Sử 7 Quay ngược quá khứ

Status
Không mở trả lời sau này.
L

leemin_28

Câu 1: Nêu những sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418- 1427 ?
Câu 2: Em có nhận xét gì những năm đầu hoạt động của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa ?
Câu 3: Thuật lại Trận Tốt Động – Chúc Động cuối 1426 và nêu lên ý nghĩa ?
 
P

pro3182001

2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn Do lực lượng yếu,nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, nguy nan.
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa gì?


- Đây là một trận đánh rất lớn của quân và dân nhà Trần. Chỉ trong vòng một ngày – 8.3 âm lịch, tức 9.4.1288 – toàn bộ đạo binh thuyền của quân xâm lược Nguyên-Mông, trên đường rút ra khỏi Đại Việt qua đường sông Bạch Đằng gồm 600 chiến thuyền, khoảng 4 vạn quân, đã bị tiêu diệt và bị bắt sống toàn bộ.

Chiến thắng này có những ý nghĩa: Thứ nhất, quân và dân ta đã tiêu diệt được một trong những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời ấy, đập tan mưu đồ tái xâm lăng nước ta một lần nữa.

Thứ hai, chiến thắng này còn mang ý nghĩa quốc tế, bởi thất bại thảm hại trong trận Bạch Đằng 1288 cũng góp phần tiêu diệt luôn tham vọng xâm lược các quốc gia phương Nam khác của đế quốc Nguyên-Mông.

Thứ ba, chiến thắng Bạch Đằng 1288 cho thấy thiên tài quân sự của Trần Hưng Đạo về công tác chuẩn bị chiến trường, về chiến thuật bài binh bố trận, về việc chọn thời điểm, vị trí, phương tiện tấn công.

Thứ tư, đây là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Chuẩn bị cho thế trận cọc trên địa bàn rộng lớn và phức tạp, nhưng chỉ mất có 15 ngày - từ 22.3 đến 9.4. Nếu không có sự phối hợp giữa quân và dân thì khó có thể hoàn thành được. Người dân địa phương còn cung cấp cho Trần Hưng Đạo những thông tin quý báu về địa hình, thời tiết, con nước..., từ đó có thể định liệu từng bước cho trận chiến.
 
S

sieutrom1412

3. Tại sao đang trên đà thắng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách thương lượng giảng hoà với giặc? TRận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt thắng lợi là do đâu

- Lý Thường Kiệt không tiêu diệt kẻ thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa để bảo đảm mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự nước lớn, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Đó chính là tính cách nhân đạo của dân tộc ta.
-- Tinh thần đoàn kết, chiến
đấu anh dũng của nhân
dân ta
- Sự chỉ huy tài tình
Của Lý Thường Kiệt
 
S

sieutrom1412

Câu 1: Nêu những sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418- 1427 ?
1418 Lê lợi xưng Bình Định Vương, dựng cờ khởi nghỉa
1424 giải phóng Nghệ An
1425 giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
1426 Tiến quân ra bắc

+2
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 2: Em có nhận xét gì những năm đầu hoạt động của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa ?

-Nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, nguy nan, 3 lần rút lên núi chí Linh và phải liên tiếp chống lại với sự vây quét của quân giặc.
 
S

sieutrom1412

Câu 3: Thuật lại Trận Tốt Động – Chúc Động cuối 1426 và nêu lên ý nghĩa ?
*Diển biến:
Tối ngày 6 tháng 11, Vương Thông lập kế hoạch mới, gộp quân của Sơn Thọ và Phương Chính với quân của mình thành một khối đánh xuống Ninh Kiều, lúc này quân Lam Sơn đã rút lui về Cao Bộ. (Theo sách Cương mục thì Cao Bộ thuộc huyện Thanh Oai tỉnh Hà Nội[5], tức là làng Cao Bộ tổng Đồng Dương huyện Thanh Oai trấn Sơn Nam Thượng, tên chữ Hán là 高 步[6] (chữ "Bộ" 步 này có thể có nghĩa gốc là "bước chân"), nay thuộc xã Cao Viên huyện Thanh Oai Hà Nội, nằm bên tả ngạn (bờ đông) sông Đáy, cùng phía với thành Đông Quan. Nhưng một số tài liệu gần đây thì cho rằng: Cao Bộ là làng Cao Bộ (高 部[6], chữ Bộ 部 này có thể có nghĩa gốc là "Bộ ngành") tổng Cao Bộ huyện Mỹ Lương trấn Sơn Tây, nay là thôn Trung Cao xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ[7], vì lý do làng Cao Bộ sau nằm bên hữu ngạn (bờ tây) sông Đáy cùng phía và gần hơn với các chiến trường Tốt Động, Chúc Động.) Vương Thông quyết định chia quân thành 2 cánh để từ Ninh Kiều đến đánh Cao Bộ. Một cánh (cánh kỳ binh) đi qua Chúc Động, (theo đường tắt, nay có lẽ là trục đường quốc lộ 6) theo kế hoạch là lẻn tới trước đánh vào lưng đối phương. Một cánh nữa và là cánh chủ lực do đích thân Vương Thông chỉ huy, theo đường cái quan (đường thiên lý Bắc Nam, nay là đường liên huyện Chúc Sơn-Tốt Động-sân bay Miếu Môn (xã Hữu Văn)), đi tới Chúc Động rồi tới phía Đông và Đông Bắc Cao Bộ, đánh vào chính diện của đối phương. Theo kế hoạch, cánh quân đánh tập hậu khi đã sẵn sàng thì nổ pháo hiệu để cả hai cánh quân đồng loạt đánh vào tiêu diệt quân Lam Sơn.
Nắm được ý đồ của đối phương (bắt và tra hỏi được trinh sát của quân Minh), quân Lam Sơn của Lý Triện và Đỗ Bí, được tăng viện của cánh quân do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, từ huyện Thanh Đàm sang tiếp ứng, đã bố trí hai trận mai phục ở Chúc Động và Tốt Động.
Đêm ngày mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 11 năm 1426, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Trong khi đó, chỉ huy cánh quân Minh đánh tập hậu khi thấy có pháo hiệu đáng lẽ phải do mình thực hiện đã nghi ngờ và cử quân đi trinh sát, nhưng thấy Cao Bộ vẫn yên ắng nên cũng không phản ứng gì. Đến khi nhận được tin rằng cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã tháo chạy, thì cánh quân tập hậu mới vội vàng rút chạy về hướng Chúc Động. Cánh quân của Vương Thông bị quân Lam Sơn từ 3 mặt: mặt trước (phía Nam) từ bờ sông Yên Duyệt (tức sông Bùi hay còn gọi là sông Tích), phía Tây từ bờ đầm Rót (vị trí các thôn Thanh Nê, Tử Nê, nay thuộc xã Thanh Bình huyện Chương Mỹ), và các làng xung quanh Tụy Động ở phía Đông đường tiến quân của Vương Thông, kéo ra đánh cho tan. Cánh quân Vương thông phải tháo chạy về hướng Chúc Động. Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Ninh Kiều - cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy) - bị quân Lam Sơn chặt đứt.


*Ý nghĩa:
Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Do mất rất nhiều vũ khí trong trận này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn có thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh.[11]
Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đánh dấu bước chuyển quan trọng về thế của nghĩa quân: từ phòng ngự bị động sang chủ động tiến công lực lượng chủ lực của quân Minh.

+2
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Câu 2 chư có ai trả lời được à! Thôi cho mình post trước 3 câu tiếp nhé! Tối nay không có thời gian onl!
1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?
2. Văn hóa phục hưng phát triển rực rỡ nhất ở các nước Tây Âu vào thời gian nào?
3. Từ thế kỉ XIV - XV, phong trào Văn hóa Phục hưng xuất hiện tương đối sớm ở đâu?
 
T

thaonguyen25

1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?

câu 1:
Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynh2002ht

1-Kinh đô Thăng lơng được thành lập trong thời gian nào? Vua nào đã dời đô?
 
T

thaonguyen25

1-Kinh đô Thăng long được thành lập trong thời gian nào? Vua nào đã dời đô?
Năm 1010,vua Lý Thái Tổ dời đô.

+15
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Năm 1010,là vua Lý Thái Tổ dời đô......................................................
+ 15
 
Last edited by a moderator:
B

bacgiai

Năm 1010,do vua Lý Thái Tổ dời đô...................................................................................................
+15
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Tiếp nhé!
Câu 1: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom