Răng và miệng được tiếp xúc thường xuyên với nước bọt. Nước bọt chứa hơn 99% nước và là nguồn cung cấp những thành phần ion canxi, phosphate và hydroxyl. Nước bọt có nhiều chức năng như bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai nuốt và nói, làm sạch, loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng), tiêu hóa (khởi phát cho sự phân giải các chất tinh bột), tái khoáng hóa (giúp lành tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm), bảo vệ (như một tác nhân kháng khuẩn chống lại nhiễm khuẩn và trung hòa acid do mảng bám vi khuẩn sinh ra).
Nước bọt là yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng nhất ở miệng, chống lại sâu răng và giúp kiểm soát môi trường miệng. Nếu độ pH của môi trường miệng thấp hơn 5,5, răng sẽ bắt đầu bị hòa tan hay mất khoáng. Giảm tiết nước bọt có thể làm tăng sâu răng, cản trở nhai và nuốt, gây loét trong miệng và dễ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị khô miệng rất dễ mắc những bệnh lý nêu trên. Thông thường, nước bọt được tiết ra khoảng 500 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước bọt có thể tăng khi nghe hoặc nhìn thấy vật chua như me, chanh hoặc do phản xạ với kích thích nhai và nếm như khi dùng kẹo cao su (chewing-gum).
Đặc biệt, nước bọt được tiết khi bị kích thích có hiệu quả tự bảo vệ, chống sâu răng cao nhất, và cách kích thích tiết nước bọt tốt nhất là sử dụng kẹo cao su không đường. Nhiều nghiên cứu cho rằng kẹo cao su không đường kích thích tiết nước bọt gấp nhiều lần so với bình thường. Một nghiên cứu được trình bày trong Tạp chí nghiên cứu Nha khoa (Journal of Dental Research) cho thấy kẹo cao su không đường Extra làm tăng tiết nước bọt gấp 10 lần, nếu nhai sau khi ăn và uống trong 20 phút có thể làm giảm gần 40% sâu răng
P/s : đó là mình tìm hiểu qua mạng