- 19 Tháng tám 2018
- 2,749
- 6,038
- 596
- 23
- Thái Bình
- Đại học Y Dược Thái Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Helu các ban, các bạn ôn thi đến đâu rồi, các bạn đã học sang chương 2 chưa dù chưa hay rồi thì cùng vào học với mình nha. Ở topic này mình đã tổng hợp tất tần tật các kiến thức của chương 2 kèm theo bài tập tự luyện, những tip giải bài hay, cách giải toán bằng casio,.. và còn rất nhiều thứ khác nữa, rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn. Không nói nhiều nữa, mình cùng bắt đầu thôi
BÀI 1 - LŨY THỪA - HÀM SỐ LŨY THỪA
I. Khái niệm lũy thừa
1. Lũy thừa với số mũ nguyên
Chọn $n$ là một số nguyên dương. Với $a$ là một số thực tùy ý, lũy thừa bậc $n$ của $a$ là tích của $n$ thừa số $a$
$a^n=a\cdot a\dotsm a$ (có $n$ thừa số $a$)
Với $a \neq 0$ ta có : $a^0=1;a^{-n}=\dfrac1{a^n}$
2. Căn bậc n
Cho số thực $b$ và số nguyên dương $n\, (n\geq 2)$. Số $a$ được gọi là căn bậc $n$ của số $b$ nếu $a^n=b$
3. Phương trình $x^n=b$
a. Kết quả biện luận nghiệm của phương trình $x^n=b$
- Trường hợp $n$ lẻ và $b\in \mathbb{R}:$ Với mọi số thực $b$, phương trình có nghiệm duy nhất là $x=\sqrt[n]{b}$
- Trường hợp $n$ chẵn:
+ Với $b<0$, phương trình vô nghiệm
+ Với $b=0$, phương trình có một nghiệm $x=0$
+ Với $b>0$, phương trình có hai nghiệm đối nhau là $x_{1}=\sqrt[n]{b};x_{2}=-\sqrt[n]{b}$
b. Tính chất của căn bậc $n$
+ $\sqrt[n]{a}\cdot \sqrt[n]{b}=\sqrt[n]{ab};\dfrac{\sqrt[n]{a}}{\sqrt[n]{b}}=\sqrt[n]{\dfrac{a}{b}}$
+ $\left ( \sqrt[n]{a} \right )^{m}=\sqrt[n]{a^{m}};\sqrt[n]{a^{n}}=\left\{ \begin{array}{l} a,\textrm{khi n lẻ} \\ \left | a \right |,\textrm{khi n chẵn} \end{array} \right.$
+ $\sqrt[n]{\sqrt[k]{a}}=\sqrt[nk]{a}$
4. Lũy thừa với số mũ hữu tỷ
Cho $a$ là số thực dương và số mũ hữu tỷ $r=\dfrac mn$, trong đó $m\in \mathbb{Z},n\in \mathbb{N},n\geq 2$. Lũy thừa $a$ với số mũ $r$ là số $a^r$ được xác định bởi: $$a^{r}=a^{\dfrac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^{m}}$$
5. Lũy thừa với số mũ vô tỉ
Ta gọi giới hạn của dãy số $\left ( a^{r_{n}} \right )$ là lũy thừa của $a$ với số mũ $\alpha $, khí hiệu là $a^{\alpha }$ $$a^{\alpha }=\lim\limits_{n \to +\infty} a^{r_{n}} \quad \text{với} \quad \alpha =\lim\limits_{n \to +\infty} r_{n}$$
6. Tính chất của lũy thừa với số mũ thực
Cho $a,b$ là những số thực dương; $m,n$ là những số thực tùy ý. Khi đó:
$a^{m}\cdot a^{n}=a^{m+n};\dfrac{a^{m}}{a^{n}}=a^{m-n};\left ( a^{m} \right )^{n}=a^{mn};\left ( ab \right )^m=a^{m}\cdot b^{m};\left ( \dfrac{a}{b} \right )^{m}=\dfrac{a^{m}}{b^{m}}$
Nếu $a>1$ thì $a^{m}> a^{n}\Leftrightarrow m> n$
Nếu $a<1$thì $a^{m}> a^{n}\Leftrightarrow m< n$
Ghi nhớ
1. Căn bậc $1$ của $a$ là $a$
2. Căn bậc $n$ của $0$ là $0$ với mọi $n$ nguyên dương
3. Số âm không có căn bậc chẵn
4. Với $n$ là số nguyên dương lẻ, ta có: $\sqrt[n]{a}> 0\Leftrightarrow a> 0\quad \textrm{và}\quad \sqrt[n]{a}< 0\Leftrightarrow a< 0$
5. $\sqrt[n]{a^{n}}=a$ nếu $n$ lẻ; $\sqrt[n]{a^{n}}=\left | a \right |$ nếu $n$ chẵn
II. Hàm số lũy thừa
a. Khái niệm: Hàm số $y=x^{\alpha }$ với $\alpha \in \mathbb{R}$ được gọi là hàm số lũy thừa
b. Đạo hàm: $\left ( x^{\alpha } \right )'=\alpha \cdot x^{\alpha -1}$
c. Tập xác định
Hàm số lũy thừa $y=x^{\alpha}$ với $\alpha \in \mathbb{R}$
+ Nếu $\alpha$ nguyên dương $\Rightarrow$ TXĐ: $\mathrm{D}=\mathbb{R}$
+ Nếu $\alpha$ nguyên âm hoặc bằng $0 \Rightarrow$ TXĐ: $\mathrm{D}=\mathbb{R}\setminus \left \{ 0 \right \}$
+ Nếu $\alpha$ không nguyên $\Rightarrow$ TXĐ: $\mathrm{D}=(0;+\infty)$
d. Đồ thị
Xét trên khoảng $\left ( 0;+\infty \right )$ thì đồ thị của hàm số lũy thừa $y=x^{\alpha }$ luôn đi qua điểm $(1;1)$
Hình dưới là đồ thị của hàm số lũy thừa trên $\left ( 0;+\infty \right )$ ứng với các giá trị khác nhau của $\alpha$
e. Bảng tóm tắt tính chất của hàm số lũy thừa $y=x^{\alpha }$ trên khoảng $\left ( 0;+\infty \right )$
[TBODY]
[/TBODY]Topic sẽ tiếp tục được cập nhật, các bạn bấm theo dõi để không bị bỏ lỡ nhé
Xem thêm:
[Ôn thi THPTQG] Hàm số và ứng dụng của đạo hàm
[Khảo sát] Tâm tư nguyện vọng của thành viên
[Khảo sát] Ôn thi học kì cùng box Toán
[Chia sẻ] Cảm nang trình bày lời giải một bài toán
Ôn thi HSG Toán THCS
BÀI 1 - LŨY THỪA - HÀM SỐ LŨY THỪA
I. Khái niệm lũy thừa
1. Lũy thừa với số mũ nguyên
Chọn $n$ là một số nguyên dương. Với $a$ là một số thực tùy ý, lũy thừa bậc $n$ của $a$ là tích của $n$ thừa số $a$
$a^n=a\cdot a\dotsm a$ (có $n$ thừa số $a$)
Với $a \neq 0$ ta có : $a^0=1;a^{-n}=\dfrac1{a^n}$
2. Căn bậc n
Cho số thực $b$ và số nguyên dương $n\, (n\geq 2)$. Số $a$ được gọi là căn bậc $n$ của số $b$ nếu $a^n=b$
3. Phương trình $x^n=b$
a. Kết quả biện luận nghiệm của phương trình $x^n=b$
- Trường hợp $n$ lẻ và $b\in \mathbb{R}:$ Với mọi số thực $b$, phương trình có nghiệm duy nhất là $x=\sqrt[n]{b}$
- Trường hợp $n$ chẵn:
+ Với $b<0$, phương trình vô nghiệm
+ Với $b=0$, phương trình có một nghiệm $x=0$
+ Với $b>0$, phương trình có hai nghiệm đối nhau là $x_{1}=\sqrt[n]{b};x_{2}=-\sqrt[n]{b}$
b. Tính chất của căn bậc $n$
+ $\sqrt[n]{a}\cdot \sqrt[n]{b}=\sqrt[n]{ab};\dfrac{\sqrt[n]{a}}{\sqrt[n]{b}}=\sqrt[n]{\dfrac{a}{b}}$
+ $\left ( \sqrt[n]{a} \right )^{m}=\sqrt[n]{a^{m}};\sqrt[n]{a^{n}}=\left\{ \begin{array}{l} a,\textrm{khi n lẻ} \\ \left | a \right |,\textrm{khi n chẵn} \end{array} \right.$
+ $\sqrt[n]{\sqrt[k]{a}}=\sqrt[nk]{a}$
4. Lũy thừa với số mũ hữu tỷ
Cho $a$ là số thực dương và số mũ hữu tỷ $r=\dfrac mn$, trong đó $m\in \mathbb{Z},n\in \mathbb{N},n\geq 2$. Lũy thừa $a$ với số mũ $r$ là số $a^r$ được xác định bởi: $$a^{r}=a^{\dfrac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^{m}}$$
5. Lũy thừa với số mũ vô tỉ
Ta gọi giới hạn của dãy số $\left ( a^{r_{n}} \right )$ là lũy thừa của $a$ với số mũ $\alpha $, khí hiệu là $a^{\alpha }$ $$a^{\alpha }=\lim\limits_{n \to +\infty} a^{r_{n}} \quad \text{với} \quad \alpha =\lim\limits_{n \to +\infty} r_{n}$$
6. Tính chất của lũy thừa với số mũ thực
Cho $a,b$ là những số thực dương; $m,n$ là những số thực tùy ý. Khi đó:
$a^{m}\cdot a^{n}=a^{m+n};\dfrac{a^{m}}{a^{n}}=a^{m-n};\left ( a^{m} \right )^{n}=a^{mn};\left ( ab \right )^m=a^{m}\cdot b^{m};\left ( \dfrac{a}{b} \right )^{m}=\dfrac{a^{m}}{b^{m}}$
Nếu $a>1$ thì $a^{m}> a^{n}\Leftrightarrow m> n$
Nếu $a<1$thì $a^{m}> a^{n}\Leftrightarrow m< n$
Ghi nhớ
1. Căn bậc $1$ của $a$ là $a$
2. Căn bậc $n$ của $0$ là $0$ với mọi $n$ nguyên dương
3. Số âm không có căn bậc chẵn
4. Với $n$ là số nguyên dương lẻ, ta có: $\sqrt[n]{a}> 0\Leftrightarrow a> 0\quad \textrm{và}\quad \sqrt[n]{a}< 0\Leftrightarrow a< 0$
5. $\sqrt[n]{a^{n}}=a$ nếu $n$ lẻ; $\sqrt[n]{a^{n}}=\left | a \right |$ nếu $n$ chẵn
II. Hàm số lũy thừa
a. Khái niệm: Hàm số $y=x^{\alpha }$ với $\alpha \in \mathbb{R}$ được gọi là hàm số lũy thừa
b. Đạo hàm: $\left ( x^{\alpha } \right )'=\alpha \cdot x^{\alpha -1}$
c. Tập xác định
Hàm số lũy thừa $y=x^{\alpha}$ với $\alpha \in \mathbb{R}$
+ Nếu $\alpha$ nguyên dương $\Rightarrow$ TXĐ: $\mathrm{D}=\mathbb{R}$
+ Nếu $\alpha$ nguyên âm hoặc bằng $0 \Rightarrow$ TXĐ: $\mathrm{D}=\mathbb{R}\setminus \left \{ 0 \right \}$
+ Nếu $\alpha$ không nguyên $\Rightarrow$ TXĐ: $\mathrm{D}=(0;+\infty)$
d. Đồ thị
Xét trên khoảng $\left ( 0;+\infty \right )$ thì đồ thị của hàm số lũy thừa $y=x^{\alpha }$ luôn đi qua điểm $(1;1)$
Hình dưới là đồ thị của hàm số lũy thừa trên $\left ( 0;+\infty \right )$ ứng với các giá trị khác nhau của $\alpha$
e. Bảng tóm tắt tính chất của hàm số lũy thừa $y=x^{\alpha }$ trên khoảng $\left ( 0;+\infty \right )$
$a>0$ | $a<0$ | |
Đạo hàm | $y'=\alpha \cdot x^{\alpha -1}$ | $y'=\alpha \cdot x^{\alpha -1}$ |
Chiều biến thiên | Hàm số luôn đồng biến | Hàm số luôn nghịch biến |
Tiệm cận | Không có | Tiệm cận ngang là trục $Ox$, tiệm cận đứng là trục $Oy$ |
Đồ thị | Đồ thị hàm số luôn đi qua điểm $(1;1)$ | Đồ thị hàm số luôn đi qua điểm $(1;1)$ |
Xem thêm:
[Ôn thi THPTQG] Hàm số và ứng dụng của đạo hàm
[Khảo sát] Tâm tư nguyện vọng của thành viên
[Khảo sát] Ôn thi học kì cùng box Toán
[Chia sẻ] Cảm nang trình bày lời giải một bài toán
Ôn thi HSG Toán THCS