Sử 7 Quay ngược quá khứ

Status
Không mở trả lời sau này.
D

deadguy

1.Tình hình giáo dục và khoa cử
Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học.

Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
Việc thi cử thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?
“Thái Tông, năm Thiệu bình thứ nhất (1434) định phép thi chọn kẻ sĩ. Chiếu nói rằng: muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu. Nước ta từ khi trải qua binh lửa nhân tài ít như lá mùa thu, tuấn sĩ thưa như sao buổi sớm. Nay định lại khoa thi, hẹn tới năm Thiệu Bình thứ năm (1438) thì thi Hương ở các đạo, đến năm thứ sáu thì thi Hội ở kinh đô Thăng Long. Từ đó về sau cứ 3 năm mở một khoa thi. Phép thi trường nhất thi một bài kinh nghĩa, tứ thư nghĩa-trường nhì thi chiếu, chế, biểu-trường ba thi thơ phú-trường bốn thi văn sách. Ai đỗ đều cho là tiến sĩ…..”
(Lịch triều hiến chương loại chí)
Thi cử thời phong kiến
1.Tình hình giáo dục và khoa cử
Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học.

Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Thi cử chặt chẽ, được tổ chức qua 3 kì: Hương-Hội-Đình.
Để vinh danh những người đỗ đạt, nhà Lê đã có những việc làm gì?
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội)
Thời Lê sơ (1428-1527): tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời Vua Lê Thánh Tông (1460-1497), có 12 khoa thi, lấy 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
“Vinh quy bái tổ”
1.Tình hình giáo dục và khoa cử
Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học.

Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

Thi cử chặt chẽ, được tổ chức qua 3 kì: Hương-Hội-Đình.

 Giáo dục, thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn, tuyển chọn được nhiều nhân tài.

+2
 
Last edited by a moderator:
D

deadguy

Câu 3:Ngay từ năm 1427, khi đang vây hãm thành Đông Quan, Lê Lợi đã có chủ trương sẽ cho 25 vạn trong tổng số 35 vạn quân về quê cày cấy sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ giữ lại 10 vạn quân làm lính triều đình. Cùng năm, ông lệnh cho những người chạy loạn trở về quê quán cày cấy và xử tội nặng những người bỏ nghề nghiệp.

Xây dựng xã hội lấy nông nghiệp làm gốc nên nhà Lê chủ trương tận dụng triệt để ruộng đất, không để hoang hóa. Năm 1428, sau khi quân Minh về nước, Lê Thái Tổ lệnh cho con em các tướng và các đầu mục về quê nhận ruộng đất cày cấy. Năm 1429, ông lại ra lệnh: vườn của các quan ở kinh thành đều phải trồng hoa hoặc rau đậu, nếu bỏ hoang sẽ bị thu hồi[2].

Việc miễn giảm tô thuế trong những năm đầu của nhà Lê đã góp phần kích thích nông nghiệp phát triển đáng kể, khôi phục sau 20 năm chiếm đóng của nhà Minh.

Lê Thánh Tông cũng tiếp thu tư tưởng của Lê Thái Tổ, quy định trong Luật Hồng Đức: nếu ruộng đất công có chỗ bỏ hoang thì quan trông coi phải tâu lên để chia cho người cày ruộng khai khẩn, nếu không sẽ bị xử tội[2]

+2
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 1: Nhận xét về chính quyền phong kiến thời Lê sơ?
-Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, đạo mới đặt gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân.
Dưới đạo là phủ huyện (miền núi gọi là châu), xã, thôn. Đến thời vua Lê Thánh Tông đổi chia làm 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên thay chức An phủ sứ đứng đầu ở mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên. Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã, thôn.
Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:
+Lại, họ, lể, hình, binh ,công
+2
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 2: Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào? Nêu nội dung cơ bản của bộ luật đó?
~Bộ luật Hồng Đức.
~Nội dung:
-Bảo vệ chính quyền của nhà vua và tài sản của nhân dân.
-Quan tâm đặc biệt đến phụ nữ.

+2
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Câu 1: Tính tập quyền của nhà nước thời vua Lê Thánh Tông đc biểu hiện như thế nào?

Câu 2: Về luật pháp, giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần có điểm gì giống và khác nhau?

CÂu 3: Nhà Lê suy sụp vì những nguyên nhân nào?
 
O

one_day

3. + Vua quan không còn quan tâm đến triều chính.
+ Địa chủ chiếm đạt ruộng đất và bóc lột nông dân. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
+ Một số thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành, mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng Dung.
+2
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 1:
-Bộ máy nhà nước hoàng chỉnh.
-Kinh tế phát triển mạnh.
-Việc giao lưu muôn bán được dể dàng.
~~~Không biết đúng không

- Mọi quyền lực đều tập trung vào tay hoàng đế, triều đình
- Hạn chế được tính phát tán và cục bộ địa phương
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 2:
*Giống:
~Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và thời Lý đều:
+Bảo vệ quyền lợi của vua và tài sản của nhân dân.
+Cấm giết mổ trâu bò, người biết mà không báo bị xữ phạt nặng.
*Khác:
Thời Lê Sơ có bộ luật hồng đức quan tâm đến quyền lợi của người phụ nữ

+2
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 3:
~Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện rất tốn kém
~Sát thương người vộ tội
~Nội bộ mâu thuẩn
=> Triều đình nhà Lê suy sụp

+2
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Câu 1: Nguyên nhân khiến cho các thành thị nước ta suy tàn dần vào nửa sau thế kỉ XVIII là gì?

CÂu 2: Nền nông nghiệp đàng ngoài bị phá hoại nghiêm trọng là do?

Câu 3: Để củng cố, mở rộng lãnh thổ cát cứ của mình ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã thực hiện biện pháp gì?
 
G

giapvinh

Câu 3: Để củng cố, mở rộng lãnh thổ cát cứ của mình ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã thực hiện biện pháp gì?
-Các chúa tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng, ấp mới.
+2
 
Last edited by a moderator:
G

giapvinh

Câu 2: Nền nông nghiệp đàng ngoài bị phá hoại nghiêm trọng là do?
Do hậu quả chiến tranh phong kiến để lại...............................................................................
+2, thiếu
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Câu 1: Đô thị-thành phố cảng lớn nhất đàng trong là?

CÂu 2: Trong những thế kỉ XVI-XVIII, nước ta có quan hệ buôn bán với? (vd. Trung Quốc; Ấn Độ; Châu Á và Châu Âu; Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á)

Câu 3: Thế kỉ XVI-XVIII, một tôn giáo mới từng bước được truyền bá vào nước ta là?

Câu 4: Một loại chữ viết mới ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây là?
 
Q

quynh2002ht

Câu 1: Đô thị-thành phố cảng lớn nhất đàng trong là?

CÂu 2: Trong những thế kỉ XVI-XVIII, nước ta có quan hệ buôn bán với? (vd. Trung Quốc; Ấn Độ; Châu Á và Châu Âu; Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á)

Câu 3: Thế kỉ XVI-XVIII, một tôn giáo mới từng bước được truyền bá vào nước ta là?

Câu 4: Một loại chữ viết mới ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây là?

1-phố cổ hội an
2- Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,;;;;;;
3-Thiên chúa giáo
4- chữ quốc ngữ
+8
câu 3: châu á ( Trung Quốc, nhật bản, ấn độ, các nước đông nam á,...) châu âu( bồ đào nha, tây ban nha, hà lan, anh, pháp)
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc; uy hiếp Thăng Long; rồi xuống Sơn Nam; vào Thanh Hóa, Nghệ An là cuộc khởi nghĩa của ai?

Câu 2: Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ra ở vùng Sơn Nam, sau chuyển dần lên Tây Bắc, có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống là ai?

Câu 3: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là?
 
O

one_day

3) - Thể hiện tinh thần phản kháng của nhân dân
- Làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay
+2
 
Last edited by a moderator:
Q

quynh2002ht

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa gì?
2. Công cuộc xây dựng đất nước của nhà Đinh? Đinh Bộ Lĩnh đã có những đóng góp gì trong viêc xây dựng và bảo vệ đất nước?
3. Tại sao đang trên đà thắng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách thương lượng giảng hoà với giặc? TRận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt thắng lợi là do đâu?
 
N

nhokdangyeu01

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa gì?

Chiến thắng này có những ý nghĩa: Thứ nhất, quân và dân ta đã tiêu diệt được một trong những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời ấy, đập tan mưu đồ tái xâm lăng nước ta một lần nữa.

Thứ hai, chiến thắng này còn mang ý nghĩa quốc tế, bởi thất bại thảm hại trong trận Bạch Đằng 1288 cũng góp phần tiêu diệt luôn tham vọng xâm lược các quốc gia phương Nam khác của đế quốc Nguyên-Mông.

Thứ ba, chiến thắng Bạch Đằng 1288 cho thấy thiên tài quân sự của Trần Hưng Đạo về công tác chuẩn bị chiến trường, về chiến thuật bài binh bố trận, về việc chọn thời điểm, vị trí, phương tiện tấn công.

Thứ tư, đây là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Chuẩn bị cho thế trận cọc trên địa bàn rộng lớn và phức tạp, nhưng chỉ mất có 15 ngày - từ 22.3 đến 9.4. Nếu không có sự phối hợp giữa quân và dân thì khó có thể hoàn thành được. Người dân địa phương còn cung cấp cho Trần Hưng Đạo những thông tin quý báu về địa hình, thời tiết, con nước..., từ đó có thể định liệu từng bước cho trận chiến.

+2
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

3. Tại sao đang trên đà thắng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách thương lượng giảng hoà với giặc?

- Lý Thường Kiệt không tiêu diệt kẻ thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa để bảo đảm mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự nước lớn, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Đó chính là tính cách nhân đạo của dân tộc ta.

TRận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt thắng lợi là do đâu?

-Tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng của nhân dân ta
-Sự chỉ huy, lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt
+2
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom