Sử 7 Quay ngược quá khứ

Status
Không mở trả lời sau này.
G

giapvinh

Câu 2: Tại sao sau khi Ngô Quyền mất lại xảy ra"Loạn 12 sứ quân"?

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.

Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Như vậy sở dĩ có loạn lạc vì triều đình không cai quản được đất nước, tựa như rắn mất đầu vậy ---> loạn ---> để ra đời một Đinh Bộ Lĩnh kiệt xuất và Kinh đô Thăng long của chúng ta sau này.

Thông tin thêm một chút:
Lãnh thổ Việt Nam giữa thế kỷ X bao gồm phần đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trên địa bàn đó, tồn tại 12 sứ quân cát cứ.

- Phú Thọ, Vĩnh Phúc có các sứ quân: Kiều Công Hãn, Nguyễn Khoan.

- Hà Nội: Nguyễn Siêu

- Hà Tây: Ngô Nhật Khánh, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Thuận

- Bắc Ninh: Lý Khuê, Nguyễn Thủ Tiệp

- Hưng Yên: Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường

- Thái Bình: Trần Lãm (sau liên kết với Đinh Bộ Lĩnh)

- Thanh Hóa: Ngô Xương Xí (con Ngô Xương Ngập)

+2
 
Last edited by a moderator:
G

giapvinh

Tiếp nhé!
Câu 1: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?

- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
\Rightarrow Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
\Rightarrow XHPK ở Châu Âu hình thành

+2
 
Last edited by a moderator:
G

giapvinh

1) Nguyên nhân của loạn 12 xứ quân xuất hiện từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm Canh Tuất (950), Tam Kha sai Xương Văn cùng hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Ngô Xương Văn đi đến nửa đường, dụ hai tướng quay lại lật đổ Dương Tam Kha.
Sau khi lật đổ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn đã không giết Dương Tam Kha mà chỉ giáng xuống cho làm Chương Dương Công. Cùng năm đó (năm 950), Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Tuy nhiên trong thời gian này cái thế lực cát cứ vẫn không chịu quy phục triều đình nên Ngô Xương Văn phải thường xuyên đem quân đi đánh dẹp. Thế lực bị dẹp đầu tiên là Chu Thái. Năm 965 Ngô Xương Văn đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây). Ông bị phục binh bắn nỏ trúng, tử trận.
Sau khi Ngô Xương Văn chết cháu của ông là Ngô Xương Ngập lên thay ngôi vua nhưng thế lực suy yến phải rút về giữ đất Bình Kiều. Từ 966 hình thành 12 sứ quân, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Cho tới năm Mậu Thìn 968, đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt chiến thắng, thống nhất đất nước, mở ra nhà Đinh. Nhà Ngô kết thúc.
 
K

key_bimat

Câu 1.
Nguyên nhân dẫn đến loạn 12 sứ quân là: các con của Ngô Quyền không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung.
 
K

key_bimat

Câu 1: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man tràn vào Đế quốc Rô-ma lập nhiều quốc gia mới
- Nô lệ, nông dân bị tước ruộng đất, biến thành nông nô phụ thuộc
- Các thủ lĩnh của Giéc-man chiếm ruộng đất giàu có trở thành lãnh chúa
Sinh ra 2 giai cấp thống thị và bị trị hình thành nhà nước phong kiến châu âu
 
L

leemin_28

Bắt đầu nhé!
Câu 1:Nêu nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ?
Câu 2: Hãy điền các từ sau : “ Đợi giặc, đánh trước , giặc tấn công , thế mạnh” vào chổ trống (…) cho hợp nghĩa.
“ Ngồi yên... ...không bằng đem quân... ...để chặn …......của giặc “
Câu 3: Bộ Đại Việt sử kí đầu tiên của nước ta do ai biên soạn ?
Câu 4: Trung Quốc thời phong kiến có những phát minh quan trọng là:
 
T

thaonguyen25

Câu 2: Hãy điền các từ sau : “ Đợi giặc, đánh trước , giặc tấn công , thế mạnh” vào chổ trống (…) cho hợp nghĩa.
“ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc “

+2
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyen25

Câu 4: Trung Quốc thời phong kiến có những phát minh quan trọng là :làm giấy,kĩ thuật in,la bàn,thuốc súng.
+1
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

câu 4.
Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng
+1
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Hj câu cuối ! câu buổi đêm! dao thêm một câu ngủ cho dễ!
1.Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
 
C

cherrynguyen_298

* Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc vì:

- Tạo sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước.

- Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.

- Cho quân Thanh biết đất nước ta có chủ quyền, có Hoàng đế.)

*Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc .

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê

- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm; Thanh bảo vệ độc lập dân tộc, lãnh thổ quốc gia

+2
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Ngủ hổng được các ông bà ơi! Thôi giao tiếp nhé!
2.Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? Và cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó?
 
S

sieutrom1412

*Nguyên nhân: Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt:
-Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc (Bắc triều)
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá, khôi phục dòng họ Lê, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều)
*Diễn biến:
-Hai tập đoàn phong kiến Nam-Bắc triều đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm
-Chiến trường: Vùng Thanh - Nghệ ra Bắc.
-Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả:
-Nạn đói, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh
-Đời sống nhân dân khốn khổ.
-> Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
 
C

cherrynguyen_298

ý nghĩa

Thứ nhất, quân và dân ta đã tiêu diệt được một trong những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời ấy, đập tan mưu đồ tái xâm lăng nước ta một lần nữa.

Thứ hai, chiến thắng này còn mang ý nghĩa quốc tế, bởi thất bại thảm hại trong trận Bạch Đằng 1288 cũng góp phần tiêu diệt luôn tham vọng xâm lược các quốc gia phương Nam khác của đế quốc Nguyên-Mông.

Thứ ba, chiến thắng Bạch Đằng 1288 cho thấy thiên tài quân sự của Trần Hưng Đạo về công tác chuẩn bị chiến trường, về chiến thuật bài binh bố trận, về việc chọn thời điểm, vị trí, phương tiện tấn công.

Thứ tư, đây là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Chuẩn bị cho thế trận cọc trên địa bàn rộng lớn và phức tạp, nhưng chỉ mất có 15 ngày - từ 22.3 đến 9.4. Nếu không có sự phối hợp giữa quân và dân thì khó có thể hoàn thành được. Người dân địa phương còn cung cấp cho Trần Hưng Đạo những thông tin quý báu về địa hình, thời tiết, con nước..., từ đó có thể định liệu từng bước cho trận chiến.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom