- 20 Tháng chín 2013
- 5,018
- 7,484
- 941
- TP Hồ Chí Minh
- Đại học Bách Khoa TPHCM
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn,
Chắc các bạn đã từng nghe qua câu: "Biết làm mà không biết trình bày như thế nào"
Theo bạn, mục đích chính của việc trình bày lời giải là gì? Đôi khi trong lúc học, bạn có thể không để ý vấn đề này. Bạn có thể nghĩ là việc trình bày lời giải nó liên quan đến việc làm bài, thi cử và điểm số trên lớp. Nhưng hãy bỏ qua những chuyện đó và nhớ mục đích chính của nó: để người đọc lời giải của bạn hiểu bạn đang làm gì. Và chỉ như vậy thôi
Bài viết này mình xin bàn tới một số vấn đề liên quan đến việc trình bày lời giải
I. Các kiểu trình bày thông dụng
a. Trình bày theo mẫu
Mình tin đây là điểm khởi đầu đầu tiên của mọi người. Ngay từ tiểu học, chắc các bạn cũng đã từng học qua một số câu thần chú như:
Khi bạn lên lớp trên, bạn sẽ thấy những câu này khá là tầm thường khi bạn đã hiểu được quy tắc chuyển vế rồi. Tuy vậy, đây là điểm khởi đầu tốt và đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ. Mình thấy nó hoạt động tốt ấy chứ
[TBODY]
[/TBODY]Việc trình bày theo mẫu sẽ có một số lợi ích:
Có rất nhiều mẫu mà mình từng học ở THCS, tới bây giờ thì mình vẫn còn nhớ một số cái như là:
[TBODY]
[/TBODY]
Các bạn điền thêm vào nhé Tiếp tục đến với kiểu trình bày thứ hai...
b. Trình bày không theo mẫu
Đây là kiểu trình bày trình bày thông dụng từ lớp 10 trở lên. Có hai kiểu chuyển biến:
[TBODY]
[/TBODY]
Cách trình bày này có đặc điểm: lời giải thường bị rút gọn, làm tắt đi rất nhiều.
Nói đây là một kiểu trình bày khác thôi, nhưng khi bạn cứ lặp đi lặp lại quá trình này, thật ra bạn đang tự tạo cho mình một cái mẫu mới để tự sử dụng cho bản thân ấy
Những ví dụ cho lời giải này, bạn có thể tham khảo trong box Toán của diễn đàn. Mình thấy khi mọi người đã hiểu được mục đích tại sao cần viết lời giải, lời giải của họ trở nên tự do, thoáng hơn và mang màu sắc của người giải hơn, không bị rập khuôn như trước. Nhưng để lời giải dễ hiểu thì vẫn cần quá trình rèn luyện
II. Những điều cần lưu ý khi trình bày lời giải
Khi trình bày lời giải, bạn cần lưu ý một số thứ:
Chẳng hạn, bạn cần trình bày lời giải cho một học sinh THCS. Rõ ràng là bạn cần phải trình bày rõ ràng, theo mẫu mà mình nói ở trên để cho học sinh này hiểu được. Ngoài ra, mình cần phải lưu ý là không dùng tới các kiến thức ở các cấp cao hơn mà chỉ dùng kiến thức phù hợp cho học sinh này.
Hay lấy ví dụ, bạn cần trình bày lời giải cho bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, bạn biết rõ rằng lớp mình đang học đến phần nào và thầy cô giảng dạy như thế nào. Khi đó, bạn nên hướng lời giải của bạn theo cách mà thầy cô giảng dạy để các bạn cùng lớp thấy quen thuộc và dễ hiểu hơn.
Điều này cũng áp dụng nếu bạn cần trình bày lời giải cho một giáo viên cụ thể nữa
Ví dụ khác, bạn cần trình bày lời giải trong kỳ thi HSG. Bạn cần phải xem qua barem điểm của các năm trước để quyết định mức độ chi tiết mình cần làm. Đôi khi bạn cũng nên tập trung vào làm rõ ý tưởng chính hơn là trình bày những cái phụ phụ ở ngoài, ví dụ như thay vì viết hàng chục dòng khai triển ra thì bạn có thể tóm gọn lại là "Khai triển ra, ta có:" để lời giải không bị lan man quá các vấn đề phụ. Ngoài ra bạn cũng có thể viết các kết quả đó dưới dạng bổ đề chẳng hạn?
III. Tóm lại
Cốt lõi của việc trình bày lời giải là để người đọc hiểu được ý đồ của bạn. Tùy theo người đọc khác nhau mà lời giải của bạn sẽ có hình thức, nội dung khác nhau. Khi bạn để tâm đến việc trình bày lời giải của mình và cải thiện, mình tin là bạn sẽ trình bày lời giải đẹp hơn và học tốt môn Toán hơn
Nếu bạn có muốn chia sẻ gì về chủ đề này, hãy để lại bên dưới để mọi người cùng xem nhé
Chúc mọi người ngày mới vui vẻ!
Chắc các bạn đã từng nghe qua câu: "Biết làm mà không biết trình bày như thế nào"
Theo bạn, mục đích chính của việc trình bày lời giải là gì? Đôi khi trong lúc học, bạn có thể không để ý vấn đề này. Bạn có thể nghĩ là việc trình bày lời giải nó liên quan đến việc làm bài, thi cử và điểm số trên lớp. Nhưng hãy bỏ qua những chuyện đó và nhớ mục đích chính của nó: để người đọc lời giải của bạn hiểu bạn đang làm gì. Và chỉ như vậy thôi
Bài viết này mình xin bàn tới một số vấn đề liên quan đến việc trình bày lời giải
I. Các kiểu trình bày thông dụng
a. Trình bày theo mẫu
Mình tin đây là điểm khởi đầu đầu tiên của mọi người. Ngay từ tiểu học, chắc các bạn cũng đã từng học qua một số câu thần chú như:
"Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết."
"Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia."
"Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia."
Khi bạn lên lớp trên, bạn sẽ thấy những câu này khá là tầm thường khi bạn đã hiểu được quy tắc chuyển vế rồi. Tuy vậy, đây là điểm khởi đầu tốt và đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ. Mình thấy nó hoạt động tốt ấy chứ
Để trình bày theo cách này, bạn hãy ghi chép lời giải hướng dẫn của thầy cô giảng dạy các bạn, sau đó bắt chước theo để trình bày các bài toán tương tự. |
- Tránh việc làm tắt, dẫn đến sai sót trong lời giải.
- Lời giải dễ hiểu, dễ đoán, dễ chấm điểm.
- Không áp dụng được cho các bài toán khó hơn mà chưa có mẫu sẵn.
- Không phù hợp với khối lớp THPT.
Có rất nhiều mẫu mà mình từng học ở THCS, tới bây giờ thì mình vẫn còn nhớ một số cái như là:
Trường hợp | Mẫu |
Chứng minh tam giác bằng nhau | Xét $\triangle ABC$ và $\triangle ADE$, có: $AB = AD$ (do $\triangle{ABD}$ cân tại $A$) $\hat{A}$ chung $AC = AE$ (cmt) $\implies \triangle ABC = \triangle ADE$ (c-g-c) |
Tính chất dãy tỉ số bằng nhau | Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có: $$\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}3 = \dfrac{z}4 = \dfrac{x + y + z}{2 + 3 + 4} = \dfrac{9}9 = 1$$ Xét $\dfrac{x}2 = 1 \implies x = 2$ Xét $\dfrac{y}3 = 1 \implies y = 3$ Xét $\dfrac{z}4 = 1 \implies z = 4$ |
Ta có(?) | Ta có: $AB // CD$ (gt) $\implies \widehat{ABC} = \widehat{BCD}$ (so le trong) Lại có: $ \widehat{ABC} = \widehat{BCD}$ (cmt) $\implies AB // CD$ (so le trong) |
Tham chiếu chéo | $\ldots$ (1) $\ldots$ (2) Từ $(1)$ và $(2)$ ta có: |
Tương tự | Tương tự, ta cũng có:... |
... | Bạn đọc tự chứng minh (đùa thôi ) |
Các bạn điền thêm vào nhé Tiếp tục đến với kiểu trình bày thứ hai...
b. Trình bày không theo mẫu
Đây là kiểu trình bày trình bày thông dụng từ lớp 10 trở lên. Có hai kiểu chuyển biến:
- Từ lớp 9, bạn sẽ thấy các bài nâng cao không dùng mẫu được nữa nên bạn bắt đầu "chế biến", viết lời giải theo ý mình.
- Lên lớp 10, thầy cô không dạy mẫu nữa và bài tập cũng từa lưa, không theo ví dụ luôn. Bạn buộc phải tự mò cách trình bày.
Để trình bày theo kiểu này, bạn hãy bám theo các mẫu mà bạn biết được, sau đó từ từ thêm những phần không dùng được mẫu vào bằng lời văn của bạn. |
Cách trình bày này có đặc điểm: lời giải thường bị rút gọn, làm tắt đi rất nhiều.
Nói đây là một kiểu trình bày khác thôi, nhưng khi bạn cứ lặp đi lặp lại quá trình này, thật ra bạn đang tự tạo cho mình một cái mẫu mới để tự sử dụng cho bản thân ấy
Những ví dụ cho lời giải này, bạn có thể tham khảo trong box Toán của diễn đàn. Mình thấy khi mọi người đã hiểu được mục đích tại sao cần viết lời giải, lời giải của họ trở nên tự do, thoáng hơn và mang màu sắc của người giải hơn, không bị rập khuôn như trước. Nhưng để lời giải dễ hiểu thì vẫn cần quá trình rèn luyện
II. Những điều cần lưu ý khi trình bày lời giải
Khi trình bày lời giải, bạn cần lưu ý một số thứ:
- Đối tượng (người đọc) mà lời giải hướng đến;
- Độ khó của bài toán lời giải hướng đến.
- ...
Chẳng hạn, bạn cần trình bày lời giải cho một học sinh THCS. Rõ ràng là bạn cần phải trình bày rõ ràng, theo mẫu mà mình nói ở trên để cho học sinh này hiểu được. Ngoài ra, mình cần phải lưu ý là không dùng tới các kiến thức ở các cấp cao hơn mà chỉ dùng kiến thức phù hợp cho học sinh này.
Hay lấy ví dụ, bạn cần trình bày lời giải cho bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, bạn biết rõ rằng lớp mình đang học đến phần nào và thầy cô giảng dạy như thế nào. Khi đó, bạn nên hướng lời giải của bạn theo cách mà thầy cô giảng dạy để các bạn cùng lớp thấy quen thuộc và dễ hiểu hơn.
Điều này cũng áp dụng nếu bạn cần trình bày lời giải cho một giáo viên cụ thể nữa
Ví dụ khác, bạn cần trình bày lời giải trong kỳ thi HSG. Bạn cần phải xem qua barem điểm của các năm trước để quyết định mức độ chi tiết mình cần làm. Đôi khi bạn cũng nên tập trung vào làm rõ ý tưởng chính hơn là trình bày những cái phụ phụ ở ngoài, ví dụ như thay vì viết hàng chục dòng khai triển ra thì bạn có thể tóm gọn lại là "Khai triển ra, ta có:" để lời giải không bị lan man quá các vấn đề phụ. Ngoài ra bạn cũng có thể viết các kết quả đó dưới dạng bổ đề chẳng hạn?
III. Tóm lại
Cốt lõi của việc trình bày lời giải là để người đọc hiểu được ý đồ của bạn. Tùy theo người đọc khác nhau mà lời giải của bạn sẽ có hình thức, nội dung khác nhau. Khi bạn để tâm đến việc trình bày lời giải của mình và cải thiện, mình tin là bạn sẽ trình bày lời giải đẹp hơn và học tốt môn Toán hơn
Nếu bạn có muốn chia sẻ gì về chủ đề này, hãy để lại bên dưới để mọi người cùng xem nhé
Chúc mọi người ngày mới vui vẻ!