Đề số 5
Tự giác làm bài ko được quay cóp hay nhìn sách vở đó ) . Vi phạm là tự xử .
Câu 1: Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên.
B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
C. dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó.
D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Câu 2: Ở một loài thực vật: Gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phối với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp.
B. Cây F1 đem lai là thể dị hợp.
C. Phép lai của F1 với F1 là AAaa x AAaa
D. F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí cônsixin.
Câu 3: Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi và dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hóa nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này?
A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 4: Lai hai dòng ruồi thuần chủng, ruồi cái mắt nâu với ruồi đực mắt đỏ. F1 có kiểu hình 100% ruồi mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đỏ : 1 mắt nâu (con cái).
(Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu). Kiểu gen của ruồi F1 là
A. X X x XYA
B. XA Xa x XA Y.
C. Aa x Aa
D. XAXa x XaYA
Câu 5: Nội dung nào dưới đây nói về bệnh máu khó đông ở người là không đúng?
A. Máu của người này bị thiếu chất sinh sợi huyết nên khi bị tổn thương chảy máu, máu sẽ không đông được
B. Bệnh gặp phổ biến ở người nam, rất hiếm gặp ở nữ.
C. Đây là bệnh di truyền duy nhất có thể chữa được
D. Bệnh do một đột biến gen lặn trên NST X gây ra
Câu 6: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, enzim ADN pôlymeraza và enzim ARN pôlymeraza khác nhau cơ bản ở vai trò nào sau đây?
A. Enzim ARN pôlymeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ADN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
B. Enzim ADN pôlymeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ARN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
C. Enzim ADN pôlymeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ còn enzim ARN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
D. Enzim ARN pôlymeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ còn enzim ADN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
Câu 7: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Đây là thành tựu của
A. lai hữu tính.
B. gây đột biến nhân tạo.
C. công nghệ gen.
D. công nghệ tế bào.
Câu 8: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không góp phần dẫn đến hình thành loài mới một cách nhanh chóng?
A. đột biến đảo đoạn.
B. đột biến chuyển đoạn.
C. đột biến lệch bội.
D. đột biến đa bội.
Câu 9: Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng di truyền nào?
A. Tương tác gen.
B. Hoán vị gen.
C. Liên kết gen.
D. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn.
Câu 10: Ở một loài thực vật, phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1.
Phép lai bị chi phối bởi
A. quy luật liên kết gen và quy luật tương tác gen bổ sung.
B. quy luật phân li độc lập hoặc quy luật tương tác bổ sung.
C. quy luật tương tác gen hoặc quy luật phân li của Menđen.
D. quy luật của Menđen hoặc tương tác gen hoặc liên kết gen.
Câu 11: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
B. ARN tự nhân đôi mà không cần đến enzim.
C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
D. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
Câu 12: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là
A. Aa ; f = 40%.
B. Aa ; f = 30%.
C. Aa ; f = 40%.
D. Aa ; f = 30%.
Câu 13: Nguồn biến dị di truyền nào sau đây được dùng phổ biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng?
A. Nguồn biến dị tổ hợp.
B. Nguồn ADN tái tổ hợp.
C. Nguồn biến dị đột biến.
D. ADN tái tổ hợp và đột biến.
Câu 14: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Đây là khái niệm về
A. nơi ở của loài.
B. ổ sinh thái của loài.
C. giới hạn sinh thái của loài.
D. ổ sinh thái của quần thể.
Câu 15: Thuật ngữ nào dưới đây được dùng để phản ánh sự biến đổi tần số tương đối của các alen trong một quần thể qua một số thế hệ?
A. Tiến hoá lớn.
B. Vốn gen của quần thể.
C. Sự phân li độc lập của các gen.
D. Tiến hoá nhỏ.
Câu 16: Trong quần thể ở một loài động vật, xét 1 gen có 6 alen, sự giao phối tự do đã tạo ra bao nhiêu kiểu gen dị hợp về gen trên trong quần thể?
A. 15
B. 16.
C. 20.
D. 21.
Câu 17: Trong kĩ thuật chuyển gen, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học thường phải chọn thể truyền
A. có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
B. có nhiều bản sao trong một tế bào.
C. có khả năng gắn vào hệ gen của tế bào.
D. có gen đánh dấu vì dễ nhận biết được sản phẩm của gen.
Câu 18: Một sinh vật có bộ NST lưỡng bội là 4. Kí hiệu những NST này là: Aa, Bb . Kí hiệu bộ NST trong các tế bào ở kì cuối của giảm phân 1 là
A. AB và ab hoặc AB và aB
B. AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB
C. AABB, aabb, AAbb, aaBB
D. AABB và aaBB hoặc AAbb và aabb
Câu 19: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
D. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 20: Một NST có trình tự các gen là ABC*DEFGH, sau khi bị đột biến thì có trình tự gen là AED*CBFGH (* là tâm động). Đột biến trên gây ra hậu quả nào sau đây cho thể đột biến?
A. Thể đột biến thường bị chết do đột biến làm mất cân bằng gen.
B. Các thể đột biến thường bị giảm khả năng sinh sản.
C. Thể đột biến có thể tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
D. Một số thể đột biến có thể bị giảm khả năng sinh sản.
Câu 21: Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C – quy định màu xám tuyền, Ch: lông trắng điểm đen, c: lông bạch tạng với C > Ch > c và các gen nằm trên các NST khác nhau. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen C, Ch, c . Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của alen C là
A. p2 + pr + pq.
B. p2 + qr + pq.
C. p2 + 2pq.
D. p2 + pr.
Câu 22: Một loài thực vật A - qui định quả đỏ, a - qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/6?
A. Mẹ AAa x Bố Aa
B. Mẹ Aaa x Bố Aa
C. Mẹ Aa x Bố AAa
D. Mẹ Aa x Bố Aaa
Câu 23: Người ta gọi “tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau” là
A. sự tương tác giữa gen và tính trạng.
B. mức phản ứng của kiểu gen.
C. sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
D. tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 24: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước .
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
D. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước .
Câu 25: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn a quy định, lông vàng do alen A quy định. Người ta tìm thấy 40% con đực và 16% con cái có lông màu nâu.
Hãy xác định tần số tương đối các alen trong quần thể nói trên?
A. pA = 0,6 ; qa = 0,4.
B. pA = 0,8 ; qa = 0,2.
C. pA = 0,2; qa = 0,8.
D. pA = 0,4; qa = 0,6.
Câu 26: Một nhà nghiên cứu theo dõi 6 gen phân li độc lập ở một loài thực vật. Mỗi gen đều ở trạng thái dị hợp tử và các gen quy định tính trạng như sau: R/r - cuống lá đen/đỏ; D/d - thân cao/thân thấp; C/c - vỏ trơn/vỏ nhăn; O/o – quả tròn/ovan; H/h – lá không có lông/ có lông; W/w – hoa tím/hoa trắng. Từ phép lai RrDdccOoHhWw x RrddCcooHhww cho xác suất kiểu hình cuống lá đen, thân thấp, vỏ nhăn, quả ovan, lá có lông, hoa màu tím ở đời con là
A. 9/256.
B. 27/256.
C. 3/256.
D. 1/256.
Câu 27: Đột biến lệch bội xảy ra ở một cặp NST trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng 2n sẽ tạo ra 2 TB con có bộ NST
A. 2n + 1 và 2n -1 hoặc 2n + 2 và n -2.
B. 2n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 và 2n - 2.
C. 2n + 2 và 2n – 1 hoặc 2n + 1 và 2n – 2.
D. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 1 và n -1.
Câu 28: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
A. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.
B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
Câu 29: Ở một loài động vật, khi cho giao phối một con cái với một con đực đã thu được tổng số 4096 cá thể con. Biết rằng khi phát sinh giao tử ở đực đã xảy ra hoán vị gen tại một điểm trên 2 cặp NST tương đồng, ở cái không xảy ra hoán vị gen. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài bằng bao nhiêu?
A. 2n = 16.
B. 2n = 8
C. 2n = 32.
D. 2n = 10.
Câu 30: Cây hạt trần và bò sát ngự trị vào kỉ, đại nào sau đây?
A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.
B. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
C. Kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.
D. Kỉ Cacbon của đại Cổ sinh.