ÔN BÀI ĐÊM KHUYA VẬT LÍ 12

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Câu 03: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng mmm, lò xo có độ cứng KKK dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Thời gian ngắn nhất để thế năng của con lắc giảm từ giá trị cực đại đến nửa giá trị cực đại là:
A. π2mk−−√π2mk\frac{\pi}{2}\sqrt{\frac{m}{k}}
B. π4mk−−√π4mk\frac{\pi}{4}\sqrt{\frac{m}{k}}
C. π3mk−−√π3mk\frac{\pi}{3}\sqrt{\frac{m}{k}}
D. π6mk−−√
À à, từ A về A căn 2 /2, vậy là B, nãy em tính ẩu :D
 

hip2608

Học sinh gương mẫu
Thành viên
25 Tháng chín 2017
2,059
2,338
441
Hà Nội
Hanoi
ÔN BÀI ĐÊM KHUYA THỨ NĂM (05 lý thuyết + 05 bài tập)
* Vì nhiều trường bắt đầu bước vào giai đoạn kiểm tra giữa kỳ, nên anh pha trộn nhiều lý thuyết lên. Em nào quan tâm môn Lý thì vào đây nhé !
Câu 01:
Một vật dao động điều hòa có khối lượng [tex]m=100g[/tex], khi đi qua vị trí cân bằng vật đạt vận tốc [tex]20(cm/s)[/tex]. Thế năng khi vật đạt vận tốc [tex]15(cm/s)[/tex] là:
A. [tex]1,125.10^{-3}(J)[/tex]
B. [tex]8,75.10^{-4}(J)[/tex]
C. [tex]1,75.10^{-4}(J)[/tex]
D. [tex]8,75.10^{-3}(J)[/tex]
Câu 02: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm:
A. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí
C. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
D. Năng lượng sóng âm tỉ lệ với bình phương biên độ sóng
Câu 03: Cho các phát biểu sau về dao động điều hòa:
(a) Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng
(b) Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật ngược chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng
(c) Vecto gia tốc của vật bắt đầu đổi chiều khi vật có li độ bằng [tex]0[/tex]
(d) Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chậm dần đều
(e) Vận tốc của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng
(f) Gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở biên dương
Số phát biểu đúng là:
A. [tex]2[/tex]
B. [tex]4[/tex]
C. [tex]3[/tex]
D. [tex]1[/tex]
Câu 04: Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường:
A. Rắn, lỏng và chân không
B. Rắn, lỏng và khí
C. Rắn, khí và chân không
D. Lỏng, khí và chân không
Câu 05: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. Cách chọn thời điểm ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
B. Tần số của ngoaị lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
C. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
D. Lực cản tác dụng lên hệ
Câu 06: Độ cao của âm là một đặc trưng:
A. Vật lý của âm gắn liền với tần số âm
B. Sinh lý của âm gắn liền với biên độ âm
C. Sinh lý của âm gắn liền với tần số âm
D. Vât lý của âm gắn liền với biên độ âm
Câu 07: Hai học sinh xác định tốc độ truyền âm của một thanh kim loại bằng đồng hồ bấm giây. Một học sinh này dùng thanh kim loại dài [tex]1(km)[/tex] rồi dùng búa gõ vào một đầu, học sinh kia áp tai vào đầu còn lại của thanh kim loại và nghe được âm của tiếng gõ hai lần (một lần qua thanh kim loại, một lần qua không khí). Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được là [tex]2,62(s)[/tex]. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là [tex]340(m/s)[/tex]. Tốc độ truyền âm trong thanh kim loại là:
A. [tex]3,1(km/s)[/tex]
B. [tex]5,8(km/s)[/tex]
C. [tex]6,2(km/s)[/tex]
D. [tex]2,9(km/s)[/tex]
Câu 08: Hai nguồn [tex]A,B[/tex] trên mặt chất lỏng dao động theo phương thẳng đứng cùng tần số [tex]f=15(Hz)[/tex], cùng biên độ và cùng pha. Điểm [tex]M[/tex] nằm trên mặt chất lỏng có [tex]AM-BM=8(cm)[/tex] nằm trên đường dao động với biên độ cực đại. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên [tex]AM[/tex] nhiều hơn [tex]06[/tex] điểm so với trên [tex]BM[/tex]. Tốc độ truyền sóng là:
A. [tex]60(cm/s)[/tex]
B. [tex]40(cm/s)[/tex]
C. [tex]24(cm/s)[/tex]
D. [tex]20(cm/s)[/tex]
Câu 09: Một chất điểm dao động điều hòa có sự phụ thuộc của li độ [tex]x[/tex] theo thời gian [tex]t[/tex] như hình vẽ. Tại thời điểm ban đầu (t=0), gia tốc của chất điểm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
View attachment 81976
A. [tex]-6(m/s^2)[/tex]
B. [tex]4,5(m/s^2)[/tex]
C. [tex]-4,5(m/s^2)[/tex]
D. [tex]6(m/s^2)[/tex]
Câu 10: Một vật dao động điều hòa theo phương trình [tex]x=5cos(\frac{10\pi}{3} t-\frac{\pi}{3})(cm)[/tex]. Kể từ [tex]t=0[/tex], thời điểm vật qua vị trí có li độ [tex]x=-2,5(cm)[/tex] lần thứ [tex]2018[/tex] là:
A. [tex]601,6(s)[/tex]
B. [tex]603,4(s)[/tex]
C. [tex]601,3(s)[/tex]
D. [tex]605,3(s)[/tex]
---------------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------------
Chúc các em hoàn thành tốt !
Công bố đáp án vào sáng mai !
1D
2C
3B
4B
5A
6A
7
8B
9D
10.D
 
  • Like
Reactions: Bút Bi Xanh

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
C. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
Câu 03: Cho các phát biểu sau về dao động điều hòa:
(a) Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng
(b) Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật ngược chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng
(c) Vecto gia tốc của vật bắt đầu đổi chiều khi vật có li độ bằng 000
(d) Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chậm dần đều
(e) Vận tốc của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng
(f) Gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở biên dương
Số phát biểu đúng là:
A. 222
B. 444
C. 333
D. 1
3B
Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường:
A. Rắn, lỏng và chân không
B. Rắn, lỏng và khí
C. Rắn, khí và chân không
D. Lỏng, khí và chân không
'
A. Cách chọn thời điểm ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ
C. Sinh lý của âm gắn liền với tần số âm
Bài toán thì tí em lấy bút ra đã ạ
 
  • Like
Reactions: Bút Bi Xanh

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
1B
2C
3B
4B
5A
6C
7 hê hê, em không biết
8B
9A
10 :(
Ối công bố đáp án luôn rồi kìa
Sửa câu 7 đi anhh
1.B
còn câu 3 8 9 anh giải chi tiết giúp e vs ạ
câu 9 e đoán là A
Anh sẽ giải chi tiết các câu 03, 07, 08, và 09
Bài 03:
Các phát biểu đúng là: [tex]a,c[/tex]
- Phát biểu [tex]b[/tex] sai vì: khi chuyển động về VTCB là nhanh dần nên [tex](v.a)>0[/tex] => cùng chiều. Còn khi chuyển động ra biên thì [tex](v.a)<0[/tex] vì là chuyển động chậm dần.
- Phát biểu [tex]d[/tex] sai vì đó là chuyển động chậm dần chứ không phải chuyển động chậm dần đều
- Phát biểu [tex]e[/tex] sai, vì nó chỉ đúng khi vật qua VTCB theo chiều dương thôi, khi đó vận tốc có gía trị dương cực đại. Ngược lại, khi qua VTCB nhưng theo chiều âm thì giá trị vận tốc là cực tiểu, nhưng độ lớn thì vẫn không đổi so với khi qua VTCB theo chiều dương
- Phát biểu [tex]f[/tex] sai vì gia tốc có giá trị cực đại tại biên âm; nhưng khi nói về độ lớn cực đại thì hai biên âm và dương đều lớn nhất
Bài 07:
Bài này từng thi Đại học rồi các em nhé.
Bài giải thì cực kỳ đơn giản, chỉ dùng mỗi công thức [tex]t=\frac{s}{v}[/tex]
- Bài này sóng âm truyền trong hai môi trường rắn và không khí. Ta biết rằng tốc độ truyền âm trong rắn là lớn nhất.
- Gọi thời gian sóng âm truyền hết [tex]1(km)=1000(m)[/tex] môi trường rắn là: [tex]t_1=\frac{s}{v}=\frac{1000}{v_1}(s)[/tex]
- Gọi thời gian sóng âm truyền hết [tex]1000(m)[/tex] môi trường không khí là: [tex]t_2=\frac{s}{v}=\frac{1000}{340}(s)[/tex]
Theo đề thì: [tex]t_2-t_1=2,62(s)[/tex]
Lúc đó tìm được [tex]v_1[/tex]
Bài 08:
cau_08.jpg
Vì [tex]MA>MB[/tex] nên điểm [tex]M[/tex] nằm gần nguồn [tex]B[/tex] hơn. Gọi bậc của điểm [tex]M[/tex] là [tex]k_M[/tex]
Gọi [tex]O[/tex] là giao điểm của [tex]AB[/tex] và đường trung trực.
Gọi số cực đại trong khoảng [tex]OA[/tex] là: [tex]x[/tex] (chưa gồm cực đại trung trực)
=> Số cực đại trong khoảng [tex]OB[/tex] cũng là [tex]x[/tex]
Số cực đại trên đoạn [tex]OA: x+1+k_M[/tex] (đường)
Số cực đại trên đoạn [tex]OB:x-(k_M-1)[/tex] (đường)
=> Chênh lệch số đường trên [tex]OA[/tex] và [tex]OB[/tex] là [tex]2k_M=6=>k_M=3[/tex]
Vậy điểm [tex]M[/tex] nằm trên cực đại bậc [tex]03[/tex]
Ta có: [tex]AM-BM=k_M \lambda=>\lambda=\frac{8}{3}(cm)[/tex]
Các em tự tính vận tốc sóng !
Bài 09: Nhìn đồ thị, ta thấy thời gian đi từ biên âm đến VTCB lần thứ hai là: [tex](0,6-0,225)=\frac{3}{8}(s)[/tex]
Đưa vào vòng tròn lượng giác thì quét góc: [tex]\frac{3\pi}{2}[/tex]. Mặt khác [tex]\Delta \varphi =\omega t=>\omega =4\pi(rad/s)[/tex]
- Ta xác định lúc [tex]t=0[/tex] thì li độ chất điểm là bao nhiêu, sau đó áp dụng công thức [tex]a=-\omega^2 x[/tex] để tìm giá trị gia tốc lúc [tex]t=0[/tex] thôi nhé.
Ta nhìn đồ thị, tính góc quét từ [tex]t=0[/tex] đến biên âm lần đầu tiên: [tex]\Delta \varphi = \omega t=4\pi.0,225=\frac{9\pi}{10}[/tex]
Trên vòng tròn lương giác, từ biên âm đếm thuận chiều kim đồng hồ một góc [tex]\frac{9\pi}{10}[/tex]
ccau_09.jpg
Ta tính được li độ tại [tex]t=0[/tex] với [tex]x=4cos(\frac{\pi}{10})=3,8(cm)[/tex]
Áp dụng: [tex]a=-\omega^2 x[/tex] ta tính giá trị gia tốc
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tối nay 20h00 ÔN BÀI ĐÊM KHUYA nữa nha các em !
 
Top Bottom