Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

C

cukhoaithui

tế bào trứng của mẹ KG [TEX]X^AX^a[/TEX]
giảm phân 1 bình thường sẽ tạo ra một tế bào mang NST kép [TEX]X^A[/TEX], 1 tế bào mang [TEX]X^a[/TEX] kép
nếu giảm phân 1 không bình thường sẽ tạo ra 1 mang [TEX]X^AX^a[/TEX] kép, 1 cái ko có gì
giảm phân 2 bình thường tiếp tục quá trình mà Gp 1 ko bình thường thì tạo ra giao tử [TEX]X^AX^a[/TEX] đơn

nếu giảm phân 1 bình thường rồi giảm phân 2 ko bình thường . Tức là cũng giống như nguyên phân ko bình thường
[TEX]X^A[/TEX] kép tách thành 2 NST đơn nhưng ko phân li nên sẽ tạo ra giao tử [TEX]X^A X^A[/TEX]
=> Mình giải thích đúng ko?? Phần này vẫn thấy tù mù lắm...

------> Bạn giải thích đúng rồi :( Tui xin nói lại cụ thể hơn he
Mẹ có KG XAXa.Trong quá trình GP,ban đầu các NST sẽ tự nhân đôi nên ta có tế bào sinh giao tử cái (của mẹ) sẽ có KG XAXAXaXa (ở kỳ đầu của lần phân bào I).Ở kỳ giữa các NST kép sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (trong đó cặp XAXA nằm ở 1 hàng,cặp XaXa nằm ở hàng còn lại). Nếu phân li bình thường ở kỳ sau thì kết thúc phân bào I sẽ cho 2 tế bào con,1 loại chứa cặp XAXA,1 loại chứa cặp XaXa .Sau đó ở lần phân bào 2 của GP,nếu vẫn phân li bình thường ở kỳ sau thì sẽ tạo 4 loại tế bào bình thường với NST XA (2 tế bào) và Xa(2 tế bào).
+ Trường hợp kỳ sau của lần phân bào I các NST phân li không bình thường sẽ tạo 2 loại tế bào,1 loại mang 1 cặp NST kép tương đồng(2 NST kép) XAXA và XaXa,1 loại không chứa NST X.Tiếp đến ở lần phân bào 2 phân li bình thường thì sẽ tạo ra 4 tế bào gồm 2 loại,2 tế bào mang XAXa (lưu ý là không có chuyện mang cặp XAXA hay XaXa trong trường hợp này vì lúc này 2 cặp XAXA và XaXa sẽ dàn thành 1 hàng chứ không phài là 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc),2 tế bào còn lại không chứa NST X.
+ Trường hợp lần phân bào I xảy ra bình thường,tức là kết thúc phân bào I tạo 2 tế bào chứa cặp XAXA hoặc XaXa.Tiếp theo ở lần phân bào II,các NST đã tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo nhưng 1 trong 2 cặp XaXa hoặc XAXA không phân li ---> kết quả tạo 4 tế bào con gồm các loại có thể có là XAXA (cặp XAXA không phân li) XaXa (cặp XaXa không phân li) và 1 loại không chứa NST X @-)
------> Hi vọng tui diễn đạt không qua rối rắm b-(
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

tế bào trứng của mẹ KG [TEX]X^AX^a[/TEX]
giảm phân 1 bình thường sẽ tạo ra một tế bào mang NST kép [TEX]X^A[/TEX], 1 tế bào mang [TEX]X^a[/TEX] kép
nếu giảm phân 1 không bình thường sẽ tạo ra 1 mang [TEX]X^AX^a[/TEX] kép, 1 cái ko có gì
giảm phân 2 bình thường tiếp tục quá trình mà Gp 1 ko bình thường thì tạo ra giao tử [TEX]X^AX^a[/TEX] đơn

nếu giảm phân 1 bình thường rồi giảm phân 2 ko bình thường . Tức là cũng giống như nguyên phân ko bình thường
[TEX]X^A[/TEX] kép tách thành 2 NST đơn nhưng ko phân li nên sẽ tạo ra giao tử [TEX]X^A X^A[/TEX]
=> Mình giải thích đúng ko?? Phần này vẫn thấy tù mù lắm...


Theo HIỀN là thế này:
X^AX^a tự nhân đôi=>X^AX^AX^aX^a
trường hợp 1:GP1 O bt tạo ra(X^AX^AX^aX^a,0)=>GP2 BT tạo ra:(X^AX^a,0)
trường hợp 2:GP1 BT tạo ra(X^AX^A,X^aX^a)=>GP2 O BT Tạo ra:(X^AX^A,X^aX^a,0)
 
C

cukhoaithui

tần sô Mèo đực lông xám so với cá thể đực = tàn số alen d , giải thích giúp cái bác ơi b-(b-(b-(

----> Bạn hien_chip đã giải thích rồi,tui xin nói lại chi tiết hơn về phần này.Mặt dù tui cũng đã có post 1 bài tương tự bên topic khác nhưng topic đó giờ chẳng biết "trôi dạt" phương nào rồi nên xin post lại ở đây luôn để các bạn nào chưa hiểu sẽ tìm thấy vấn đề mình cần :).
Bài toán bạn hiên đưa ra là ứng dụng 1 trường hợp khá đặc biệc của định luật H_V.ứng dụng cho gen nằm trên NST GT X không có alen tương ứng trên Y.Nói là khá đặc biệc vì chương trình SGK chỉ đề cập đến trường hợp các gen nằm trên NST thường,với các bạn học chương trình nâng cao nếu chịu tìm hiểu thì sẽ biết ứng dụng này.
Đối với các gen trên X không alen tương ứng trên Y thì do ở cơ thể có cặp NST GT XY chỉ cần 1 alen (trội hoặc lặn của gen đó) nằm trên X là đã biểu hiện ra KH trội hoặc lặn tương ứng (XaY ---> KH lặn , XAY---> KH trội) . Vì lí do đó nên ta rút ra đc kết quả quan trọng sau : "đối với cơ thể có cặp XY, tần số alen = tần số KG = tần số KH" .Nếu xét 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a , p và q lần lượt là TSTD của A và a ,thì ta có cấu trúc DT của quần thể đó như sau :
+ Với cơ thể có cặp XY : p XAY + q XaY = 1
+ Với cơ thể có cặp XX " p^2 XAXA + 2pq XAXa + q^2 XaXa = 1
Lưu ý quan trọng trong làm bài khi gặp trường hợp này là phải xác định đc số cá thể mang cặp XX và XY có trong quần thể ---> từ đó dựa vào các giả thiết đề bài cho để tính TSTD hoặc viết cấu trúc DT .
----> Đây là vấn đề mở rộng thêm của đl H-V nhưng tui nghĩ không nằm ngoài chương trình ---> có thể ra trong thi ĐH :)
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

------> Bạn giải thích đúng rồi :( Tui xin nói lại cụ thể hơn he
Mẹ có KG XAXa.Trong quá trình GP,ban đầu các NST sẽ tự nhân đôi nên ta có tế bào sinh giao tử cái (của mẹ) sẽ có KG XAXAXaXa (ở kỳ đầu của lần phân bào I).Ở kỳ giữa các NST kép sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (trong đó cặp XAXA nằm ở 1 hàng,cặp XaXa nằm ở hàng còn lại). Nếu phân li bình thường ở kỳ sau thì kết thúc phân bào I sẽ cho 2 tế bào con,1 loại chứa cặp XAXA,1 loại chứa cặp XaXa .Sau đó ở lần phân bào 2 của GP,nếu vẫn phân li bình thường ở kỳ sau thì sẽ tạo 4 loại tế bào bình thường với NST XA (2 tế bào) và Xa(2 tế bào).
+ Trường hợp kỳ sau của lần phân bào I các NST phân li không bình thường sẽ tạo 2 loại tế bào,1 loại mang cả 2 cặp NST kép XAXAXaXa,1 loại không chứa NST X.Tiếp đến ở lần phân bào 2 phân li bình thường thì sẽ tạo ra 4 tế bào gồm 2 loại,2 tế bào mang XAXa (lưu ý là không có chuyện mang cặp XAXA hay XaXa trong trường hợp này vì lúc này 2 cặp XAXA và XaXa sẽ dàn thành 1 hàng chứ không phài là 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc),2 tế bào còn lại không chứa NST X.
+ Trường hợp lần phân bào I xảy ra bình thường,tức là kết thúc phân bào I tạo 2 tế bào chứa cặp XAXA hoặc XaXa.Tiếp theo ở lần phân bào II,các NST đã tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo nhưng 1 trong 2 cặp XaXa hoặc XAXA không phân li ---> kết quả tạo 4 tế bào con gồm các loại có thể có là XAXA, Xa (cặp XAXA không phân li) XaXa , XA (cặp XaXa không phân li) @-)
------> Hi vọng tui diễn đạt không qua rối rắm b-(

