Quán văn học

M

meobachan

Một tài liệu mình đọc được thế này:
Truyện ngắn hiện đại phát triển theo chiều hướng khác nhau, tuỳ theo cách sử dụng các yếu tố cốt truyên, nhân vật, trần thuật và kết cấu truyện. Có truyện ngắn, kết cấu truyện dựa vào các sự kiện độc đáo, bất ngờ như các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, của các bậc thầy như Mô-pa-xăng, Pu-skin. Có truyện ngắn, tâm lý hướng vào bên trong, chú ý đến diễn biến tâm trạng hơn là sự kiện (thường gọi là "phi cốt truyện" - như nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn, Thạch Lam) ...
Về kết cấu, truyện ngắn hiện đại thường không kể theo trật tự tự nhiên của sự kiện mà bất đầu ở giữa hay đoạn cuối, sử dụng lối hồi thuật, hồi tưởng, vận dụng các hình thức ghép nối tạo hiệu quả so sánh,...
 
T

thuyhoa17

Tiếp tục chủ đề về Hai đứa trẻ nhé.
Trong truyện này, có 2 hình ảnh là Tiếng trống thu không và tiếng cầm canh xuất hiện .(Cụ thể có thể thấy dễ dàng ở đầu đoạn 1 và đoạn 3 trong sgk).

1. Tiếng trống thu không : mở đầu báo hiệu cho buổi chiều tà buông xuống, với những hoạt động tẻ nhạt thường ngày nơi phố huyện. Và sau đó là màn đêm bao trùm.

3. Tiếng cầm canh: mở đầu báo hiệu cho chuyến tàu đêm sắp đi qua, kèm theo là tâm trạng phấn khỏi chờ đợi của những con người nơi đây. Báo hiệu cho một sự ồn ào, ánh sáng từ những toa tàu, cũng kèm theo cả niềm hi vọng về 1 tương lai tốt đẹp .
(Và sau đó thì lại trở lại như cũ, vẫn tối, vẫn u buồn, tẻ nhạt).

Liệu có phải 2 hình ảnh đó là báo hiệu cái gì đó đối lập nhau. Tại sao tác giả lại chọn 2 hình ảnh đó, có phải là muốn thể hiện một điều gì đó, hay chỉ là những hình ảnh bình thường, mà tác giả cảm nhận vì nó thường xuyên xảy ra, không có gì đặc biệt.

Chi tiết nhỏ thôi, nhưng mà tớ cứ thắc mắc nó mãi.
các bạn cho ý kiến giúp tớ. :x
 
T

tomcangxanh

Tiếp tục chủ đề về Hai đứa trẻ nhé.
Trong truyện này, có 2 hình ảnh là Tiếng trống thu không và tiếng cầm canh xuất hiện .(Cụ thể có thể thấy dễ dàng ở đầu đoạn 1 và đoạn 3 trong sgk).

1. Tiếng trống thu không : mở đầu báo hiệu cho buổi chiều tà buông xuống, với những hoạt động tẻ nhạt thường ngày nơi phố huyện. Và sau đó là màn đêm bao trùm.

3. Tiếng cầm canh: mở đầu báo hiệu cho chuyến tàu đêm sắp đi qua, kèm theo là tâm trạng phấn khỏi chờ đợi của những con người nơi đây. Báo hiệu cho một sự ồn ào, ánh sáng từ những toa tàu, cũng kèm theo cả niềm hi vọng về 1 tương lai tốt đẹp .
(Và sau đó thì lại trở lại như cũ, vẫn tối, vẫn u buồn, tẻ nhạt).

Liệu có phải 2 hình ảnh đó là báo hiệu cái gì đó đối lập nhau. Tại sao tác giả lại chọn 2 hình ảnh đó, có phải là muốn thể hiện một điều gì đó, hay chỉ là những hình ảnh bình thường, mà tác giả cảm nhận vì nó thường xuyên xảy ra, không có gì đặc biệt.

Chi tiết nhỏ thôi, nhưng mà tớ cứ thắc mắc nó mãi.
các bạn cho ý kiến giúp tớ. :x

thực sự ở 2 âm thanh này, tớ rất ấn tượng vs tiếng trống cầm canh "đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, ko vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối"

Một cảm giác rất mơ hồ khó tả, trong cái ko gian lịch mịch, vắng lặng đến u uất, ko 1 tiếng động nào. Tiếng trống cầm canh khô khốc, lạnh lùng, dội vào không trung, dội vào tâm tưởng, dội vào 1 góc nào đó trong tâm hồn mỗi người, rồi chìm nghỉm như "ném hòn đá xuống lòng giếng cạn". Ko một vấn vương, ko vang động như tiếng còi tàu trong gió, ko ngân nga "tiếng đàn im bặt càng nghe rõ tiếng ngân". Cảm giác trống rộng và mục ruỗng, khô khốc, lạnh lùng...đó là những j mà tớ cảm nhận đc, ko biết những ng` khác thì ntn?

 
D

doigiaythuytinh

Đề thi tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa thành hình, dần dần, đầu, vai đã lộ ra, cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên sứ xinh đẹp. Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có giấu thiên sứ? Nhà điêu khắc nói: "trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm tríđể tạc". Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài 800 chữ.

Tớ tình cờ đọc được đề văn này trên một 4r, thấy khá là hay

Vậy thì thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc ở đây có ý nghĩa gì ? :)
 
O

ooookuroba

E nghĩ chắc đó là những tâm huyết, những đam mê của nhà điêu khắc mà ông nhờ nó mới hoàn thành được bức tượng. Trong đá vốn không hề có thiên sứ. Sự thật là như vậy. Vì không có cái gì tự nó thành công được cả, phải nhờ đến sự sáng tạo, sự cần cù đam mê với công việc mới dẫn đến thành công.

Chả biết có đúng không nữa...
 
C

congchuatuyet_lc

Theo em đó là sự nhiệt huyết,,quyết tâm cao với công việc."Thiên sứ" ấy đã khiến cho người đó một niềm tin,thắp sáng một khát vọng ở phía trước để tạc nên một bức tượng hoàn chỉnh.
 
T

tomcangxanh

Nghệ thuật phản ánh tâm hồn. Tâm hồn người nghệ sĩ. Khi những gì họ chất chứa trong lòng, trong sâu thẳm trái tim đc dồn nén, đc cô đọng, khi lời văn chỉ chực trào ra khỏi ngòi bút, khi tiếng hát muốn vỡ òa khỏi lồng ngực, khi đạt tới cảnh giới mà ở đó ko còn gì ngăn cách con người và nghệ thuât, ấy là khi các tuyệt tác ra đời.

Đôi khi những gì hoàn hảo nhất lại ko đi vào tâm hồn người chiêm ngưỡng. Một giọng hát đc trau chuốt vì kĩ thuật thanh nhạc dày dặn đôi khi làm người nghe phát chán ngán, một sự cân xứng hoàn mỹ, những ngôn từ đã suy ngẫm đến mức cảm xúc chỉ còn là giả tạo, hoàn hảo đâu hẳn là đẹp thuần khiết? Tại sao ko để cho con suối nguồn trong tâm hồn dẫn dắt chúng ta tạo nên cái đẹp? Chính những gì ở sâu thẳm tâm hồn mới là thanh khiết, là đẹp đẽ, dù vụng về, dù mộc mạc, nhưng vẹn nguyên bản chất, ko chút giả dối lừa lọc. Đó là trái tim người nghệ sĩ đc thoát ra bằng cách nương nhờ những gì hiện hữu, nương nhờ vật chất mà đôi mắt phàm tục con người có thể thấy được.

Thiên sứ trắng xinh đẹp kia, nó ko đc giấu trong tảng đá, mà được giấu ở sâu thẳm trái tim của nhà điêu khắc. Nó luôn tồn tại, luôn ngự trị ở đó, chỉ chờ ngày đc khai phá, đc đưa ra ánh sáng để đc cảm nhận bằng mọi cảm quan. Thiên sứ ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn của nhà điêu khắc. Một trái tim trong trẻo và tươi đẹp mới có thể tạo ra một tác phẩm tinh khiết ko vướng tục, ko vướng chút giả tạo. Nếu vẫn tảng đá ấy, vẫn tài năng ấy, nhưng để cho một con người vs tâm hồn vẩn đục, liệu nó sẽ là thiên sứ hay là một ác thần? Cho dù là một thiên sứ đi chăng nữa, và đẹp hoàn hảo ko tì vết, thì liệu cô bé có thấy cái thanh cao trong sáng toát ra rạng rỡ, hay chỉ là một vẻ đẹp đường nét, cố gắng làm đẹp hình thức bên ngoài để chắp vá cái tâm hồn rách tươm vì xấu xa.

