Sinh [Sinh 8] Thảo luận

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huongmot

Xin lỗi mọi người
Mình bị viết nhầm đề. Đề đúng phải là 7560l máu chứ không phải 7560ml
 
T

tomandjerry789

Tiếp. ;))
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan trong sơ đồ sau:
b8bd74400b3029ccf32edf3c6f916218_47200065.untitled4.700x0.bmp
 
L

luffy_1998


Cho biết tâm thất trái mỗ lần co bóp đẩy đi 70ml máu. Trong 1 ngày 1 đêm đã đẩy đi được 7560l máu. Thời gian của pha giãn chùng = $\frac{1}{2}$ chu kỳ tim, thời gian pha nhĩ co tâm nhĩ = $\frac{1}{3}$ thời gian pha co tâm thất
a) Số lần mạch đập 1phút
b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim
c) Thời gian mỗi pha co tâm nhĩ, co tâm thất, giãn chung
a. Số lần mạch đập trong 1 ngày đêm là: $\dfrac{7560}{0.07} = 108000$ (lần/ngày)
Số lần mạch đập trong 1 phút là: $\dfrac{108000}{1440} = 75$ (lần/phút)
b. Thời gian hoạt động một chu kì tim là: $\dfrac{60}{75} = 0.8$ (s)
c. Thời gian pha giãn chung: $\dfrac{0.8}{2} = 0.4$ (s)
Thời gian 2 pha còn lại: $0.8 - 0.4 = 0.4$ (s)
Thời gian pha co tâm nhĩ: $\dfrac{0.4}{1+3} = 0.1$ (s) (kết quả đúng ko phải xấp xỉ)
Thời gian pha co tâm thất: $0.4 - 0.1 = 0.3$ (s)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Hay quá, cho tiếp luffy 12 thank nữa và huongmot 5 thank, anh toman 5 thank


Mà kool có cái câu cấu tạo mạch máu đã đủ ý đâu nhể




Tiếp:
Tại sao người say rượu có hiện tượng chân nam đá chân chiêu ''nhể'':)???
 
L

luffy_1998

Hay quá, cho tiếp luffy 12 thank nữa và huongmot 5 thank, anh toman 5 thank


Mà kool có cái câu cấu tạo mạch máu đã đủ ý đâu nhể




Tiếp:
Tại sao người say rượu có hiện tượng chân nam đá chân chiêu ''nhể'':)???

Vì khi uống rượu, tiểu não bị đầu độc (sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap của tiểu nào bị ngăn cản) khiến cho tiểu não ko thể điều hành dc các cử động phức tạp và giữ thăng bằng nên có hiện tượng chân nam đá chân chiêu.
 
K

kool_boy_98

Tiếp. ;))
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan trong sơ đồ sau:
b8bd74400b3029ccf32edf3c6f916218_47200065.untitled4.700x0.bmp

- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
- Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải cacbonic ra ngoài môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn

Tiếp:

So sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
 
N

nhoktsukune

Miễn dịch tự nhiên:Miễn dịch có được do cơ thể có sẵn kháng thể


Miễn dịch nhân tạo:Miễn dịch có được do tiêm vắc-xin 1 loại bệnh nào đó





Có 2 câu hay nhé, cấm ''sớt(=)))'' gg nhé

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
So sánh miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Ai trả lời được 20 thank nhá, kool boy 5 thank:D
 
K

kool_boy_98

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
So sánh miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

(*)So sánh miễn dịch đặc hiệu và ko đặc hiệu:

*Giống đều là cơ chế miễn dịch của cơ thể
*Khác:
- Miễn dịch ko đặc hiệu:
+ Hình thành tự nhiên, bẩm sinh
+ Không phân biệt kháng nguyên (kháng nguyên nào cũng có thể chống được)
+ Hiệu quả thấp hơn MD đặc hiệu, nhưng có sẵn nên tác dụng thường xuyên liên tục, kịp thời
- Miễn dịch đặc hiệu:
+ hình thành khi đã tiếp xúc với kháng nguyên
+ Phản ứng đặc hiệu với loại kháng nguên đã kích thích tạo ra miễn dịch đó
+ Hiệu quả cao, nhưng cần có thời gian hình thành nên chậm.

(*)So sánh miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào:

*Giống: đều là loại miễn dịch đặc hiệu (với kháng nguyên)
*Khác:
- Miễn dịch thể dịch:
+ Tạo kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên.
+ Cơ chế tác dụng: Kháng thể bao bọc vi sinh vật hay lắng kết độc tố của vi sinh vật.
- Miễn dịch tế bào:
+ Kiểu miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc
+ Cơ chế tác dụng: tế bào T độc tiết prôtein độc làm tan tế bào bị nhiễm, làm virút ko nhân lên được -> chết.

Tiếp:

Giải thích cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần hóa học của tế bào?

@Nhok: Có vẻ cậu trở thành chủ pic rồi nhở? ;)) Ra số lượng thank cho ng này ng nọ ;)) Mà sao tui chỉ được có 5 thank :-w
 
N

nhoktsukune

Câu khó quá, gợi ý đê, thôi thì 10 thank nữa cho bài vừa rồi, và 5 thank cho bài trước thiếu, giờ thì cái câu kia tớ không hiểu rõ lắm nhá;;)
 
K

kool_boy_98

Cái này dễ mà, sao phải gợi ý nhỉ? :-S

Gợi ý: Nêu ra các thành phần hóa học của tế bào và nêu ra chức năng của nó

Dễ thôi mà :)
 
T

thienthannho.97

Tiếp:

Giải thích cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần hóa học của tế bào?

- Prô-tê-in, hay còn gọi là chất đạm, là một chất phức tạp gồm có cac-bon (C), hi-đrô (H), ô-xi (O), ni-tơ (N), lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác. Phân tử của prô-tê-in rất lớn, chứa đến hàng nghìn các nguyên tử nên thuộc vào loại đại phân tử. Prô-tê-in là thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào.
- Glu-xit, hay còn gọi là chất đường bột, là những hợp chất loại đường và bột. Nó gồm có C, H và O trong đó tỉ lệ giữa H và O luôn là 2H ÷ 1O. Trong cơ thể, glu-xit ở dưới dạng đường glu-cô-zơ (có ở máu) và gli-cô-gen (có ở gan và cơ).
- Li-pit, hay còn gọi là chất béo, có ở mặt dưới da và ở nhiều cơ quan, nó cũng gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ của các nguyên tố đó không giống như glu-xit. Tỉ lệ H ÷ O thay đổi tùy loại li-pit. Li-pit là chất dự trữ của cơ thể.
- A-xit nu-clê-ic (ADN hay ARN) chủ yếu có trong nhân tế bào. Cả 2 loại này đều là các đại phân tử, đóng vai trò quan trọng trong di truyền.
- Ngoài các chất hữu cơ nói trên, trong tế bào còn có các chất vô cơ là muối khoáng.
[Sưu tầm]
 
K

kool_boy_98

Đúng rồi ạ :), nhưng chị chia thành cái lớn là: Chất hữu cơ và chất vô cơ:

+Chất hữu cơ: gồm 4 gạch đầu dòng đầu
+Chất vô cơ: Bao gồm các loại muối khoáng, thực hiên chức năng của tế bào và cơ thể.

Tiếp:

Giải thích cấu tạo và chức năng của tiểu não? So sánh tiểu não với tủy sống về cấu tạo và chức năng?
 
T

tomandjerry789

Đúng rồi ạ :), nhưng chị chia thành cái lớn là: Chất hữu cơ và chất vô cơ:

+Chất hữu cơ: gồm 4 gạch đầu dòng đầu
+Chất vô cơ: Bao gồm các loại muối khoáng, thực hiên chức năng của tế bào và cơ thể.

Tiếp:

Giải thích cấu tạo và chức năng của tiểu não? So sánh tiểu não với tủy sống về cấu tạo và chức năng?

Làm câu cấu tạo nhé, còn lại để mọi người xử. ;))
+ Cấu tạo:
Tiểu não có cấu tạo gồm chất xám và chất trắng.
- Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não
- Chất trắng ở phía trong, là các đương dẫn truyền nối vỏ não với tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh như tuỷ sống, trụ não, não trung gian, đại não.
 
N

nhoktsukune

5 Thank cho anh toman và kool boy nhé:D


Tiếp:
Nêu cấu tạo hệ bài tiết, nếu không có hệ bài tiết thì sẽ như thế nào:D
 
K

kool_boy_98

Tiếp:
Nêu cấu tạo hệ bài tiết, nếu không có hệ bài tiết thì sẽ như thế nào:D

Câu của tớ anh Tom trả lời chưa đủ :)

Còn câu của Nhok:

Cấu tạo: Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng *** và ống ***

Nếu ko có hệ bài tiết thì sẽ chết.

[Ngắn gọn :) ]

Ps: Mn tl tiếp câu trên của tớ :)
 
H

huongmot

kool_boy_98 said:
Giải thích cấu tạo và chức năng của tiểu não? So sánh tiểu não với tủy sống về cấu tạo và chức năng?
*Chức năng của tiểu não: giữ thăng bằng, điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp
* Phần so sánh hình như có rồi ;))
 
N

nhoktsukune

Lại thêm thank cho kool với huongmot òi:))

Tí sẽ có, tiếp tục:

Cấu tạo gan phù hợp chức năng:D

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~p/s:Ai chê ảnh con bé kia xấu :-w
 
K

kool_boy_98

Đáp án:

Vvn-1.png


Câu của nhok [Chắc sai]:

1.Cấu tạo đại thể:
Gan vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết tham gia điều hòa đường huyết chống nhiễm độc
Gan có màu nâu đỏ, trơn bóng, gan chắc nhưng dễ bị nghiền nát và khi vỡ thì chảy máu rất nhiều, có bề ngang trung bình là 28cm, trước sau là 18cm, cao 8cm
Gan có hình nửa quả dưa hấu:
- Hai mặt:
+ Mặt hoành
+ Mặt tạng
- Một bờ: bờ dưới
Mạch máu cung cấp cho gan là động mạch gan riêng xuất phát từ động mạch gan chung nhánh với động mạch thân tạng
Tĩnh mạch cửa đưa về gan các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc để gan chon lọc lưu trữ chế biến và điều hòa
Máu ở gan chảy về tĩnh mạch chủ bởi các tĩnh mạch gan
Thần kinh cung cấp cho gan: thần kinh lang thang và thần kinh giao cảm.
Gan được cấu tạo: bao gan, mô gan, mạch máu và đường mạch trong gan
2. Cấu tạo vi thể:
Gan được cấu tạo bởi bao gan, mô gan, mạch máu và đường mật trong gan.
- Bao gan: bao bọc bởi 2 lớp thanh mạc.
- Mô gan:
+ Gan được cấu tạo bởi những tế bào gan, mạch máu và đường mật.
+ Các tế bào gan sắp xếp thành những bè tạo nên tiểu thùy gan.
+ Mỗi tiểu thùy gan là 1 khối đa diện
+ Có các dãy tế bào hình đa diện tỏa ra theo hướng nan hoa
+ Túi mật có vai trò cô đặc mật trước khi chảy vào tá tràng và lưu trữ mật.

[Sưu tầm]
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhe. ;))
Các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá các chất như thế nào?
 
N

nhoktsukune

10 Thank cho kool nha:D
Em không dài nhưng chắc là đúng


- Hệ tuần hoàn: dòng máu từ tim đi đến phổi (tuần hoàn nhỏ) lấy oxy rồi về tim, tiếp tục đi đến khắp cơ thể để cung cấp Ẩn Đ�ng
oxy cho tế bào, lấy khí cacbonic rồi chảy lại về tim. Lại đến phổi để đổi khí cacbonic lấy khí oxy. Cứ thế cứ thế.
- Hệ hô hấp: Ở phổi, khi khí oxi vào phổi, các mao mạch sẽ lấy oxy, trả lại cacbonic cho phổi tống ra ngoài, sau đó lại lấy khí oxy vào...
- Hệ tiêu hóa: khi có thức ăn tiêu hóa, các mao mạch bám quanh ruột non sẽ làm nhiệm vụ cho các chất thẩm thấu qua rồi vận chuyển lên gan, rồi gan vận chuyển các chất đó về tim để theo mạch máu đi nuôi các tế bào.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom