ôn luyện thi đh,cđ

G

gvnguyentantrung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đề cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,8m gam và V(l) khí duy nhất không màu hoá nâu ngoài không khí. Giá trị của m và V là:
A. 17,36g và 2,24 l B. 35,6g và 2,24 l C. 11,2g và 4,48 l D. 36,5g và 4,48 l
Câu 2: Dung dịch X chứa 0,4mol HCl và 0,12mol Cu(NO3)2. Khi thêm m (gam) bột Fe vào dung dịch X,sau khi kết thúc thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,5m. Giá trị của m là?
A. 19,2g B. 20,48g C. 9,28g D. 14,88g
 
K

kienthuc.

Theo đề bài [TEX]Fe[/TEX] dư sau pứ nên sẽ tạo toàn [TEX]Fe^{2+}[/TEX] và pứ là hoàn toàn nên:
[TEX]3Fe+8H^++2NO_3^------>3Fe^{2+}+2NO+4H_2O[/TEX]
0,15<---0,4-------------------------------------->0,1
[TEX]Fe+Cu^{2+}------>Fe^{2+}+Cu[/TEX]
0,16<----0,16------------------------->0,16
Ta có: [TEX]m-[/TEX]0,31.56+0,16.64=[TEX]0,8m[/TEX]=>[TEX]m[/TEX]=35,6g
V[TEX]NO[/TEX]=2,24l
Đáp án B.

Câu 2. Tương tự như câu 1 phải không thưa Thầy!
Đáp án D. Xin Thầy cho em ý kiến ạ!

Lần sau viết gộp vào 1 bài nha :D
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Em xin phép ạ!

Thầy ơi, nếu đề không nói chất khử gì thì ta ngầm hiểu là [TEX]NO[/TEX](không đun nóng) phải không thưa Thầy.
 
N

ngobaochauvodich

thầy xem giúp em

Thưa thầy, em xin giải câu 2

Thu được hh KL =>Fe dư và có Cu tạo thành
m hh Kim loại = m Fe ban đầu – m Fe pứ + m Cu
<=> 0,5m = m – (0,12+0,2).56 + 0,12.64
<= > m =20,48 =>Chọn B
 
A

acidnitric_hno3

Thưa thầy

Thầy ơi cho phép em giải câu 2 ạ
Em ra đáp án khác ngobaochauvodich
Viết PT:
Đầu tiên xảy ra phản ứng
3Fe + 2NO3- + 8H+ ---> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O ( Fe dư nên chỉ lên được Fe2+)
0,15<--..............0,4.................................
Tiếp theo Fe dư
Fe + Cu2+ -----> Cu + Fe2+
0,12<--..0,12..........-->0,12........
Từ 2PT ta có PT đại số sau
m - 56.(0,12 + 0,15) = 0,5m - 0,12.64
m = 14,88g
===> D đúng.
 
G

gvnguyentantrung

bài tập ôn ĐH

Đáp án:
CÂU 1:B
CÂU 2: D

Câu 3: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O2. Biết X td được với dd NaOH theo tỉ lệ mol n A : n NaOH = 1:1 và tác dụng với Na giải phóng H2 theo tỉ lệ mol n A : n H2 = 1:1,hợp chất hữu cơ thơm Y có công thức C8H10O. Biết Y không td với dd NaOH nhưng tác dụng với Na giải phóng H2. Số công thức cấu tạo của X và Y trong trường hợp này là
A.2 và 4 B.3 và 4 C.3 và 5 D.2 và 5

Câu 4: Hỗn hợp X gồm ancol metylic,etylic,isopropylic và propylic được chia làm 2 phần bằng nhau. Đốt cháy phần bằng nhau.Đốt cháy phần 1 cần vừa đúng 3,36l O2(đktc) và thu 2,7g nước.Đun phần 2 với H2SO4đ 140 độ thu được mg hh ete
(H=80%).Giá trị m là
A.2,96g B1,48g C3,32g D2,36g

Câu 5:Cho m(g) tinh bột lên men thành rượu etylic (H=81%).Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn qua 4,5 lít dd Ca(OH)2 0,02M thu kết tủa và khối lượng dd tăng 3,78g.Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd thu được, thấy kết tủa tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 18,85g. Giá trị m là
A.14 B16,2 C11,34 D18

Câu 6:X là hh gồm Zn, Al,Cu.Cho một lượng X vào dd NaOH dư thấy sau pứ còn 6,2g rắn.Mặt khác cũng cho lượng X trên vào 250ml dd AgNO3 1M, sau pứ được dd Y và m g rắn Z.Cho NaOH dư vào dd Y,lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu 4g rắn T.Giá trị m là
A30 B33,2 C28,8 D33,3

Câu 7:Đốt cháy hoàn toàn 15 lít khí X gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 54l O2 (các khí đo ở cùng điều kiện).Hiđrat hóa hoàn toàn cũng lượng X trên được hh ancol Y trong đó khối lượng các ancol bậc I bằng 28/15 khối lượng ancol bậc III. Thành phần % theo khối lượng ancol bậc I có số C cao hơn trong Y là
A.53,48 B46,52 C34,88 D11,64

Câu 8:Đốt cháy hoàn toàn m g hh X chứa stiren và hai ankylbenzen đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đúng 11,648 lít O2(đktc).Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy bình tăng 22g so với ban đầu đồng thời xuất hiện a(g) kết tủa.Giá trị a là
A41 B42 C44 D43

Câu 9: E là este chỉ chứa chức este tạo bởi axit cacboxylic (X) nhị chức no, mạch hở và ancol Y đơn chức,mạch hở chưa no có 1 nối đôi C=C.Biết % theo khối lượng của oxi trong E là 37,65%.Vậy X là
A.Axit oxalic B.Axit malonic
C.Axit succinic D.Axit adipic

Câu 10: Một bình kín chứa hh X gồm anken A và H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 6,4.Nung bình với xúc tác Ni,nhiệt độ đến khi pứ xảy ra hoàn toàn thu hh Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8.Số CTCT A (kể cả đồng phân hình học ) là
A5 B6 C3 D4


 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Em xin phép ạ!

Đáp án:
CÂU 1:B
CÂU 2: D

Câu 3: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O2. Biết X td được với dd NaOH theo tỉ lệ mol n A : n NaOH = 1:1 và tác dụng với Na giải phóng H2 theo tỉ lệ mol n A : n H2 = 1:1,hợp chất hữu cơ thơm Y có công thức C8H10O. Biết Y không td với dd NaOH nhưng tác dụng với Na giải phóng H2. Số công thức cấu tạo của X và Y trong trường hợp này là
A.2 và 4 B.3 và 4 C.3 và 5 D.2 và 5
Hợp chất X pứ với NaOH với tỉ lệ 1:1 => Thì X phải chứa 1 nhóm OH gắn trên vòng benzen và 1 nhóm OH không gắn trực tiếp với vòng. => sẽ có 3 chất thỏa
Hợp chất X pứ với Na mà không pứ với NaOH => Không có nhóm OH nào gắn trực tiếp trên vòng benzen => sẽ có 5 chất thỏa
Vậy C là đáp án đúng với cách trình bày của em.
Rất mong Thầy và các bạn góp ý!
 
K

kienthuc.

Em xin phép ạ!

Đáp án:
CÂU 1:B
CÂU 2: D
Câu 4: Hỗn hợp X gồm ancol metylic,etylic,isopropylic và propylic được chia làm 2 phần bằng nhau. Đốt cháy phần bằng nhau.Đốt cháy phần 1 cần vừa đúng 3,36l O2(đktc) và thu 2,7g nước.Đun phần 2 với H2SO4đ 140 độ thu được mg hh ete
(H=80%).Giá trị m là
A.2,96g B1,48g C3,32g D2,36g
Ở đây đều là ancol no, đơn nên ta xem X chỉ là một chất duy nhất.
ĐLBTNT O : [TEX]nX[/TEX]+[TEX]2nO_2[/TEX]=[TEX]nH_2O[/TEX]+[TEX]2nCO_2[/TEX].
Gọi a là số mol của X.
Do ancol no đơn nên ta có: [TEX]nCO_2=nH_2O-nX[/TEX].
=> a+0,15.2=0,15+2(0,15-a) =>a=0,05mol.
Ta có [TEX]\frac{nH}{nX}=[/TEX]số H = 6 => số C = 2.
=> =>[TEX]m[/TEX]=2,3g.
Trong pứ tách nước tạo Ete
Ta có [TEX]2nH_2O=nC_2H_6O[/TEX]
ĐLBTKL => [TEX]mEte[/TEX] = 1,85g H=80% => [TEX]mEte[/TEX]=1,48g.
Đáp án B ạ!

Mong Thầy và các bạn góp ý!
 
K

kienthuc.

Em xin phép ạ!

Đáp án:
CÂU 1:B
CÂU 2: D
Câu 10: Một bình kín chứa hh X gồm anken A và H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 6,4.Nung bình với xúc tác Ni,nhiệt độ đến khi pứ xảy ra hoàn toàn thu hh Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8.Số CTCT A (kể cả đồng phân hình học ) là
A5 B6 C3 D4
Sau pứ M[TEX]Y[/TEX]=16.
Nếu [TEX]H_2[/TEX] thiếu thì tức sẽ tạo ra hỗn hợp Ankan và Anken dư, mà theo ta biết không có Anken nào có [TEX]M<[/TEX]16 cả.
Vậy [TEX]H_2[/TEX] sẽ dư.
Ta áp dụng công thức:
Số C = [TEX]\frac{(M_s-2)M_t}{14(M_s-M_t)}[/TEX]
=> Số C = 4.
Vậy ta có tổng cộng là 4 đồng phân.
Câu D.
Mong Thầy và các bạn góp ý!
 
K

kienthuc.

Em xin phép ạ!

Đáp án:
CÂU 1:B
CÂU 2: D
Câu 6:X là hh gồm Zn, Al,Cu.Cho một lượng X vào dd NaOH dư thấy sau pứ còn 6,2g rắn.Mặt khác cũng cho lượng X trên vào 250ml dd AgNO3 1M, sau pứ được dd Y và m g rắn Z.Cho NaOH dư vào dd Y,lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu 4g rắn T.Giá trị m là
A30 B33,2 C28,8 D33,3
Sau pứ còn lại 6,2g chất rắn chính là [TEX]Cu[/TEX] =>[TEX]nCu[/TEX]=0,096875 mol.
Sau pứ nung kết tủa thu được 4g rắn chính là [TEX]CuO[/TEX] =>[TEX]nCuO[/TEX]=0,05 mol.
[TEX]Cu[/TEX] dư tức [TEX]AgNO_3[/TEX] pứ hết trơn luôn.
Ta có tổng [TEX]nCu[/TEX] là 0,096875 mà nó pứ hết 0,05 mol vậy còn lại 0,046875 mol. => [TEX]mZ=mCu[/TEX](dư)[TEX] +mAg^+[/TEX](bị khử). = 30g.
Câu A.
Mong Thầy và các bạn góp ý!
Chân thành cảm ơn Thầy rất nhiều vì các bài viết ạ!
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Đáp án:
CÂU 1:B
CÂU 2: D
Câu 7:Đốt cháy hoàn toàn 15 lít khí X gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 54l O2 (các khí đo ở cùng điều kiện).Hiđrat hóa hoàn toàn cũng lượng X trên được hh ancol Y trong đó khối lượng các ancol bậc I bằng 28/15 khối lượng ancol bậc III. Thành phần % theo khối lượng ancol bậc I có số C cao hơn trong Y là
A.53,48 B46,52 C34,88 D11,64
Thầy ơi, không biết em sai chỗ nào mà ở đây em tính ra là [TEX]C_2H_4[/TEX] và [TEX]C_3H_6[/TEX] mà nếu vậy thì đâu có ra rượu bậc III phải không thưa Thầy!
4C trở lên mới ra rượu bậc III Hix. Thầy giải đáp giúp em ạ!
 
H

hocmai.toanhoc

Thầy ơi, không biết em sai chỗ nào mà ở đây em tính ra là [TEX]C_2H_4[/TEX] và [TEX]C_3H_6[/TEX] mà nếu vậy thì đâu có ra rượu bậc III phải không thưa Thầy!
4C trở lên mới ra rượu bậc III Hix. Thầy giải đáp giúp em ạ!

Chào em!
Chắc bài này thầy đánh máy nhầm, phải là ancol bậc II.
Em làm đúng rồi!
Em làm tiếp và so đáp án:
%isoC3H7OH = 34,88%
%C2H5OH = 53,44%
%n-C3H7OH = 11,63%
Vậy đáp án là: 11,64 %
 
K

kienthuc.

Em cảm ơn ạ!

Chào em!
Chắc bài này thầy đánh máy nhầm, phải là ancol bậc II.
Em làm đúng rồi!
Em làm tiếp và so đáp án:
%isoC3H7OH = 34,88%
%C2H5OH = 53,44%
%n-C3H7OH = 11,63%
Vậy đáp án là: 11,64 %
Có phải thế này không ạ!
Theo thuyết Avogadro ta xem thể tích trên là mol luôn.
Từ số C trung bình =2,4 ta tính được [TEX]nC_2H_4[/TEX]=9 và [TEX]nC_3H_6[/TEX]=6
Gọi a là số mol của rượu bậc I (cao C) và b là số mol của rượu bậc II.
Theo đề bài ta có: a+b=6 (I)
9.46+60a=[TEX]\frac{28}{15}[/TEX]60b (II)
Từ (I) và (II) => a =1,5 b =4,5
=>[TEX]%m[/TEX](rượu bậc I C cao)~11,64%
Phải không ạ!
 
G

gvnguyentantrung

bài tập

Mấy em làm rất tốt
Em kienthuc ,rượu đó là bậc II, thầy nhầm, mong các em thông cảm

Thầy tiếp tục gửi bài cho các em luyện tập, mấy em cứ làm, bài nào mấy em đúng thì thầy không sửa,bài nào mấy em sai hoặc cách giải dài, thầy sẽ góp y.Thân!

Câu 11:Đung nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam. Khối lượng bình 2 tăng lên là:
A.35,2 gam B. 24,93 gam C.17,6gam D.22gam

Câu 12:Este X được tạo thành từ phản ứng giữa axit oxalic và 2 ancol đơn chức. Trong phân tử este số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng với KOH dư thì thấy có 16,8 gam KOH phản ứng. giá trị của m.
A.31,68 gam B. 21,9 gam C. 19,8 gam D. 18,9 gam

Câu 13:Những ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A.HSO4-, Na+, Ca2+, CO32- B. OH-, Na+, Ba2+, Cl-+
C.Na+, Mg2+, OH-, NO3- D. Ba2+, H+, Cl-, ỌH-

Câu 14:Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđêhit CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO thu được 8,96 lít CO2 và 2,7 gam H2O. Trộn m gam hỗn hợp X với H2 (đktc) (Ni xúc tác) nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua 200ml dung dịch nước brom 1M sau phản ứng nước brôm có nồng độ 0,25M. Số mol H2 đã phản ứng
A.0,3 mol B. 0,35 mol C. 0,25 mol D. 0,5 mol

Câu 15:Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh thu được 5,6 gam X rồi nung nóng X trong điều kiện không có không khí sau 1 thời gian thu được hỗn hợp rắn A gồm FeS, FeS2, Fe và S. Cho toàn bộ A vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 13,44 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp X
A.40% B. 60% C. 75% D. 65%

Câu 16:Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 1M. nếu đốt chấy hoàn toàn m gam X cần 16,24 lít O2(đktc) thu được 35,2 gam CO2 và m gam H2O. giá trị của m là
9 gam B. 14,4 gam C. 10,8 gam D. 18 gam
 
G

gvnguyentantrung

hướng dẫn giải

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 15 lít khí X gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 54l O2 (các khí đo ở cùng điều kiện).Hiđrat hóa hoàn toàn cũng lượng X trên được hh ancol Y trong đó khối lượng các ancol bậc I bằng 28/15 khối lượng ancol bậc II. Thành phần % theo khối lượng ancol bậc I có số C cao hơn trong Y là
A.53,48 B46,52 C34,88 D11,64

Hướng dẫn giải câu 7:
Tìm công thức phân tử của hai anken
Đặt công thức của hai anken là CnH2n (n là số nguyên tử cacbon trung bình của hai anken, n> 2)
2 CnH2n + 3 nO2 2n CO2 + 2nH2O (1)
2/5= 3n/18 n = 2,4
Công thức phân tử của hai anken:C2H4 và C3H6
Phẩn trăm khối lượng mỗi rượu trong Y
CH2=CH2 + H2O CH3-CH2OH (2)
CH3-CH=CH2 + H2O CH3-CH(OH)-CH3 (3)
CH3-CH=CH2 + H2O CH3-CH2-CH2(OH) (4)
Giả sử có 1 mol hỗn hợp X đem hiđrat hoá, trong đó có b mol C3H6 và (1-b) mol C2H4
3b + 2(1-b) = 2,4
b= 0,4 (mol) C3H6 và 1-b = 0,6 (mol) C2H4
Theo (2), (3), (4) số mol nước= số mol anken = 1(mol)
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mY = mX + H2O = 0,4*42 + 0,6*28 + 1*18 = 51,6 (g)
Theo đề bài:
khối lượng rượu bậc 1/ khối lượng rượu bậc 2 = 28/15
% CH3-CH2OH = 53,49%
% CH3-CH(OH)-CH3 = 34,88%
% CH3-CH2-CH2(OH) = 11,64%
 
G

gvnguyentantrung

Hướng dẫn giải câu 16
mol CH2O2 là a
mol C2H402 là b,
mol C7H703 là c
mA+m0xi-mC02=mH20=10,62g
a+b+2c=mol Na0H
a+2b+7c=mol CO2 =0,8
28a+24b+76c=12
(a+2b+7/2c)=mol nước=10,62:18
 
K

kienthuc.

Em xin mở đầu ạ!

Mấy em làm rất tốt
Em kienthuc ,rượu đó là bậc II, thầy nhầm, mong các em thông cảm

Thầy tiếp tục gửi bài cho các em luyện tập, mấy em cứ làm, bài nào mấy em đúng thì thầy không sửa,bài nào mấy em sai hoặc cách giải dài, thầy sẽ góp y.Thân!

Câu 11:Đung nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam. Khối lượng bình 2 tăng lên là:
A.35,2 gam B. 24,93 gam C.17,6gam D.22gam
Ta thấy toàn bộ lượng [TEX]H[/TEX] đều đi vào [TEX]H_2O[/TEX] và ta có số mol là 0,8 mol => [TEX]nH[/TEX]=1,6 mol =>[TEX]mH[/TEX]=1,6 =>[TEX]mC[/TEX]=6 g =>[TEX]nC[/TEX]=0,5 mol.
[TEX]C------>CO_2[/TEX]
Ta thấy rằng khi đốt Y cũng giống như đốt X.
=>[TEX]mCO_2[/TEX]=22 g.
Câu D.
Câu 12:Este X được tạo thành từ phản ứng giữa axit oxalic và 2 ancol đơn chức. Trong phân tử este số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng với KOH dư thì thấy có 16,8 gam KOH phản ứng. giá trị của m.A.31,68 gam B. 21,9 gam C. 19,8 gam D. 18,9 gam

Theo đề bài thì công thức của Este chắc chắn sẽ là [TEX]CH_3-OOCH-HCOO-CH_2-CH_3[/TEX]. Nếu nối đôi thì sẽ không phải là ancol nữa.
Do Este 2 chức => [TEX]nKOH=2nEste[/TEX]=>[TEX]nEste[/TEX]=0,15 mol =>[TEX]mEste[/TEX]=132.0,15 =19,8g
Câu C.
Câu 13:Những ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A.HSO4-, Na+, Ca2+, CO32- B. OH-, Na+, Ba2+, Cl-+
C.Na+, Mg2+, OH-, NO3- D. Ba2+, H+, Cl-, ỌH-
Cặp ion nào không đối kháng sẽ tồn tại được trong cùng dung dịch.
Vậy đáp án sẽ là câu B.

Câu 15:Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh thu được 5,6 gam X rồi nung nóng X trong điều kiện không có không khí sau 1 thời gian thu được hỗn hợp rắn A gồm FeS, FeS2, Fe và S. Cho toàn bộ A vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 13,44 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp X
A.40% B. 60% C. 75% D. 65%
Ta thấy rằng cho A pứ với [TEX]HNO_3[/TEX] cũng giống như cho X pứ [TEX]HNO_3[/TEX] do thành phần nguyên tố không bị thay đổi trong quá trình pứ (Không có không khí).
Đặc nóng thì tạo [TEX]NO_2[/TEX]
Vậy ta gọi x-->[TEX]nS[/TEX]; y-->[TEX]Fe[/TEX]
32x+56y=5,6 (I)
ĐLBT Electron: 6x+3y=0,6 (II)
Từ (I) và (II) => x=0,07; y=0,06.
=>[TEX]%mFe[/TEX]=60%.
Câu B.
Xin thầy góp ý cho em ạ!
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mấy em làm rất tốt
Em kienthuc ,rượu đó là bậc II, thầy nhầm, mong các em thông cảm

Thầy tiếp tục gửi bài cho các em luyện tập, mấy em cứ làm, bài nào mấy em đúng thì thầy không sửa,bài nào mấy em sai hoặc cách giải dài, thầy sẽ góp y.Thân!

Câu 14:Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđêhit CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO thu được 8,96 lít CO2 và 2,7 gam H2O. Trộn m gam hỗn hợp X với H2 (đktc) (Ni xúc tác) nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua 200ml dung dịch nước brom 1M sau phản ứng nước brôm có nồng độ 0,25M. Số mol H2 đã phản ứng
A.0,3 mol B. 0,35 mol C. 0,25 mol D. 0,5 mol
Ta thấy 2 chất trên có cùng số [TEX]C[/TEX] và số [TEX]H[/TEX].
[TEX]C_3------>3CO_2[/TEX]

[TEX]H_4------>2H_2O[/TEX]
Từ điều trên ta có tổng mol của X được tính từ [TEX]C[/TEX] sẽ là [TEX]\frac{0,4}{3}[/TEX]
Còn tổng mol của X tính từ [TEX]H[/TEX] sẽ là [TEX]\frac{0,15}{2}[/TEX]
Sao tổng mol nó không giống há Thầy!
Mong Thầy góp ý cho em ạ!
 
N

nhoklokbok

thưa thầy, em chưa hiểu câu 16 muốn hỏi gì và thầy giải như thế em đọc không rõ. mong thầy giải lại chi tiết giúp em. em cảm ơn thầy ạ:)
 
L

li94

Câu 16:Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 1M. nếu đốt chấy hoàn toàn m gam X cần 16,24 lít O2(đktc) thu được 35,2 gam CO2 và m gam H2O. giá trị của m là
9 gam B. 14,4 gam C. 10,8 gam D. 18 gam


câu này có lẽ thầy viết đề bị nhầm ạ.

m (gam) X --> m (gam) H2O
 
Top Bottom