theo tui ban giai thích ý thư nhất thì đúng nhưng ý thứ 2 tôi lại nghĩ khác,bạn xem có đúng không nhé:không thể tạo ra 4 tế bào có 4 KG có thể có như trên vì còn tế bào chứa 0,mặt khác
trường hợp XAXA ko phân ly,XaXa phân ly bình thường tạo ra các giao tử:XAXA,Xa,O
Trường hợpXAXA phân ly bình thường,XaXa o phân ly tạo ra các giao tử:XA,XaXa,O
trường hợp XAXA,XaXa,đều không phân ly tạo ra các giao tử:XAXA,XaXa,O
VÌ các trường hợp khác nhau nên phải nói là:có thể tạo ra các loại tế bào chứa:XAXA,XaXa,XA,Xa,O
 
C

cukhoaithui

TH2 : ARN có xu hứong tiến ra ngoài ADN theo chiều 3'--->5' để cho ADN thực hiện nguyên tắc :" tổng hợp đến đâu đóng đến đó "
-----> Xin lỗi bạn young,không phải tui "khó tính" nhưng thật sự tui chưa hiểu đc ý bạn muốn nói :( Bởi vì tui nghĩ topic này sẽ còn là nơi giúp cho những bạn nào cần bổ sung kiến thức,có thể tìm thấy điều mình cần mà không phải nghi ngờ về độ chính xác của kiến thức đó.Nên tui nghĩ chúng ta cần phải thảo luận cho thật sáng tỏ vấn đề,nếu không sẽ làm một số bạn khi xem topic này có thể hoài nghi về độ chính xác của nó=(( .
Xin đc nói lại một số vấn đề liên quan trong phiên mã.Mạch khuôn ADN có chiều từ 3' ---> 5',enzym ARN-polymeraza sẽ gắn vào mạch khuôn tại đầu 3'-OH và di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3' ---> 5' của mạch khuôn . Chức năng chính của enzym này là lắp ghép các nu tự do trong MT nội bào tương ứng với các nu trên mạch gốc của gen theo NTBS.Trong quá trình trượt từ chiều 3'---> 5' trên mạch khuôn ADN nó cũng đồng thời tổng hợp nên chuỗi poliribonucleotic tương ứng của ARN , và chuỗi poli này (hay phân tử ARN chưa hoàn chỉnh nảy) sẽ kéo dài theo chiều di chuyển của enzym ARN-polymeraza ,tức là kéo dài theo chiều 3' ---> 5' tính theo chiều của enzym di chuyển trên mạch khuôn ,hoặc kéo dài theo chiều 5'--->3' nếu tính theo chiều đọc của ARN .
----> Thường thì người ta chỉ tính theo chiều của chính pt ARN đó nên tóm lại chuỗi poliribo đc tổng hợp trong phiên mã luôn kéo dài theo chiều 5' ---> 3' tương ứng với chiều di chuyển 3'---> 5' của enzym trên mạch khuôn @-) Đó cũng là lí do vì sao mã DT đọc trên mARN phải theo chiều từ 5' ---> 3' b-( .
-----> Nói thêm ở câu trắc nghiệm của bạn Huy,ý 4 và ý 5 về cơ bản đều là nói đến cùng 1 đối tượng (phân tử ARN chưa hoàn chỉnh),nhưng lại kéo dài theo 2 chiều trái ngược nhau ---> chỉ có thể có 1 ý là đúng. Vì đề không nói rõ chiều kéo dài là dựa theo chiều của chính ARN hay của mạch khuôn ADN để làm mốc ---> ta hiểu theo chiều của chính ARN (5' ---> 3') @-)
----> Thật sự tui không có ý định tranh cãi vì bất cứ mục đích tiêu cực nào,tui chỉ muốn mọi người cùng thảo luận và đưa ra giải đáp chính xác nhất vì lợi ích chung của tất cả những bạn quan tâm và tham gia topic này :) Nhiều lời lẽ còn chủ quan,xin các bạn góp ý thêm :) (giờ thì tui chuẩn bị "thăng" ,mai nói tiếp ,G9 all :D )
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

