Những câu chuyện không bao giờ là cũ

S

scientists

Cà phê của cuộc đời

Một nhóm học sinh cũ khá thành công và ổn định trong nghề nghiệp tập trung tại nhà một thầy giáo cũ. Câu chuyện dần dà chuyển sang những than thở về áp lực cuộc sống và công việc.

Đãi cà phê cho các vị khách của mình, thầy giáo vô bếp mang ra một ấm to cà phê và nhiều ly tách khác nhau từ ly nhựa, ly sứ, ly thủy tinh, có cái đơn giản, xinh xắn, có cái sang trọng đắt tiền. Thầy bảo các học sinh tự lấy cà phê cho mình.

Khi em nào cũng chọn được cái tách cho mình, thầy nói:

“Nếu các em để ý sẽ thấy mấy cái tách đẹp, sang trọng và đắt tiền được chọn ngay, chỉ có những cái bình thường và rẻ tiền được chừa lại. Cũng bình thường thôi, thường thì người ta chỉ muốn những cái tốt nhất cho mình. Đó cũng chính là nguồn cội của những vấn đề và áp lực”.

Hãy hiểu rõ ràng rằng bản thân cái tách không làm cà phê ngon hơn. Trong mọi trường hợp, nó chỉ làm cà phê mắc tiền hơn hay trong vài trường hợp nó át hẳn mùi vị của cà phê.

Những gì bạn muốn ở đây đơn giản chỉ là cà phê, không phải là cái tách nhưng một cách vô thức các em lại hướng đến những cái tách tốt nhất... và sau đó các em bắt đầu nghía tách của các bạn khác.

Hãy nghĩ thử xem: cuộc sống như cà phê; công việc, tiền bạc và vị trí trong xã hội là những cái tách thôi. Chúng chỉ là những công cụ để chứa đựng cuộc sống này và loại “tách” chúng ta có được không quyết định, cũng không thay đổi giá trị của cuộc sống chúng ta.

Đôi khi vì quá chạy theo những cái tách mà chúng ta bỏ mất cơ hội thưởng thức cà phê! Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng hết mức mọi thứ mà họ có.

Sống đơn giản. Yêu thương ngập tràn. Quan tâm sâu sắc. Nói những lời tử tế.
ST
 
S

scientists

Sự hào phóng đích thực


Khi cơn bão ập đến khu thị trấn nhỏ ở gần nhà tôi, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Ngay sau đó, các báo địa phương đều đăng tải những câu chuyện thương tâm về một số gia đình chịu hậu quả nặng nề nhất từ cơn bão.

Ngày chủ nhật nọ, một bức ảnh đập vào mắt tôi. Một phụ nữ trẻ đang đứng trước căn nhà lưu động đã bị bão phá huỷ, vẻ đau khổ hằn trên gương mặt chị. Một cậu bé chừng bảy, tám tuổi gì đó đứng cạnh, ánh mắt cúi xuống. Nắm chặt váy người mẹ là một bé gái nhìn chằm chằm vào máy ảnh, đôi mắt em mở rộng đầy lo lắng và hoảng sợ.

Bài báo kèm theo bức ảnh đó rất gần gũi với từng thành viên trong gia đình tôi. Bằng sự cảm thông sâu sắc, tôi nhận thấy gia đình họ có nhiều điểm tương đồng với gia đình mình. Đây sẽ là dịp phù hợp để dạy các con tôi về việc cần phải giúp đỡ những người kém may mắn hơn chúng. Tôi buộc bức ảnh của gia đình đó lên chiếc tủ lạnh trong nhà và bắt đầu giải thích về cảnh ngộ của họ với hai đứa con sinh đôi lên bảy là Brad và Brett và cô con gái ba tuổi Meghan.

“Chúng ta thì có quá nhiều trong khi những người nghèo khổ này thì chẳng có gì”, tôi nói. “Chúng ta sẽ chia sẻ với họ những gì ta có”.

Tôi lấy trên gác mái xuống ba chiếc hộp lớn và đặt trên sàn nhà phòng khách. Meghan đứng nhìn nghiêm nghị khi các anh và mẹ chất đầy một hộp các loại hàng hoá đóng hộp, các loại thực phẩm không bị hỏng, xà phòng và nhiều vật dụng tắm giặt đủ loại khác.

Lúc tôi phân loại quần áo của cả nhà, tôi khuyến khích các con xem qua đống đồ chơi của chúng để đem tặng những thứ chúng không thích nữa, Meghan im lặng quan sát khi các anh chất đống những đồ chơi đã bỏ xó từ lâu.

“Mẹ sẽ giúp con tìm thứ gì đó cho cô bạn gái đó khi mẹ làm xong việc này”, tôi nói.

Hai con trai tôi bỏ tất cả số đồ chơi chúng đã chọn để cho đi vào một chiếc hộp trong khi tôi bỏ đống quần áo vào hộp thứ ba. Lúc đó bé Meghan bước tới, ôm sát ngực Lucy, con búp bê nhồi bằng giẻ rách nó rất yêu quý đã rách mòn, phai màu. Con bé đứng trước hộp đựng đồ chơi, áp sát khuôn mặt tròn bé bỏng vào mặt Lucy, hôn con búp bê lần cuối sau đó nhẹ nhàng đặt nó lên trên các món đồ chơi khác.

“Ồ, con yêu. Con không phải đem tặng Lucy đâu. Con yêu nó thế cơ mà”.

Meghan nghiêm nghị gật đầu, đôi mắt ầng ậc nước. “Lucy làm cho con vui mẹ à, thế nên có thể nó cũng sẽ khiến cô bé kia được hạnh phúc”.

Nghẹn ứ trong cổ họng, tôi lặng nhìn Meghan một lúc lâu, tự hỏi làm sao tôi có thể dạy các con trai tôi bài học như con bé đã dạy cho tôi. Vì tôi chợt nhận ra ai cũng có thể cho đi những thứ họ không còn cần tới nữa. Sự hào phóng thực sự phải là có thể cho đi những gì bạn yêu thích nhất.

Lòng nhân từ chân thực là khi một đứa trẻ lên ba đem tài sản quý giá của nó dù chỉ là một con búp bê đã sờn cũ tặng cho một cô bé không quen với hy vọng con búp bê sẽ đem lại cho cô bé đó nhiều niềm vui như đã từng đem lại cho nó. Tôi đã muốn dạy bảo con nhưng rốt cuộc lại được chính con dạy lại.

Hai đứa anh trai đứng nhìn, miệng há to kinh ngạc khi thấy cô em gái đặt con búp bê yêu thích nhất vào trong hộp. Không nói lời nào, Brad đứng lên, bước vào phòng, sau đó trở ra, mang theo một nhân vật siêu nhân nó rất thích. Thoáng chút ngần ngại, Brad cầm lấy món đồ chơi, nhìn sang Meghan rồi đặt nó vào hộp, cạnh chỗ Lucy.

Một nụ cười chậm rãi rộng mở trên khuôn mặt Brett, sau đó nó đứng dậy, hai mắt lấp lánh khi tìm ra một vài chiếc ô tô làm bằng hộp diêm vốn là niềm tự hào của nó.

Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy hai cậu con trai cũng đã nhận ra ý nghĩa trong cử chỉ của bé Meghan. Nén vào lòng những giọt nước mắt xúc động, tôi giang tay ôm chặt cả ba đứa.

Bắt chước đứa con bé bỏng, tôi bỏ chiếc áo khoác màu nâu đã cũ có cổ tay áo bị sờn khỏi thùng quần áo và thay vào đó là chiếc áo khoác màu xanh vừa mua tuần trước. Tôi hy vọng người phụ nữ trong bức ảnh cũng sẽ thích nó như tôi.

Cho đi những gì ta không cần nữa thật dễ dàng nhưng phải tự nguyện rời bỏ những gì ta yêu thích thì thật vô cùng khó khăn, phải không nào? Tuy nhiên tinh thần đích thực của hành động cho đi ấy chính là đem tặng với cả trái tim từ chính bạn.
ST​
 
S

scientists

Sự hào phóng đích thực


Khi cơn bão ập đến khu thị trấn nhỏ ở gần nhà tôi, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Ngay sau đó, các báo địa phương đều đăng tải những câu chuyện thương tâm về một số gia đình chịu hậu quả nặng nề nhất từ cơn bão.

Ngày chủ nhật nọ, một bức ảnh đập vào mắt tôi. Một phụ nữ trẻ đang đứng trước căn nhà lưu động đã bị bão phá huỷ, vẻ đau khổ hằn trên gương mặt chị. Một cậu bé chừng bảy, tám tuổi gì đó đứng cạnh, ánh mắt cúi xuống. Nắm chặt váy người mẹ là một bé gái nhìn chằm chằm vào máy ảnh, đôi mắt em mở rộng đầy lo lắng và hoảng sợ.

Bài báo kèm theo bức ảnh đó rất gần gũi với từng thành viên trong gia đình tôi. Bằng sự cảm thông sâu sắc, tôi nhận thấy gia đình họ có nhiều điểm tương đồng với gia đình mình. Đây sẽ là dịp phù hợp để dạy các con tôi về việc cần phải giúp đỡ những người kém may mắn hơn chúng. Tôi buộc bức ảnh của gia đình đó lên chiếc tủ lạnh trong nhà và bắt đầu giải thích về cảnh ngộ của họ với hai đứa con sinh đôi lên bảy là Brad và Brett và cô con gái ba tuổi Meghan.

“Chúng ta thì có quá nhiều trong khi những người nghèo khổ này thì chẳng có gì”, tôi nói. “Chúng ta sẽ chia sẻ với họ những gì ta có”.

Tôi lấy trên gác mái xuống ba chiếc hộp lớn và đặt trên sàn nhà phòng khách. Meghan đứng nhìn nghiêm nghị khi các anh và mẹ chất đầy một hộp các loại hàng hoá đóng hộp, các loại thực phẩm không bị hỏng, xà phòng và nhiều vật dụng tắm giặt đủ loại khác.

Lúc tôi phân loại quần áo của cả nhà, tôi khuyến khích các con xem qua đống đồ chơi của chúng để đem tặng những thứ chúng không thích nữa, Meghan im lặng quan sát khi các anh chất đống những đồ chơi đã bỏ xó từ lâu.

“Mẹ sẽ giúp con tìm thứ gì đó cho cô bạn gái đó khi mẹ làm xong việc này”, tôi nói.

Hai con trai tôi bỏ tất cả số đồ chơi chúng đã chọn để cho đi vào một chiếc hộp trong khi tôi bỏ đống quần áo vào hộp thứ ba. Lúc đó bé Meghan bước tới, ôm sát ngực Lucy, con búp bê nhồi bằng giẻ rách nó rất yêu quý đã rách mòn, phai màu. Con bé đứng trước hộp đựng đồ chơi, áp sát khuôn mặt tròn bé bỏng vào mặt Lucy, hôn con búp bê lần cuối sau đó nhẹ nhàng đặt nó lên trên các món đồ chơi khác.

“Ồ, con yêu. Con không phải đem tặng Lucy đâu. Con yêu nó thế cơ mà”.

Meghan nghiêm nghị gật đầu, đôi mắt ầng ậc nước. “Lucy làm cho con vui mẹ à, thế nên có thể nó cũng sẽ khiến cô bé kia được hạnh phúc”.

Nghẹn ứ trong cổ họng, tôi lặng nhìn Meghan một lúc lâu, tự hỏi làm sao tôi có thể dạy các con trai tôi bài học như con bé đã dạy cho tôi. Vì tôi chợt nhận ra ai cũng có thể cho đi những thứ họ không còn cần tới nữa. Sự hào phóng thực sự phải là có thể cho đi những gì bạn yêu thích nhất.

Lòng nhân từ chân thực là khi một đứa trẻ lên ba đem tài sản quý giá của nó dù chỉ là một con búp bê đã sờn cũ tặng cho một cô bé không quen với hy vọng con búp bê sẽ đem lại cho cô bé đó nhiều niềm vui như đã từng đem lại cho nó. Tôi đã muốn dạy bảo con nhưng rốt cuộc lại được chính con dạy lại.

Hai đứa anh trai đứng nhìn, miệng há to kinh ngạc khi thấy cô em gái đặt con búp bê yêu thích nhất vào trong hộp. Không nói lời nào, Brad đứng lên, bước vào phòng, sau đó trở ra, mang theo một nhân vật siêu nhân nó rất thích. Thoáng chút ngần ngại, Brad cầm lấy món đồ chơi, nhìn sang Meghan rồi đặt nó vào hộp, cạnh chỗ Lucy.

Một nụ cười chậm rãi rộng mở trên khuôn mặt Brett, sau đó nó đứng dậy, hai mắt lấp lánh khi tìm ra một vài chiếc ô tô làm bằng hộp diêm vốn là niềm tự hào của nó.

Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy hai cậu con trai cũng đã nhận ra ý nghĩa trong cử chỉ của bé Meghan. Nén vào lòng những giọt nước mắt xúc động, tôi giang tay ôm chặt cả ba đứa.

Bắt chước đứa con bé bỏng, tôi bỏ chiếc áo khoác màu nâu đã cũ có cổ tay áo bị sờn khỏi thùng quần áo và thay vào đó là chiếc áo khoác màu xanh vừa mua tuần trước. Tôi hy vọng người phụ nữ trong bức ảnh cũng sẽ thích nó như tôi.

Cho đi những gì ta không cần nữa thật dễ dàng nhưng phải tự nguyện rời bỏ những gì ta yêu thích thì thật vô cùng khó khăn, phải không nào? Tuy nhiên tinh thần đích thực của hành động cho đi ấy chính là đem tặng với cả trái tim từ chính bạn.
ST​
 
S

scientists

Thiên đàng và địa ngục

Một người sùng đạo nói chuyện với Chúa “ Thưa Chúa, con rất muốn biết Thiên đường và Địa ngục như thế nào”. Chúa dẫn anh ta vào hai cái cửa...

Chúa mở cái cửa đầu tiên, người đàn ông nhìn vào.

Ở giữa phòng có một cái bàn tròn lớn. Ở giữa bàn có một nồi nước hầm bốc khói nghi ngút trông thật ngon và hấp dẫn, khiến cho người đàn ông nhỏ nước miếng.

Nhưng mọi người ngồi xung quanh bàn thì lại gầy guộc, xanh xao, cứ như là bị bỏ đói từ lâu vậy.

Mỗi người ai cũng đang cầm chiếc thìa có cán dài được buộc vào cánh tay. Họ có thể với chiếc thìa dài tới nồi nước hầm để múc, nhưng vì nó dài quá, và bị buộc vào tay, nên họ không thể cho vào miệng được.

Người đàn ông rùng mình trước cảnh tượng khổ sở như vậy. Chúa nói: “Đấy, con vừa nhìn thấy Địa ngục”.