Cái đẹp ở đấy, luôn luôn ở đấy, trong tim mỗi con người. Những gì chúng ta tạo ra, nó sẽ là tấm gương phản chiếu chân thực những gì ở sâu thẳm chính bản thân, những điều thậm chí chính chúng ta cũng ko hề hay biết.

18.05
06.11.2010
By Tommie
 
D

doigiaythuytinh


Về tiểu thuyết "Số đỏ", mềnh có vài thắc mắc về nhân vật Tuyết

Khi nói về con người này, thầy mềnh đã dùng một cụm tự khá là...khó nói : HƯ HỎNG MỘT CÁCH CÓ LÝ LUẬN.

Nếu chỉ nhìn "cô Tuyết" với bộ "ngây thơ" trong suốt đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" thì đúng thật cô ta là kẻ hư hỏng, giả dối như cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng viết nên.

Nhưng...nếu có dịp đọc kĩ tác phẩm thì các bạn sẽ thấy nguyên nhân mà cô Tuyết hư hỏng.

Cái mềnh thắc mắc là vì sao từ một người tự buộc mình phải hư hỏng, Tuyết lại trở nên hư hỏng thật sự như vậy ? :)

THẢO LUẬN nhá :)

@all: Có vấn đề gì, mọi người cùng post lên để chúng ta cùng "xâu xé" nhá :D
 
O

ooookuroba

Hic. Vb "Hạnh phúc của một tang gia" of chị doigiaythuytinh hình như lớp 11 mới học thì phải....
E sẽ cố gắng tìm hiểu vb này và trả lời câu hỏi của chị.
E có một câu hỏi... à ... đúng hơn là một đề văn muốn hỏi cả nhà:

Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!”


(Tác giả: K.Badjadjo Pradip - Thái Bá Tân dịch)

Anh / chị suy nghĩ gì về vấn đề được đặt ra trong bài thơ trên? (Để thi để nghị Olympic Văn học 2009)
 
D

doigiaythuytinh

Hic. Vb "Hạnh phúc của một tang gia" of chị doigiaythuytinh hình như lớp 11 mới học thì phải....
E sẽ cố gắng tìm hiểu vb này và trả lời câu hỏi của chị.
E có một câu hỏi... à ... đúng hơn là một đề văn muốn hỏi cả nhà:

Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!”

(Tác giả: K.Badjadjo Pradip - Thái Bá Tân dịch)

Anh / chị suy nghĩ gì về vấn đề được đặt ra trong bài thơ trên? (Để thi để nghị Olympic Văn học 2009)


Sống là cả một quá trình. Để sống, không phải là dễ. Và sống sao cho không lãng phí thì lại là một vấn đề khác. Để có được hat lúa no tròn, người nông dân phải cày sâu cuốc bẫm ngày ngày, để có được vựa cây trái bội thu, bác làm vườn cũng phải chăm chút tỉ tê, đó chính là qui luật của cuộc sống: lao động là con đường duy nhất để bạn đạt được điều mình muốn .
Đó là về mặt vật chất. Về tinh thần cũng vậy.
Nếu người nông dân, bác làm vườn kia không thực sự yêu quí, nâng niu từng hạt giống, từng cây non thì liệu họ có đủ kiên nhẫn để làm tốt cong việc đòi hỏi nhiều thời gian như thế.
"Hạnh phúc, tình yêu, tình bạn" không phải những thứ quá xa xôi, nhưng để có được chúng cũng khong phải là điều dễ dàng. Có thể, tôi là người mang lại cơ hội, bán cho bạn một cây non, nhưng người duy trì, xây dựng hạnh phúc ấy chỉ có bạn mà thôi. "Hạnh phúc-tình yêu-tình bạn"-những niềm hạnh phúc ấy là kết quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ lực hết mình của bạn và của cả những người xung quanh..........

