ÔN BÀI ĐÊM KHUYA THỨ NĂM (05 lý thuyết + 05 bài tập)
* Vì nhiều trường bắt đầu bước vào giai đoạn kiểm tra giữa kỳ, nên anh pha trộn nhiều lý thuyết lên. Em nào quan tâm môn Lý thì vào đây nhé !
Câu 01: Một vật dao động điều hòa có khối lượng [tex]m=100g[/tex], khi đi qua vị trí cân bằng vật đạt vận tốc [tex]20(cm/s)[/tex]. Thế năng khi vật đạt vận tốc [tex]15(cm/s)[/tex] là:
A. [tex]1,125.10^{-3}(J)[/tex]
B. [tex]8,75.10^{-4}(J)[/tex]
C. [tex]1,75.10^{-4}(J)[/tex]
D. [tex]8,75.10^{-3}(J)[/tex]
Câu 02: Chọn phát biểu
sai khi nói về sóng âm:
A. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí
C. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
D. Năng lượng sóng âm tỉ lệ với bình phương biên độ sóng
Câu 03: Cho các phát biểu sau về dao động điều hòa:
(a) Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng
(b) Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật ngược chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng
(c) Vecto gia tốc của vật bắt đầu đổi chiều khi vật có li độ bằng [tex]0[/tex]
(d) Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chậm dần đều
(e) Vận tốc của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng
(f) Gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở biên dương
Số phát biểu đúng là:
A. [tex]2[/tex]
B. [tex]4[/tex]
C. [tex]3[/tex]
D. [tex]1[/tex]
Câu 04: Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường:
A. Rắn, lỏng và chân không
B. Rắn, lỏng và khí
C. Rắn, khí và chân không
D. Lỏng, khí và chân không
Câu 05: Biên độ của dao động cưỡng bức
không phụ thuộc vào:
A. Cách chọn thời điểm ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
B. Tần số của ngoaị lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
C. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
D. Lực cản tác dụng lên hệ
Câu 06: Độ cao của âm là một đặc trưng:
A. Vật lý của âm gắn liền với tần số âm
B. Sinh lý của âm gắn liền với biên độ âm
C. Sinh lý của âm gắn liền với tần số âm
D. Vât lý của âm gắn liền với biên độ âm
Câu 07: Hai học sinh xác định tốc độ truyền âm của một thanh kim loại bằng đồng hồ bấm giây. Một học sinh này dùng thanh kim loại dài [tex]1(km)[/tex] rồi dùng búa gõ vào một đầu, học sinh kia áp tai vào đầu còn lại của thanh kim loại và nghe được âm của tiếng gõ hai lần (một lần qua thanh kim loại, một lần qua không khí). Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được là [tex]2,62(s)[/tex]. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là [tex]340(m/s)[/tex]. Tốc độ truyền âm trong thanh kim loại là:
A. [tex]3,1(km/s)[/tex]
B. [tex]5,8(km/s)[/tex]
C. [tex]6,2(km/s)[/tex]
D. [tex]2,9(km/s)[/tex]
Câu 08: Hai nguồn [tex]A,B[/tex] trên mặt chất lỏng dao động theo phương thẳng đứng cùng tần số [tex]f=15(Hz)[/tex], cùng biên độ và cùng pha. Điểm [tex]M[/tex] nằm trên mặt chất lỏng có [tex]AM-BM=8(cm)[/tex] nằm trên đường dao động với biên độ cực đại. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên [tex]AM[/tex] nhiều hơn [tex]06[/tex] điểm so với trên [tex]BM[/tex]. Tốc độ truyền sóng là:
A. [tex]60(cm/s)[/tex]
B. [tex]40(cm/s)[/tex]
C. [tex]24(cm/s)[/tex]
D. [tex]20(cm/s)[/tex]
Câu 09: Một chất điểm dao động điều hòa có sự phụ thuộc của li độ [tex]x[/tex] theo thời gian [tex]t[/tex] như hình vẽ. Tại thời điểm ban đầu (t=0), gia tốc của chất điểm
có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
View attachment 81976
A. [tex]-6(m/s^2)[/tex]
B. [tex]4,5(m/s^2)[/tex]
C. [tex]-4,5(m/s^2)[/tex]
D. [tex]6(m/s^2)[/tex]
Câu 10: Một vật dao động điều hòa theo phương trình [tex]x=5cos(\frac{10\pi}{3} t-\frac{\pi}{3})(cm)[/tex]. Kể từ [tex]t=0[/tex], thời điểm vật qua vị trí có li độ [tex]x=-2,5(cm)[/tex] lần thứ [tex]2018[/tex] là:
A. [tex]601,6(s)[/tex]
B. [tex]603,4(s)[/tex]
C. [tex]601,3(s)[/tex]
D. [tex]605,3(s)[/tex]
---------------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------------
Chúc các em hoàn thành tốt !
Công bố đáp án vào sáng mai !