Tiếp tục họ bước sang phòng thứ hai và mở cửa. Mọi thứ xung quanh đều giống phòng đầu tiên. Có một cái bàn tròn lớn với một nồi nước hầm hấp dẫn làm cho người đàn ông nhỏ nước miếng. Mọi người xung quanh cũng cầm cái thìa có cán dài, nhưng mọi người ở đây trông thật béo tốt, no nê, mãn nguyện, cười nói rôm rả.

Người đàn ông thắc mắc: “Con không hiểu, thưa Chúa”.

“Đơn giản thôi” - Chúa đáp - “Ở nơi này, mọi người biết cách đút cho nhau ăn”.
ST​
 
S

scientists

Những bông hồng của Ruby

Hàng xóm nhà tôi là những người kì quặc. Bọn trẻ chúng tôi thường gọi họ là Jack “điên” và Ruby “mũi đỏ”. Họ ngồi ngoài hiên uống rượu cả ngày. Tất cả những gì chúng tôi có thể nghe họ nói là: “Bọn nhóc! Tránh xa những chậu hoa hồng ra!”.

Jack và Ruby có một đứa con trai, Jack nhỏ. Anh ta đi chiến trường Việt Nam. Ngày Jack nhỏ trở về, chúng tôi đang chơi bóng trong sân nhà. Johnny cố bắt quả bóng và trượt chân ngã vào những chậu hồng.

Đau đớn, nó thét lên thật kinh hoàng nhưng những bụi hồng thì còn kinh hoàng hơn. Ít nhất cũng phải chục chậu đã bị phá huỷ hoàn toàn. Johnny vừa hét vừa nhổ gai. Đúng lúc đó một chiếc xe lao đến, người đàn ông lao về phía Johnny và hét lên: “********* làm cái quái gì thế? Hãy nhìn xem ********* đã làm gì với những bông hoa! ********* chỉ giỏi phá hoại”.

Sau đó là những phút giây hỗn loạn. Bọn tôi chạy tán loạn. Ruby và Jack cố gắng can ngăn con trai. Anh ta tiếp tục gào thét lạc cả giọng. Ruby không phải là người tôi có cảm tình nhưng tôi thực sự thấy buồn khi nhìn cảnh bà vừa khóc vừa van nài Jack nhỏ vào nhà.

Tôi và đứa em gái chạy như bay về nhà, hốt hoảng kể lại cho mẹ nghe mọi chuyện. Mẹ mắng chúng tôi: “Mẹ đã bảo là không được chơi gần những chậu hồng rồi cơ mà. Đi ra ngoài và giúp mẹ sửa lại hoa cho bác Ruby”.

“Mẹ, con nghĩ là mẹ không thích nhà họ cơ mà” - tôi phản đối

Mẹ nghiêm khắc nhìn còn bọn tôi riu ríu bước theo.

Trong khi mẹ kiểm tra những chậu hồng bị dập, bọn tôi thì thầm đoán xem thằng Johnny có nhổ hết được gai ra không. Đúng lúc đó, cửa nhà bật mở, Ruby chầm chậm bước ra với đôi mắt đỏ hoe.

Ruby bước lại gần chỗ mẹ tôi. Hai người phụ nữ nhìn nhau. Chúng tôi nín thở, chờ xem ai sẽ là người “nổ pháo” trước.

Bỗng nhiên mẹ tôi bước về phía trước, nắm lấy tay Ruby: “Tôi rất mừng khi con trai chị đã trở về. Chắc thời gian ở Việt Nam kinh hoàng lắm. Chúng tôi rất xin lỗi về những bông hồng. Bọn trẻ sẽ sửa lại chúng. Và hi vọng đến mùa hè, những bông hoa lại có thể nở ”.

Thật lạ, Ruby mỉm cười dù hai mắt bà vẫn long lanh những giọt nước mắt: “Tôi biết chúng tôi thật khắt khe về những chậu hồng, nhưng chúng thật đặc biệt với chúng tôi. Hồi mẹ tôi từ Anh sang đây, bà đã mang theo hạt giống loài hoa yêu thích nhất để trồng. Chúng nhắc bà nhớ về quê hương”.

Bà dừng lại một chút rồi buồn buồn nói tiếp: “Kể từ khi mẹ tôi mất, dù chúng tôi đã cố gắng nhưng hoa hồng không đẹp như ngày được mẹ tôi chăm. Mẹ tôi mất khi Jack đang ở Việt Nam, chúng tôi đã giấu nó. Khi nhìn thấy những bụi hồng bị phá, nó không kiềm chế nổi”.

Bây giờ thì tôi thật sự thấy buồn cho bác Ruby. Chắc là mẹ và em gái tôi cũng thế.

“Chúng tôi cũng thích những bụi hoa này lắm!” - Mẹ tôi nói - “Để tôi giúp chị chăm sóc chúng, trước đây tôi cũng biết chút ít về trồng hoa”.

Mẹ tôi và bác Ruby cùng chăm sóc hàng rào hoa hồng suốt mùa hè đó và nhiều mùa hè sau nữa. Cả tôi và em gái tôi cũng vậy. Tình hàng xóm giữa hai gia đình ngày càng gắn bó và nhiều kỷ niệm, trong đó có cả lễ tốt nghiệp Đại học của anh Jack nhỏ.