(Em không biết diễn đạt tiếp sao hết :(( :(( )
 
S

s0cbay_kut3

Hic. Vb "Hạnh phúc của một tang gia" of chị doigiaythuytinh hình như lớp 11 mới học thì phải....
E sẽ cố gắng tìm hiểu vb này và trả lời câu hỏi của chị.
E có một câu hỏi... à ... đúng hơn là một đề văn muốn hỏi cả nhà:

Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!”


(Tác giả: K.Badjadjo Pradip - Thái Bá Tân dịch)

Anh / chị suy nghĩ gì về vấn đề được đặt ra trong bài thơ trên? (Để thi để nghị Olympic Văn học 2009)



Em có mấy ý sau:

1. Nói sơ qua về tác phẩm, rồi suy ra nội dung triết lí được nói đến.

+, Bài thơ tạo dựng ra 1 tình huống đối thoại giữa phù thủy với nhân vật "tôi".
Phù thủy: Đại diện cho quyền năng vạn biến, có phép nhiệm màu kì diệu
n/v "tôi" : Người đi tìm hạnh phúc, tình yêu, sự bình yên...
+, Bài thơ đưa ra triết lí nhân sinh sâu sắc về những giá trị tinh thần của con người: Tình yêu, tình bạn, hạnh phúc...

1. Phân tích, đánh giá, bàn bạc:
+, Trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu kiếm tìm hạnh phúc. luôn luôn có những nhu cầu vươn tới sự bình yên trong cuộc sống. Đây là khát vọng mãnh liệt, thường trực trong con người từ đến nay, là cái đích mà nhân loại vươn tới.
Trên con đường đi kiếm tìm tình yêu và sự hạnh phúc... Con người có nhiều cách khác nhau có thể đúng đắn, có thể sai lầm. Trong bài thơ này, n/v "tôi" có một ứng xử sai lầm, nghĩ rằng tiền có thể mua được những thứ đó.
+, Trong cuộc sống không thể có 1 quyền lực, 1 sức mạnh, 1 của cải nào có thể làm ra, mua được những giá trị tinh thần như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...
+, Tất cả những giá trị cao đẹp nhất trong cuộc sống của chúng ta đều do chính bàn tay chúng ta tự làm ra. Muốn đạt được những giá trị đó, chúng ta phải vun trồng, phải xây đắp, nuôi dưỡng,....Cây non có thể kết quả chín hay không là do chính sự chăm sóc của chính mình.
+, hạnh phúc, sự bình yên,.... là những gì gần gũi, thân thuộc, có thực và luôn hiện hữu trong cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở thế giới thần tiên xa xôi nào đó.
+, Hạnh phúc không phải ở ngày chúng ta gặt hái mà nó nằm ngay trong quá trình ta vun đắp, gìn giữ, vượt qua những khó khăn, gian nan, thử thách. Chỉ có thể được vun trồng chăm xới, những giá trị tinh thần đó mới có vững bền và vĩnh cửu, luôn trường tồn trong mỗi tâm hồn và trái tim con người.

3. Một bài thơ nhỏ gọn nhưng ý tứ sâu sắc giàu chất triết lí, đem đến cho người đọc nhiều bài học có ý nghĩa (bài học rút ra được)
+, Trong cuộc sống, con người luôn luôn phải có khát vọng hướng tới những giá trị cao đẹp.
+, Phải chính bàn tay ta xây đắp tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên, khôg nên trong chờ vào một năng lực diêu nhiên, một phép màu nào đó vì đó chỉ là những thứ phù phiếm, không có thật.
+, Quá trình tim kiếm tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên là một quá trình lâu dài, không có sẵn cho nên không được nản lòng, phải có ý chí, nghị lực. Hơn thế phải có tình cảm chân thành, không vụ lợi, phải có phương hướng hành động đúng đắn.
+, hạnh phúc, sự bình yên của cá nhân phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất với hạnh phúc, sự bình yên của tập thể.
 
T

thuyhoa17

:D
Một cái cây, muốn sinh sôi nảy nở, đẹp thì nó phải được trồng, vun xới và chăm bón. Chẳng ai đem một nhánh về, ko chăm sóc mà nó sống đc cả.
Bán - mua : trao một điều gì đó - nhận một điều gì đó.
Nó chỉ dừng lại ở việc trao đổi, còn việc sử dụng nó như thế nào thì chỉ có người sở hữu nó mới làm được.
Không có cái gì là có sẵn ở trên đời, phải CỐ GẮNG, phải kiếm tìm, phải động não, phải chăm sóc, .... thì mới có thể mang đến kết quả như mong muốn.
Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn... những thứ ko phải hiện hữu ngay trước mắt, giơ tay ra là bắt được mà phải đi, đi qua khó khăn, đi qua nhiều sự cố gắng của chính bản thân, mà chạm vào nó.

Lại thêm một bài học :x

Cái mềnh thắc mắc là vì sao từ một người tự buộc mình phải hư hỏng, Tuyết lại trở nên hư hỏng thật sự như vậy ?

=> có thể là do xã hội. :(
 
T

thuyhoa17

Trong tác phẩm Chí Phèo:
Đoạn trước khi Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện, thì trước đó, Nam Cao có miêu tả một đoạn về Bá Kiến nằm và ghen tuông với mấy thanh niên trong làng. Vì Bà Tư cứ phe phởn, cứ trẻ mãi, làm ông thấy ghen.
Tớ thắc mắc là tại sao Nam Cao lại cho yếu tố đó nằm ở đó, trước khi Chí Phèo đến đòi lương thiện, hay cũng chính lúc dó thì Chí Phèo đã biết chính xác ai là kẻ thù chính của bản thân.
Có sự liên quan nữa là: Bá Kiến cũng vì ghen tuông mà đẩy Chí Phèo vào tù, làm cho Chí Phèo thay đổi cả về nhân tính lẫn nhân hình, rồi giờ đây thì Chí Phèo lại đến để đòi lương thiện.
Tại sao Nam Cao lại đưa yếu tố đó vào, và đặt ngay taị vị trí đó, mà ko phải là một "chỗ" nào khác trong tác phẩm.

Tớ có hỏi cô giáo, cô nói là: "đó chỉ là yếu tố Nam Cao nói để làm rõ tính ghen tuông của Bá Kiến".
Chẳng lẽ nó chỉ đơn giản thế thôi ư ?

Không ngờ một tên địa chủ độc ác, với những thủ đoạn tinh vi như Bá Kiến mà lại bị "mắc" cái bệnh ghen tuông với mấy bà vợ trẻ quá của mình thế nhỉ ;))
 
D

doigiaythuytinh

Trong tác phẩm Chí Phèo:
Đoạn trước khi Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện, thì trước đó, Nam Cao có miêu tả một đoạn về Bá Kiến nằm và ghen tuông với mấy thanh niên trong làng. Vì Bà Tư cứ phe phởn, cứ trẻ mãi, làm ông thấy ghen.
Tớ thắc mắc là tại sao Nam Cao lại cho yếu tố đó nằm ở đó, trước khi Chí Phèo đến đòi lương thiện, hay cũng chính lúc dó thì Chí Phèo đã biết chính xác ai là kẻ thù chính của bản thân.
Có sự liên quan nữa là: Bá Kiến cũng vì ghen tuông mà đẩy Chí Phèo vào tù, làm cho Chí Phèo thay đổi cả về nhân tính lẫn nhân hình, rồi giờ đây thì Chí Phèo lại đến để đòi lương thiện.
Tại sao Nam Cao lại đưa yếu tố đó vào, và đặt ngay taị vị trí đó, mà ko phải là một "chỗ" nào khác trong tác phẩm.

Tớ có hỏi cô giáo, cô nói là: "đó chỉ là yếu tố Nam Cao nói để làm rõ tính ghen tuông của Bá Kiến".
Chẳng lẽ nó chỉ đơn giản thế thôi ư ?

Không ngờ một tên địa chủ độc ác, với những thủ đoạn tinh vi như Bá Kiến mà lại bị "mắc" cái bệnh ghen tuông với mấy bà vợ trẻ quá của mình thế nhỉ ;))


, Nam Cao có miêu tả một đoạn về Bá Kiến nằm và ghen tuông với mấy thanh niên trong làng. Vì Bà Tư cứ phe phởn, cứ trẻ mãi, làm ông thấy ghen.

Nói cách khác, Chí Phèo hồi tưởng về cảnh này sau bát cháo hành của Thị Nở, đây mới là dụng ý của Nam Cao (ko nên xét là trước khi đi đòi lương thiện :D).

Sự chăm sóc của Thị Nở làm Chí Phèo sực tỉnh ra rằng đời mình chưa bao giờ được chăm sóc bởi bàn tay phụ nữ. Bạn nên nhớ, hiện thực, tâm lí tự nhiên là một trong những đặc điểm nổi bật của Nam Cao. Nghĩ đến phụ nữ, Chí Phèo mới nhớ đến bà Ba (bà ba chứ nhỉ ?, mình không nhớ lắm), nhớ đến Bá Kiến.

Tóm lại, ý niệm về nguyên nhân bị đẩy vào tù không phải là căn nguyên của hành động "vác dao đến nhà Bá Kiến" của Chí Phèo.


Có sự liên quan nữa là: Bá Kiến cũng vì ghen tuông mà đẩy Chí Phèo vào tù, làm cho Chí Phèo thay đổi cả về nhân tính lẫn nhân hình, rồi giờ đây thì Chí Phèo lại đến để đòi lương thiện.


Bá Kiến "ghen": sự lố bịch, nhăng nhít của kẻ đại diện cho giai cấo thống trị.
(Ai bảo cưới vợ trẻ về để mất công ghen tuông :)) - Ngoài lề thôi :D)

Đây cũng là một chi tiết khá hay của Chí Phèo thể hiện biện pháp ĐỐI LẬP rõ nét:
Trước khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo là một thanh niên lương thiện nhưng sau khi ra khỏi tù, Chí Phèo đã trở thành "con quỷ của lang Vũ Đại", một điều trái ngược với quy luật của đời.
Từ đó, có thể thấy, để có thể tồn tại trong chốn lao tù đương thời, con người phải huỷ hoại mình như thế nào.
 
T

thuyhoa17

Nói cách khác, Chí Phèo hồi tưởng về cảnh này sau bát cháo hành của Thị Nở, đây mới là dụng ý của Nam Cao (ko nên xét là trước khi đi đòi lương thiện :D).

Sự chăm sóc của Thị Nở làm Chí Phèo sực tỉnh ra rằng đời mình chưa bao giờ được chăm sóc bởi bàn tay phụ nữ. Bạn nên nhớ, hiện thực, tâm lí tự nhiên là một trong những đặc điểm nổi bật của Nam Cao. Nghĩ đến phụ nữ, Chí Phèo mới nhớ đến bà Ba (bà ba chứ nhỉ ?, mình không nhớ lắm), nhớ đến Bá Kiến.


ko phải cái đoạn mà Chí Phèo được Thị Nở đem đến cho bát cháo hành, Chí Phèo húp rồi nhớ bỗng nhiên nhớ về cái quá khứ nhục nhã của mình khi bóp chân cho Bà Ba, ròi bị Bá Kiến ghen tuông gì đó rồi đẩy vào tù....
Mà là cái đoạn Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, bỏ rơi, Chí Phèo uống rượu rồi vác dao đến nhà Bá Kiến.
Trước đó thì Nam Cao có nói một đoạn liên quan đến sự ghen tuông của Bá Kiến là: ông nằm và nhớ đến Bà Tư <lúc này là bà Tư vì bà là vợ mới của ông, còn trẻ, còn bà Ba thì già rồi, ghen tuông gì bà ấy nữa :D > và lũ thanh niên trong làng với những trò đùa nhạt như nước ốc ấy.
^^
 
M

meobachan

Khi học "Chí Phèo", cô mình cũng nhắc đến chi tiết mà Thiênsubinhminh đã thắc mắc. Cô bảo, nếu khi đó Bá Kiến không bị cơn ghen làm cho "mờ lí trí" thì với bản tính khôn ngoan, xảo trá, cáo già của lão, chưa chắc gì lão đã chết dưới lưỡi dao của Chí Phèo. Dụng ý của Nam Cao khi đưa ra tình huống này là như thế nào nhỉ? Mình nghĩ, có thể là do câu "Ác giả ác báo", kẻ nào gây ra nhiều tội ác thì sốm muộn cũng sẽ bị trừng phạt bằng chính những giây phút sơ hở, những giây phút mà kẻ đó không hề ngờ tới nhất ^^
 
L

linhphoebe

Trong tác phẩm Chí Phèo:
Đoạn trước khi Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện, thì trước đó, Nam Cao có miêu tả một đoạn về Bá Kiến nằm và ghen tuông với mấy thanh niên trong làng. Vì Bà Tư cứ phe phởn, cứ trẻ mãi, làm ông thấy ghen.
Tớ thắc mắc là tại sao Nam Cao lại cho yếu tố đó nằm ở đó, trước khi Chí Phèo đến đòi lương thiện, hay cũng chính lúc dó thì Chí Phèo đã biết chính xác ai là kẻ thù chính của bản thân.
Có sự liên quan nữa là: Bá Kiến cũng vì ghen tuông mà đẩy Chí Phèo vào tù, làm cho Chí Phèo thay đổi cả về nhân tính lẫn nhân hình, rồi giờ đây thì Chí Phèo lại đến để đòi lương thiện.
Tại sao Nam Cao lại đưa yếu tố đó vào, và đặt ngay taị vị trí đó, mà ko phải là một "chỗ" nào khác trong tác phẩm.

Tớ có hỏi cô giáo, cô nói là: "đó chỉ là yếu tố Nam Cao nói để làm rõ tính ghen tuông của Bá Kiến".
Chẳng lẽ nó chỉ đơn giản thế thôi ư ?

Không ngờ một tên địa chủ độc ác, với những thủ đoạn tinh vi như Bá Kiến mà lại bị "mắc" cái bệnh ghen tuông với mấy bà vợ trẻ quá của mình thế nhỉ ;))

- mình cũng có suy nghĩ và thắc mắc giống bạn , và tất nhiên cũng cảm thấy câu trả lời của gv bạn hình như còn thiếu , câu trả lời của cô bạn khá chung chung , tại sao NC ko đặt đoạn văn này vào đầu vb * nguyên nhân sâu xa dẫn đến tính ghen tuông vớ vẩn và cũng là lí do khiến BK ghen CP với bà vợ của mình *? !! mà lại đặt nó vào lúc CP vác dao đến nhà BK *đòi lương thiện* ? .... hẳn 2 yếu tố này có lq đến nhau chăng ?????? có bạn nào biết hoặc đã được gv giải thích thì nói cho mình biết với , mình có hỏi cô nhưng cô mình thì :)| :)| :)| : * em cứ về đọc bài cho kĩ đi , ôn phần tôi ra để thi còn mấy câu hỏi đó thi xong tôi giải thích * bó tay với cô luôn :( :( :(
 
M

meobachan

Về vở chèo "Kim Nham" trong sách Ngữ Văn 10, mình có một điều thắc mắc. Tại sao vở chèo xoay quanh bi kịch của nhân vật Xúy Vân mà tên vở kịch lại đặt là "Chèo Kim Nham" mà không phải "Chèo Xúy Vân"?
 
T

thuyhoa17

Về vở chèo "Kim Nham" trong sách Ngữ Văn 10, mình có một điều thắc mắc. Tại sao vở chèo xoay quanh bi kịch của nhân vật Xúy Vân mà tên vở kịch lại đặt là "Chèo Kim Nham" mà không phải "Chèo Xúy Vân"?
Tớ nghĩ đây là một vở chèo cổ.
Đã là cổ thì chắc chắn là ra đời từ thời trung đại. thời kì đó là thời kì phong kiến,
Nên cho dù nội dung là nói đến bi kịch của Xúy Vân, nhưng vì tác động của thời đại + những định kiến trong xã hội => có tên là chèo Kim Nham.
Xúy Vân là một người phụ nữ - dù gì trong xã hội ấy, phụ nữ cũng ko được đánh giá đúng với giá trị đích thực. Nên cái đề nó cũng ko nói đến người phụ nữ cho dù bi kịch chủ yếu trong truyện là về Xúy Vân.

:-?
 
D

doigiaythuytinh

Ngạn ngữ có câu:

"Chớ nên lo người ta không biết mình, chỉ lo mình không biết phân biệt người ta mà thôi"

Bạn hiểu gì ?
 
Top Bottom