Do chân không cử động quá lâu làm không cung cấp đủ oxi, làm tạo nên axit lactic đầu độc cơ gây mỏi cơ, lau dần thành tê
Và bên cạnh cũng có nhiều ý kiến như sau:
1.Khi ta đứng lâu hoặc để chân nguyên một chỗ trong một lúc lâu, có cảm giác như chân dính ở đó và không thể cử động theo ý muốn nữa, đồng thời lại có cảm giác tê rần hoặc đau như bị kim châm. Nguyên nhân là khi đứng hoặc giữ nguyên chân một lúc lâu, máu bị chặn lại không lưu thông được,lưu lượng máu giảm,chất thải có hại bị tích tụ lại. Để "thông báo" cho não tình trạng bị tích tụ này, những tế bào thần kinh ở chân sẽ phát tín hiệu về não nên bạn cảm thấy chân bị tê và đau.
2.Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay. Tùy theo bệnh mà các triệu chứng này có thể kết hợp với các triệu chứng khác nhau.
Một trong các nguyên nhân này gồm:
Dinh dưỡng không đủ các sinh tố như B1, B12, Folic acid.
Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.
Ðôi khi đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là... khỏi bệnh).
3.Hay theo Đông y:
Theo đông y là do khí huyết không thông gây tê.
Nguyên nhân gây tê chân là do các mạch máu và thần kinh bị chèn ép, máu từ các động mạch đến nuôi các mô bị giảm đi, máu từ tĩnh mạch từ các mô của chân trở về tim bị cản trở làm ứ đọng tuần hoàn ở chi dưới. Đây là hiện tượng rất thường gặp và ai cũng có thể mắc phải. Nhiều trường hợp chỉ do ngồi, đứng lâu một tư thế hoặc sai tư thế cũng gây tê chân và chỉ cần thay đổi tư thế thì sẽ hết. Tuy nhiên, tê chân cũng có thể do dinh dưỡng không đủ, thiếu các sinh tố như B1, B12, acid folic, do tác dụng phụ của thuốc hay do tổn thương các thần kinh ngoại vi trong bệnh *** tháo đường.