Nhiều năm sau, khi ông Jack qua đời còn anh Jack đi làm xa, Ruby trở thành một phần của gia đình tôi. Bà không còn là Ruby “mũi đỏ” nữa mà là bác Ruby. Và hoa hồng không chỉ là hoa hồng, mẹ tôi đã biến chúng thành chiếc cầu nối giữa hai gia đình.

ST
 
S

scientists

Ước muốn duy nhất cho ngày Giáng Sinh

Vào một buổi sáng muộn tháng mười một, cái ngày mà Jessica đến gặp ông già Noel, cô bé mới sáu tuổi. Cô vừa chuyển từ một thị trấn nhỏ của Willington ở Upstate New York tới Orlando, bang Florida.

Đối với những người bình dân và một đứa trẻ như Jessica, được sống trên mảnh đất của những giấc mơ và thế giới Walt Disney kỳ diệu lẽ ra phải là thiên đường. Nhưng Jessica vẫn thấy không vui bởi một lẽ, cô nhớ bà ngoại da diết.

Hai tuần trước khi gia đình chuyển tới Florida, bà ngoại của cô bé qua đời. Bà là một người phụ nữ giản dị bình thường, nhưng với Jessica, bà là nơi chứa đựng những chiếc bánh ngon, những cái ôm ấm áp, những trận cười và cả tình yêu thương rộng lớn.

Bây giờ, dù cách xa New York hàng ngàn cây số, đối với cô bé, khoảng cách để đến với bà còn xa hơn gấp bội.

Khi mọi gia đình đã sum vầy trong ngày Lễ Tạ Ơn, Jessica và bố mẹ vẫn còn đang dọn dẹp đồ đạc nơi ở mới. Không gà quay, không bánh bí ngô, ngay cả một chút thời gian để vui đùa cũng không có.

Không có kế hoạch dành cho bữa tối ngày Lễ Tạ Ơn, bà Delores - mẹ của Jessica quyết định đặt mua bánh sandwich tại một cửa hàng gần đó và muốn cô con gái bé nhỏ đi lấy bánh cùng. Giống như tất cả những đứa trẻ khác, Jessica rất háo hức được gặp ông già Noel nên cô bé đồng ý đi ngay với mẹ.

Cửa hàng nhỏ này nằm cạnh trung tâm mua sắm sầm uất. Một dãy dài người mua hàng đang chờ đến lượt ngay tại lối ra vào. Hàng người chờ vào gian của ông già Noel ngày càng dài hơn.

Hai tiếng đồng hồ trôi qua mới đến lượt Jessica. Trong lúc đứng xếp hàng cô bé đã nghĩ rất nhiều đến chuyện mình sẽ chọn món quà gì trong ngày lễ giáng sinh. Đến khi ngồi vào lòng của ông già Noel và được ông hỏi về điều ước của mình, cô bé trả lời: “Cháu muốn gặp bà ngoại”.

Khi Delores trở về nhà cùng Jessica và những chiếc bánh Sandwich, bà cảm thấy băn khoăn về yêu cầu của con gái mình. Bà lo ngại rằng Jessica sẽ thất vọng vào lễ Giáng Sinh năm nay.

Ông già Noel đã hứa là sẽ cố gắng hết sức và ngay cả Delores, từ tận đáy lòng mình, bà hi vọng ông già Noel có thể đem lại điều kỳ diệu đó cho cô con gái nhỏ.

Một tháng cầu nguyện, mong ước trôi qua và buổi sáng ngày lễ Giáng Sinh đã đến. Cô bé Jessica vẫn còn ngái ngủ ngồi trước cây thông Noel, mở lần lượt từng gói quà mà vẫn không thấy bà ngoại đâu cả.

Đến khoảng 8 giờ sáng, dường như là ông già Noel vẫn không thể tặng cho cô bé món quà đặc biệt đó. Khi ấy, cô bé bắt đầu mở gói quà cuối cùng - một chiếc hộp rất đơn giản, được gói bằng giấy màu vàng với chiếc nơ trắng như cánh của thiên thần.

Jessica nhìn vào bên trong, cô bé nhìn thấy bà ngoại, trong một bức ảnh cỡ 12x15 cm. Jessica ôm chặt bức ảnh vào ngực, và sau đó, cô bé nhận thấy những dòng chữ bên dưới:

“Jessie, cháu gái đáng yêu,

Bà yêu cháu, dù bà có ở nơi xa.
Trái tim bà vẫn luôn bên cháu mỗi ngày,
Đôi tay bà vẫn luôn rộng mở để ôm cháu vào lòng,
Cháu là cô gái bé bỏng của bà”.

Yêu cháu,
Bà ngoại.

Từ đó trở đi, Jessica không bao giờ cảm thấy buồn nữa. Cô bé nhận ra rằng tất cả những ước muốn tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực chỉ khi chúng ta thật sự tin tưởng.
ST​
 
S

scientists

Học hỏi từ sự sai lầm

Thomas Edison đã từng phải thử tới hai ngàn loại vật liệu khác nhau trong việc tìm kiếm và phát minh ra dây tóc bóng đèn. Khi đó, các trợ lý của ông đã phàn nàn: “Tất cả những gì chúng tôi làm là vô ích, chúng tôi chẳng học được điều gì cả”.

Edison mỉm cười và trả lời rất tự tin: “Ồ, chúng ta đã đi một chặng đường dài và đã học được rất nhiều đấy chứ. Ít nhất chúng ta đã học được rằng có hai ngàn loại vật liệu không thể sử dụng để làm dây tóc cho bóng đèn”

ST​
 
S

scientists

Kinh nghiệm sống

Có một cậu bé bất ngờ đi đến gần một cụ già và hỏi: “Thưa ông, cháu nghĩ chắc hẳn ông là một người có rất nhiều kinh nghiệm sống. Và cháu muốn ông nói cho cháu biết những điều đó là gì ạ?”

Cụ già nhìn cậu bé một cách trìu mến và trả lời: “Trong suốt cuộc đời mình, ta đã trải qua rất nhiều sóng gió, đồng thời cũng cảm nhận được vô vàn thú vị. Bí mật ta có thể chia sẻ với cháu được ta đúc kết lại trong bốn điều:

Trước tiên, hãy suy nghĩ về giá trị cuộc sống của cháu trên cuộc đời này.

Thứ hai, luôn tin vào bản thân mình, tin vào định hướng con đường mà cháu đã xác định.

Thứ ba là ước mơ và hy vọng. Hãy mơ về những gì cháu có thể thực hiện trong khả năng của mình, dựa trên niềm tin vào chính bản thân.

Và điều cuối cùng là hành động. Cháu chỉ có thể biến những ước mơ của mình thành hiện thực khi cháu quyết tâm hiện thực hóa nó. Không bao giờ bỏ cuộc”.

Với tất cả những điều đó, cụ già đã nói lại với cậu bé rằng: “Hãy suy nghĩ, tin tưởng, ước mơ và hành động”.
ST​
 
S

scientists

Có bao nhiêu con quạ ở Vương quốc Anh

Một ngày nọ, hoàng đế Akbar và Birbal đi dạo trong vườn hoàng cung. Đó là buổi sáng mùa hè đẹp trời và có rất nhiều con quạ đang bay, đang đậu trên những cành cây. Trong lúc mải mê ngắm những chú quạ, chợt Akbar nghĩ ra một điều thú vị, ông tự hỏi liệu không biết có bao nhiêu con quạ trong vương quốc của mình.

Sẵn có Birbal đi cùng, ông quay sang và hỏi thắc mắc ấy. Sau một lát suy nghĩ, Birbal trả lời “Có 95.463 con quạ ở Anh”

Ngạc nhiên trước phản ứng nhanh chóng của Birbal, hoàng đế Akbar quay sang hỏi một lần nữa: “Nếu có nhiều hơn số quạ đó thì sao?”

Không do dự, Birbal trả lời: “Nếu có nhiều hơn số quạ ấy thì tức là đã có một số quạ bay từ những vương quốc láng giềng sang”

“Vậy nếu có ít hơn số quạ ấy?” - Akbar lại hỏi

“Nếu có ít hơn số quạ ấy thì có nghĩa là một số con quạ ở vương quốc chúng ta đã bay sang vương quốc khác”

Birbal thật thông minh và nhanh trí phải không? Vậy nên, trong cuộc sống, đôi khi bạn đừng nên quá phức tạp mọi vấn đề. Nó sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có cách suy nghĩ và lý giải đơn giản.
ST​
 
S

scientists

Con lạc đà và mẹ



Trong vườn thú có hai mẹ con chú lạc đà nằm cạnh nhau. Đột nhiên, chú lạc đà hỏi mẹ: “Mẹ, con có thể hỏi mẹ một số câu hỏi được không?”

Lạc đà mẹ nói: “Tất nhiên rồi, có điều gì khiến con phiền muộn sao?”

“Tại sao lạc đà lại có bướu hả mẹ” - chú lạc đà con hỏi.

Lạc đà mẹ trả lời: “Vì chúng ta là động vật sa mạc và chúng ta cần phải có bướu để dự trữ nước”

“Tại sao chân của chúng ta lại dài và bàn chân thì tròn”

“Điều đó giúp chúng ta đi bộ trong sa mạc trong thời gian dài mà không gặp phải khó khăn trở ngại gì. Chúng ta sẽ di chuyển tốt hơn bất cứ ai”

“Vậy tại sao lông mi của chúng ta lại dày và dài? Đôi khi nó khiến con khó chịu vì che khuất tầm nhìn”

Lạc đà mẹ tự hào: “Lông mi của chúng ta dày và dài để giúp bảo vệ đôi mắt khỏi cát bụi sa mạc”

Lạc đà con suy nghĩ một lát và nói: “Con đã hiểu rồi, vậy là cái bướu giúp chúng ta dự trữ nước, chân giúp chúng ta đi bộ, lông mi giúp bảo vệ mắt. Vậy thì những thứ đó để làm gì khi chúng ta đang ở trong vườn thú thế này?”

Bài học rút ra từ đây là: Kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và khả năng chỉ là hữu ích, phát huy hết tác dụng khi chúng ta ở đúng vị trí.
ST​
 
S

scientists

Con lạc đà và mẹ

Trong vườn thú có hai mẹ con chú lạc đà nằm cạnh nhau. Đột nhiên, chú lạc đà hỏi mẹ: “Mẹ, con có thể hỏi mẹ một số câu hỏi được không?”

Lạc đà mẹ nói: “Tất nhiên rồi, có điều gì khiến con phiền muộn sao?”

“Tại sao lạc đà lại có bướu hả mẹ” - chú lạc đà con hỏi.

Lạc đà mẹ trả lời: “Vì chúng ta là động vật sa mạc và chúng ta cần phải có bướu để dự trữ nước”

“Tại sao chân của chúng ta lại dài và bàn chân thì tròn”

“Điều đó giúp chúng ta đi bộ trong sa mạc trong thời gian dài mà không gặp phải khó khăn trở ngại gì. Chúng ta sẽ di chuyển tốt hơn bất cứ ai”

“Vậy tại sao lông mi của chúng ta lại dày và dài? Đôi khi nó khiến con khó chịu vì che khuất tầm nhìn”

Lạc đà mẹ tự hào: “Lông mi của chúng ta dày và dài để giúp bảo vệ đôi mắt khỏi cát bụi sa mạc”

Lạc đà con suy nghĩ một lát và nói: “Con đã hiểu rồi, vậy là cái bướu giúp chúng ta dự trữ nước, chân giúp chúng ta đi bộ, lông mi giúp bảo vệ mắt. Vậy thì những thứ đó để làm gì khi chúng ta đang ở trong vườn thú thế này?”

Bài học rút ra từ đây là: Kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và khả năng chỉ là hữu ích, phát huy hết tác dụng khi chúng ta ở đúng vị trí.
ST​
 
S

scientists

Bí mật của sự thành công

Socrates là một triết gia nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại. Ông sinh năm 469TCN ở Athens. Một ngày nọ có thanh niên trẻ hỏi ông rằng bí mật của sự thành công là gì. Ông đã hẹn gặp anh ta vào buổi sáng hôm sau ở ngoài bờ sông, khi đó ông sẽ trả lời.

Buổi sáng hôm sau, Socrates bảo người thanh niên nọ cùng đi xuống dòng nước. Khi nước đã lên đến cổ, ông bất ngờ dìm anh ta xuống. Người thanh niên hốt hoảng tìm mọi cách vùng vẫy để ngoi lên, nhưng rõ ràng sức mạnh của Socrates quá lớn, anh ta không thể làm gì được cho tới khi cảm thấy gần như ngạt thở.

Nhưng bằng hết sự cố gắng cuối cùng, sau một thời gian vật lộn khó khăn thì anh ta đã có thể ngoi lên khỏi mặt nước. Anh ta thở hổn hển và hít thật sâu.

Khi đó, Socrates hỏi: “Cậu đã muốn điều gì nhất khi bị dìm dưới nước?”

“Lúc đó tôi không nghĩ tới bất cứ điều gì ngoài việc tìm mọi cách để thoát ra và hít thở không khí” - người thanh niên trả lời.

“Đó chính là bí mật để thành công. Lúc mà cậu ao ước mình có thể được thở bằng không khí cũng như cậu khao khát có được thành công vậy. Cậu sẽ nỗ lực tìm mọi cách để đạt được nó”.

Một khát vọng cháy bỏng là điểm khởi đầu cho mọi thành tựu. Nếu không có ước mơ, bạn sẽ chẳng bao giờ có được thành công. Cũng giống như một ngọn lửa nhỏ không thể tỏa ra nhiều nhiệt, một mong muốn yếu ớt không thể tạo nên những kết quả tuyệt vời.
ST​
 
S

scientists

Bài học về con ếch

Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh.
Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.
Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.
Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.
Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố mà nhảy ra cho được.
Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến thì cũng lại đã quá muộn.
Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, ta sợ. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi.
Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.
Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp.

(Sưu tầm)​
 
S

scientists

Người Mỹ dạy bài học cô bé Lọ Lem như thế đấy! Người Mỹ dạy bài học cô bé Lọ Lem như thế đấy!

Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
***
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Hình ảnh đã đăng
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Leo ôi, trông kinh lắm !
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).
Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy:Vì sao thế ?
HS: Vì ... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ!
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ!
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ!
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem – chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
ST​
 
S

scientists

Một lời dí dỏm tai hại

Trong một cuộc chiến đấu, vua Philíp của quốc gia Maxêđoan đương cho quân bao vây thành địch là Mêtôn. Có một tay thiện xã giỏi bắn cung là Atxte ra mắt nhà vua để xin ở dưới trướng. Anh ta khoe là bắn trăm phát trăm trúng, dù một con chim đang bay mà anh ta bắn cũng phải rơi xuống.

Vua Philíp dí dỏm trả lời:

- Được rồi, khi nào trẫm đánh giặc chim sẻ, sẽ dùng nhà ngươi.

Nghe câu đùa cợt ấy, Atxte căm tức. Anh ta liền trốn vào thành và chờ dịp trả thù.

Một hôm đứng ở trên thành, anh nhìn thấy vua Philíp đi giám sát các công sự. Anh liền bắn một mũi tên có ghi dòng chữ "Gửi cho con mắt bên phải của Philíp". Mũi tên đã trúng đích.

Nhà vua sai bắn trả vào trong thành chiếc tên có ghi một câu: "Nếu Philíp hạ được thành thì Atxte sẽ bị treo cổ".

Đúng là tay thiện xạ đã bị xử giảo.

Thế là Philíp vì một câu dí dỏm mà bị mất một mắt. Còn Atxte vì muốn trả thù mà mất mạng.

Đó là một bài học cho những người hay nhạo báng và cho những kẻ nặng lòng hiềm thù.
ST​
 
S

scientists

Chuyện về loài ó

Nếu bạn đặt một con ó vào một chiếc lồng,với kích thước khoảng 2m x 2,5m ,và hoàn toàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang ; thì cho dù vẫn có khả năng bay lên, nhưng con chim này sẽ hoàn toàn trở thành một ... tù nhân.

Lý do là một con chim ó luôn bắt đầu bay từ mặt đất lên,với đoạn "chạy đà" khoảng 3 - 4m.

Không có quãng đường để chạy, thì theo thói quen, chú chim thậm chí chẳng buồn cố gắng thử bay lên, mà chấp nhận bị cầm tù suốt đời ,trong một "nhà giam" nhỏ chẳng hề có mái

Sưu tầm​

 
S

scientists

Câu chuyện về con dơi

Một cơn dơi bình thường luôn bay ra ngoài vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi đến mức ấn tượng.

Tuy nhiên, nó không thể cất cánh từ một địa điểm bằng phẳng. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng,thì tất cả những gì nó có thể làm là lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và tất nhiên,một cách đau khổ.

Cho đến khi nó tìm được một độ cao nào đó, chỉ cần là một góc nâng nhỏ thôi, để từ đó, nó có thể tung mình vào không trung. Và, ngay lập tức, nó bay lên như một tia chớp.

ST
 
S

scientists

Câu chuyện về loài ong nghệ

Một con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái cốc lớn không có nắp, cũng sẽ ở đó cho đến chết, trừ phi chúng ta lôi nó ra.

Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà cứ khăng khăng cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt bên ,hoặc qua... đáy cốc .Nó sẽ tìm một con đường ở nơi mà không có con đường nào tồn tại, cho đến khi nó hoàn toàn tự hủy hoại mình.
ST
 
S

scientists

Câu chuyện về con người

Theo rất nhiều cách, chúng ta cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ. Chúng ta vật lộn với tất cả các rắc rối và tuyệt vọng của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể một giải pháp ở rất gần ,chỉ cần chúng ta nhìn lên cao hơn - hay nhìn hướng tới phía trước.

Nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã. Nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng .Hãy nhìn lên cao ,và nhìn tới trước, đó là cách sống lạc quan. Và tinh thần tích cực ,nhiều hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp.

Có một tác giả đã viết: "Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt,thì con người rất dễ kết luận rằng không có giải pháp nào cả. Nhưng thực tế đã chứng minh, từ lần này sang lần khác, rằng giả thuyết đó là sai lầm."

Chỉ cần bạn nhìn lên cao hơn, rộng hơn tình huống hiện tại, rất có thể bạn sẽ thấy một lối đi ngay trước mắt mình.
Sống đơn giản,yêu thật lòng, quan tâm sâu sắc, hướng đến phía trước. Đó là câu trả lời cho mọi vấn đề.
 
S

scientists

Tô mì của người lạ

Tối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà. Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền! Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: "Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?". "Nhưng... nhưng cháu không mang theo tiền..." - cô thẹn thùng trả lời. "Được rồi, tôi sẽ đãi cô - người bán nói - Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì". Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue lại bật khóc. "Có chuyện gì vậy?" - ông ta hỏi. "Không có gì. Tại cháu cảm động quá!" - Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt.

"Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cháu cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu... bả ác độc quá!" - cô bé nói với người bán mì... Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: "Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà lại còn dám cãi lời mẹ nữa?". Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó. "Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì một chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ? Trên đường về, cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ: "Mẹ ơi, con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con...". Khi bước lên thềm cửa, cô nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô mừng rỡ nói: "Sue, vào nhà đi con.
Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nãy giờ rồi, vào mà ăn ngay cho nóng...". Không thể kềm giữ được nữa, Sue òa khóc trong tay mẹ. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích với những hành động nhỏ mà một số người chung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những người thân thuộc, nhất là cha mẹ, chúng ta lại xem sự hy sinh của họ như chuyện đương nhiên... Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời. Cha mẹ không mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng... Liệu có bao giờ chúng ta biết quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chúng ta chưa?
ST​
 
Top Bottom