Quán văn học

L

lunxinh_1609

Thơ còn là thơ nữa:
+,Thơ trước hết phải là chính nó,nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng của chính nó (Đặc trưng về nghệ thuật của thơ ca
+,Tìm đến thơ,trước hết,người ta phải thấy được chất thơ đích thực,mà không 1 hình thức nghệ thuật nào có thể thay thế được.Thơ là người thư kí trung thành của trái tim--------->Gợi cảm xúc,liên tưởng.
 
T

thuyhoa17

Thơ còn là thơ nữa:
+,Thơ trước hết phải là chính nó,nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng của chính nó (Đặc trưng về nghệ thuật của thơ ca
+,Tìm đến thơ,trước hết,người ta phải thấy được chất thơ đích thực,mà không 1 hình thức nghệ thuật nào có thể thay thế được.Thơ là người thư kí trung thành của trái tim--------->Gợi cảm xúc,liên tưởng.
Tự nhiên nhớ tới : Giống như 1 món ăn, điều quan trọng là nó phải ngon, đủ mùi vị đó là bản chất của món ăn; nhưng trước khi món ăn được đưa vào miệng thì nó lại được bày lên đĩa, nên người ta phải nhìn nó rồi mới ăn, với 1 món ăn trình bày, trang trí xuề xòa, ko ra gì thì người ta chẳng còn muốn đặt đũa vào mà gắp nó bỏ vào miệng. Như thế, cho dù món ăn có ngon đến đâu thì cũng chẳng thể có người thưởng thức được nó.

:D
 
D

doigiaythuytinh

Hiểu như thế nào về câu nói của Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, nhưng thơ còn là thơ nữa".

*Thơ là hiện thực: Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống

*Thơ là cuộc đời: Thơ gắn liền với cuộc đời, rộng rãi ở nhiều tầng lớp nhân dân, không chỉ một bộ phân tri thức Tây học đương thời ^^

*Thơ là thơ:
+,Thơ trước hết phải là chính nó,nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng của chính nó (Đặc trưng về nghệ thuật của thơ ca
+,Tìm đến thơ,trước hết,người ta phải thấy được chất thơ đích thực,mà không 1 hình thức nghệ thuật nào có thể thay thế được.Thơ là người thư kí trung thành của trái tim--------->Gợi cảm xúc,liên tưởng.

=> "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, nhưng thơ còn là thơ nữa" : Nếu chỉ là phản ánh chân thực cuộc sống, hay gắn liền với cuộc đời thì có lẽ lịch sử sẽ phù hợp hơn. Nhưng thơ là một thể loại của nghệ thuật, thơ có những đặc trưng riêng, mà tiêu biểu là tính qui tắc và truyền cảm

@: Về “Thơ là hiện thực” – điều đó hòan tòan ko mâu thuẫn với phong cách thơ Xuân Diệu vì từ sau cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu bộc lộ khát vọng “Mở lòng ra ôm đón lấy sao vàng” và “Đi theo tiếng gọi nước non thiêng”.
 
M

meobachan

Mọi người nói hết cả rồi, tớ chỉ nói thêm 1 chút thôi. :D

Theo tớ thì, câu nói trên đề cập đến 2 tiêu chí trong 1 bài thơ: Nội dung và nghệ thuật. Đôi khi người ta quá chú trong đến nội dung trong 1 bài thơ mà quên đi mất hình thức nghệ thuật của nó, là phần quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc truyền cảm xúc vào người đọc của bài thơ. Nên chú yýđến phương diện người đọc, đến hình thức tiếp nhận 1 bài thơ, không nên chỉ quan tâm đến nội dung nó nói gì mà còn phải chú tâm đến đặc điểm nghệ thuật của nó. :)
 
T

thuyhoa17

Suy nghĩ về đoạn văn sau trong "Đời thừa" - Nam Cao

"... Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo: "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi"."

 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

Suy nghĩ về đoạn văn sau trong "Đời thừa" - Nam Cao

"... Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo: "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi"."



