Sinh [Sinh 8] Thảo luận

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kool_boy_98

Cho biết các loại emzim chủ yếu với cơ thể
Tên?
Điều kiện hoạt động(PH,....)?
...

Câu này nghe vừa dễ, vừa khó, vừa hay mà vừa vô lí :D

Vì enzim nào mà chả là chủ yếu với cơ thể nhỉ? Nếu nêu hết ra thì hơi ốm, mình nêu một số nhé, còn pH thì chắc là mình chịu, chưa được học hết :-S:

+Enzim amilaza
+Enzim pepsin
+Enzim proteinnaza
+Enzim fumaraza
+Enzim ureaza
+Enzim oxido-redudaza
+Enzim saccaraza
+Enzim lipaza
+Enzim lactaza
+Enzim mantaza
+Enzim enterokinaza
....

Kể ra hết thì có ốm :|

Tiếp: Tại sao cơ thể không thể hấp thụ được các đại phân tử thức ăn mà chỉ hấp thụ được chúng khi đã được cắt nhỏ thành các phân tử chất dinh dưỡng?
 
N

nhoktsukune

Ựa, cái ông này, trong sinh học 8 thôi, người ta gọi là chủ yếu, ghi ngay ở đầu, học sinh thế à:)):))=))



Bao gồm Enzim amilaza(nước bọt)
Enzim pepsin(Ở dạ dày)
Enzim lipaza(Biến đổi lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo dạng nhũ tương hóa)
Enzim nucleaza(Biến đổi nucleic)




Sau đây là 4 phản ứng:
Enzim amilaza+Tinh bột(chín) ~~~~> Đường đơn
Enzim pepsin+Protein ~~~~> Axit amin
Enzim lipaza+lipit ~~~~> Axit béo và glixerin
Enzim nucleaza+nucleic ~~~~>nucleotit


Tha cho điều kiện hoạt động với PH nhé


Kể ra hết thì có ốm :|

Tiếp: Tại sao cơ thể không thể hấp thụ được các đại phân tử thức ăn mà chỉ hấp thụ được chúng khi đã được cắt nhỏ thành các phân tử chất dinh dưỡng?

Vì các thức ăn hay nói dễ hiểu là các phân tử thức ăn còn quá phức tạp, khi đưa vào miệng, đã thấy ngay việc chuyển hóa, biến đổi thức ăn này, khi hoàn toàn biến đổi hóa học phân tử thức ăn về dạng đơn giản, thì việc còn lại là ''chiến'' ở ruột non thôi:D


:D Câu tiếp:Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cơ thể và trao đổi chất ở tế bào(2 cấp độ nhé):D


 
K

kool_boy_98

Ựa, cái ông này, trong sinh học 8 thôi, người ta gọi là chủ yếu, ghi ngay ở đầu, học sinh thế à

Vậy Nhok nghĩ các enzim tớ đưa ra là KHÔNG chủ yếu? :|

VD ngay nhá:

amilaza là enzim tác dụng lên tinh bột
proteinnaza tác dụng lên protein
fumaraza xúc tác cho quá trình chuyển hoá axit fumaric
ureaza tác dụng lên ure
oxido-redudaza xúc tác cho quá tình oxi hoá khử
peptit – hidrolaza xúc tác cho quá trình phân huỷ peptit
tirosin – decacboxylaza xúc tác cho phản ứng decacboxyl hoá tirosin, ...

Nếu không có mấy enzim mà Nhok coi là KHÔNG chủ yếu kia thì cơ thể sẽ ra sao? :|

Vì các thức ăn hay nói dễ hiểu là các phân tử thức ăn còn quá phức tạp, khi đưa vào miệng, đã thấy ngay việc chuyển hóa, biến đổi thức ăn này, khi hoàn toàn biến đổi hóa học phân tử thức ăn về dạng đơn giản, thì việc còn lại là ''chiến'' ở ruột non thôi

Mình chưa thấy ý trả lời của bạn :)

Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cơ thể và trao đổi chất ở tế bào(2 cấp độ nhé)

TĐC ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. TĐC ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động TĐC. Như vậy hoạt động TĐC ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời
 
N

nhoktsukune

Ớ, thế tớ bảo nhá

Nhưng cậu coi cái nào cũng chủ yếu hết quá thì kể sao cho xuể, đó là tớ nói, trong sinh 8 rõ mà?~~~~~~~~~~~~~~~
 
T

thienthannho.97

Tiếp nhé . ;))
Nêu chức năng của nhân nền

Nhân nền có chức năng thu thập các thông tin từ não giữa và vùng vận động của vỏ não và gửi những thông tin ngược về nơi đó.

Tiếp: Nhiệm vụ của nhân nền là gì ?

P/s: Enzim Amilaza có độ pH = 7,2
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Tóm lại 1 câu về nhân nền cho khỏi nhân nền nữa:D

Các nhân nền có chức năng thu thập các thông tin từ não giữa và vùng vận động của vỏ não và gửi thông tin ngược về các nơi đó. Chúng thực hiện nhiệm vụ điều tiết các hoạt động dưới vỏ mang tính tự phát. Ở động vật cấp thấp chưa có vỏ não, thì nhân nền là trung khu vận động cao nhất. Khi đã hình thành vỏ não thì các nhân này chịu sự kiểm soát của vỏ não...




Sự khác biệt giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động(Cái này dễ lầm lỡ lắm nhá:x)
 
K

kool_boy_98

Sự khác biệt giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động(Cái này dễ lầm lỡ lắm nhá:x)

Cung phản xạ vận động:
- Trung ương: nằm trong chất xám tuỷ sống
- Hạch thần kinh: không có
- Đường hướng tâm: từ cơ quan thụ cảm đến trung ương
- Đường li tâm: đến thẳng cơ quan phản ứng
- Chức năng: điều khiển hoạt động của cơ vân ( có ý thức)
Cung phản xạ sinh dưỡng:
- Trung ương: nằm trong trụ não sừng bên của tuỷ sống
- Hạch thần kinh: có
- Đường hướng tâm: từ cơ quan thụ cảm đến trung ương
- Đường li tâm: chuyển giao ở hạch thần kinh
- Chức năng: điều khiển hoạt động nội quan (không ý thức)

Tiếp: Giải thích ý nghĩa sinh học của câu: "Dạy con từ thủa còn non"
 
N

nhoktsukune

Toàn câu hay nhỉ


Dạy con từ thuở còn non mang ý nghĩa văn học mà cũng đậm chất sinh học

Thứ nhất, còn nhỏ phải dạy con trẻ hẳn hoi ngay từ tính nết, tập quán sống, lối sống ngăn nắp, sạch sẽ, không nghịch bẩn, sống có nề nếp, văn hóa

Thứ 2, trẻ được giáo dục chặt chẽ, vì còn nhỏ nên đánh nó cũng không bật được thì sau này mới răn được=))

Thứ 3, nếu trẻ không được dạy dỗ về cuộc sống, lối sống, những hiểm họa tiềm tàng từ thiên nhiên và từ xã hội sẽ gây bất lợi~~~


Chả biết nữa@@
 
T

tomandjerry789

Toàn câu hay nhỉ


Dạy con từ thuở còn non mang ý nghĩa văn học mà cũng đậm chất sinh học

Thứ nhất, còn nhỏ phải dạy con trẻ hẳn hoi ngay từ tính nết, tập quán sống, lối sống ngăn nắp, sạch sẽ, không nghịch bẩn, sống có nề nếp, văn hóa

Thứ 2, trẻ được giáo dục chặt chẽ, vì còn nhỏ nên đánh nó cũng không bật được thì sau này mới răn được=))

Thứ 3, nếu trẻ không được dạy dỗ về cuộc sống, lối sống, những hiểm họa tiềm tàng từ thiên nhiên và từ xã hội sẽ gây bất lợi~~~


Chả biết nữa@@

Không thấy gì liên quan đến sinh học . ;))
 
K

kool_boy_98

Gợi ý câu này:

Chú ý đến phần phản xạ có-không điều kiện.

Hiểu rồi chứ? :D
 
N

nhoktsukune

Dạy con từ thuở còn non tạo ra cho con cái phản xạ=))
Hẳn hoi:
Dạy con từ thuở còn non mang ý nghĩa:Dạy con những tập tính như ''oánh răng'', rửa mặt, tạo thói quen, thiết lập 1 phản xạ có điều kiện, hay là thói quen, khi thấy, tự phản ứng, phản xạ không điều kiện


Kool_boy_98 said:
Xin phép bỏ mấy câu lăng nhăng, không cần thiết :|
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tiếp: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào ?
 
K

kool_boy_98

Tiếp: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào ?

Môn vị khi bị thiếu axit sẽ không nhận được tín hiệu đóng, làm cho thức ăn từ môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn. Thức ăn sẽ không đủ thời gian thấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

Tiếp:

Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
 
H

huongmot


Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Protein trong lớp niêm mạc không bị phân huỷ do tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc tiếp xúc với enzim pepsin

Tiếp: Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kĩ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
 
T

tomandjerry789

_ Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được
chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.
_ Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ
_ Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật
_ Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.
_ Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
______________
Tiếp. :D
Chứng minh rằng có sự phân công chức năng và thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá của hệ cơ quan tiêu hoá
 
K

kool_boy_98

Tiếp. :D
Chứng minh rằng có sự phân công chức năng và thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá của hệ cơ quan tiêu hoá

(*)Sự phân công chức năng của hai bộ phận trên thể hiện như sau:

*Ống tiêu hóa:
+Biến đổi lí học thức ăn
+Vận chuyển thức ăn qua các đoạn khác nhau của ống
~~> Được thực hiện bởi các cơ trên thành ống tiêu hóa với sự tham gia của răng lưỡi miệng.

*Tuyến tiêu hóa:
Thực hiện chức năng biến đổi hóa học thức ăn

(*)Sự thống nhất giữa ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa:
Giữa ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa có sự thống nhất và hỗ trợ nhau trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Kết quả là hoạt động của bộ phận này tạo điều kiện cho bộ phận còn lại. (*)(*)

Tiếp: Nêu ví dụ cụ thể chứng minh (*)(*). :) (Trên kia là lí thuyết, dưới này yêu cầu lấy ví dụ cụ thể, mn hiểu chứ :D?)
 
H

huongmot

* Sự phân công chức năng
- Ống tiêu hoá
+ Biến đổi lý học thức ăn: cắt, xé, nghiền nát thức ăn
+ Vận chuyển dần thức ăn qua các đoạn khác nhau:
VD: khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, giai đoạn đầu để nhào trộn thức ăn, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột
-Tuyến tiêu hoá
+ Biến đổi hoá học thức ăn
VD: enzim amilaza biến đổi tinh bột và đường đôi thành đường đôi hoàn toàn, enzim mantaza biến đổi đường đôi thành đường đơn, enzim chymotrysin biến đổi peptit thành các axit amin
* Sự thống nhất
- Giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá có sự thống nhất hỗ trợ nhau trong hoạt động tiêu hoá. Kết quả của hoạt động này tạo điều kiện cho hoạt động của bộ phận còn lại
VD:
+ Thức ăn được biến đổi lý học trong ống tiêu hoá sẽ trở nên mềm nhỏ hơn ~> tạo thuận lợi cho các enzim của dịch tiêu hoá tiết ra từ tuyến tiêu hoá biến đổi hoá học dễ dàng
+ Hoạt động biến đổi của các tuyến tiêu hoá càng triệt để thì các sản phẩm dinh dưỡng được hấp thụ nuôi cơ thể càng nhiều cung cấp chất và năng lượng cho cơ thể càng nhiều, trong đó có cả ống tiêu hoá
Tiếp:
Chuyển qua toán tí ;))
Cho biết tâm thất trái mỗ lần co bóp đẩy đi 70ml máu. Trong 1 ngày 1 đêm đã đẩy đi được 7560l máu. Thời gian của pha giãn chùng = $\frac{1}{2}$ chu kỳ tim, thời gian pha nhĩ co tâm nhĩ = $\frac{1}{3}$ thời gian pha co tâm thất
a) Số lần mạch đập 1phút
b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim
c) Thời gian mỗi pha co tâm nhĩ, co tâm thất, giãn chung
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Rất hay, cho huongmot 10 thank nhá..


Nêu cấu tạo các mạch máu, từ đó suy ra chức năng:D~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
K

kool_boy_98

Cho biết tâm thất trái mỗ lần co bóp đẩy đi 70ml máu. Trong 1 ngày 1 đêm đã đẩy đi được 7560ml máu. Thời gian của pha giãn chùng = $\frac{1}{2}$ chu kỳ tim, thời gian pha nhĩ co tâm nhĩ = $\frac{1}{3}$ thời gian pha co tâm thất
a) Số lần mạch đập 1phút
b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim
c) Thời gian mỗi pha co tâm nhĩ, co tâm thất, giãn chung

a) Chưa biết cách tính theo bài này nhưng mà nhịp đập 1 phút của người bình thường là 70-80 nhịp

b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim là 0,8 giây

c) Thời gian pha thất co trong một chu kì là: $\frac{1}{3}.0,8=0,3$ giây (Tính sấp sỉ)

Thời gian pha dãn chung trong một chu kì là: $\frac{1}{2}.0,8=0,4$ giây

Thời gian pha nhĩ co trong một chu kì là: $0,8-0,4-0,3=0,1$ giây

Nhoktsukune said:
Nêu cấu tạo các mạch máu, từ đó suy ra chức năng

Cấu tạo: Gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Chức năng: Vận chuyển máu và trao đổi chất với tế bào
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom