[sinh] học mà chơi-chơi mà học- chơi =chém cá

Status
Không mở trả lời sau này.
T

traitimbang_3991

:(( ứ cho chuyển nhượng đâu! nếu mọi ng chém băng đủ rùi thì cho anhvodoi94 lên thớt lun đi :))

ak, suýt quyên, cám ơn trihoa nhé! ^^.
 
T

trihoa2112_yds

Mình thấy hỏi tới tấp chắc nhẹt thở mà chết luôn quá. Thấy câu có ích cho các bạn nên mình "dành" trả lời thôi ấy mà. Có gì đâu mà ơn nghĩa nè ............ hihihihihihihi.
 
M

meokon_buon

hjc.chưa trả lời xong mà mắt đã hoa ùi.hjc.mong bạn bang bớt lại câu đi, thương cho mấy người bị cận với chứ, có ai mún tăng độ đâu mừ.
mà sao mjnh thấy chém loạn lên vậy, nỏ bjt chém ra làm sao nữa cả, chém từ từ từng người một đi các bạn ơi, thấy ai cũng hỏi loạn lên mjnh nỏ biết lam ntn nữa cả.hjc.đọc hồi mắt mũi kém nhèm nỏ thấy j nữa cả.hjc.
 
Last edited by a moderator:
B

benhoxinhyeu

hix! ko phải đâu! bé nhỏ nghĩ á! moị người chỉ làm ko quá tối đa 3 câu thui! hix! như tek người sau ms đỡ thấy nản ^^!muk tuân này anhvodoi lên thớt^^ bjo zị? vẫn tối thư 7 ak? ^^
 
G

girltoanpro1995

Hết tuần chưa nhỉ :D
Cho anhvodoi94 lên thớt đy =))
Quyết tâm...chém đẹp :">
Ko chém đẹp ko ăn money :x
Bình tĩh , tự ti ...quyết chém :))
Let's go :p
 
T

traitimbang_3991

lần 2:


- đối tượng: anhvodoi94 :x

- câu hỏi đây (10-20p nữa anhvodoi94 sẽ post lên! mọi ng chờ ná! ) ^^.
 
A

anhvodoi94

Hix! lên thớt sớm quá ! huhu ! em đã hỏi hết đâu mà mọi người bắt thịt nhanh vậy ^^!
Thui ! Sau đây là 1 loạt các questions nhá !!!

Câu 1: Nêu những đặc điểm để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?

Câu 2 : Hô hấp và quang hợp có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

Câu 3 : Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng những bộ phận chính của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 4 : Phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính


Câu 5 : Trình bày cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội?

Câu 6 : So sánh đặc điểm của hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản của lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú?

Câu 7 : Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh ? Phản xạ ko điều kiện là gì?Phản xạ có điều kiện là gì? So sánh tính chất của 2 phản xạ này?

Câu 8 : Nêu cấu tạo và chức năng ở da ? Nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh da ?

Câu 9 : Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ) lên đời sống của các sinh vật.

Câu 10 : Tại sao chúng ta phải ăn các nguồn thức ăn khác nhau?

Câu 11 : So sánh thành tế bào nhân thực với thành tế bào nhân sơ.

Câu 12 : Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?

Câu 13 : Nêu chức năng của gluxit

Câu 14 : Tại sao nói : ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn ? tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng '' ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hóa ''?

Câu 15 : Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha tối ( câu này khó nè :p )

Câu 16 : Nêu động lực của dòng mạch gỗ và mạch rây trong thân cây.

Câu 17 : Nêu sự khác nhau giữa auxin và giberelin về nơi tổng hợp và chức năng cơ bản của chúng trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Câu 18 : Nêu vai trò của Nito đối với đời sống của thực vật .

Câu 19 :Giải thích câu nói '' Thoát hơi nước lại là tai họa tất yếu của cây . ''

Câu 20 : Nêu vai trò của hô hấp

Câu 21 : Nêu điểm khác nhau của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật .

Câu 21 : Trình bày sự tiêu hóa ở động vật nhai lại.

Câu 22 : Hoạt động cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân ?

Câu 23 : Vai trò của gan trong việc làm ổn đinh nồng độ đường trong máu .
Vai trò của thận trong điều hòa nước và muối khoáng .


Câu 24 : So sánh ứng động và hướng động

Câu 25 : Nêu cơ chế hình thành thể tam bội , tứ bội.

Câu 26 : Các đặc điểm của mã bộ ba .

Câu 27 : Gen là gì ? Trình bày cấu trúc chung của gen cấu trúc ?

Câu 28 : So sánh quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực ?

Câu 29 : Đột biến là gì ? Nêu các dạng đột biến điểm ? Trong các dạng đột biến điểm đó dạng đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất . Dạng đột biến nào phổ biến nhất ? Tại sao ?

Câu 30 : Khó nè : !! Mà cũng bình thường nhưng hơi lằng nhằng ^^
Phép lai giữa cú mèo màu đỏ và cú mèo màu bạc , khi thì sinh ra toàn cú mèo màu đỏ , khi lại sinh ra 1/2 đỏ : 1/2 bạc , khi thì lại 1/2 đỏ : 1/4 trắng : 1/4 bạc .
- Một phép lai khác giữa 2 cú màu đỏ với nhau cũng sinh ra khi thì toàn màu đỏ , có khi lại 3/4 đỏ : 1/4 bạc ,
hoặc 3/4 đỏ : 1/4 trắng .
Hãy xác định kiểu di truyền của tính trạng này . Xác định kiểu gen của các cặp cú bố mẹ trong các phép lai trên


( Câu 30 em đã đăng 1 lần nhưng muk` chưa ai làm ! nên em tung lên đây cho khối người phải suy nghĩ ^^ )

P/s : Chém nhè nhẹ kẻo rơi đầu lun đó ^^ !
:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (64)::khi (64)::khi (64)::khi (64)::khi (64)::khi (64)::khi (64)::khi (73)::khi (73)::khi (73)::khi (73)::khi (73)::khi (73)::M012::M012::M012::M012::M012:
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

hic, dài quá, chít mất, ai bảo lúc đầu đòi lên thớt sớm làm chi, giờ ngồi đó mà than ngắn thở dài, hihi
tớ làm thử coi sao nhá:
Câu 26. Đặc điểm bộ mã di truyền:
- là mã bộ ba, được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục, ko gối lên nhau
- có tính đặc hiệu( 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin)
- có tính thoái hóa( 1 axit amin có thể được mã hóa bời nhiều bộ ba)
- có tính phổ biến( tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền( trừ một vài ngoại lệ)
Câu 27. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định
cấu trúc chung của gen cấu trúc: gồm 3 phấn, tính theo chiều 3'- 5'( mạch mã gốc) thì
- vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
- vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin
- vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 28. so sánh
- giống nhau:
+ )đều diễn ra vào kì trung gian
+ )nguyên liệu
ADN mạch khuôn
có các enzim tham gia tái bản như: ADN polimeraza, ARN polimeraza, enzim tháo xoắn,enzim nối,vv...
có các nucleotit tự do
+ ) nguyên tắc tổng hợp: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
khác nhau:
+ ) ở sinh vật nhấn sơ chỉ diễn ra trên 1 đơn vị tái bản còn ở sinh vật nhân thực diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản
+ ) ở sinh vật nhân sơ có ít enzim tham gia hơn ở sinh vật nhân thực
+ ) ở sinh vật nhân thực có xảy ra hiện tượng sự cố đầu mút khi nhân đôi
+ ) thời gian xảy ra ở sinh vật nhân sơ nhanh hơn
+ ) ở sinh vật nhân sơ thì quá trình này gắn liền với sự phiên mã và dịch mã
+ ) đoạn mồi ở sinh vật nhân sơ dài hơn của sinh vật nhân thực
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

Câu 19. giải thích câu nói" thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây"
- là " tai họa" vì trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, chúng phải mất đi một lượng nước quá lớn( cụ thế ví dụ: trong 1000 gam nước cây hấp thụ được thì bị bay hơi mất 990 gam) = > phải hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi= > khó thực hiện trong khi điều kiện môi trường luôn thay đổi
- là " tất yếu" vì việc này là cần thiết, thực vật cần phải thoát hơi nước để tạo ra sưc hút lớn, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ lên là để vận chuyển nước dễ dàng( tạo động lực trên), làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí khổng mở, hơi nước thoát ra và khí CO2 từ không khí vào lá, thực hiện quá trình quang hợp
Câu 29. Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc di truyền( của gen hoặc của NST)
các dạng đột biến điểm:
- đột biến mất 1 cặp nu
- đột biến thêm 1 cặp nu
- đột biến thay thế 1 cặp nu
dạng đột biến gây hậu quả nặng nhất là mất hoặc thêm 1 cặp nu( hình như mất gây hậu quả nặng hơn, hic) vì làm dịch khung đọc gây biến đổi chuõi protein
dạng đột biến thường gặp nhất là thay thế 1 cặp nu vì bình thường gen ko chịu tác động cũng tự nó thay thế, đột biến thay thế ko làm thay đổi số lượng nu trên NST, mặt khác do tính thoái hóa của bộ mã di truyền nên thay thế 1 cặp nu thường ko ảnh hưởng đến chuỗi protein
 
M

marucohamhoc

Câu 12) Tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống vì:
+ ) tế bào là tố chức sông nhỏ nhất, đơn vị chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống vì tế bào có đầy đủ các đặc điểm sống và có thể sống và tồn tại độc lập
+ ) mọi cơ thể đều cấu tạo từ tế bào, mọi chức năng sống đều thực hiện trong tế bào= > đơn vị cấu tạo
+ ) tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước đó
+ ) trong quá trình tiến hóa của sự sống, chỉ ở giai đoạn tế bào thì sự sống mới thế hiện một cách đầy đủ
Câu 13) chức năng của gluxit
- là nguyên liệu cho quá trính cấu của các đại phân tử như ADN, ARN
- nguyên liệu giải phóng năng lượng
- chất dự trữ năng lượng tạm thời
- là đường vận chuyển trong cây
- là nguyên liệu dự trữ năng lượng
- cấu tạo thành tế bào
- tham gia cấu tạo thụ thể trên màng tế bào
 
M

meokon_buon

maruco ơi, bn trả lời hết fần người khác ùi tề.hjhj

anhvodoi ơi, cj mà toàn hỏi của cấp 2 gần hết thế.hjc


;;) spam rùi đây nè! hôk đc spam đâu

câu 19: mjnh trả lời nôm na thế này(mjnh k nhớ rõ nữa, hjhj)
thoát hơi nước là tai học tất yếu của cây vj: khj rễ cây hút nước đc đưa lên lá. trong lá có các của đóng mở.Khj lá có nhiều nước thì cửa mở vj thế hơi nước thóat ra, khj trong lá hết nước thì cổng đóng lại.....uhm.hjnh như là có hơi sia ùi thì fải.hjc.ai nhớ cj cho mjnh mấy câu hỏi của cấp 2 với, mjnh cj nhớ mang máng nữa thôi.hjc

sát nhập bài nhá! :D
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

Câu 1) các đặc điểm phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
- cây 1 lá mầm thì hạt có 1 lá mầm, cây 2 lá mầm thì hạt có 2 lá mầm
- lá của cây 1 lá mầm có gân song song, lá của cây 2 lá mầm có gân phân nhánh
- thân của cây 1 lá mầm nhỏ( sinh trưởng sơ cấp), bó mạch xếp lộn xộn
thân của cây 2 lá mầm lớn( sinh trưởng thứ cấp), bó mạch xếp 2 bên tầng sinh mạch
- cây 1 lá mầm có rễ chùm còn cây 2 lá mầm có rễ cọc
- cây 1 lá mầm có hoa mẫu 3 còn hoa của cây 2 lá mầm mẫu 4 hoặc 5
Câu 10) chúng ta phải ăn các nguồn thức ăn khác nhau vì trong tự nhiên có 92 nguyên tố phổ biến trong đó cơ thể chỉ chứa 25 nguyên tó= > cần ăn thêm các nguồn thức ăn để bổ sung các chất còn thiếu cho cơ thể mà những chất này cơ thể ko tự tạo ra được
Câu 20 ) Vai trò của hô hấp:
đối vs thực vật:
- giải phóng năng lượng để sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể
- tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể
đối vs động vật
- hô hấp giúp động vật hít khí O2 có lợi vào phổi và thải khí O2 ra ngoài
- giúp cơ thể lớn lên và phát triển( hic, cái này ko rõ lám ^^)
Câu 15) phương pháp:
đánh dấu đồng vị Oxi 18 của CO2, phân tích sản phẩm có Oxi 18 trong H2O và glucozo
( chủ yếu dựa vào phương trình đầy đủ của quang hợp)
 
M

marucohamhoc

Câu 21. Tham khảo nhá
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=129913
Câu 4. phân biệt:
- sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, thông qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh để tạo thành hợp tử còn sinh sản vô tính thì ko cần có sự kết hợp đó mà chủ yếu dựa trên quá trình nguyên phân
- sinh sản hữu tính diễn ra ở tế bào sinh sản thời kì chín còn sinh sản vô tính diễn ra ở tế bào sinh dưỡng
- Sinh sản hữu tính có tạo ra biến dị tổ hợp còn sinh sản vô tính thì ko
Câu 18. Vai trò của nito: tham gia làm nguyên liệu cho tế bào tổng hợp các cấu trúc cơ bản như axit amin, protein, enzim, nucleotit, axit nucleic, clorophyl,...
khi dư thúa nito sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng khác như P, K, Sduy trì sinh sản sinh dưỡng làm chậm sự phát triển, kìm hãm sự ra hoa và tạo quả
Nito còn ảnh hưởng đến sự đồng hóa cacbonhidrat
 
M

marucohamhoc

Câu 8, Câu tạo và chức năng của da( giở sách ra ta có, hihi ^^):
da có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống
- lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt
- trong cùng là lớp mỡ dưới da
Chức năng da: tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này
các biện pháp vệ sinh da:
- phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữu gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da
- phải rèn luyện cơ thể để nâng cáo ức chịu đựng của cơ thể và của da.
- tránh làm da bị xây xát hoặc bỏng
- giữ gìn vệ sinh nơi ở và nới công cộng
 
A

anhvodoi94

Ứ bít ! Chị marucohamhoc trả lời ít thui chứ bộ ! còn phần người khác chứ ^^ ham hố như em hả ???
 
B

benhoxinhyeu

chỉ trả lời 3 câu^^! để mọi người cùng chém muk^^
Câu 22 : Hoạt động cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân ?
Câu 16 : Nêu động lực của dòng mạch gỗ và mạch rây trong thân cây.

Câu 15 : Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha tối ( câu này khó nè )

3 câu này tớ xí phần ná!^^ hè thích làm ngược từ dươi lên trên^^
câu 15( câu tâm đăc): người ta sẽ dùng oxi nguyên tử đánh dấu trong CO2 khi quang hợp muk xảy ra thấy oxi nguyên tử đanh dấu có trong glucozo và nươc. Như vậy oxi ở nước đk sinh ra là oxi từ CO2.Vì CO2 chỉ tham gia ở pha tối. do đó mà có thể kết luận nước sinh ra trong quang hợp từ pha tối^^!
Câu 16: Động lực vận chuyển ở dòng mạch gỗ gồm 3 lực: lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nươc và lược liên kết giữa các phân tử nươc vs nhau. Còn dòng mạch dây động lực của nó là theo phương tưc vận chuyển tich cực^^( giống benho^^ cái này tự sướng^^)
Câu 22: hoạt động của cơ tim: hoạt động theo quy luật theo nguyên tắc Tất cả hoặc không có rỳ^^ còn cơ vân co mạnh hay yếu lại phụ thuộc vào cường độ kích thích!
thư 2 cơ vân hoạt động theo ý muốn còn cơ tim hoạt động tự động( ko theo ý muốn hỳ! tim tự động ghê gớm!)
Thứ 3: tim hoạt động theo chu kì( co thời gian nghỉ) còn cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích, có thời kì trơ tuyệt đối ngắn. còn cái kia có thời kiif trơ tuyệt đối dài^^! phù hết! mọi người bao h chặt! băm! ướp! nấu cá! biểu benho nhé^^
 
Last edited by a moderator:
G

girltoanpro1995

Câu 22 : Hoạt động cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân ?
hoạt động của cơ tim khác với hoạt động của cơ vân là
- cơ tim hoạt động theo quy luật" tất cả hoặc không có gì", nghĩa là cơ tim không co khi không có kích thích chưa tới ngưỡng và khi kích thích đã tới ngưỡng thì cơ tim co tối đa và cường độ kích thích có tăng lên bao nhiêu đi nữa thì mức độ co của cơ tim cũng không thay đổi. Đối với cơ vân, khi kích thích đã tới ngường thì thì sự co cơ vân phụ thuộc vào cường độ kích thích. Cường độ kích thích càng lớn cơ vân càng co mạnh
- Cơ tim hoạt động theo chu kì. Cơ vân chỉho ạt động khi có kích thích và có thời kì trơ tuyệt đối.
- Cơ tim hoạt động không theo ý muốn. Cơ vân hoạt động theo ý muốn.
Nguyên nhan chủ yếu của sự sai khác giữa hoạt động cảu cơ tim và hoạt động của cơ vân là do cấu tạo của cơ tim khác cấu tạo của cơ vân
- Sợi cơ tim ngắn, phân nhánh và nối với nhau bằng các đĩa nối tạo nên một khối hợp bào. Khi kích thích đạt ngưỡng, cơ tim lập tức co và co toàn bộ nhờ sự dẫn truyền qua cá đĩa nối
- Cơ vân gồm các tế bào cơ vân riêng rẽ, có ngưỡng kích thích khác nhau. Khi kích thích nhẹ các tế bào có ngưỡng kích thích thấp sẽ co vã số lượng tế bào tham gia ít. Khi kích thích mạnh, các tề bào có ngưỡng kích thích cao sẽ co và tế bào kích thích mạnh nhiều hơn khi có kích thích nhẹ. Chính vì vậ, với cơ vân kích thích càng mạnh cơ co càng mạnh

@ nhường á =))
 
T

traitimbang_3991

Câu 20 : Nêu vai trò của hô hấp
TL: Hô hấp là đặc trưng của mọi cơ thể sống, là biểu hiện của sự sống. Cơ thể chỉ tồn tại khi còn hô hấp. Tuy nhiên ở thực vật bên cạnh mặt có lợi của hô hấp cũng tồn tại những tác hại nhất định của hô hấp.

Trước hết là hô hấp cung cấp năng lượng dạng ATP cho mọi hoạt động sống trong cơ thể. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng nhưng không thể sử dụng trực tiếp năng lượng hoá học của các hợp chất hữu cơ mà chỉ sử dụng năng lượng dạng liên kết cao năng của ATP do hô hấp tạo ra.

Tuy nhiên, ý nghĩa hô hấp không chỉ về mặt năng lượng. Trong hô hấp còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Qua hô hấp các con đường trao đổi chất nối liền với nhau tạo nên thể thống nhất trong cơ thể.



Câu 26 : Các đặc điểm của mã bộ ba

TL: - Mã di truyền được đọc theo một chiều 5’-3’ trên phân tử mARN.

- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit, các bộ ba không đọc gối lên nhau.

- Mã di truyền la` đặc hiệu, không một bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc một số axit amin khác nhau.

- Mã di truyền có tính thoái hoá

- Mã di truyền có tính phổ biến.
 
B

benhoxinhyeu

hoạt động của cơ tim khác với hoạt động của cơ vân là
- cơ tim hoạt động theo quy luật" tất cả hoặc không có gì", nghĩa là cơ tim không co khi không có kích thích chưa tới ngưỡng và khi kích thích đã tới ngưỡng thì cơ tim co tối đa và cường độ kích thích có tăng lên bao nhiêu đi nữa thì mức độ co của cơ tim cũng không thay đổi. Đối với cơ vân, khi kích thích đã tới ngường thì thì sự co cơ vân phụ thuộc vào cường độ kích thích. Cường độ kích thích càng lớn cơ vân càng co mạnh
- Cơ tim hoạt động theo chu kì. Cơ vân chỉho ạt động khi có kích thích và có thời kì trơ tuyệt đối.
- Cơ tim hoạt động không theo ý muốn. Cơ vân hoạt động theo ý muốn.
Nguyên nhan chủ yếu của sự sai khác giữa hoạt động cảu cơ tim và hoạt động của cơ vân là do cấu tạo của cơ tim khác cấu tạo của cơ vân
- Sợi cơ tim ngắn, phân nhánh và nối với nhau bằng các đĩa nối tạo nên một khối hợp bào. Khi kích thích đạt ngưỡng, cơ tim lập tức co và co toàn bộ nhờ sự dẫn truyền qua cá đĩa nối
- Cơ vân gồm các tế bào cơ vân riêng rẽ, có ngưỡng kích thích khác nhau. Khi kích thích nhẹ các tế bào có ngưỡng kích thích thấp sẽ co vã số lượng tế bào tham gia ít. Khi kích thích mạnh, các tề bào có ngưỡng kích thích cao sẽ co và tế bào kích thích mạnh nhiều hơn khi có kích thích nhẹ. Chính vì vậ, với cơ vân kích thích càng mạnh cơ co càng mạnh

@ nhường á =))
hỳ! nhường đâu! chia sẻ muk! ^^:D vs lại câu hỏi này có hỏi nguyên nhân đâu nhỉ? cần phải trả lời sâu xa tek ak? hix! lần sau benho sẽ để ý hơn^^
 
T

tranquyen_bmt

cau 25: mac du nguoi ko co enzim xenlulaza de phan giai xenlulozo nhung xenlulozo can cho qua trinh tieu hoa cua co the, loai bo cac chat....dong vai tro quan trong trong moi hoat dong cua co the

cau 10: vi moi nguon thuc an se chua mot nguon protein khac nhau, phai an nhieu loai thuc an khac nhau de cung cap du nguon axitamin can thiet cho qua trinh chuyen hoa cua co the^^

quyen chú ý viét dấu nghen!
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom