có thể giao thoa được với nhau, tạo thành một hệ sóng dừng.
  • Khi có sóng dừng, một điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng sóng.
  • Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liên tiếp thì bằng $\lambda/$2.
  • Khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp gọi là 1 bó sóng.
  • Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp thì bằng $\lambda/4$.
3. Điều kiện có sóng dừng trên dây

  • Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng: $\ell =k\frac{\lambda }{2}$ với $k = 1, 2, 3 …$
anh2-png.194563
  • Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần $\frac{\lambda }{4}$: $\ell =\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}$ với $k = 0, 1, 2, 3…$
anh3-png.194562
[TBODY] [/TBODY]
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Đếm bụng, nút trên dây có sóng dừng
  • Khi hai đầu cố định thì chiều dài dây phải thỏa mãn: $\ell =n\frac{\lambda }{2}$
⇒ Tần số sóng trên dây phải thỏa mãn: $f=n\frac{v}{2\ell }$ với n là số bụng sóng.
  • Số nút sóng là: $n + 1$
  • Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng: ${{f}_{\min }}=\frac{v}{2\ell };$ khi đó trên dây có 1 bụng, 2 nút
  • Tần số để có sóng dừng phải bằng nguyên lần tần số nhỏ nhất.
  • Khi một đầu cố định, một đầu tự do thì chiều dài dây phải thỏa mãn: $\ell =\frac{n\lambda }{2}-\frac{\lambda }{4}$
⇒ Tần số sóng trên dây phải thỏa mã: $f=(2n-1)\frac{v}{4\ell }$
với $n$ là số bụng sóng có trên dây (kể cả bụng ở đầu tự do).
  • Số bụng sóng bằng số nút sóng và bằng $n$.
  • Tần số nhỏ nhất để tạo ra sóng dừng: ${{f}_{\min }}=\frac{v}{4\ell }$
  • Tần số để có sóng dừng phải bằng lẻ lần tần số nhỏ nhất
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bài tập vật lý 12 - Sóng dừng
Câu 1 : Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40 m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần, số sóng trên dây là 200 Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào dưới dây cung tạo ra sóng dừng trên dây:
A. 110 Hz
B. 70 Hz
C. 90 Hz
D. 60 Hz

Câu 2: Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian hai lân liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0, 05 s. vận tốc truyền sóng trên dây là :
A. 8 m/s
B. 4 m/s
C. 12 m/s
D. 16 m/s

Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2

Câu 4 : Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hòa ngang có tần số 100 Hz, ta có sóng dừng, trên dây có 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị là bao nhiêu
A. 50m/s
B. 60m/s
C. 40m/s
D. 35m/s
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hôm nay hông ai chăm chỉ hết taaa
Đáp án: 1D 2A 3A 4C

Câu 5: Sóng dừng trên dây dài 1m với hai đầu cố định, trên dây có 1 múi sóng. Bước sóng là :
A. 0,5 m
B. 25 cm
C. 2,5 m
D. 2m

Câu 6 : Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là
A. 75 Hz
B. 125 Hz
C. 100 Hz
D. 50 Hz

Câu 7: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 8: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:
A. Một nửa bước sóng
B. Hai lần bước sóng
C. Một phần tư bước sóng
D. Một bước sóng
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
3 Câu cuối nhé :p
Đáp án: 5D 6D 7A 8A

Câu 9: Một sợi dây dài 60 cm phát ra âm với tần số 200 Hz, quan sát dây dàn thấy có 4 nút (gồm cả 2 nút ở 2 đầu dây). Vận tốc truyền sóng trên dây là :
A. 40cm/s
B. 80 cm/s
C. 40 m/s
D. 80m/s

Câu 10: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút điểm đến một bụng kề nó bằng:
A. Một phần tư bước sóng
B. Một nửa bước sóng
C. Hai bước sóng
D. Một bước sóng

Câu 11: A là nguồn cố định, điểm D nằm trên dây sao cho AD = 37,5 cm. Số bụng sóng nút sóng trên AD là:
A. 19 bụng, 19nút
B. 18 bụng, 19 nút
C. 19 bụng, 18 nút
D. 18 bụng, 18 nút
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Còn đây là đáp án nhé ^^
Đáp án: 9D 10A 11A

Chúc các bạn ngủ ngon nha :p
Và hãy tận hưởng cuối tuần thật vui vẻ nhé :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Vật lí lớp 10 - BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Khảo sát chuyển động ném ngang

+ Ném một vật M từ điểm O ở độ cao h so với mặt đất với vận tốc ban đầu ${{\vec{v}}_{0}}$ theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
+ Chọn hệ tọa độ Đề-các có gốc tại O, trục hoành Ox hướng theo vectơ vận tốc ${{\vec{v}}_{0}}$, trục tung Oy hướng theo vectơ trọng lực $\vec{P}$.
01_6a7e4b3be5.png

+ Phân tích chuyển động của vật trên các trục Ox và Oy ta thu được các kết quả sau:
  • Theo trục Ox: M chuyển động thẳng đều. Các phương trình của chuyển động thành phần theo trục Ox của Mx là: $a_x = 0; v_x = v_0; x = v0_.t$
  • Theo trục Oy: M chuyển động như một vật rơi tự do. Các phương trình của chuyển động thành phần theo trục Oy của My là: $a_y = g; v_y = gt; y=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$
2. Xác định chuyển động của vật

+ Dạng quỹ đạo:
  • Phương trình của đạo của vật: $y=\frac{g}{2v_{0}^{2}}{{x}^{2}}$
  • Quỹ đạo chuyển động là một nửa Parabol quay bề lõm xuống dưới.
02_e155a252fa.PNG

+ Thời gian chuyển động: $t=\sqrt{\frac{2h}{g}}$
+ Tầm ném xa: $L={{x}_{max}}={{v}_{0}}.t={{v}_{0}}\sqrt{\frac{2h}{g}}$
+ Vận tốc tại thời điểm bất kì: $v=\sqrt{v_{x}^{2}+v_{y}^{2}}=\sqrt{v_{0}^{2}+{{\left( gt \right)}^{2}}}$
Vận tốc của vật khi chạm đất: $v=\sqrt{v_{0}^{2}+2gh}$
+ Góc giữa $\vec{v}$ và phương thẳng đứng: $\tan \alpha =\frac{{{v}_{x}}}{{{v}_{y}}}=\frac{{{v}_{0}}}{gt}$

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Áp dụng phương pháp phân tích và các công thức ở trên vào bài toán ném ngang.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bài tập Vật lí 10 - ném ngang
Câu 1. Một cậu bé ngồi trên 1 toa xe đang chạy với vận tốc không đổi và ném 1 quả bóng lên theo phương thẳng đứng. Bỏ qua sức cản không khí. Quả bóng rơi xuống chỗ nào ?
A. Trước cậu bé
B. Bên cạnh cậu bé
C. Đúng chỗ cậu bé
D. Sau cậu bé

Câu 2. Một quả bóng bàn được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào miêu tả quỹ đạo bóng khi rời bàn?
A.
199152

B.
199153

C.
199154

D.
199155


Câu 3
. Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc
độ $v_0$. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng :
A. A chạm đất trước B
B. cả hai đều chạm đất cùng lúc
C. A chạm đất sau B
D. chưa đủ thông tin để trả lời

Câu 4. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là $v_0 = 20~m/s$ từ độ cao $45m$ và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng bằng bao nhiêu ? Lấy $g = 10~m/s^2$ và bỏ qua sức cản của không khí.
A. 30m
B. 45m
C. 60m
D. 90m
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Bài tập Vật lí 10 - ném ngang
Câu 1. Một cậu bé ngồi trên 1 toa xe đang chạy với vận tốc không đổi và ném 1 quả bóng lên theo phương thẳng đứng. Bỏ qua sức cản không khí. Quả bóng rơi xuống chỗ nào ?
A. Trước cậu bé
B. Bên cạnh cậu bé
C. Đúng chỗ cậu bé
D. Sau cậu bé

Câu 2. Một quả bóng bàn được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào miêu tả quỹ đạo bóng khi rời bàn?
A.
199152

B.
199153

C.
199154

D.
199155


Câu 3
. Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc
độ $v_0$. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng :
A. A chạm đất trước B
B. cả hai đều chạm đất cùng lúc
C. A chạm đất sau B
D. chưa đủ thông tin để trả lời

Câu 4. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là $v_0 = 20~m/s$ từ độ cao $45m$ và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng bằng bao nhiêu ? Lấy $g = 10~m/s^2$ và bỏ qua sức cản của không khí.
A. 30m
B. 45m
C. 60m
D. 90m
1.C
2.B
3.B
4.C
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bị lừa thì lần sau cẩn thận hơn nhé ^^
Đáp số: 1C 2C 3B 4C
Chúc mừng @Chris Master Harry đã đúng được 3 câu nhé :p

Câu 5. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao $h = 1,25m$. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn $L = 1,50m$ (theo phương ngang). Lấy $g = 10~m/s^2$. Thời gian rơi của bi là:
A. 0,25s
B. 0,35s
C. 0,5s
D. 0,125s

Câu 6. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao $h = 1,25m$. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn $L = 1,50m$ (theo phương ngang). Lấy $g = 10~m/s^2$. Tốc độ của viên bi lúc rơi khỏi bàn là :
A. 12 m/s
B. 6 m/s
C. 4,28 m/s
D. 3 m/s

Câu 7. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là $v_0 = 20~m/s$ và rơi xuống đất sau $3s$. Hỏi quả bóng được ném từ độ cao nào ? Lấy $g = 10~m/s^2$ và bỏ qua sức cản của không khí.
A. 30m
B. 45m
C. 60m
D. 90m

Câu 8. Một vật được ném ngang từ độ cao $h = 9m$. Vận tốc ban đầu có độ lớn là $v_0$. Tầm xa của vật $18m$. Tính $v_0$. Lấy $g = 10~m/s^2$.
A. 19 m/s
B. 13,4 m/s
C. 10 m/s
D. 3,16 m/s
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục nào các bạn eyyy ^^

Đáp số: 5C 6D 7B 8B

Câu 9. Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu 0 được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II
B. Vật I chạm đất sau vật II
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II
D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật

Câu 10. Một người chạy bộ với vận tốc có độ lớn không đổi $v$ xuyên qua một rừng thông. Khi người đó vừa chạy tới bên dưới một gốc thông thì có một trái thông từ cây đó rơi thẳng xuống từ độ cao $h$ ( bỏ qua ma sát). Hỏi khi trái thông vừa chạm xuống đất người chạy bộ cách trái thông một khoảng là bao nhiêu?
A. $\sqrt{\frac{2hv^2}{g}}$
B. $\sqrt{\frac{hv^2}{2g}}$
C. $\frac{gh}{2v^2}$
D. $\frac{2gh^2}{v^2}$

Câu 11. Một vật được ném ngang với tốc độ $30 ~m/s$ ở độ cao $h = 80 m$. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy $g = 10 ~m/s^2$. Tầm xa của vật có giá trị:
A. 120m
B. 480m
C. $30\sqrt{8}$m
D. 80m

Câu 12. Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ $v_0 = 10 ~m/s$ từ độ cao $h$ so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ $Oxy$ sao cho gốc $O$ trùng với vị trí ném, $Ox$ theo chiều $\vec{v_0}$, $Oy$ hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Phương trình quỹ đạo của vật là: (với $g = 10 ~m/s^2$)
A. $y = 10t + 5t^2$
B. $y = 10t + 10t^2$
C. $y = 0,05x^2$
D. $y = 0,1x^2$
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Bị lừa thì lần sau cẩn thận hơn nhé ^^
Đáp số: 1C 2C 3B 4C
Chúc mừng @Chris Master Harry đã đúng được 3 câu nhé :p

Câu 5. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao $h = 1,25m$. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn $L = 1,50m$ (theo phương ngang). Lấy $g = 10~m/s^2$. Thời gian rơi của bi là:
A. 0,25s
B. 0,35s
C. 0,5s
D. 0,125s

Câu 6. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao $h = 1,25m$. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn $L = 1,50m$ (theo phương ngang). Lấy $g = 10~m/s^2$. Tốc độ của viên bi lúc rơi khỏi bàn là :
A. 12 m/s
B. 6 m/s
C. 4,28 m/s
D. 3 m/s

Câu 7. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là $v_0 = 20~m/s$ và rơi xuống đất sau $3s$. Hỏi quả bóng được ném từ độ cao nào ? Lấy $g = 10~m/s^2$ và bỏ qua sức cản của không khí.
A. 30m
B. 45m
C. 60m
D. 90m

Câu 8. Một vật được ném ngang từ độ cao $h = 9m$. Vận tốc ban đầu có độ lớn là $v_0$. Tầm xa của vật $18m$. Tính $v_0$. Lấy $g = 10~m/s^2$.
A. 19 m/s
B. 13,4 m/s
C. 10 m/s
D. 3,16 m/s
5C 6D 7B 8B
Tiếp tục nào các bạn eyyy ^^

Đáp số: 5C 6D 7B 8B

Câu 9. Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu 0 được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II
B. Vật I chạm đất sau vật II
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II
D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật

Câu 10. Một người chạy bộ với vận tốc có độ lớn không đổi $v$ xuyên qua một rừng thông. Khi người đó vừa chạy tới bên dưới một gốc thông thì có một trái thông từ cây đó rơi thẳng xuống từ độ cao $h$ ( bỏ qua ma sát). Hỏi khi trái thông vừa chạm xuống đất người chạy bộ cách trái thông một khoảng là bao nhiêu?
A. $\sqrt{\frac{2hv^2}{g}}$
B. $\sqrt{\frac{hv^2}{2g}}$
C. $\frac{gh}{2v^2}$
D. $\frac{2gh^2}{v^2}$

Câu 11. Một vật được ném ngang với tốc độ $30 ~m/s$ ở độ cao $h = 80 m$. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy $g = 10 ~m/s^2$. Tầm xa của vật có giá trị:
A. 120m
B. 480m
C. $30\sqrt{8}$m
D. 80m

Câu 12. Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ $v_0 = 10 ~m/s$ từ độ cao $h$ so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ $Oxy$ sao cho gốc $O$ trùng với vị trí ném, $Ox$ theo chiều $\vec{v_0}$, $Oy$ hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Phương trình quỹ đạo của vật là: (với $g = 10 ~m/s^2$)
A. $y = 10t + 5t^2$
B. $y = 10t + 10t^2$
C. $y = 0,05x^2$
D. $y = 0,1x^2$
9.C
10.A
11.A
12.C
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Lớp 11

Dòng điện trong chất khí

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Chất khí là môi trường cách điện


  • Không khí nói riêng hay chất khí nói chung không dẫn điện vì các phân tử khí đều trung hòa điện, nên trong chất khí không có hạt tải điện.
2. Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường

  • Ở điều kiện thường, chất khí không dẫn điện.
  • Trong một số điều kiện đặc biệt như khi có ngọn lửa ga hay chiếu bức xạ của tia tử ngoại, không khí trở nên dẫn điện.
3. Bản chất dòng điện trong chất khí

a) Sự ion hóa chất khí và tác nhân ion hóa
  • Tác nhân ion hóa: những tác động làm cho chất khí trở nên dẫn điện. Nguyên nhân là những tác nhân này có năng lượng cao, chúng tách các phân tử khí trung hòa thành những ion dương và êlectron tự do, những êlectron tự do lại có thể kết hợp với những phân tử khí trung hòa tạo nên ion âm.
  • Hạt tải điện trong chất khí: Các ion dương, ion âm và êlectron.
  • Bản chất dòng điện trong chất khí: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển rời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra.
  • Chú ý: Khi mất tác nhân ion hóa các ion dương, ion âm, êlectron trao đổi điện tích với nhau tạo nên các phân tử khí trung hòa, lúc này, không khí trở thành không dẫn điện.
b) Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
  • Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí: là quá trình xảy ra khi ta phải dùng tác nhân ion hóa từ bên ngoài để tạo ra các hạt tải điện trong chất khí.
  • Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
  • Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua chất khí khi phóng điện không tự lực theo hiệu điện thế U giữa hai điện cực:
VL_11_1_150_59b44ef885.png
Đoạn Oa: U nhỏ, I tăng theo U.
Đoạn ab: U đủ lớn, dòng điện I đạt giá trị bão hỏa.
Đoạn bc: U quá lớn, I tăng nhanh khi U tăng. Lúc này mật độ hạt tải điện tăng nhanh..
[TBODY] [/TBODY]
c) Hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực
  • Hiện tượng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện.
  • Quá trình nhân số hạt tải điện:
  • Tác nhân ion hóa (điện trường ngoài) tạo ra các ion dương và êlectron.
  • Êlectron có kích thước nhỏ nên đi được quãng đường dài hơn. Khi điện trường đủ lớn, động năng của êlectron cũng đủ lớn để khi va chạm với các phân tử khí rung hòa sẽ là ion hóa các phân tử này.
  • Quá trình này diễn ra theo kiểu thác lũ làm mật độ hạt tải điện tăng mạnh cho tới khi êlectron đến anôt.
  • Lúc này, chất khí trở nên dẫn điện tốt hơn và dòng điện chạy qua chất khí tăng nhưng vẫn phụ thuộc vào số hạt tải điện mà tác nhân ion hóa từ bên ngoài sinh ra trong chất khí.
4. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực

  • Quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì, không cần ta chủ động tạo ra hạt tải điện, gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) tự lực.
  • Điều kiện: trong hệ phải gồm chất khí và các điện cực phải tự tại ra các hạt tải điện mới để bù lại số hạt tải điện đã đi đến điện cực và biến mất.
Có bốn cách chính để tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí:
  • Cách 1: Dòng điện chạy qua chất khí làm nhiệt độ khí tăng rất cao, khiến phân tử khí bị ion hóa.
  • Cách 2: Điện trường trong chất khí rất lớn, khiến phân tử khí bị ion hóa ngay khi đến nhiệt độ thấp.
  • Cách 3: Catôt bị dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng phát ra êlectron. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phát xạ nhiệt êlectron.
  • Cách 4: Catôt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào làm bật êlectron ra khỏi catôt và trở thành hạt tải điện.
Tùy cơ chế sinh hạt tải điện mới trong chất khí mà ta có các kiểu phóng điện tự lực khác nhau. Hai kiểu phóng điện tự lực thường gặp là tia lửa điện và hồ quang điện.
5. Tia lửa điện và hồ quang điện

Nội dungTia lửa điệnHồ quang điện
Định nghĩaLà quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành ion dương và êlectron tự do.Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra ở trong chất khí áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
Điều kiệnĐiện trường ngoài đạt ngưỡng $3.10^6 V/m.$Hai điện cực phải nóng đỏ đến mức phát xạ nhiệt điện tử (phát xạ êlectron).
Khi có được tia lửa điện, phải duy trì hiệu điện thế giữa hai điện cực đến giá trị không lớn để tạo ra cung sáng chói.
Ứng dụngĐộng cơ nổ, trong các cơn dôngHàn điện, đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg
Top Bottom