Toán [Thảo luận] Topic ôn tập thi tuyển sinh vào 10 chuyên

Thánh Lầy Lội

Banned
Banned
14 Tháng bảy 2017
168
220
84
20
Bình Định
Chuyên đề bất đẳng thức còn bài nào chưa giải vậy m.n

#Ann Lee: Không tham gia topic sớm -.- Bài tồn để lâu quá t xử lí hết rồi :v
 
  • Like
Reactions: Ann Lee

lengoctutb

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2016
1,302
990
221

lengoctutb

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2016
1,302
990
221
Bài 5:
file:///D:/My%20Documents/My%20Pictures/55555555.bmp
nhác đánh ra...
#nguồn....
55555555.bmp

55555555.bmp

Không đọc được bạn ơi $!$
 
  • Like
Reactions: hdiemht

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT

lengoctutb

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2016
1,302
990
221
Đề 1:
Bài 2:
1,
Tìm mọi nghiệm nguyên của phương trình [tex]x^{2}(y-5)-xy=x-y+1[/tex]

$x^{2}(y-5)-xy=x-y+1 \Leftrightarrow x^{2}(y-5)-x(y+1)+y-1=0$ $(1)$
Khi $y=5$$,$ $(1) \Leftrightarrow x^{2}(5-5)-x(5+1)+5-1=0 \Leftrightarrow -6x+4=0 \Leftrightarrow x=\frac{2}{3}$ $($không thỏa do $x \notin \mathbb{Z}$$)$
Khi $y \neq 5$$,$ ta xem $(1)$ là phương trình bậc hai ẩn $x$ tham số $y$$.$ Khi đó $:$
$\Delta = [-(y+1)]^{2}-4(y-5)(y-1)=-3y^{2}+26y-19$$.$ Để $(1)$ có nghiệm thì $:$
$\Delta \geq 0 \Leftrightarrow -3y^{2}+26y-19 \geq 0 \Leftrightarrow \frac{13-4\sqrt{7}}{3} \leq y \leq \frac{13+4\sqrt{7}}{3}$$.$ Mà do $ y \in \mathbb{Z}$ nên $y \in \{1;2;3;4;6;7\}$ $($do $y \neq 5$$)$
Thế từng giá trị của $y$ vào $\Delta$$,$ ta nhận các giá trị $y \in \{1;7\}$ do để $(1)$ có nghiệm nguyên thì $\Delta$ phải là số chính phương
Tại $y=1$$,$ $(1) \Leftrightarrow x^{2}(1-5)-x(1+1)+1-1=0 \Leftrightarrow -4x^{2}-2x=0 \Leftrightarrow -2x(2x+1)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=0 & (nhận) \\ x=-\frac{1}{2} & (loại) \end{matrix}\right.$
Tại $y=7$$,$ $(1) \Leftrightarrow x^{2}(7-5)-x(7+1)+7-1=0 \Leftrightarrow 2x^{2}-8x+6=0 \Leftrightarrow 2(x-3)(x-1)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=3 & (nhận) \\ x=1 & (nhận) \end{matrix}\right.$
Vậy phương trình $(1)$ có tập nghiệm $S=\{(0;1);(3;7);(1;7)\}$
 
  • Like
Reactions: Ann Lee and hdiemht

Ann Lee

Cựu Mod Toán
Thành viên
14 Tháng tám 2017
1,782
2,981
459
Hưng Yên
nhưng mà a ơi cho e hỏi làm sao để bt bdtd phụ ấy ak
Bạn có thể tham khảo tài liệu này về phương pháp hệ số bất định nhé ^^
Ngoài việc sử dụng phương pháp hệ số bất định (UCT) ra thì còn có cách khác như sau:
Có [tex]a^{3}+b^{3}\geq ab(a+b)[/tex]
[tex]5b^{3}-a^{3}=6b^{3}-(a^{3}+b^{3})\leq 6b^{3}-ab(a+b)=b(a+3b)(2b-a)[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{5b^{3}-a^{3}}{ab+3b^{2}}\leq \frac{b(a+3b)(2b-a)}{b(a+3b)}=2b-a[/tex]
Tương tự:...
Cộng vế với vế các BĐT trên thì được đpcm

Cách làm trên có vẻ tự nhiên hơn nhỉ :3
 

Attachments

  • - Áp dụng kỹ thuật hệ số bất định giải bất đẳng thức -.pdf
    1.5 MB · Đọc: 426
  • Like
Reactions: you only live once

Ann Lee

Cựu Mod Toán
Thành viên
14 Tháng tám 2017
1,782
2,981
459
Hưng Yên

Bài1:
1. [tex]2x^2-4x-9+\sqrt{5x+6}+\sqrt{7x+11}=0[/tex] ĐK:....
[tex]\Leftrightarrow 2x(x-2)+\frac{5x+6-16}{\sqrt{5x+6}+4}+\frac{7x-14}{\sqrt{7x+11}+5}=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (x-2)(2x+\frac{5}{\sqrt{5x+6}+4}+\frac{7}{\sqrt{7x+11}+5})=0[/tex]
Suy ra: x-2=0 suy ra x=2 ;và (...)=0
Ta có: [tex]2x+\frac{5}{\sqrt{5x+6}+4}+\frac{7}{\sqrt{7x+11}+5}=0[/tex] (1)
Xét [tex]x>0\Rightarrow (1)>0\rightarrow VN[/tex]
Xét [tex]x=0\Rightarrow (1)>0\rightarrow VN;x<0\rightarrow VN[/tex]
Vậy pt có nghiệm x=2

C:\DOCUME~1\GHOSTV~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg
Hướng liên hợp cho bài này của m cũng được đấy chứ :3 Nhưng mà phần chứng minh pt còn lại vô nghiệm của m thì lại sai mất rồi :v
Tại vì ĐKXĐ là [TEX]x\geq \frac{-6}{5}[/TEX] cơ.
Theo máy tính Casio thì pt còn lại có nghiệm là -1 đó.
Thử nghĩ cách liên hợp sao cho có nhân tử chung là (x-2)(x+1) đi nào ><
______________________
Vẫn còn các bài sau, cùng nhau thảo luận nốt nào :D
Bài 1:
1, Giải phương trình [tex]2x^{2}-4x-9+\sqrt{5x+6}+\sqrt{7x+11}=0[/tex]

Bài 2:
2,
Xét dãy số [tex](a_{n})[/tex], [tex](n=1;2;3;...)[/tex] được xác định bởi [tex]a_{1}=a;a_{2}=3;a_{n+2}=2a_{n+1}-a_{n}+1[/tex] với mọi số nguyên dương n. Chứng minh rằng sô [tex]A=4a_{n}a_{n+2}+1[/tex] là số chính phương

Bài 4: Cho hình vuông ABCD, M là điểm thay đổi trên cạnh BC (M không trùng với B) và N là điểm thay đổi trên cạnh CD (N không trùng với D) sao cho: [tex]\widehat{MAN}=\widehat{MAB}+\widehat{NAD}[/tex]
1. BD cắt AN và AM tương ứng tại P và Q. Chứng minh rằng năm điểm P,Q,M,C,N cùng nằm trên một đường tròn.
2. Chứng minh rằng đường thẳng MN luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định khi M và N thay đổi.
3. Ký hiệu diện tích của tam giác APQ là [tex]S_{1}[/tex] là diện tích của tứ giác PQMN là [tex]S_{2}[/tex] . Chứng minh rằng tỉ số [tex]\frac{S_{1}}{S_{2}}[/tex] không đổi khi M và N thay đổi.
 
  • Like
Reactions: hdiemht

lengoctutb

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2016
1,302
990
221
Đề 1:
Bài 4:
Cho hình vuông ABCD, M là điểm thay đổi trên cạnh BC (M không trùng với B) và N là điểm thay đổi trên cạnh CD (N không trùng với D) sao cho: [tex]\widehat{MAN}=\widehat{MAB}+\widehat{NAD}[/tex]
1. BD cắt AN và AM tương ứng tại P và Q. Chứng minh rằng năm điểm P,Q,M,C,N cùng nằm trên một đường tròn.
2. Chứng minh rằng đường thẳng MN luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định khi M và N thay đổi.
3. Ký hiệu diện tích của tam giác APQ là [tex]S_{1}[/tex] là diện tích của tứ giác PQMN là [tex]S_{2}[/tex] . Chứng minh rằng tỉ số [tex]\frac{S_{1}}{S_{2}}[/tex] không đổi khi M và N thay đổi.

5.PNG

$1.$ Ta có $:$ $\widehat{MAN}+\widehat{MAB}+\widehat{NAD}=90^{\circ} \Leftrightarrow \widehat{MAN}+ \widehat{MAN} =90^{\circ} \Leftrightarrow 2\widehat{MAN}=90^{\circ} \Leftrightarrow \widehat{MAN}=45^{\circ}$
Mà $\widehat{DBC}=45^{\circ} \Rightarrow \widehat{MAN}= \widehat{DBC} \Rightarrow$ Tứ giác $APMB$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{PMA}= \widehat{PBA} =45^{\circ}$
Chứng minh tương tự $:$ $\widehat{QNA} =45^{\circ} \Rightarrow \widehat{QNA}=\widehat{PMA} \Rightarrow$ Tứ giác $MNPQ$ nội tiếp $(1)$
Tứ giác $APMB$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{MPN}= \widehat{MBA} =90^{\circ} \Rightarrow \widehat{MPN}+ \widehat{MCN}=90^{\circ}+ 90^{\circ}= 180^{\circ} \Rightarrow$ Tứ giác $MPNC$ nội tiếp $(2)$
$(1)(2) \Rightarrow$ đpcm

$2.$ $\widehat{MPN} =90^{\circ}$ $($cmt$)$ $\Rightarrow MP \perp AN$ tại $P$$.$ Chứng minh tương tự $:$ $NQ \perp AM$ tại $Q$
Gọi $H$ là giao điểm của $NQ$ và $MP \Rightarrow H$ là trực tâm của $\Delta AMN$
$\Rightarrow AH \perp MN$ tại $F$ $($$F$ là giao điểm của $AH$ với $MN$$)$ $\Rightarrow MN$ tiếp xúc với $(A;AF)$ $(3)$
Ta có $:$ $\widehat{AMB}= \widehat{APB}$ $($Tứ giác $PABM$ nội tiếp$)$ và $\widehat{APQ}= \widehat{AMN}$ $($Tứ giác $MNPQ$ nội tiếp$)$ $\Rightarrow \widehat{AMB}= \widehat{AMF}$
$\Rightarrow AM$ là phân giác của $\widehat{BMF} \Rightarrow A$ cách đều $MB,MF \Rightarrow AF=AB$ $(4)$
$(3)(4) \Rightarrow MN$ tiếp xúc với $(A;AB)$ $($cố định do hình vuông $ABCD$ cố định$)$ $($đpcm$)$

$3.$ $\Delta APM$ có $\widehat{PMA} =45^{\circ}$ $($cmt$)$ và $\widehat{PAM}=45^{\circ}$ $($cmt$)$
$\Rightarrow \Delta APM$ vuông cân tại $P \Rightarrow PA=PM$$.$ Chứng minh tương tự $:$ $QA=QN$
$\widehat{PHN}= \widehat{QAN}$ $($cùng phụ $\widehat{ANQ}$$)$ $\Rightarrow sinPHN=sinQAN$
Do $\widehat{PHN}$ kề bù với $\widehat{PHQ}$ nên $sinPHN=sinPHQ$
$S_{PQN}=S_{PHQ}+S_{PHN}=\frac{1}{2}HP.HQ.sinPHQ+ \frac{1}{2}HP.HN.sinPHN= \frac{1}{2}HP.HQ.sinPHN+ \frac{1}{2}HP.HN. sinPHN$
$S_{PQN} = \frac{1}{2}HP.sinPHN.(HN+HQ)= \frac{1}{2}HP.QN.sinPHN$
Tương tự$,$ ta có $:$ $S_{MQN} = \frac{1}{2}HM.QN.sinQHM$$.$ Khi đó $:$
$S_{2}=S_{MNPQ}= S_{PQN}+ S_{MQN}=\frac{1}{2}HP.QN.sinPHN+\frac{1}{2}HM.QN.sinQHM= \frac{1}{2}QN.sinPHN.(HP+HM)$
$S_{2} = \frac{1}{2}QN.NQ.sinPHN$ $($$\widehat{PHN}= \widehat{QHM}$$)$
Mà $sinPHN=sinQAN$ $($cmt$)$ nên $S_{2} =\frac{1}{2}QN.NQ.sinQAN$
$S_{1}=\frac{1}{2}AQ.AP.sinMAN= \frac{1}{2}QN.PM.sinMAN$ $($$QA=QN,PA=PM$$)$
Khi đó $:$ $\frac{S_{1}}{S_{2}}=\frac{\frac{1}{2}QN.PM.sinMAN}{\frac{1}{2}QN.NQ.sinQAN}=1$ $($không đổi$)$ $($đpcm$)$
 
Last edited:

bat dangthuc

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng ba 2018
34
9
6
21
Đắk Lắk
Thcs Eayong
bài 2 chuyên đề 1 ý. Hình như có bạn giải nhưng ko đúng

#Ann Lee: Cảm ơn bạn đã nhắc. Mình đã kiểm tra và sửa lại.
 
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05

Lucifer0810

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
152
124
59
20
Nghệ An
THCS Bạch Liêu
[tex]\left\{\begin{matrix} x^{3}+y^{3}+x=2xy+3(1)\\ x+xy=4 (2)\end{matrix}\right.[/tex]
Xét pt (1) [tex]\Leftrightarrow x^{3}+y^{3}+x+1=2xy+4(*)[/tex]
Thay (2) vào (*) được
$x^{3}+y^{3}+x+1=2xy+x+xy$
$\Leftrightarrow x^{3}+y^{3}+1-3xy.1=0$
$\Leftrightarrow (x+y+1)(x^{2}+y^{2}+1-xy-x-y)=0$
+) TH1: [tex]x+y+1=0\Leftrightarrow y=-1-x[/tex]
Thay vào (2) được [tex]x+x(-1-x)=4\Leftrightarrow -x^{2}=4[/tex]( vô lý)
+) TH2: $x^{2}+y^{2}+1-xy-x-y=0$
$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}+1=xy+x+y$
Áp dụng BĐT phụ [tex]a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq \left | ab \right |+\left | bc \right |+\left | ca \right |\geq ab+bc+ca[/tex] ta được
[tex]x^{2}+y^{2}+1\geq \left | xy \right |+\left | x \right |+\left | y \right |\geq xy+x+y[/tex]
Dấu "=" xảy ra <=> x=y=1
Thay x=y=1 vào pt (2) được [tex]1+1.1=2\neq 4[/tex]
=> x=y=1 ko là nghiệm của hệ đã cho
Vậy hpt đã cho vô nghiệm

ĐKXĐ:...
Đặt [tex]\sqrt[3]{x^{3}+5x^{2}}=a; \sqrt{\frac{5x^{2}-2}{6}}=b(b\geq 0)[/tex]
Khi đó, ta có: [tex]\left\{\begin{matrix} a-1=b\\ a^{3}-x^{3}=5x^{2} \\ 6b^{2}+2=5x^{2} \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-1=b\\ a^{3}-x^{3}=6b^{2}+2 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a-1=b\\ a^{3}-6(a-1)^{2}-2=x^{3} \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a-1=b\\ (a-2)^{3}=x^{3} \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a-1=b\\ a-2=x \end{matrix}\right.[/tex]
Xét a-2=x [tex]\Leftrightarrow \sqrt[3]{x^{3}+5x^{2}}-2=x\Leftrightarrow \sqrt[3]{x^{3}+5x^{2}}=x+2\Leftrightarrow x^{3}+5x^{2}=(x+2)^{3}\Leftrightarrow x^{2}+12x+8=0\Leftrightarrow (x+6)^{2}=28\Leftrightarrow[/tex]...
bạn làm sai rồi trừ vế theo vế sai ở đoạn hệ phương trình ( bài 2).
Với lại đề cx sai phải là + 1 ms đúng

#Ann Lee: Trừ vế theo vế đúng rồi mà bạn @@
Đề này đúng rồi bạn à, mình lấy từ đề thi vào 10 THPT chuyên Lam Sơn năm 2017-2018 vòng 2.
 
  • Like
Reactions: Ann Lee

Lucifer0810

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
152
124
59
20
Nghệ An
THCS Bạch Liêu
bạn làm sai rồi trừ vế theo vế sai ở đoạn hệ phương trình ( bài 2).
Với lại đề cx sai phải là + 1 ms đúng

#Ann Lee: Trừ vế theo vế đúng rồi mà bạn @@
Đề này đúng rồi bạn à, mình lấy từ đề thi vào 10 THPT chuyên Lam Sơn năm 2017-2018 vòng 2.
xin lỗi nha mik nhìn lầm
 
  • Like
Reactions: Ann Lee

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
cho mình hỏi điệu kiện của hệ phương trình này là gì vậy? [tex]\frac{2}{\left | x-2 \right |}+\frac{1}{y}=2[/tex] và [tex]\frac{6}{\left | x-2 \right |}-\frac{2}{y}=1[/tex]
 
  • Like
Reactions: mỳ gói
Top Bottom