Câu văn tựa như kết quả của một cuộc mộng du -nhập hồn, không vậy sao những tình cảm quánh đặc trong từng câu chữ lại có thể "thật" đến thế, không vậy sao ý văn lại mang cái ma lực, cái thần khí mạnh mẽ ghê gớm đến vậy ? Đi vào thế giới xúc cảm mà câu văn gợi ra, người đọc không khỏi mê hồn, không khỏi bị cuốn hút vào thế giới nội tâm rất mực sâu sắc của nhân vật trứ tình. Những xúc cảm phức tạp , và rất sâu của Hộ đã được thể hiện rất rõ trong câu văn này, qua cảnh vật, qua hành động, và qua những suy nghĩ nội tâm, những lời độc thoại mà Hộ tự nhủ với mình. Hắn "thừ" mặt ra "như một kẻ phải đi đày " - đó là hành động của những kẻ đang bế tắc, bất lực giữa vũng bùn đời không lối thoát. Cái cảm giác đó khiến hắn thấy khổ sở, và lương tâm hắn như bị hành hạ , giằng xé xiết bao . Hắn ngồi suy nghĩ mông lung, trong "một buổi chiều âm thầm", một buổi chiều bị quấy loãng "trong làm khói nặng u buồn "...Cái không gian, thời gian nghệ thuật dường như đã mở ra một cánh cỗng dẫn độc giả vào thế giới nội tâm vô biên, rộng lớn. Chiều tàn, đó chẳng phải là khoảng thời gian gợi buồn, gợi sầu, cái khoảnh khắc của tàn lụi , của kết thúc hay sao ? Và cái cảnh gợi ra lai càng mông lung, càng ảm đạm hơn bao giờ hết khi nó chìm trong cái biển khói sương mờ mờ ảo ảo. Trong cái thời gian, không gian phiếm chỉ, quá rộng lớn, quá hư vô, cũng quá hiu quanh ấy, nhân vật chủ thể trữ tình tựa như tan luôn, chìm luôn vào trong màn sương dày đặc. Và, cuộc đời của chủ thể trữ tình, một nhân vật vô hình, có mà cũng tưởng như không trong khung cảnh âu sầu đó, cũng mịt mờ, cũng hư ảo. "Hắn cũng nhớ nhung một cái gì đó rất xa xôi" ..những "cái xa xôi" ở đây, phải chăng là những mộng ước, là cái nghiệp văn chương mà hắn vẫn còn dang dở? Với hắn, văn chương là những điều thiêng liêng nhất, đáng ngưỡng mộ nhất, văn chương là ước mơ, là nguồn sống của hắn. Chẳng phải hắn đã từng so sánh "hiểu đc một nét văn hay còn hạnh phúc hơn nhiều ăn một bữa cơm ngon đấy sao ? Hắn dồn cả tâm huyết, cả nhiệt thành của tuổi trẻ, hắn tìm đến văn chương với lòng đắm say mãnh liệt, với tài năng, và với nguồn cảm xúc ăm ắp tràn đầy :| Và ...cái mạch nguồn cảm xúc ấy bỗng dưng bị chăn lại bởi những bế tắc , những tẹp nhẹp của cuộc sống thực dụng - cuộc sống thật mà những cơm áo gạo tiền cũng làm người ta phát bực. Hắn bị giằng xé trong 2 luồng sống : một là làm người, một là làm văn, cả 2 nguồn sống mà hắn đều khát khao, đều mong mỏi. Hắn thấy những tác phẩm hắn viết mờ nhạt đi , úa vàng đi trong cái dòng chảy trường cửu của nền văn học đương thời, hắn lo ngại, bất lực trước sự thật nghiệt ngã rằng , cái dòng văn chương vốn chảy trong gã không có ngày nào được khơi lại. Hắn thèm văn, hắn khao khát một tác phẩm hoàn hảo, nhưng hoàn cảnh hắn chẳng thể cho phép - cái ước mơ duy nhất- cái nguồn sống duy nhất mà hắn đang khát khao quá xa vời so với tầm tay hắn, nên hắn bỗng thấy rằng "thôi, thế là hết....ta đã hỏng...ta đã hỏng đứt rồi"..câu văn với những dấu ba chấm ngắt dài, kìm nén, giằng xẽ xúc cảm của người đọc, và của nhân vật trữ tình..


Bonus : mới tập tọe "cầm-bút", những bài viết của em thường chưa có chiều sâu , đó là câu văn rất hay nhưng em sợ em hiểu sai vấn đề, phân tich nông cạn :"> Mong các anh chị chỉ bảo ạ
 
M

meobachan

Câu văn tựa như kết quả của một cuộc mộng du -nhập hồn, không vậy sao những tình cảm quánh đặc trong từng câu chữ lại có thể "thật" đến thế, không vậy sao ý văn lại mang cái ma lực, cái thần khí mạnh mẽ ghê gớm đến vậy ? Đi vào thế giới xúc cảm mà câu văn gợi ra, người đọc không khỏi mê hồn, không khỏi bị cuốn hút vào thế giới nội tâm rất mực sâu sắc của nhân vật trứ tình.

Chị thấy "thần khí" đoạn văn trên không đến nỗi "quá" như em viết. :p
Những xúc cảm phức tạp , và rất sâu của Hộ đã được thể hiện rất rõ trong câu văn này, qua cảnh vật, qua hành động, và qua những suy nghĩ nội tâm, những lời độc thoại mà Hộ tự nhủ với mình. Hắn "thừ" mặt ra "như một kẻ phải đi đày " - đó là hành động của những kẻ đang bế tắc, bất lực giữa vũng bùn đời không lối thoát. Cái cảm giác đó khiến hắn thấy khổ sở, và lương tâm hắn như bị hành hạ , giằng xé xiết bao . Hắn ngồi suy nghĩ mông lung, trong "một buổi chiều âm thầm", một buổi chiều bị quấy loãng "trong làm khói nặng u buồn "...Cái không gian, thời gian nghệ thuật dường như đã mở ra một cánh cỗng dẫn độc giả vào thế giới nội tâm vô biên, rộng lớn. Chiều tàn, đó chẳng phải là khoảng thời gian gợi buồn, gợi sầu, cái khoảnh khắc của tàn lụi , của kết thúc hay sao ? Và cái cảnh gợi ra lai càng mông lung, càng ảm đạm hơn bao giờ hết khi nó chìm trong cái biển khói sương mờ mờ ảo ảo. Trong cái thời gian, không gian phiếm chỉ, quá rộng lớn, quá hư vô, cũng quá hiu quanh ấy, nhân vật chủ thể trữ tình tựa như tan luôn, chìm luôn vào trong màn sương dày đặc. Và, cuộc đời của chủ thể trữ tình, một nhân vật vô hình, có mà cũng tưởng như không trong khung cảnh âu sầu đó, cũng mịt mờ, cũng hư ảo.

Đoạn này viết hay. :x
"Hắn cũng nhớ nhung một cái gì đó rất xa xôi" ..những "cái xa xôi" ở đây, phải chăng là những mộng ước, là cái nghiệp văn chương mà hắn vẫn còn dang dở?
Chị nghĩ những cái "xa xôi" ở đây không chỉ là những mộng ước, là cái nghiệp văn chương nhân vật Hộ còn dang dở mà đó còn là niềm đam mê, là những nguyên tắc cao quý của nghề văn mà Hộ từng tâm nguyện. Đã có một thời Hộ say mê lý tưởng, xem nghề văn là nghề cao quý, coi trọng sự nghiêm túc trong sáng ttác văn học. Thế mà giờ đây, Hộ đã làm những gì? Viết những bài báo chỉ để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Hộ viết vội, viết cẩu thả, nhạt nhẽo, không mang lại ý nghĩa gì. Như thế chẳng khác nào Hộ đạp đổ chính lý tưởng mà mình từng tôn thờ. Bởi thế nên Hộ đắng cay, Hộ đã đánh mất con người nhiệt huyết, đam mê ngày trước. Hộ chỉ còn biết nhớ nhung, nuối tiếc những ngày xưa và tự trách mình: "Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!".
 
T

thuyhoa17

"Ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”

Câu này nó có ý nghĩa gì nhỉ
:D
 
D

doigiaythuytinh


- Đường cùng: sự kết thúc

- Ranh giới: sự phân chia

- Sức mạnh = tinh thần + thể chất + tri thức ...

"Ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”

~~> Không có gì gọi là kết thúc; chỉ có những sự thay đổi - chuyển dời(hướng) mà con người cần phải đối mặt để vượt qua
 
T

thuyhoa17

>>> Từ bạn linhphoebe :

Mình nghe nói tựa đề Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được viết hoa ở chữ Đ và chữ N đó cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, khác với bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Bạn nghĩ như thế nào về dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm và nó khác với "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi ntn?


Các bạn cho ý kiến :)

(tớ xin được đem vô đây thảo luận bạn Linh nhé ^^)
 
S

spring_bud1935

Ui, chủ đề nghe lạ và hấp dẫn quá:p:p:p:p:p
Câu này tùy vào người nói ra mà ý nghĩa nó cũng khác nhau.
Nếu ba mẹ bảo "Cứ đi đi..." nghĩa là con đã thực sự lớn rồi./:) mà cũng có khi nếu lúc đó ba mẹ đang nóng giận thì câu này mang hàm ý thách thức:rolleyes:
Nếu câu này xuất phát từ 1 người bạn: Nghĩa là nó đang tiếp sức mạnh cho mình :eek:
Nếu ai đó;););) nói câu này thì hẳn là sẽ đau buồn lắm đây, hoặc là mình đã đá ai đó, hoặc là ai đó muốn mình đi.



Do mình không theo dõi hết các trang trước, nên k biết câu hỏi này có theo 1 chủ đề riêng nào không:) Hi vọng là k bị lạc đề
 
S

spring_bud1935

>>> Từ bạn linhphoebe :

Mình nghe nói tựa đề Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được viết hoa ở chữ Đ và chữ N đó cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, khác với bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Bạn nghĩ như thế nào về dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm và nó khác với "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi ntn?


Các bạn cho ý kiến :)

(tớ xin được đem vô đây thảo luận bạn Linh nhé ^^)

Theo mình, dụng ý của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện ngay trong cách ông viết bài thơ Đất Nước, rằng ông chia ra Đất, ra Nước, hai phạm trù khác nhau để rồi kết hợp lại thành Đất Nước. Nghĩa là bản thân 1 khối thống nhất phải được tạo ra từ nhiều sự kết hợp, có khi là 2 thứ trái hẳn nhau, nhưng cuối cùng lại hòa làm 1 :)
 
T

thuyhoa17

Ui, chủ đề nghe lạ và hấp dẫn quá:p:p:p:p:p
Câu này tùy vào người nói ra mà ý nghĩa nó cũng khác nhau.
Nếu ba mẹ bảo "Cứ đi đi..." nghĩa là con đã thực sự lớn rồi./:) mà cũng có khi nếu lúc đó ba mẹ đang nóng giận thì câu này mang hàm ý thách thức:rolleyes:
Nếu câu này xuất phát từ 1 người bạn: Nghĩa là nó đang tiếp sức mạnh cho mình :eek:
Nếu ai đó;););) nói câu này thì hẳn là sẽ đau buồn lắm đây, hoặc là mình đã đá ai đó, hoặc là ai đó muốn mình đi.



Do mình không theo dõi hết các trang trước, nên k biết câu hỏi này có theo 1 chủ đề riêng nào không:) Hi vọng là k bị lạc đề

Câu trả lời dễ thương ^^

Cái phần đầu thấy hay hay ^^

Nhưng nếu như là liên hệ với bản thân bạn thì ntn? Câu hỏi này là để hỏi chính bản thân mỗi người mà ^^

Theo mình, dụng ý của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện ngay trong cách ông viết bài thơ Đất Nước, rằng ông chia ra Đất, ra Nước, hai phạm trù khác nhau để rồi kết hợp lại thành Đất Nước. Nghĩa là bản thân 1 khối thống nhất phải được tạo ra từ nhiều sự kết hợp, có khi là 2 thứ trái hẳn nhau, nhưng cuối cùng lại hòa làm 1 :)

"Đất" - "Nước" khi tách ra thì nó là 2 giá trị vật chất.
Đất và Nước là 2 yếu tố quan trọng làm nên đất nước, là 2 yếu tố vật chất quyết định trong nền kinh tế chính của nước ta là Nông Nghiệp.
Khi Đất Nước gộp lại thì nó một yếu tố tinh thần => NKĐ nhấn mạnh 2 yếu tố vật chất làm nên 1 yếu tố tinh thần.
Nghệ thuật "chiết tự ngôn từ".
 
F

freakie_fuckie

Người ta phải sống cuộc đời mình bằng cách nhìn về phía trước, nhưng lại chỉ có thể hiểu được nó khi nhìn lại phía sau.
(Soren Kierkegaard)

Mọi người thử bàn về câu nói trên xem :) .
 
D

doigiaythuytinh


"Cứ đi đi..." như một lời tâm tình nhưng còn mang tính chất giục giã, khuyên nhủ chân thành

.
Chỉ vừa đủ lớn như một lời thủ thỉ, thì thầm

"Cứ" thể hiện sự bất chấp, mặc kệ tất cả, hướng thẳng đến mục đích của mình

Cảm tưởng như câu nói này được phát ra một cách nhẹ nhàng dành cho một con người có mối quan hệ gần gũi với ta, khi đương đối mặt với một chặng đường mới - những cam go thử thách phía trước.



 
F

freakie_fuckie

Cảm tưởng như câu nói này được phát ra một cách nhẹ nhàng dành cho một con người có mối quan hệ gần gũi với ta, khi đương đối mặt với một chặng đường mới - những cam go thử thách phía trước.

Quả có vậy. Nhưng..


"Cứ đi đi."

Đó không hẳn là: đi, bất chấp và mặc kệ. Không ai là người thân của ta lại chỉ cho ta cái cách đi thiếu suy nghĩ như vậy cả.
Đơn giản, đó chỉ là: hãy tin vào bản thân, hãy can đảm và đừng ngại thử thách, vì tôi sẽ ở đây, sẽ bên bạn"

"Cứ đi đi.." vừa là một lời giục giã, vừa là lời động viên, và đồng thời cũng là một lời đảm bảo - một lời đảm bảo về mặt tinh thần.

Đó là lý do 3 con chữ ấy phảng phất một sự yên bình và "an toàn" khó diễn.
 
N

nh0xvik94

Mình là mem mới, k biết có cần phải đăng kí thành viên gì k, bon chen xíu ^^

Mấy bạn ở trên hình như đã phân tích rõ câu nói "Cứ đi đi" rồi, nên mình hk có gì bàn cải, chỉ muốn thêm 1 ý nhỏ xíu xíu. Uk thì luôn phải bước về phía trước, để quá khứ lại phía sau. Quá khứ chỉ có tác dụng soi rọi lại bản thân, chứ không quyết định được tương lai. Và dù có vẻ phía trước k nhìn thấy gì, nhưng vẫn phải bước tiếp. Chỉ cần tin rằng, cứ đi rồi sẽ tới. Luôn có gì đó đợi chờ mình. K có sự nổ lực nào k được đền bù xứng đáng ^^ Đi về phía trước, và cần 1ng ở phía sau :) (sẽ luôn có người ở phía sau :p)
Có lan man lạc đề thì cho mình xin lỗi nha :D

Cho mình spam tí xíu, mình đang học 12, muốn có nhóm học anh với văn mà tìm trên hocmai k thấy, bạn nào có mong muốn giống mình thì liên lạc với mình nha. Nick mình là nh0x_a2@yahoo.com Cảm ơn!
 
P

phamminhkhoi

Có một ông lão gánh hai hũ canh đi trên đường. Chẳng may già yếu, cái hũ rơi vỡ. Ông lão vẫn điềm nhiên đi tiếp. Có người thấy lạ, gọi lại hỏi:
_ Ông không thấy hũ canh đã rơi hay sao ?
Ông lão vẫn bước tiếp, nói rằng:
_ Cái hũ đã vỡ, canh thì đã đổ không còn dùng được. Ngươi bảo ta phải làm thế nào ?
Con người ví như ông lão, cuộc đời là con đường. Của cải, vật chất, nỗi buồn, tranh cãi, xâu xé, thù hằn....ví như cái hũ canh. Hũ vỡ, canh đổ thì không còn dùng được. Vậy mà có người mất nhiều thời gian để nghiêng ngó, tiếc rẻ cho những thứ không thể vãn hồi. Nên rằng cứ đi đi, là như vậy.

Người ta phải sống cuộc đời mình bằng cách nhìn về phía trước, nhưng lại chỉ có thể hiểu được nó khi nhìn lại phía sau.
Giữa sa mạc có một người đi lạc, anh ta gặp một toán lái buôn và hỏi đường. Một người lái buôn chỉ tay về phía tây.
Người đời tưởng phía Tây đó đã là chân lý, đâu có biết mới chỉ là cái ngón tay của anh lái buôn nọ thui.
Để thoát ra được cái sa mạc đó còn rất nhìu khó khăn, vất vả, cũng như để hiểu thấu được một chân lý không chỉ qua bàn giấy mà còn phải can qua thử thách, thời gian mới có thể thấu được cái tình, đạt được cái lý. Câu nói này có ý là như vậy.

Cái này không có ý kiến ;)) Dễ là ổng viết hoa để bài thơ nhìn đẹp và cân đối hơn lắm ;))
 
F

freakie_fuckie

Cảm ơn Phan Minh Khôi :)
Câu thứ 2 em dẫn còn có nhiều ý nghĩa hơn thế nữa :p Nhiều thứ không nên tiết chế quá mức như vậy à :))

Mình nghe nói tựa đề Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được viết hoa ở chữ Đ và chữ N đó cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, khác với bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Viết hoa hai chữ Đ - N có lẽ cho đẹp và cân đối :p Đất - Nước quý ngang nhau, thành ra nếu viết hoa chữ Đất thôi e ..:-S. Với lị Nguyễn Khoa Điềm muốn nhấn mạnh cái riêng trong một khối hòa hợp, thế nên người ta không viết là Đất nước như Nguyễn Đình Thi.
Hơn thế nữa, người Việt Nam có thói quen (thực ra thói quen này lâu rồi nó thành quy định hẳn hoi đấy) viết hoa những chữ thường-thì-không-phải-viết-hoa để tỏ thái độ thành kính, trân trọng. Ví dụ như chữ Bác Hồ chẳng hạn. :p Khoa Điềm có lẽ cũng có dụng ý ấy.

Hai câu sau khá hóc. Em nghĩ ngợi đủ ngày không ra :p Có lẽ hơi "inexperienced" nên thế :-S


Shakespeare said:
Việc xấu mà con người làm thường sống lâu hơn họ. Việc tốt thường bị chôn vùi cùng họ


Sénèque said:
Định mệnh dẫn dắt ai biết chấp nhận và xô đẩy những người chống lại nó


Mọi người thử bàn xem :) *Rót trà* :))
Quán mà chẳng nước nôi gì hết á, toàn nói chay :p









 
Top Bottom