ruồi giấm

RUỒI GIẤM NÈ:
Ở ruồi giấm,B:cánh dài,b:cánh cụt,các gen nằm trên NST thường.Đem lai ruồi cánh dài với ruồi cánh cụt,thu được 50%cánh dài:50%cánh cụt.sau đó cho F1 ngẫu phối thì kết quả ở F2 Cánh dài:cánh cụt tính chung từ các tổ hợp lai là:
A. 3:1
B. 7:9
C.15:1
D.5:3
các bạn xem câu này hộ mình với
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

theo tui ban giai thích ý thư nhất thì đúng nhưng ý thứ 2 tôi lại nghĩ khác,bạn xem có đúng không nhé:không thể tạo ra 4 tế bào có 4 KG có thể có như trên vì còn tế bào chứa 0,mặt khác
trường hợp XAXA ko phân ly,XaXa phân ly bình thường tạo ra các giao tử:XAXA,Xa,O
Trường hợpXAXA phân ly bình thường,XaXa o phân ly tạo ra các giao tử:XA,XaXa,O
trường hợp XAXA,XaXa,đều không phân ly tạo ra các giao tử:XAXA,XaXa,O
VÌ các trường hợp khác nhau nên phải nói là:có thể tạo ra các loại tế bào chứa:XAXA,XaXa,XA,Xa,O
----> Tui đã phát hiện nhầm lẫn nên đã sửa lại lúc nãy rồi bạn ơi :D Vì hôm nay nhiều bạn tham gia topic quá nên reply liên tục ---> nhầm lẫn liên tục :D .Thanks bạn đã nhắc nhở :D
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

làm câu này rùi hãy ngủ bạn ui!tui làm ra rùi nhung không bit có trùng kết quả với các bạn không?mai là thầy tui chữa câu này rùi.tui làm ra B
 
C

cukhoaithui

RUỒI GIẤM NÈ:
Ở ruồi giấm,B:cánh dài,b:cánh cụt,các gen nằm trên NST thường.Đem lai ruồi cánh dài với ruồi cánh cụt,thu được 50%cánh dài:50%cánh cụt.sau đó cho F1 ngẫu phối thì kết quả ở F2 Cánh dài:cánh cụt tính chung từ các tổ hợp lai là:
A. 3:1
B. 7:9
C.15:1
D.5:3
các bạn xem câu này hộ mình với

----> Theo tui là B,nếu đúng đáp án thì...mai post giải chi tiết (nếu vẫn chưa ai chịu post) ,nếu không đúng thì...đi ngủ,mai tính tiếp :D hehe
-------> mới cộng lại xong ,bó tay >_<
 
Last edited by a moderator:
H

huy_zxz

RUỒI GIẤM NÈ:
Ở ruồi giấm,B:cánh dài,b:cánh cụt,các gen nằm trên NST thường.Đem lai ruồi cánh dài với ruồi cánh cụt,thu được 50%cánh dài:50%cánh cụt.sau đó cho F1 ngẫu phối thì kết quả ở F2 Cánh dài:cánh cụt tính chung từ các tổ hợp lai là:
A. 3:1
B. 7:9
C.15:1
D.5:3
các bạn xem câu này hộ mình với


Câu này mình làm theo kiểu Quần thể.
từ đề bài \Rightarrow F1: 0,5Bb : 0,5bb
\Rightarrow tỉ lệ alen pB = 0,25 ; qb = 0,75
F1 ngẫu phối \Rightarrow tỉ lệ bb = [TEX](0,75)^2[/TEX] = } = tỉ lệ cánh cụt
tỉ lệ cánh dài = 1 - 0,5625 = }

\Rightarrow tỉ lệ cánh dài : cánh cụt là : [TEX]\frac {0,4375}{0,5625[/TEX] = [TEX]\frac {7}{9}[/TEX]

\Rightarrow đáp án B


PS: hình như mình làm sai
 
C

cukhoaithui

làm câu này rùi hãy ngủ bạn ui!tui làm ra rùi nhung không bit có trùng kết quả với các bạn không?mai là thầy tui chữa câu này rùi.tui làm ra B

----> Ặc,bữa nay sau tui thấy tui không đc tĩnh táo he @-) Nãy đến giờ toàn post sai không đâu :( .Bạn làm đúng rồi,chỉ đơn giản cộng các phân số lại thôi.Hồi nảy tui cẩu thả quá,cộng đại các số nguyên của mỗi phép lai :D .Đi ngủ zậy @-)
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip


Câu này mình làm theo kiểu Quần thể.
từ đề bài \Rightarrow F1: 0,5Bb : 0,5bb
\Rightarrow tỉ lệ alen pB = 0,25 ; qb = 0,75
F1 ngẫu phối \Rightarrow tỉ lệ bb = [TEX](0,75)^2[/TEX] = } = tỉ lệ cánh cụt
tỉ lệ cánh dài = 1 - 0,5625 = }

\Rightarrow tỉ lệ cánh dài : cánh cụt là : [TEX]\frac {0,4375}{0,5625[/TEX] = [TEX]\frac {7}{9}[/TEX]

\Rightarrow đáp án B


PS: hình như mình làm sai

thankyou no vinamilk bạn
nhìu.tui cũng làm ra B nhưng nếu đề hỏi mà đáp án cho dạng phân số thì ta tính tần số tương đối các alen theo phân số,lúc thi sẽ tiết kiệm thời gian hơn.cụ thể:
P(B)=1/4,q(b)=3/4
=>cấu trúc di truyền là:(1/4)^2BB+2.1/4.3/4Bb+(3/4)^2bb=1/16:6/16:9/16
nhìn
vào thấy lun kq la B
 
H

huy_zxz

thankyou no vinamilk bạn
nhìu.tui cũng làm ra B nhưng nếu đề hỏi mà đáp án cho dạng phân số thì ta tính tần số tương đối các alen theo phân số,lúc thi sẽ tiết kiệm thời gian hơn.cụ thể:
P(B)=1/4,q(b)=3/4
=>cấu trúc di truyền là:(1/4)^2BB+2.1/4.3/4Bb+(3/4)^2bb=1/16:6/16:9/16
nhìn
vào thấy lun kq la B


ừh nhỉ, quen làm số thập phân roài, bây giờ ngớ ngẩm thế này:Mfallingasleep:
thôi đi ngủ cho khỏe:M010:
 
H

hien_chip

hihi hôm nay gặt được nhìu kiến thức woa!jo thì tui đi ngủ thiệt đây(hix)hẹn pà con mai tham ja topic nhé.trước lúc bibi,hỏi thêm câu nữa,hi vọng có ai đó cày khuya giải giúp tui với nhé!
Xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 1 cặp NST liên kết hoàn toàn.Mỗi gen quy định 1 tính trạng,trội lặn hoàn toàn.Số phép lai cho ra thế hệ con có tỉ lệ KH 1:2:1 là
:
A.2
B.6
C.1
D.4
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

hihi hôm nay gặt được nhìu kiến thức woa!jo thì tui đi ngủ thiệt đây(hix)hẹn pà con mai tham ja topic nhé.trước lúc bibi,hỏi thêm câu nữa,hi vọng có ai đó cày khuya giải giúp tui với nhé!
Xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 1 cặp NST liên kết hoàn toàn.Mỗi gen quy định 1 tính trạng,trội lặn hoàn toàn.Số phép lai cho ra thế hệ con có tỉ lệ KH 1:2:1 là
:
A.2
B.6
C.1
D.4

------> tỷ lệ KH 1:2:1 = 4 Kiểu TH = 2x2 (không thể có 4x1 vì 2 cặp gen LK hoàn toàn )
===> P dị hợp có KG : Ab/aB x Ab/aB ---> 1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB
---> bon chen phút cuối ,không biết lại có sai nữa hay không đây @-)
P/S : có đáp án thì nói để tui "an giấc" he ^^ (thôi ngủ,lùng bùng quá @@)
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

------> tỷ lệ KH 1:2:1 = 4 Kiểu TH = 2x2 (không thể có 4x1 vì 2 cặp gen LK hoàn toàn )
===> P dị hợp có KG : Ab/aB x Ab/aB ---> 1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB
---> bon chen phút cuối ,không biết lại có sai nữa hay không đây @-)
P/S : có đáp án thì nói để tui "an giấc" he ^^ (thôi ngủ,lùng bùng quá @@)


há há,sai rùi,câu này hôm qua thi ở lớp tui làm cũng sai(chỉ tìm được 2) thầy nói đáp án là 6.tui nói ra để cả làng mình không sai như tui nữa nhé!(cukhoaithui chắc hôm qua bùn ngủ quá nên nhầm)
tỉ lệ 1:2:1=1+2+1=4 tổ hợp=2x2
=>P dị hợp.Có các trường hợp sau:Ab/aB x aB/ab;Ab/aB x Ab/ab;Ab/aB x Ab/aB;Ab/aB x AB/ab;AB/ab x aB/ab;AB/ab x Ab/ab
ĐA B.6
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

Hoán vị gen

Gen C và D liên kêt với nhau và cách nhau 15 centimoocgan.Các cá thể dị hợp cả 2 gen được giao phối với các cá thể đồng hợp lặn.Nếu tổ hợp lai trên cho 1000 cá thể con thì số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp là:
A.15
B.300
C.30
D.150

vì đã mang trong mình trái tim của những giot sương
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui




há há,sai rùi,câu này hôm qua thi ở lớp tui làm cũng sai(chỉ tìm được 2) thầy nói đáp án là 6.tui nói ra để cả làng mình không sai như tui nữa nhé!(cukhoaithui chắc hôm qua bùn ngủ quá nên nhầm)
tỉ lệ 1:2:1=1+2+1=4 tổ hợp=2x2
=>P dị hợp.Có các trường hợp sau:Ab/aB x aB/ab;Ab/aB x Ab/ab;Ab/aB x Ab/aB;Ab/aB x AB/ab;AB/ab x aB/ab;AB/ab x Ab/ab
ĐA B.6

-------> He :D,đêm qua đi ngủ mà trong đầu cứ xuất hiện lằng nhằng những chi tiết về câu hỏi cuối cùng bạn hien đưa lên @-).Sáng nay vào quả nhiên...sai b-(.Thật ra không phải tui nhầm như lời bạn hien nói để "gỡ gạc" cho tui đâu (thanks ^^),tối qua đúng là đầu óc lùng bùng quá nên có post sai khá nhiều @-) nhưng ở câu cuối cùng thì dù có tỉnh táo tui cũng chỉ ra đáp án là 1 phép lai thôi b-(. Bởi vì theo kiến thức của tui về vấn đề này thì tui nghĩ rằng "do 2 gen (mỗi gen gồm 2 alen) liên kết hoàn toàn nên nếu KG của P là Ab/aB thì luôn luôn A phải đi kèm với b ,a phải đi kèm với B và điều đó cũng đúng trong mọi trường hợp KG khác >_< " ---> đó là lí do vì sao tui chỉ ra đc 1 phép lai thoả đk đề bài =(( .Chính cách hiểu sai lầm này (bằt nguồn từ cách học bài quá máy móc,và quá "nhập tâm" bởi cách giải của những bài toán điển hình về lk gen hoàn toàn) nên đưa đến việc làm sai câu này b-(. Nếu tui chịu khó liên tưởng và suy nghĩ cẩn thận hơn thì sẽ hiểu đc rằng "với lk gen hoàn toàn giữa các gen(mỗi gen có 2 alen) trên 1 cặp NST,khi người ta nói gen này luôn đi kèm với gen kia trên cùng 1 NST là chỉ xét đối với từng trường hợp cụ thể ứng với từng alen của mỗi gen.Ví dụ cơ thể có KG Ab/aB do lk gen hoàn toàn giữa 2 cặp gen này (Aa và Bb) nên A luôn đi kèm với b và a luôn đi kèm với B trong trường hợp KG này. Không nên hiểu là ở tất cả các KG có xuất hiện 2 gen này thì A phải luôn đi kèm với b , a phải luôn kèm với B ----> quần thể chỉ có thể tồn tại các KG Ab/Ab,Ab/aB,aB/aB ---> không đúng (đó cũng là cách hiểu sai dẫn đến kết quả sai như của tui b-( ) .
Nếu hiểu đc như vậy thì câu này rất đơn giản,chỉ phải xét từng trường hợp có thể xảy ra và cộng lại ---> ra kết quả =(( .
Túm lại ở câu này tui không nhầm lẫn trong tính toán hay post bài mà là hiểu sai ý nghĩa của hiện tượng lk gen hoàn toàn :( .Cám ơn bạn hien đã post 1 câu rất hay (với tui) để tui có thể phát hiện sai lầm của mình :D.Mong tiếp tục nhận đc nhiều câu hỏi của bạn :D.
P/S : tui post mấy lời lí giải rườm ra ở trên là hi vọng nếu bạn nào có hiểu sai như tui thì có thể đừng sai nữa.Ý tui là zậy nhưng chỉ sợ diễn đạt dài dòng lại càng làm mọi người thêm @-)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Gen C và D liên kêt với nhau và cách nhau 15 centimoocgan.Các cá thể dị hợp cả 2 gen được giao phối với các cá thể đồng hợp lặn.Nếu tổ hợp lai trên cho 1000 cá thể con thì số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp là:
A.15
B.300
C.30
D.150

vì đã mang trong mình trái tim của những giot sương

-------> Vì gen (hay alen) C và D liên kết với nhau và cách nhau 15 cM
==> tần số HVG của 2 gen này là f = 15%
Dễ nhận thấy phép lai trên là lai phân tích cơ thể có KG dị hợp
===> FB phân tính cho 4 loại KH theo tỷ lệ:
+ 2 loại KH có KG mang giao tử bình thường có tỷ lệ bằng nhau và bằng 42,5 %
+ 2 loại KH có KG mang giao tử hoán vị có tỷ lệ bằng nhau và bằng 7,5 %
==> Số cá thể có KH tái tổ hợp là : 0,15 * 1000 = 150
----> Theo chủ ý của tui ở bài này dù đề cho 2 gen C và D liên kết với nhau (rõ ràng là lk không hoàn toàn) nhưng cũng không đủ cơ sở để chắc chắn đc KG của cơ thể dị hợp là CD/cd . Lí do là gì thì xin các bạn cứ thảo luận,đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến này của tui thì cũng xin đưa ra giải thích cụ thể :) . Và chỉ có thể chắc chắn xác định đc KG của cơ thể dị hợp P nếu hiểu chắc chắn khái niệm "cá thể có KH tái tổ hợp" mà đề bài đưa ra nghĩa là gì .Vậy cũng xin bạn nào hiểu rõ khái niệm này hãy nêu ra cho mọi người biết để cùng thảo luận :)
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

------> Bạn giải thích đúng rồi :( Tui xin nói lại cụ thể hơn he
Mẹ có KG XAXa.Trong quá trình GP,ban đầu các NST sẽ tự nhân đôi nên ta có tế bào sinh giao tử cái (của mẹ) sẽ có KG XAXAXaXa (ở kỳ đầu của lần phân bào I).

mình nghĩlà khi nhân đôi thì cặp NST đơn [TEX]X^A X^a [/TEX]sẽ thành cặp NST kép [TEX]X^AX^a[/TEX] chứ không phải 2 NST thành 4 NST đâu
 
Top Bottom