[sinh] học mà chơi-chơi mà học- chơi =chém cá

Status
Không mở trả lời sau này.
T

traitimbang_3991

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

sau khi lập pic để mọi ng thảo luận á!
giờ thống nhất để anh em ta chơi nhá! (có lẽ thiên về ý kiến của băng) nếu mọi ng có ý kiến đóng góp xin gửi vào topic cũng nhé :x

-mục đích hoạt động: mem box sinh xích lại gần nhau + vui chơi giải trí + học tập :D

-cách thức hoạt động: mỗi tuần sẽ đưa 1 người lên thớt để a em chúng ta cùng chém

-nội quy của pic: ai mún chém thì phải tham gia trả lời các câu hỏi đi kèm với con cá! mỗi câu trả lời đúng = 1 câu hỏi đặt ra cho cá
ai post bài với nội dung spam, không tuân thủ yêu cầu của pic sẽ bị del bài và cảnh cáo! còn tiếp tục vi phạm sẽ ban thẻ........ mong mọi người tuân thủ để pic chúng ta hoạt động tốt!

~~> không hỏi không trả lời-không trả lời không đc chém-không chém không đc spam


(câu hỏi dành cho cá kô phân biệt thể loại ;) , về cá nhân cá cũng như cách học tập, những câu hỏi vui ví dụ như: bạn có hay bùn ngủ khi học kô? hay bạn iu mấy ng rùi :)) )

tối thứ 7 hàng tuần sẽ có cá mới lên thớt!(cái nỳ có thể thay đổi) :D





đối tượng 1: traitimbang_3991



đối tượng 2: anhvodoi94


đối tượng 3: phuc.hello


đối tượng 4: lananh_vy_vp


đối tượng 5: marucohamhoc


đối tượng 6: benhoxinhyeu
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

bắt đầu nah các tình yêu :x


băng xin chịu trận tuần nhất :D hihi............ tuần sau sẽ là anhvodoi94;) các tình yêu chém nhẹ tay thui nhá! :x


tuần 1:

- đối tượng : traitimbang_3991

-và đây là các câu hỏi dành cho các tình yêu! :D


câu 1: Vì sao cây gỗ lớn thường có rễ cọc




câu 2: tại sao một số loại cây có nhiều gai (không chỉ các loại cây ở sa mạc)



câu 3: tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?



câu 4: những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng



câu 5: Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?



câu 6: hãy nêu 1 vài tập tính săn mồi, sinh sản,lẫn trốn kẻ thù của cá voi


câu 7:tại sao không thể nuôi cá biển trong môi trừong nước hòa muối? mà phải nuôi trong nước biển?


câu 8: tại sao trùng roi lại có tính hướng sáng?


câu 9:
con gì đây? nói chính xác tên nah!^^.



câu 10:
cây gì đây?



câu 11: hô hấp là gì?



câu 12: nêu khá niệm phản xạ có điều kiện? phản xạ kô đk? cho ví dụ?


câu 13: Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?



câu 14: Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoạc sởn gai ốc?



câu 15: Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?




câu 16: nêu nội dung định luật phân li của menđen?



câu 17: tại sao menđen lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu?



câu 18: Bệnh và tật khác nhau ở điểm nào?



câu 19: Làm sao từ 2n=6 ra 9n=27.



câu20:Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :
P:Hoađỏ(AA) x hoatrắng(aa)
P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)




câu 21: So sánh cây ưa bóng và cây ưa sáng?



câu 22: Các enzym ảnh hưởng đến quang hợp?



câu 23: Điều kiện xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?



câu 24: bạn là boy hay girl? bạn tên gi? bạn đang ở đâu?



câu 25: tại sao ko tiêu hoá dc xenlulozo mà con người vẫn cần phải ăn rau hàng ngày?



câu 26: Vì sao cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng giảm?



câu 27: Tại sao nồng độ chất tan của cây ngập mặn luôn cao hơn bên ngoài?



câu 28: Tại sao khi trời nóng chó lại thở gấp và thè lưỡi ra?


câu 29: Sinh sản hữu tính là gì?



câu 30: Thụ tinh kép là gì?



câu 31: nêu khái niện ĐB gen? ĐB NST?



câu 32: Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc nào?



câu 33: gen phân mảnh là?



câu 34: có thể cho chúng tôi xem hình ảnh của bạn đc kô? ;)



câu 35: Nhiễm sắc thể có chức năng?

 
H

hongnhung.97

tem:x
câu 1: Vì sao cây gỗ lớn thường có rễ cọc
cây gỗ lớn thường có rễ cọc để có thể chống đỡ dc sức năng của thân, hút nước nhiều nước và muối khoáng ở sâu dưới mặt đất...


câu 2: tại sao một số loại cây có nhiều gai (không chỉ các loại cây ở sa mạc)
để chống mất nước + là cơ chế bảo vệ

câu 3: tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
để tránh mất chất dinh dưỡng (do ra hoa thì chất dinh dưỡng ở củ sẽ tập trung vào quá trình ra hoa)

câu 4: những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng
lá rất đa dạng:
phiến lá: có nhiều loại hình dạng
gân lá: hình mạng, song song và hình cung
có 2 nhóm lá: lá đơn và lá kép
cách xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng

câu 5: Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?
mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng
- mô phân sinh ngọn
- mô mềm
- mô nâng đỡ

câu 6: hãy nêu 1 vài tập tính săn mồi, sinh sản,lẫn trốn kẻ thù của cá voi
- săn mồi: không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng
- sinh sản: đẻ con và nuôi con bằng sữa

câu 7:tại sao không thể nuôi cá biển trong môi trừong nước hòa muối? mà phải nuôi trong nước biển?
vì trong nước biển có các khoáng chất dù hàm lượng nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. mà những khoáng chất này trong nước hòa muối không có

câu 8: tại sao trùng roi lại có tính hướng sáng?
vì trùng roi dinh dưỡng như thực vật (do có hạt diệp lục). đồng thời chúng có điểm mắt và roi-> di chuyển dc tới nơi có ánh sáng

câu 9:
con gì đây? nói chính xác tên nah!^^.
con cún cưng :p

câu 10:
cây gì đây?
cây khoai lang :p

câu 11: hô hấp là gì?
hô hấp là quá trình lấy vào oxi, thải ra cacbonic

câu 12: nêu khá niệm phản xạ có điều kiện? phản xạ kô đk? cho ví dụ?
phản xạ có điều kiện là phản xạ do hệ thần kinh điều khiển
vd: đập muỗi :p
phản xạ vô điều kiện là phản xạ mà bản thân không thể ý thức dc (do hệ nội tiết điều khiển)
vd: tim đập
câu 13: Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?
do trong xương động vật có thành phần chất vô cơ và hữu cơ:
- vô cơ: muối khoáng, canxi
- hữu cơ: cốt giao
--> khi đun lâu thì cốt giao + canxi bị mất dần

câu 14: Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoạc sởn gai ốc?
vì mùa hè, mạch máu dãn để tăng sự tỏa nhiệt-> nhiệt độ cơ thể cân bằng-> hồng hào
mùa đông, mạch máu co lại để giảm tỏa nhiệt -> da tái. khi xuống nhiệt độ thấp, cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể kích thích thần kinh làm cho cơ thể run, sởn giai ốc để tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể
 
Last edited by a moderator:
B

benhoxinhyeu

câu 8 cún boo! câu hỏi nek^^! mod iu mí người ùi^^?
câu 9: cây sâm đất ^^! sao mod cứ gọi bé nhỏ là bé iu??^^!:x hem sợ vk lan anh ghen ak??^^:x
âu 28::eek:3 hí hí câu này hay! vì là ở chó tuyến mồ hôi ở lưỡi do vậy khi trời nóng nắng phải thở gấp và đặc biệt thè lưỡi ra để tỏa nhiệt! đúng hem zị? chém lun ná^^ băng có iu vk lan anh và iu quý bé nhỏ hem! hyhy! cẩn thận vk lan anh ghen naz^^!
 
Last edited by a moderator:
S

sasukecoldly

Câu cuối cùng
- NST có chức năng là :
+ Nhiễm sắc thể chứa ADN mang gen nên được xem là nơi bảo quản thông tin di truyền.
+Nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ :
+Thông qua các cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, thông tin di truyền của nhiễm sắc thể được truyền tử tế bào này sang tế bào khác và từ cơ thể này sang cơ thể khác của loài.
 
A

anhvodoi94


câu 2: tại sao một số loại cây có nhiều gai (không chỉ các loại cây ở sa mạc)



câu 3: tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?



câu 4: những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng



câu 5: Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?



câu 6: hãy nêu 1 vài tập tính săn mồi, sinh sản,lẫn trốn kẻ thù của cá voi


câu 7:tại sao không thể nuôi cá biển trong môi trừong nước hòa muối? mà phải nuôi trong nước biển?


câu 8: tại sao trùng roi lại có tính hướng sáng?


Anh em thịt con cá này nào ^^
Câu 2: Một số loài cây có nhiều gai vì đây là hiện tượng thích nghi của cây trước điều kiện khắc nghiệt của môi trường : khô hạn .
Lá cây sẽ tiêu biến để giảm sự thoát hơi nước tối đa nhất .
Cũng có thể là do cây có gai để bảo vệ mình . Gai của hoa hồng được tạo thành từ lớp biểu bì ngoài .

Câu 3: Vì sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong dễ củ bị giảm hoặc không còn . Làm rễ xốp , teo nhỏ , chất lượng và khối lượng đều giảm .

Câu 4: Lá rất đa dạng vì những lí do sau:
1. Đa dạng về kích thước phần phiến lá: lá to, nhỏ tbinh, rất nhỏ...
2. Đa dạng về kiểu gân lá: song song, hình mạng, hình cung.
3. Đa dạng về màu sắc: xanh thẫm, xanh nhạt, tím, đỏ, vàng...
4. Đa dạng về cách xếp lá trên thân và cành: so le, mọc đối, mọc cách.
5. có lá đơn, lá kép.
Chính vì vậy--> lá rất đa dạng.

Câu 5: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng riêng. Ví dụ : mô phân sinh ngọn, mô mềm..

Câu 6: Cá voi
-tập tính săn mồi:
+ tập chung thành đàn lớn vây bắt con mồi (thường là các đàn cá nhỏ)
+khi bắt mồi thường quây thành vòng tròn sau đó thay nhau tấn công và bắt mồi
- tập tính sinh sản:
+ có tập tính nuôi con (bằng sữa) tới khi đc khoảng 2 năm tuổi mới tách mẹ
+con đực và cái thường ghép đôi lâu dài khi sinh sản
- tập tính lẩn chốn kẻ thù:
+ khi bị kẻ thù tấn công chúg thường liên kết lại tạo thành đàn lớn để chống lại kẻ thù

Câu 7: Theo mình thì do trong nước biển có chứa các loại khoáng chất đặc biệt mà cá nước mặn cần nên khi nuôi bằng nước ngọt pha muối thì sẽ không có các lại khoáng chất này nên cá đành phải lên ''giời '' tìm các loại khoáng chất đó .^^!!!

Câu 8: Trùng roi có tính hướng sáng vì nó có những hạt diệp lục, cần ánh sáng để quang hợp .

:D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94


câu 11: hô hấp là gì?



câu 12: nêu khái niệm phản xạ có điều kiện? phản xạ kô đk? cho ví dụ?


câu 13: Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?



câu 14: Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoạc sởn gai ốc?



Dài quá nên em ngắt kẻo bà con hoa mắt @-)@-)@-) ^^ !!

Câu 11 : Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể .

Câu 12: PXCĐK là phản ứng của cơ thể được hình thành trong quá trình phát triển cá thể trên cơ sở "kinh nghiệm sống". PXCĐK mang tính cá thể, không được di truyền, không có sẵn cung phản xạ, không ổn định (tùy theo điều kiện sống, phản xạ có thể hình thành, được củng cố hoặc bị mất đi). VD : Khi gặp 1 con chó dại @-) chúng ta thường ......

PXKĐK là PX bẩm sinh, được di truyền qua các thế hệ, có ở tất cả các động vật cùng loài, tương đối ổn định trong suốt đời sống cá thể, được thực hiện nhờ cung phản xạ có sẵn từ lúc con vật mới sinh. VD : trong phản xạ tự vệ được gây ra bằng kích thích điện mạnh thì cùng với động tác nhằm tránh khỏi kích thích điện còn xuất hiện những biến đổi khác như thở nhanh và mạnh, tim đập nhanh, biến đổi các yếu tố hữu hình trong máu.

Câu 13: Vì: Xương gồm hai thành phần chính là muối khoáng chủ yếu là canxi và chất hữu cơ: cốt giao. Chúng kết hợp với nhau làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo.
Hầm lâu thì cốt giao trong xương tan ra hòa vào nước .Không có cốt giao,xương chỉ còn phần vô cơ,mà phần vô cơ này phải kết hợp với cốt giao thì mới bền lại cộng thêm nhiệt độ cao nên bở ra .

Câu 14: Là do : Vào mùa hè nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể mạch máu dưới da dãn ra =>nhìn hồng hào phải bít .
Còn mùa đông , nhiệt độ thấp nên mạch máu dưới da co lại , kèm theo một loạt các phản ứng của da làm cho nổi da gà ( còn chú em có nhiều lông như gà : thì xù lông lên^^ )
Đây là những phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường thay đổi .( Có thể giải thích kèm theo việc phân tích cung phản xạ .VD : Khi trời nóng ---> cơ quan thụ cảm ở da ---->(truyền xung thần kinh về theo dây hướng tâm ) trung ương thần kinh ----> (tín hiệu thần kinh , hoocmon được truyền đi) cơ quan thực hiên (cơ dưới da, mạch máu dãn ra ...)

Hoa mắt chưa . Đọc kĩ nhá!!! @-)@-)@-)@-)@-)
 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94



câu 15: Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?




Câu 15: Tham khảo cái này nhá :
Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào, nên tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể (quá trình đồng hóa) với sự tham gia của các hệ en-zim có trong tế bào. Chính những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài nhờ các cơ quan tiêu hóa. Trong quá trình hoạt động của các tế bào (co rút của tế bào cơ, tiết của tế bào tuyến, truyền hưng phấn của tế bào thần kinh, hoạt động đổi mới thành phần của tế bào, ...) đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình ô-xi hóa các hợp chất tích năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp (quá trình dị hóa), nhờ ô-xi của không khí bên ngoài được cơ quan hô hấp tiếp nhận theo dòng máu và thông qua nước mô tới tận các tế bào. Kết quả của quá trình dị hóa, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy, không cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn có hại. Cuối cùng các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết (thận, phổi, các tuyến mồ hôi, ...). Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp cùng ô-xi từ cơ quan hô hấp tới các tế bào đảm bảo cho quá trình đồng hóa và dị hóa ở tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm phân hủy từ tế bào đến các cơ quan bài tiết theo dòng máu là nhờ các cơ quan tuần hoàn.
Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện một quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể (máu, nước mô và bạch huyết) để đảm bảo cho quá trình đồng hóa và dị hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng) ở trong tế bào có thể được thực hiện một cách liên tục. Các quá trình trên thực hiện được lại nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và nhờ cơ quan tuần hoàn làm môi giới trung gian. Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng giảm nhu cầu vật chất và năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong đời sống của cơ thể cho phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể là do hệ thần kinh đảm nhiệm, thực hiện bằng cơ chế phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (ảnh hưởng thần kinh) và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết (ảnh hưởng thể dịch) trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình thụ tinh, thụ thai, mang thai và sinh con, nuôi dưỡng con (bằng sữa).
 
A

anhvodoi94


câu 16: nêu nội dung định luật phân li của menđen?



câu 17: tại sao menđen lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu?



câu 18: Bệnh và tật khác nhau ở điểm nào?



câu 19: Làm sao từ 2n=6 ra 9n=27.



câu20:Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :
P:Hoađỏ(AA) x hoatrắng(aa)
P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)




Câu 16 : Nội dung quy luật phân li của Menđen (diễn đạt bằng các thuật ngữ di truyền khoa học hiện đại )
Mỗi tính trạng đều do 1 cặp alen quy định,một có nguồn gốc từ bố , một có nguồn gốc từ mẹ và các alen tồn tại trong tế bào của cơ thể 1 cách riêng rẽ ,không pha trộn vào nhau.
Khi giảm phân, các alen cùng cặp phân li độc lập về giao tử , 50% giao tử chứa alen này , 50% giao tử chứa alen kia.

Câu 17: Ủa menđen chọn ruồi giấm làm đối tựng nghiên cứu bao giờ ta!!!
Hehe !!! sai đề thi phải cho mọi người miễn phí thêm 1 câu chém nhá ^^ đỡ đòn đi !!@@

Câu 18 :Theo mình !!! ''Bệnh'' là khái niệm chỉ 1 hiện tượng mà sinh vật bị yếu tố ngoại cảnh làm thay đổi các yếu tố bên trong cơ thể theo hướng bất lợi sau khi sinh ra mới có .
Còn ''Tật'' là khái niệm chỉ 1 hiện tượng mà sinh vật bị yếu tố ngoại cảnh làm thay đổi theo hướng bất lợi nhưng do di truyền hoặc bị tác động khi còn là hợp tử .
(sao nó cứ lòng vòng nhỉ @-) )

Câu 19 : Đột biến tam bội thành 3n rùi đột biến tiếp lưỡng bội thành 9n .

Câu 20 :
a) P:Hoađỏ(AA) x hoatrắng(aa)
=> F1 : Aa (100% hoa đỏ )
b) P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)
=> F1 : 1/2 Hoa đỏ ( Aa) : 1/2 hoa trắng (aa)
 
A

anhvodoi94

câu 21: So sánh cây ưa bóng và cây ưa sáng?

câu 22: Các enzym ảnh hưởng đến quang hợp?

câu 23: Điều kiện xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?

câu 24: bạn là boy hay girl? bạn tên gi? bạn đang ở đâu?

câu 25: tại sao ko tiêu hoá dc xenlulozo mà con người vẫn cần phải ăn rau hàng ngày?

Típ nè :

Câu 21: Cây ưa bóng :
- Lớp cutin dày.
- Mô giậu kém phát triển, còn mô khuyết thì phát triển mạnh.
- Tỉ lệ diệp lục a/b thấp ( do có nhều diệp lục b để hấp thụ các tia có bước sóng ngắn)

Cây ưa sáng : ngược lại nhá ^^

Câu 22: Enzim ảnh hưởng đến quang hợp :
- ATP-sintetaza.
- E. RiDP- cacboxilaza .
- E. PEP cacboxilaza ( Ở C4)

Câu 23: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu.
– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu.

Câu 24: Câu này zui nhỉ >
Tớ là boy 100% . Tớ tên : Tuấn . Đang ở trên web hocmai.com
^^ Đang ở Phúc yên ,Vĩnh phúc (trường Hai Bà Trưng )

Câu 25 : Xenlulozơ hay thường gọi là chất Xơ có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Nó giúp nhào trộn thức ăn trong dạ giày, giúp cho thức ăn ngấm đều dịch vị. Đồng thời Xenlulozơ cũng là THỨC ĂN của những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của chúng ta (chúng có khả năng tạo ra enzim xenlulaza để thủy phân Xenlulozơ). Vậy nên bạn cần ăn rau, bổ sung chất sơ để đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của bạn.
Ngoài ra bạn cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp cho cơ thể những Vitamin cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh và cân bằng.

( Ăn rau xanh ruột đấy bà con ạ ;));));)) )
 
A

anhvodoi94

câu 26: Vì sao cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng giảm?

câu 27: Tại sao nồng độ chất tan của cây ngập mặn luôn cao hơn bên ngoài?

câu 28: Tại sao khi trời nóng chó lại thở gấp và thè lưỡi ra?

câu 29: Sinh sản hữu tính là gì?

câu 30: Thụ tinh kép là gì?

BL :

Câu 26 : Cái này dựa vào tỉ lệ S/V đó bạn à (Lan anh thịt 1 lần rùi ^^)
+) Cơ thể càng lớn thì tỉ lệ S/V càng nhỏ => mất ít nhiệt
+) Cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn => Mất nhiều nhiệt do hao phí ra môi trường
=> Cơ thể sinh vật nhỏ thì tim phải đập nhanh, mạnh để có thể đưa được máu và các chất dinh dưỡng đến các tế bào , cơ quan , mô.... để cho chúng sử dụng để cung cấp lại lượng nhiệt cho cơ thể khi mà nó bị mất mát nhiệt .
=> Ngược lại , cơ thể càng lớn tim đập ít nhịp hơn cũng đủ để cung cấp cho các tế bào sử dụng và cung cấp nhiệt bù lại phần bị mất mát ra môi trường.

Câu 27 :Nồng độ chất tan của cây ngập mặn luôn cao hơn bên ngoài vì khi đó nước mới có thể đi vào trong rễ của cây .

Câu 28: Loài chó không có cơ chế toát mồ hôi như con người nên nó phải hạ nhiệt bằng cách khác và đó chính là cách giải nhiệt qua hệ hô hấp, qua hơi thở. Cơ chế hạ nhiệt cơ thể qua hơi thở này làm mất nước nên trong thời gian này chó cũng uống nhiều nước hơn.

Câu 29 :Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử.

Câu 30 : Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một hoà nhập với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).
 
A

anhvodoi94

câu 31: nêu khái niện ĐB gen? ĐB NST?

câu 32: Phân tử ADN tái bản theo nguyên tắc nào?

câu 33: gen phân mảnh là?

câu 34: có thể cho chúng tôi xem hình ảnh của bạn đc kô?

câu 35: Nhiễm sắc thể có chức năng?

BL :

Câu 31: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.

Câu 32: Phân tử ADN tái bản theo các nguyên tắc :
+) Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa một nucleotide và một nucleotide khác đối diện, trong các ADN. Cụ thể :
Adenine chỉ liên kết với Thymine bằng 2 liên kết Hidro.
Guanine chỉ liên kết với Cytosine bằng 3 liên kết Hidro.

+) Nguyên tắc khuôn mẫu : khi nhân đôi ADN , emzim ADN polimeraza sẽ dựa trên 1 mạch của gen cũ để lắp ráp các nuleotit tự do => mạch mới.

+) Nguyên tắc bán bảo tồn : Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ ,mạch còn lại là mạch mới đc tổng hợp .

Câu 33: Gen phân mảnh là gen có vùng mã hóa không liên tục , xem kẽ giữa các đoạn exon là các đoạn intron.

Câu 34: Ko cho đấy ^^ !!!

Câu 35: Chức năng của NST :
+) Lưu trữ ,bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
+) Điều hòa hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST.
+) Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở các pha phân bào .

Phù !!! hết nhá !!! đợi ngày ra pháp trường đi ^^;));));))



Cho mình đề cử í kiến nhá: Khi nào mọi người giải xong toàn bộ câu hỏi thì bắt đầu được chém nhá !!! kẻo loạn hết lên thì toi ^^
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

Mình làm thử coi sao nhá, hì, ko đúng thì thui nhá:
Câu 16)
Nội dung định luật phân li ( giở sách ra ta có, hihi):
mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen, do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp
Câu 17) Chon ruồi giấm là đối tượng nghiên cứu vì:
- dễ kiếm
- dễ nuôi
- thời gian thế hệ ngắn
- sinh sản nhiều
Băng ui, nhầm roài, là Moocgan chớ nhỉ, hihi
Câu 18) Bệnh là hiện tượng xảy ra có mà biểu hiện chủ yếu là qua các hoạt động sinh lí của cơ thể
tật thì lại biểu hiện ra kiểu hình( bị biến dạng một số cơ quan trên cơ thể)
Câu 19) theo tớ thì giảm phân tạo giao tử n= 3 sau đó đa bộ hóa, hic, hình như sai roài
Câu 20) Nếu mà ko xảy ra đột biến gì trong giảm phân và tính trạng trội trội hoàn toàn( cái này đề phải nói rõ chớ nhỉ, sao ko cho cái nào trội? thui thì tớ cứ cho là đổ trội nhá) thì F thu được là:
P: AAxaa
= > F1: 100% Aa( là hoa đỏ nếu A trội hoàn toàn)
P: Aaxaa
= > F1: 1Aa: 1aa( 1 đỏ: 1 trắng)
Câu 29) sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Câu 29:
+Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotide trong gen.
+Đột biến nhiễm sắc thể (NST) là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST. Đột biến có thể xảy ra ở một cặp NST nào đó hoặc ở toàn bộ các cặp NST.
;)), làm 1 câu thui, những câu khác mọi ng làm hết òi:p
 
P

phuc.hello

Vậy là kết thúc hết tất cả các câu hỏi rồi nhỉ ?
Bắt đầu chém được chưa chủ pic ;))
 
G

girltoanpro1995

câu 26: Vì sao cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng giảm?
Ko những ở người lớn và trẻ em có sự khác nhau về nhịp tim mà cả ở những loài vật có vú.
-Ngày càng xa tim thì áp lực máu càng nhỏ =>cơ thể lớn thì máu về tim càng chậm => nhịp tim càng chậm. + do cơ thể lớn thi bộ phận của nó càng phức tạp, càng nhiều nên trao đổi chất sẻ chậm => nhịp tim sẻ chậm.

-Nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. ĐV càng nhở thì nhịp tim càng cao và ngược lại.

-Giải thích : Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài ĐV có vú nêu trên là do tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khác nhau. ĐV càng nhỏ thì tỷ lệ này càng lớn, càng tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao nên nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao.



câu 27: Tại sao nồng độ chất tan của cây ngập mặn luôn cao hơn bên ngoài?

Các cây ngập mặn có thể sống đc là do nồng độ chất tan của chúng luôn cao hơn môi trường bên

ngoài. trong quá trình hấp thụ thụ động, chất tan đi theo gratdien nồng độ, tức là đi từ nơi có nồng độ

chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp.. như vậy chất tan sẽ đi từ cây ngập mặn ra ngoài môi

trường, đảm bảo điều kiện để cây có thể sinh trưởng và phát triển.

=>đây là một đặc điểm thích nghi của cây ngập mặn


câu 28: Tại sao khi trời nóng chó lại thở gấp và thè lưỡi ra?
Chó không có cơ chế toát mồ hôi như con người nên nó phải hạ nhiệt bằng cách khác và đó chính là cách giải nhiệt qua hệ hô hấp, qua hơi thở. Cơ chế hạ nhiệt cơ thể qua hơi thở này làm mất nước nên trong thời gian này chó cũng uống nhiều nước hơn.

câu 29: Sinh sản hữu tính là gì?

Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực S (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới.
câu 30: Thụ tinh kép là gì?
Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một hoà nhập với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).

[/QUOTE]
 
T

traitimbang_3991

kinh quá! mới có mỗi buổi chiều mà? hức hức? kinh quá!

a trả lời cứ típ tục nhá! miễn là ko đc coppy phần trên đâu! ;;)

ai trả lời rùi thì thống kê đi! băng đỡ :(( ! thế này có khi mai ta đổi cá lun nhỉ? :))

@phúc: phúc koo trả lời câu nào thì ko đc chém :))


@tất cả mọi ng: câu ruồi giấm - menden: đáp án là sai đề =)) koo ai đc trả lời câu này nữa =))

đề nghị các mod+ mod tương lai tranh giành ít thui ná! ;;)
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

câu 8 cún boo! câu hỏi nek^^! mod iu mí người ùi^^?
câu 9: cây sâm đất ^^! sao mod cứ gọi bé nhỏ là bé iu??^^!:x hem sợ vk lan anh ghen ak??^^:x
âu 28::eek:3 hí hí câu này hay! vì là ở chó tuyến mồ hôi ở lưỡi do vậy khi trời nóng nắng phải thở gấp và đặc biệt thè lưỡi ra để tỏa nhiệt! đúng hem zị? chém lun ná^^ băng có iu vk lan anh và iu quý bé nhỏ hem! hyhy! cẩn thận vk lan anh ghen naz^^!


- tính iu linh tinh hay iu thiệt hả bé iu? híhí........... tr.l cả 2 lun: linh tinh là 4; iu thật là 2 :D hơi nhìu nhỉ :p


- thíck gọi là bé iu, với cả băng bị gọi bé iu nhìu rùi nên thử xem gọi ng khác là bé iu nó thế nào hê hê ;)


- câu 28 á! kô đúng lắm! nhưng mà cho bé iu :x , iu lan anh, iu quý bé iu lun híhí, zợ lan anh ghen xíu rùi băng dỗ dành tẹo là hít ngay í mà! zợ iu nhỉ? :x hihi

@anhvodoi: lun và ngay nếu em mún hihi...............
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom