Những câu chuyện không bao giờ là cũ

S

scientists

Đom đóm và giọt sương

images

Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: "Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!". Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!
ST​
 
S

scientists

Hai con gà trống

Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.

Một hôm sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại.

Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.

o O o

Lời bàn: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải thương yêu, và đùm bọc anh chị em trong nhà để người ngoài không hiếp đáp được.

Ca dao:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

ST​
 
S

scientists

Cái chậu nứt

Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".

- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"

- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"

- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".

Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.

- "Tôi xin lỗi ông!"

- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".

Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình.
ST​
 
S

scientists

Không bao giờ là quá trễ-Dan Clark

Ngày đầu tiên ở trường, sau khi giáo sư tự giới thiệu với bọn sinh viên lớp Hóa chúng tôi, ông đố chúng tôi xem trong lớp có gì lạ. Tôi đứng lên và nhìn xung quanh, đang như thế thì bỗng có một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai. Tôi quay lại và thấy một bà già nhỏ bé, nhăn nheo đang mỉm cười - một nụ cười bừng sáng.

Bà nói: "Chào cậu trai. Tên tôi là Rose. Tôi tám mươi bảy tuổi. Tôi bắt tay cậu một cái được không?"

Tôi cười to và vui vẻ đáp lại: "Dĩ nhiên rồi!" và thế là bà cụ bắt tay tôi một cái rõ chặt.

- Sao bà lại đi học vào cái tuổi còn quá ngây thơ này? - tôi đùa.

Bà cũng đùa lại:

- Tôi tới đây tìm một người chồng giàu có, làm đám cưới, có thêm vài đứa nhóc, rồi nghỉ hưu và đi du lịch.

"Ối, bà hài hước thật!" Tôi thực sự tò mò muốn biết cái gì đã thúc đẩy bà cụ đi thử sức vào cái tuổi này.

- Tôi luôn mơ ước được đi học đại học, và bây giờ thì tôi được đi học đây!, bà cụ nói.

Sau buổi học, chúng tôi đi về hội quán sinh viên để làm một ly socola nóng. Chúng tôi thành bạn ngay, và chỉ sau ba tháng sau là đã cùng nhau tan lớp, trên đường về nói chuyện với nhau không dứt. Tôi luôn luôn thích thú lắng nghe "cỗ máy thời gian" này, nghe bà chia sẻ những kinh nghiệm và những triết lý thâm thúy về cuộc đời.

Trong năm đó bà Rose đã trở thành biểu tượng của trường tôi. Bà kết bạn ở bất cứ nơi nào bà đến chơi. Bà thích ăn mặc lịch sự trước mọi người.

Cuối học kỳ, chúng tôi mời bà Rose đến nói chuyện trong một bữa tiệc của đội banh, và tôi không bao giờ quên được những gì bà đã nói với chúng tôi. Bà giới thiệu trang trọng và bước lên bục nói. Bà mỉm cười và nói: "Chúng ta không nên ngừng hoạt động. Có bốn bí quyết để được trẻ, được hạnh phúc, và đạt được thành công. Ðó là:

"Bạn phải cười và tìm thấy một chuyện vui, hài hước mỗi ngày."

"Bạn phải có một ước mơ cho mình. Khi không còn ước mơ nữa, ấy là bạn đã chết. Có bao nhiêu người quanh chúng ta, tuy đi đi lại lại đó mà không biết mình đã chết".

"Có một sự khác biệt khổng lồ giữa già đi và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trọn trên giường trọn một năm, không làm được một sản phẩm nào cho đời, bạn sẽ già đi thành người hai mươi tuổi. Ai thì cũng phải già đi cả. Không cần tài năng, không cần năng lực gì, bạn cũng già đi được. Trong khi đó, bạn không già đi, mà bạn chỉ trưởng thành, nếu biết tìm ra trong sự thay đổi những cơ hội để trải nghiệm."

"Cuối cùng, không hối tiếc. Bọn lớn tuổi chúng tôi thường không tiếc những gì mình đã làm, mà chúng tôi chỉ tiếc những gì mình chưa làm. Chỉ những người còn mang hối tiếc mới là người sợ chết."

Bà kết thúc bằng cách hát cho chúng tôi nghe bài "Ðóa hồng". Bà "thách" chúng tôi học thuộc lời ca và sống như lời bài hát đó.

Rồi một cuối năm, trước lễ tốt nghiệp chừng một tuần, bà Rose ra đi thanh thản sau một giấc ngủ dài. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự lễ tang của bà cụ - bạn đồng môn đã dạy cho chúng tôi bài học: không bao giờ là quá trễ để thực hiện điều mình ao ước.
ST​
 
S

scientists

Sự hoàn hảo của Chúa

Tại Brooklyn, New York có ngôi trường Chush là nơi chuyên dành phục vụ những trẻ em thiểu năng trí tuệ. Sau một thời gian ở đây, ngoài những trẻ tham gia toàn bộ khoá học của trường thì số khác có thể chuyển sang tiếp tục học tại các trường bình thường khác.

Trong một bữa tối gây quỹ do trường Chush tổ chức, người cha một học sinh đang theo học tại đây đã có những lời phát biểu mà bất cứ ai tham dự hôm đó đều không thể quên được.

Sau khi hết lời ca ngợi ngôi trường cùng đội ngũ giáo viên tận tuỵ, người cha nói lớn: “Đâu là sự hoàn thiện với Shaya, con trai tôi? Chúa tạo ra mọi thứ đều hoàn hảo, nhưng sao con trai tôi không thể hiểu được những điều mà mọi đứa trẻ khác đều có thể. Sao con trai tôi lại không thể nhớ được chính xác mọi điều như các đứa trẻ bình thường khác. Vậy thì sự hoàn hảo của Chúa là ở đâu?”

Tất cả đám đông đều xúc động trước câu hỏi của người cha, họ đau đớn và sững sờ bởi nỗi thống khổ cũng như lời chất vấn đầy nhức nhối của ông. “Tôi tin rằng,” người cha tiếp tục, “khi Chúa tạo ra một đứa trẻ trong thế giới, sự hoàn thiện cho đứa trẻ mà Người mong mỏi chính là cách thức những người khác đối xử với đứa trẻ ấy”.

Sau đó, ông liền kể cho mọi người nghe câu chuyện về con trai mình:

Một buổi chiều nọ, Shaya cùng bố đi bộ qua khu công viên, lúc đó một vài đứa trẻ Shaya quen đang chơi bóng chày. Shaya hỏi, “Bố có nghĩ là chúng sẽ cho con chơi cùng không hả bố?” Bố Shaya hiểu rằng, con trai mình không thực sự khoẻ mạnh và có lẽ tất thảy lũ trẻ đang chơi đó đều không muốn cho nó vào đội của chúng. Nhưng ông cũng biết, nếu được cho phép chơi cùng, Shaya của ông sẽ rất hạnh phúc.

Thế là ông tới gần một trong số những cậu bé trên sân và xin cho Shaya được chơi cùng chúng. Cậu bé liếc nhìn xung quanh tham khảo ý kiến của các bạn chơi khác trong đội. Không có ý kiến phản đối, cậu bèn tự quyết định và nói: “Hiện tại, chúng mình đang thua sáu run (điểm trong bóng chày) và trận đấu đang ở lượt thứ tám. Tớ cho là Shaya có thể tham gia cùng đội mình và chúng mình sẽ thử thách cậu ấy ở lượt đánh thứ chín tới”.

Bố của Shaya đã rất phấn khởi khi nhìn cậu con trai há rộng miệng cười hết cỡ. Lũ trẻ bảo Shaya đeo găng tay vào và ra sân đảm nhiệm vị trí giữa sân.

Cho tới cuối lượt thứ tám thì đội của Shaya cũng ghi thêm được một số run nữa nhưng vẫn thua tới ba run. Và khi gần kết thúc lượt thứ chín, đội của Shaya tiếp tục ghi điểm và lúc này hai thành viên của đội tấn công đã bị loại, chỉ cần loại một người nữa thì đội của cậu sẽ giành chiến thắng. Theo dự kiến thì lúc này Shaya sẽ được tham gia trò chơi.

Nhưng liệu đội bóng có để Shaya chơi vào thời điểm quyết định này không, liệu họ có sợ sẽ vuột khỏi tay cơ hội chiến thắng đã gần kề?

Thật bất ngờ, Shaya đã được chọn là người đánh bóng. Gần như ai cũng hiểu điều đó là không thể vì Shaya thậm chí còn không biết cầm gậy chứ nói gì tới chuyện đánh bóng. Thế nhưng, khi Shaya bước tới đĩa nhà (khu vực đánh bóng) người ném bóng phía đối phương đã bước thêm lên vài bước để tung bóng nhẹ nhàng giúp Shaya ít nhất có thể chạm tới được. Dẫu thế thì khi cú giao bóng đầu tiên bay tới, Shaya vung gậy vẫn rất vụng về và đã đánh trượt bóng. Lần giao bóng tiếp theo, một cậu bé cùng đội tiến tới cạnh Shaya và cùng em nắm gậy, hướng về phía đối phương ném bóng chờ đợi.

Cậu bé giao bóng một lần nữa lại tiến thêm vài bước và ném bóng nhẹ nhàng về phía Shaya. Thế là Shaya với người đồng đội cùng vung gậy lên và đánh vào quả bóng đang từ phía người ném chầm chậm bay tới. Liền sau đó, người ném bắt được bóng và hoàn toàn có thể dễ dàng ném về phía căn cứ thứ nhất. Nhưng nếu làm như thế thì Shaya sẽ bị loại và trận bóng sẽ kết thúc. Thế là cậu bé ném bóng giữ lấy quả bóng vừa bắt và ném bổng vòng cung lên phía sân bên phải, rất xa vị trí của người đồng đội đang đứng ở căn cứ thứ nhất.

Mọi người bắt đầu thét lớn cổ vũ, “Shaya, hãy chạy tới căn cứ thứ nhất. Chạy đi!”. Thế là chưa từng chạy một lần trong đời nhưng lần này Shaya vụt lao tới căn cứ thứ nhất, mắt mở to thoáng chút lo sợ. Khi cậu chạy tới được căn cứ thứ nhất thì người chặn bóng bên phải đã bắt được bóng. Bình thường ra, cầu thủ chặn bóng sẽ ném bóng cho người chốt giữ căn cứ thứ hai và người này sẽ cố chạm được vào người Shaya để loại cậu. Nhưng cậu bé chặn bóng hiểu ngay ý đồ của người ném, thế là cậu liền ném bóng lên cao, vượt qua đầu của người đang chốt giữ căn cứ thứ ba.

Lúc này mọi người lại hô to, “Chạy tới căn cứ thứ hai đi Shaya, chạy đi.” Thế là Shaya lại dốc sức chạy tới căn cứ thứ hai trong khi những người chạy trước cậu đã quây tròn phấn khích quanh các căn cứ hướng về phía đĩa nhà. Lúc Shaya chạy tới được căn cứ thứ hai rồi, một cậu bé đội bạn chặn Shaya lại, lái Shaya theo hướng về căn cứ thứ ba và la lên, “Chạy mau về căn cứ thứ ba.”

Khi Shaya đã chạy tới căn cứ cuối cùng, tất cả các cậu bé của cả hai đội đều chạy sau Shaya và la lớn: “Shaya, chạy về đĩa nhà đi!” Thế là Shaya chạy về đĩa nhà, bước lên đĩa nhà và cả 18 cậu bé liền công kênh Shaya trên vai, biến cậu thành một anh hùng như thể cậu vừa đánh một cú quyết định thắng lợi cho đội nhà.

“Và ngày hôm đó tôi nghĩ rằng,” người cha kết thúc câu chuyện khi nước mắt đã lăn dài trên khuôn mặt, “18 cậu bé kia đã đạt tới cái ngưỡng hoàn hảo mà Chúa dành cho các em”.
ST​
 
S

scientists

Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mexico một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên John Stephen Arkwari người Tanazania tập tễnh kết thúc những mét cuối của đường đua Thế vận hôi Olympic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi marathon năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Arkwari, với vết thương ở chân đang rướm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Bud Greenspan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìnanh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Bud bước tới chỗ Arkwari đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

John Stephen trả lời bằng giọng nói hụt hơi: "Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua - mà là để hoàn thành cuộc đua".
ST​
 
S

scientists

Tre và dương xỉ

Một ngày, tôi quyết định sẽ từ bỏ. Từ bỏ công việc, mọi mối quan hệ, từ bỏ mọi mong ước, hi vọng của mình. Tôi muốn từ bỏ cuộc sống. Tôi đã đến tìm và nói chuyện với Chúa.

“Thưa Chúa, Người có thể cho con một lí do để không từ bỏ cuộc sống của con không?”.

Chúa rất ngạc nhiên khi tôi hỏi câu đó. “Con hãy nhìn đây” - Chúa lên tiếng - “Con có nhìn thấy cây dương xỉ và cây tre này không?”.

“Có”- Tôi kính cẩn trả lời.

“Khi ta gieo hạt của dương xỉ và cây tre, ta đã chăm sóc chúng rất cẩn thận. Ta cho chúng ánh sáng, ta tưới đầy đủ nước cho chúng. Cây dương xỉ lớn rất nhanh trên mặt đất. Màu xanh của nó chẳng mấy mà phủ kín cả một vùng.

Nhưng chẳng có dấu hiệu gì từ hạt giống của cây tre cả. Tuy nhiên, ta đã không từ bỏ hạt mầm đó. Một năm trôi qua, Dương xỉ nhanh chóng phát triển lớn mạnh. Nhưng một lần nữa, không một dấu hiệu của hạt giống cây tre. Và cũng một lần nữa ta không từ bỏ” - Chúa chậm rãi kể.

“Bước sang năm thứ ba, vẫn chẳng thấy gì từ hạt giống cây tre cả. Nhưng ta vẫn không từ bỏ. Năm thứ tư cũng không có gì khác. Ta vẫn tiếp tục công việc và không từ bỏ…

… Đến năm thứ năm, một mầm xanh vươn mình lên khỏi mặt đất. So với đám dương xỉ xung quanh, nó quá nhỏ bé và chẳng có chút ấn tượng nào. Nhưng chỉ 6 tháng thôi, cây tre đã cao hơn 30 mét. Nó đã mất tới 5 năm để phát triển bộ rễ. Rễ của nó rất khoẻ mạnh và có thể cung cấp cho nó tất cả những gì cần thiết để sống và vươn lên. Ta đã không cho cây tre một chút thử thách nào”.

“Con có biết không, con của ta, tất cả thời gian mà con phải vật lộn để sống, con đã xây dựng và hoàn thiện gốc rễ của mình” - Chúa nói tiếp.

“Ta đã không rời bỏ cây tre. Và ta cũng sẽ không bao giờ xa con. Đừng so sánh bản thân con với bất cứ thứ gì khác.

“Cây tre và dương xỉ có cách sống khác nhau mặc dù mục tiêu của chúng đều là màu xanh cho trái đất. Cơ hội của con sẽ đến…” - Chúa khắng định - “… Con sẽ vươn cao”.

“Liệu con có thể vươn cao đến đâu thưa Người?”.

“Vậy con có biết cây tre vươn cao đến đâu không” - Chúa không trả lời mà hỏi lại.

“Cao hết mức mà nó có thể phải không ạ?” - tôi ngập ngừng hỏi lại.

“Đúng thế” - Chúa mỉm cười - “Hãy cho ta cảm thấy tự hào khi thấy con vươn đến đỉnh cao nhất mà con có thể”.

Đứng tiếc nuối những ngày đã qua trong đời. Những ngày may mắn, tốt đẹp mang cho bạn hạnh phúc. Những ngày đen tối khó khăn mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm. Tất cả đều cần cho cuộc sống.
ST​
 
S

scientists

Điểm yếu hay sức mạnh

Đôi khi điểm yếu nhất của bạn lại có thể trở thành sức mạnh to lớn. Hãy lấy ví dụ từ câu chuyện về cậu bé 10 tuổi quyết định học judo, bất chấp việc mình chỉ còn một cánh tay sau tai nạn giao thông.

Cậu bé đã bắt đầu những bài học judo đầu đầu tiên với một ông giáo người Nhật khá nhiều tuổi. Cậu làm rất tốt những yêu cầu của ông giáo. Nhưng cậu không hiểu tại sao, sau ba tháng, ông giáo vẫn chỉ dạy cậu duy nhất một động tác di chuyển.

"Thưa thầy" - Không kiềm chế nổi tò mò, cậu bé đánh bạo hỏi - "Tại sao con chỉ được học mỗi một động tác di chuyển thế ạ?".

"Động tác đó, con chỉ biết là động tác di chuyển, nhưng đó là cách di chuyển duy nhất con sẽ cần để có thể chiến thắng" - Ông giáo nhẹ nhàng giải thích.

Dù không hiểu được ý thầy, cậu bé vẫn tin tưởng và tiếp tục luyện tập chăm chỉ.

Vài tháng sau, ông giáo đưa cậu bé đến tham gia cuộc thi đấu đầu tiên. Thật ngạc nhiên, cậu đã dễ dàng chiến thắng trong hai trận đầu. Trận đấu thứ ba thật là một cuộc đấu khó khăn, nhưng cậu vẫn kiên cường chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng với duy nhất một lối di chuyển. Có thể tham gia trận chung kết, cậu bé hết sức ngạc nhiên về thành tích của mình.

Ở trận đấu thứ 4 này, đối thủ của cậu lớn hơn, khỏe hơn và giàu kinh nghiệm hơn. Trận đấu diễn ra trong một thời gian khá dài, trọng tài lo lắng cậu bé có thể quá sức nên đề nghị thời gian nghỉ ngơi. Nhưng ông giáo lại không đồng ý và yêu cầu trọng tài cho trận đấu tiếp tục.

Trận đấu nhanh chóng được tiếp tục, đối thủ của cậu bé phạm một lỗi cơ bản: Không phòng vệ cẩn thận. Cậu bé đã dùng bài học về cách di chuyển để đánh bại đối thủ. Cậu trở thành người chiến thắng trong trận đấu và giành chức vô địch.

Trên đường về nhà, cậu bé và ông giáo đã cùng nhau xem lại từng bước trong mỗi trận đánh, sau đó ông giáo khuyến khích cậu nói ra điều đang thắc mắc trong đầu.

"Thưa thầy, làm sao con có thể chiến thắng tất cả các đối thủ chỉ với một bước di chuyển chứ?".

"Con chiến thắng vì hai lí do" - Ông giáo phân tích - "Thứ nhất, con thực hiện một trong các thế quật ngã khó nhất của judo. Và thứ hai, với cách phòng thủ đó, con có thể đã thu hút tất cả sự tập trung của đối thủ vào chỗ yếu nhất của mình là cánh tay để rồi quật ngã họ".
ST​
 
S

scientists

Anh bạn nghe thấy gì?

Hai người, một người Mỹ và bạn anh ta, đi bộ dọc theo con đường đến trung tâm thành phố. Đó là giờ tan tầm buổi trưa nên các con phố thật đông đúc. Tiếng ô tô, tiếng tàu điện, tiếng cười nói, tất cả cùng vang lên tạo thành một thứ âm thanh hỗn tạp.

Đột nhiên, anh chàng người Mỹ nói: "Tôi nghe thấy tiếng dế kêu đâu đó". Người bạn ngạc nhiên hỏi lại: "Gì cơ? Anh nói gì chứ? Làm sao mà có thể nghe thấy tiếng dế kêu trong cái đống âm thanh này".

"Không, tôi chắc chắn là như thế", anh chàng người Mỹ quả quyết. "Tôi đã nghe thấy tiếng dế kêu mà".

"Thật là điên rồ" - Người bạn lẩm bẩm.

Anh chàng người Mỹ im lặng, lắng nghe và đột nhiên băng qua đường đến bên mấy cái chậu cây đang cố gắng vươn lên. Anh ta cúi xuống, nhẹ nhàng chỉ cho người bạn lúc này đang hết sức ngạc nhiên một chú dế nhỏ đang ra sức hát bài hát của mình.

"Thật là kì lạ!", người bạn thốt lên. "Anh có đôi tai phi thường!".

"Không", anh chàng người Mỹ nói, "tai của tôi cũng chẳng khác tai của anh đâu. Tôi nghe thấy chỉ vì tôi muốn nghe thấy thôi".

"Sao có thể thế được", người bạn phản đối, "tôi không thể nghe thấy tiếng dế kêu trong tiếng ồn ào như thế".

"Không, có thể chứ. Nó chỉ phụ thuộc vào cái gì quan trọng với anh thôi. Nào hãy để tôi chỉ cho anh".

Anh ta lôi trong túi ra một vài đồng xu, thận trọng ném xuống đường. Và mặc dù đường phố đông đúc vẫn om sòm xung quanh, nhưng họ vẫn nghe thấy tiếng những đồng xu leng keng rơi xuống nền đường.

"Đó, anh thấy chưa, điều quan trọng nhất là anh muốn nghe thấy cái gì thôi".
ST​
 
S

scientists

Sức mạnh của sự lo lắng

Một buổi sáng, một người đàn ông gặp thần Chết trong thành phố. Ông ta hỏi thần Chết: “Ngài đang làm gì trong thành phố của tôi vậy?” - “Ta sẽ lấy đi mạng sống của 100 người trong thành phố này” - Thần Chết trả lời.

“Thật là tồi tệ” - người đàn ông nói.

“Đúng thế” - Thần Chết đồng ý - “Nhưng đó là công việc của ta và ta phải làm thôi”.

Người đàn ông nhanh chóng loan báo cho mọi người trong thành phố về kế hoạch của thần Chết.

Nhưng khi tối đến, người đàn ông kia gặp lại thần Chết với một câu hỏi lớn:

“Thần nói với tôi là lấy đi cuộc sống của 100 người, vậy sao lại có tới 1000 người qua đời trong ngày hôm nay?”.

“Ta vẫn giữ lời của mình đó chứ” - Thần Chết trả lời - “Ta chỉ lấy đi 100 người, và lo lắng đã lấy đi số người còn lại”.

Việc lo lắng thái quá có thể là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh như chứng đau nửa đầu, chứng viêm khớp, các vấn đề về tim mạch, viêm ruột, chứng đau lưng, các vấn đề về tiêu hóa và tất nhiên là cả cái chết nữa.

Hãy để những hối tiếc của ngày hôm qua, những lo lắng của ngày mai sang một bên và thay vào đó, hãy nhận bình yên trong cuộc sống của ngày hôm nay.
ST​
 
S

scientists

Chơi vĩ cầm chỉ với 3 dây

Ngày 18-11-1995, Itzhak Perlman, nghệ sĩ vĩ cầm, xuất hiện trên sân khấu trong một buổi hòa nhạc tại Trung tâm Lincoln, thành phố New York.

Nếu bạn từng có mặt tại các buổi hòa nhạc của Perlman, bạn biết rằng để lên được sân khấu không phải là chuyện dễ dàng đối với anh do bị bại liệt khi còn bé và vì thế anh đã phải mang hai cái nẹp ở hai chân và bước đi với sự trợ giúp của hai cái nạng. Khi anh đi qua sân khấu, đến chỗ ngồi của mình từng bước một cách khó khăn nhưng không kém phần oai vệ là một hình ảnh đầy xúc động. Sau đó Perlman chậm rãi ngồi xuống ghế, đặt cặp nạng trên sàn nhà, tháo hai cái móc ở chân ra, gấp một chân về phía sau và duỗi một chân ra phía trước. Kế đó anh cúi xuống và nhặt cây vĩ cầm lên, đặt nó vào vị trí, gật đầu với người chỉ huy dàn nhạc và bắt đầu chơi.

Nhưng lần này một biến cố nhỏ đã xảy ra. Ngay khi Perlman vừa chơi được một vài nhịp đầu tiên, 1 trong 4 sợi dây đàn trên cây vĩ cầm của anh bị đứt. Người ta có thể nghe nó kêu “rắc” một tiếng, âm thanh như một tiếng súng nhỏ lan ra cả phòng. Khán giả tưởng rằng Perlman sẽ cài lại những cái móc, nhặt lên cặp nạng và đi khập khiễng ra khỏi sân khấu để tìm hoặc một cây đàn khác hoặc một sợi dây khác cho cây đàn đang sử dụng. Nhưng Perlman không làm như vậy. Thay vào đó, anh ngồi im, khép đôi mắt lại trong giây lát và sau đó ra dấu cho người chỉ huy dàn nhạc bắt đầu trở lại.

Dĩ nhiên ai cũng biết rằng không thể chơi với cây vĩ cầm chỉ còn 3 dây trong một bản nhạc giao hưởng. Nhưng đêm nay Perlman đã chơi với cây đàn chỉ còn 3 dây của mình bằng tất cả sự đam mê, cuồng nhiệt. Và nhìn ở một góc cạnh nào đó, dường như anh đang thay đổi, sáng tạo giai điệu của những sợi dây đàn còn lại để phát ra những âm thanh chưa từng có bao giờ.

Khi Perlman chấm dứt, có một sự im lặng đầy kính trọng bao trùm cả không gian, hoan hô. Tiếng vỗ tay nghe được từ mọi góc của khán phòng. Perlman mỉm cười, lau những giọt mồ hôi trên trán, cúi chào khán giả và bằng một giọng nhỏ nhẹ nhưng nghiêm túc, anh nói: "Như quý vị đã biết, thỉnh thoảng chức năng của người nghệ sĩ là phải sáng tạo ra những cái mới để thay thế cho những cái đã mất đi".

Câu nói có sức mạnh làm sao. Nó luôn luôn tồn tại trong ý nghĩ của tôi kể từ khi tôi nghe nó. Và phải chăng đó là định nghĩa chính xác nhất không phải chỉ cho người nghệ sĩ mà là cho tất cả chúng ta.

ST​
 
S

scientists

Ngụ ngôn về giáo dục trẻ


- Học vấn là những gì bạn tiếp thu được nhờ đọc sách báo.
- Kinh nghiệm là những gì mà bạn có được không phải tư đọc sách !

Nhưng kiến thức bao la phải được đúc kết từ học vấn lẫn kinh nghiệm.

Một giáo viên trẻ nằm chiêm bao thấy một thiên thần xuất hiện trước mặt anh và nói : "Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này khi trưởng thành, sẽ là người lãnh đạo thế giới. Anh sẽ trang bị cho cô bé như thế nào để cô nhận ra rằng mình thông minh, tự tin, vừa quyết đoán vừa nhạy cảm, cởi mở, nhưng mạnh mẽ về tính cách? Nói tóm lại, anh sẽ áp dụng hình thức giáo dục nào để cô bé trở thành một nhà lãnh đạo thế giới thực sự vĩ đại "

Thầy giáo trẻ thức dậy, đổ mồ hôi lạnh. Điều đó chưa bao giờ xãy ra trong giấc mơ của anh - ai đó là học trò trong hiện tại và tương lai của anh có thể là người được miêu tả trong giấc mơ. Liệu anh đã chuẩn bị cho chúng bước lên vị trí mà chúng khao khát? Anh ta suy nghĩ "Bài giảng của tôi sẽ thay đổi thế nào khi tôi biết rằng một trong những học trò của tôi là người đó". Dần dần anh bắt đầu hình thành kế hoạch trong đầu.

Có lẽ người sinh viên này cần kinh nghiệm cũng như được hướng dẫn. Người ấy cũng cần biết cách xử lý nhiều loại vấn đề. Người ấy phải trưởng thành cả về tư cách lẫn kiến thức. Người ấy cần có lòng tự tin, khả năng lắng nghe và phối hợp với người khác. Người này phải thấu hiểu và tôn trọng quá khứ, nhưng vẫn lạc quan về tương lai. Người ấy cần phải biết giá trị của việc "Học, học nữa, học mãi" để giữ cho mình một cái đầu nhanh nhẹn và ham học hỏi.

Người ấy cần trưởng thành trong việc thấu hiểu người khác và trở thành một sinh viên có ý thức. Cuối cùng, người ấy nên đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho mình và học cách tự giữ kỹ luật, tuy nhiên sinh viên ấy cũng cần tình yêu thương và sự khuyến khích, điều đó sẽ giúp người ấy khơi dậy tình yêu thương và lòng tốt của bản thân.

Cách dạy của anh thay đổi hẵn. Trong mắt anh, những cô bé cậu bé trong lớp anh đều trở thành nhà lãnh đạo thế giới tương lai. Anh nhìn mỗi học trò không phải với suy nghĩ chúng đang là ai mà chúng có thể là ai. Anh điều hỏi điều tốt nhất từ học trò và tôi luyện nó thành tình yêu thương. Anh dạy chúng như thể tương lai của cả thế giới này phụ thuộc vào bài giảng của anh.

Một thời gian sau, một người phụ nữ mà anh biết trở thành một nhân vật xuất chúng trên thế giới. Anh nhận ra rằng cô ấy chắc hẵn là cô bé đã được miêu tả trong giấc mơ của anh. Chỉ có điều cô ấy không là một trong những học trò của anh, mà là con gái anh. Trong số tất cả người thầy mà cô đã gặp trong cuộc đời, cha cô là người thầy vĩ đại nhất.

Ai đó nói với tôi rằng: "Trẻ em là những thông điệp sống ta gửi đi mà không thể biết thời gian và điểm đến". Nhưng đây không đơn giản là một câu chuyện hàm ý một người thầy giáo không tên. Nó là một câu chuyện về bạn và tôi - bất kể chúng ta có là bậc cha mẹ hay giáo viên. Và câu chuyện này, chính xác hơn là câu chuyện của tất cả mọi người, thực sự bắt đầu như thế này:

"Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này, khi trưởng thành sẽ là..."

Bạn hãy tìm phần kết cho câu nói. Nếu không là một vị lãnh đạo thế giới, thì có phải là một người cha vĩ đại không? Hay một người thầy giáo lớn? Một thầy thuốc thiên tài? Một chuyên gia xử lý vấn đề đầy sáng tạo? Một nhà nghệ thuật đầy nhiệt huyết? Một nhà hảo tâm?

Không ai biết bạn sẽ gặp đứa trẻ ấy ở đâu và như thế nào.

Nhưng hãy tin rằng tương lai của cô bé, cậu bé ấy tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của bạn và một điều đó khác thường sẽ xảy ra. Sẽ không còn đứa trẻ nào tầm thường trong mắt bạn nữa. Và bạn sẽ không chỉ là bạn.
ST​
 
S

scientists

Ba viên bi màu đỏ

Trong suốt những năm khủng hoảng ở cái bang Idaho bé nhỏ nằm phía Đông Nam nước Mỹ này, tôi thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miller để mua rau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi dùng hình thức đổi chác.

Một hôm, khi ông Miller đang bỏ một ít khoai tây vào túi cho tôi, thì tôi nhìn thấy một cậu bé gầy gò, ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ, đang nhìn giỏ đựng quả đậu xanh với ánh mắt đói khát. Tôi trả tiền xong liền đứng lại nghe cuộc nói chuyện giữa ông Miller và cậu bé ăn mặc rưới kia.

- Chào Barry, cháu khỏe không? - Tiếng của ông Miller.

- Chào ông Miller, cháu khỏe ạ! Cháu nghĩ đang ngắm giỏ quả đậu này. Trông chúng ngon thật đấy!

- Chúng ngon lắm, Barry ạ ! Mẹ cháu khỏe không?

- Cũng bình thường ạ? Hình như mẹ cháu đang khỏe lên.

- Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào?

- Không ạ, thưa ông. Cháu chỉ ngắm giỏ quả đậu thôi?

- Cháu có muốn lấy một ít không?

- Không ạ, thưa ông. Cháu không có tiền trả đâu.

- Được, cháu có gì để đổi nào?

- Cháu? - Tiếng cậu bé ngập ngừng - Cháu chỉ có một viên bi cháu mới chơi thắng được thôi ạ !

- Thế à? Cho ta xem nào!

- Đây, viên đẹp nhất đấy ạ !

- Nó màu xanh à... Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?

- Cháu không nhớ, để cháu xem...

- Này, cháu đem giỏ đậu này về nhà đi và lần sau mang cho ta viên đỏ nhé!

- Chắc chắn rồi, cảm ơn ông?

Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy. Vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy chúng thực sự đã làm gì cho để trao đổi, chứ không phải được cho không. Tôi thấy rất cảm phục ông Miller. Không lâu sau, tôi chuyển nhà, nhưng câu chuyện về ông Miller, người nông dân nhân hậu ấy, thì tôi không bao giờ quên.

Nhiều năm sau, lại có lần tôi quay về làng quê ở Idaho và rất buồn vì trong thời gian ở đó thì nghe tin ông Miller mất. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà ông Miller, tôi thấy ở đó có ba chàng trai trẻ, trông rất thành đạt. Họ đến gần bà Miller, ôm lấy bà và nói những lời an ủi. Rồi từng người một, họ đến bên ông Miller đang nằm đó, chạm những bàn tay nóng ấm của mình vào bàn tay lạnh lẽo của ông Miller và lau nước mắt.

Rồi tôi cũng lại gần bà Miller và nói rằng tôi vẫn nhớ câu chuyện về những viên bi ve ngày nào. Bà Milìer nói:

- Ba chàng trai lúc nãy chính là những cậu bé ngày trước, tôi kể với cô. Họ vừa nói với tôi là họ đã biết ơn ông Jim và những gì ông đã "đổi chác" cho họ biết chừng nào. Và cuối cùng, bây giờ, khi ông Jim không còn đòi họ đổi những viên bi màu nào nữa, thì họ quay lại để tỏ lòng biết ơn ông ấy. Ông Jim luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho này với những viên bi ông có được.

Rất nhẹ nhàng, bà Miller nhấc bàn tay của ông Jim lên. Dưới bàn tay ông là ba viên bi đỏ, sáng bóng và trong veo.
ST​
 
S

scientists

Cái bát gỗ


Tôi cam đoan bạn sẽ nhớ được câu chuyện của cái bát gỗ này vào ngày mai, tuần tới, tháng tới hay năm tới nữa.

Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn.

Nhưng người ông lớn tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn.

Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.”

Sau đó hay vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ.

Khi cả gia đình liếc nhìn về phía ông cụ, đôi khi thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông.

Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong thinh lặng.

Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”

Đứa bé cũng trả lời dịu dàng không kém: “Ồ con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.” Nó cười và tiếp tục làm việc.

Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì.

Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời ông cụ được ngồi ăn chung với gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc muỗng nĩa rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.

Điểm son của bài học này là, dù bất cứ cái gì xẩy ra hôm nay có tệ đến đâu, đời sống vẫn tiếp diễn, và ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.

Tôi cũng học được rằng chúng ta có thể biết nhiều về một con người qua phản ứng của người này trước bốn điều này: một ngày mưa buồn, người già yếu, mất hành lý, và những giây đèn Giáng Sinh bị vướng mắc.

Tôi đã học được rằng, dù cho bạn có yêu hay không thương yêu cha mẹ bạn, bạn cũng sẽ nhớ tiếc họ, khi họ đã đi ra khỏi cuộc đời của bạn.

Tôi đã học được rằng: kiếm sống trong đời không giống như là tạo dựng một cuộc đời.

Tôi cũng học được rằng, đời sống đôi khi ban cho ta một cơ may thứ hai.

Tôi cũng học được rằng chúng ta không thể nào chỉ biết tìm cách ôm bắt tất cả mọi sự trong đời. Chúng ta cũng phải có thể ném ra và cho đi.

Tôi đã học được rằng: nếu chúng ta theo đuổi hạnh phúc, nó sẽ lẫn tránh ta. Nhưng nếu chúng ta tập trung vào gia đình, bạn bè, vào nhu cầu của người khác, vào công việc của mình và cố gắng làm mọi sự tốt đẹp nhất, thì hạnh phúc sẽ tìm đến với ta.

Tôi đã học được rằng mỗi khi tôi quyết định một điều gì với một trái tim rộng mở, thì tôi thường quyết định đúng đắn.

Tôi đã học được rằng ngay cả khi tôi đang đau đớn, tôi không phải là nỗi đau cho kẻ khác.

Tôi đã học được rằng mỗi ngày qua tôi phải vươn ra và chạm đến một người khác.

Người ta thích những cử chỉ thân thiện - cầm tay, ôm chặt hay chỉ cần một cái vỗ nhẹ vào vai.

Tôi đã học được rằng tôi còn phải học hỏi rất nhiều hơn nữa!
ST​
 
S

scientists

Thông điệp không lời

Họa sĩ tài ba Vincent Van Gogh không phải lúc nào cũng cầm cọ. Ông đã từng đến làm việc tại một mỏ than ở Borinage, Bỉ. Ở đó mọi người rất quý trọng ông vì sự hiểu biết và vốn sống của ông. Những khi rảnh rỗi, ông thường được mọi người mời nói chuyện về cuộc sống. Ông nhận ra có một số người thường phản ứng khi nghe ông nói chuyện.

Ông hiểu vì cuộc sống họ quá khổ sở đến nỗi khó tin được vào lời nói của người khác. Hằng ngày nhìn những người thợ mỏ phải làm việc trong các điều kiện cơ cực triền miên mà chỉ nhận được đồng lương chết đói, gia đình họ luôn phải chạy ăn từng bữa, ông chợt thấy xót xa khi so sánh với cuộc sống tương đối sung túc của mình.

Vào một buổi tối cuối năm lạnh lẽo, trong đoàn người thợ mỏ mệt mỏi lê từng bước chân về nhà, ông thấy một ông lão chân bước xiêu vẹo băng ngang qua cánh đồng, giấu chặt người sau miếng vải bố để tìm chút hơi ấm. Van Gogh đã lấy quần áo của mình đem cho ông lão và chỉ giữ lại một bộ duy nhất. Ông quyết định sống với khẩu phần lương thực ít ỏi và phân phát tiền lương của mình cho những thợ mỏ khốn khổ ấy.

Có lần, mấy đứa trẻ của một gia đình nọ bị sốt thương hàn, tuy bản thân cũng đang sốt, Van Gogh vẫn nhường giường của mình để bọn trẻ có chỗ nằm.

Một gia đình giàu có trong vùng gợi ý dành riêng cho ông một căn phòng trống để trọ, nhưng Van Gogh từ chối lời đề nghị này. Ông nói nếu có thiện chí, gia đình đó nên giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Những người trước đây thường phản ứng với ông giờ đã hiểu và rất kính trọng ông.

Ông ý thức rất rõ rằng giữa lời nói và hành động có một sự cách biệt khá lớn. Chính cuộc sống và hành động mới là tiếng nói chân tình và ấn tượng nhất, hơn tất cả mọi lời hoa mỹ. Ông nhận ra dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ nên dùng lời nói khi thật cần thiết.
ST​
 
S

scientists

Phép mầu nhiệm giá bao nhiêu?

Khi nghe cha mẹ bàn về bệnh tình của người anh, những gì cô bé Tess biết được là người anh mắc bênh rất nặng và gia đình đã cạn kiệt tiền. Cần có một ca phẫu thuật với chi phí rất mắc mới có thể cứu được anh của bé nhưng ngặt nổi không có ai cho gia đình em vay mượn. Em nghe cha nói trong tuyệt vọng: "Chỉ có phép mầu nhiệm mới có thể cứu được thằng bé thôi".

Tess và phòng mình và lôi ra con heo đất với số tiền em đã dành dụm từ bấy lâu nay. Em vội lao ra cửa và chạy thẳng đến một tiệm thuốc tây nổi tiếng ở khu phố. Em đứng trước cửa hiệu một cách kiên nhẫn để chờ đợi sự chú ý của người dược sĩ. Đoạn em dùng chân gõ lên sàn nhà rồi hắng giọng để tạo ra tiếng động... nhưng vô ích. Cuối cùng em lấy tay gõ mạnh lên tủ kính và người dược sĩ cất giọng một cách khó chịu: "Cháu muốn gì hả cháu bé? Cháu không thấy ta đang nói chuyện với người anh xa cách mười mấy năm trời hay sau?". Tess cũng trả lời với vẻ bực bội: " Cháu cũng muốn nói chuyện với chú về người anh của cháu đây. Anh ấy đang bị bênh và cháu đến đây để mua ... phép mầu nhiệm".

"Cháu muốn mua gì?". Người dược sĩ tròn mắt tỏ vẻ không hiểu.

"Tên của anh cháu là Andrew và anh ấy chịu đựng cái gì đó đau lắm ở trong đầu. Cha cháu nói rằng chỉ có phép mầu nhiệm mới cứu được anh ấy. Vậy phép mầu nhiệm bán với giá bao nhiêu hả bác?".

"Ở đây không bán thứ đó cháu bé ạ" - giọng người dược sĩ nhỏ đi.

"Nhưng bác này ,cháu có tiền. Cái giá có cao lắm không? Nhưng nếu không đủ cháu sẽ đi mượn thêm" - giọng Tess như van nài.

Người anh của ông dược sĩ ăn mặc rất đẹp và đứng bên cạnh đó và nghe hết cuộc đối thoại. Ông hỏi Tess: "Thế cháu có bao nhiêu?". "1 đô và 11 xu và đó là những gì cháu có, nhưng cháu có thể mượn thêm được mà. Bác bán cho cháu nhé?". Tess trả lời như muốn khóc.

"Ồ, thật trùng hợp", người đàn ông mỉm cười "1 đô và 11 xu - một số tiền chính xác để mua phép màu nhiệm cho anh cháu". Sau đó, ông cầm số tiền và nắm chặt bàn tay cô bé đề nghị: "Cháu hãy dẫn ta dến nhà cháu. Ta muốn gặp anh trai và cha mẹ cháu. Để xem ta có phép mầu nhiệm mà cháu cần không nhé!".

Người đàn ông ấy chính là một bác sĩ rất nổi tiếng. Cuộc phẫu thuật đã rất thành công mà không hề tốn kém bất cứ chi phí nào. Anh trai Tess dần hồi phục và sống khoẻ mạnh. Cha mẹ Tess vui hơn lúc nào hết. Mẹ em thì thầm: "Thật sự là một phép nhiệm màu. Mẹ không biết mình phải trả bao nhiêu tiền đây? ".

Tess mỉm cười tinh nghịch. Cô bé biết chính xác số tiền đó...1 đô và 11 xu... cộng thêm sự chân thành của một đứa trẻ.
ST​
 
S

scientists

Cái bình cuộc sống

Khi bạn cảm thấy cuộc sống của mình đang ngoài tầm kiểm soát, khi một ngày dài 24h dường như không đủ để bạn làm việc, hãy nhớ đến câu chuyện về cái bình rỗng và hai tách cà phê…

Giờ triết học, vị giáo sư già ngồi yên ở bàn với một số đồ lỉnh kỉnh trước mặt. Khi giờ học bắt đầu, giáo sư không nói lời nào mà đặt một cái bình lớn lên trên mặt bàn và đổ đầy vào đó những quả bóng bàn. Sau đó ông hỏi tất cả sinh viên trong lớp và mọi người đều đồng ý rằng cái bình đã đầy.

Tiếp đó, ông giáo sư lấy ra một hộp đầy sỏi nhỏ và đổ chúng vào bình. Ông lắc nhẹ cái bình, sỏi rơi đầy các kẽ hở giữa những quả bóng bàn. Một lần nữa ông hỏi các sinh viên của mình và tất cả đều đống ý là cái bình đã đầy.

Tiếp tục công việc, vị giáo sư lấy tiếp một cái hộp đựng đầy cát và trút tất cả số cát vào bình. Tất nhiên là cát nhanh chóng lấp đầy những kẽ hở còn lại. Thêm một lần nữa giáo sư hỏi cả lớp chiếc bình đã đầy chưa. Lần này, rất quả quyết, đám sinh viên trong lớp khẳng định cái bình không thể chứa thêm một thứ gì nữa.

Mỉm cười, vị giáo sư ra ngoài lấy hai tách cà phê rồi trút cả vào trong bình. Ðám cát có sẵn nhanh chóng hút hết, và cà phê đã lấp đầy khoảng trống dù rất bé nhỏ giữa những hạt cát.

“Nào các trò”, ông giáo sư ngồi xuống ghế và bắt đầu. “Tôi muốn các trò hãy coi cái bình này như cuộc sống của các trò. Những trái bóng bàn kia là những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của các trò: Gia đình, con cái, sức khoẻ, những người bạn và những niềm đam mê. Nếu những thứ đó còn, cuộc sống của các trò vẫn coi như hoàn hảo.

Những viên sỏi kia tượng trưng cho những thứ khác trong cuộc sống như công việc, nhà cửa hay xe hơi.

Cát là đại diện cho những điều vặt vãnh khác. Nếu các trò bỏ cát vào bình đầu tiên, sẽ không còn chỗ trống cho sỏi hay bóng bàn. Cuộc sống cũng thế. Nếu bỏ quá nhiều thời gian, sức lực cho những thứ vặt vãnh, các trò sẽ không còn thời gian cho điều gì quan trọng hơn.

Những thứ cần quan tâm có thể là những thứ quyết định hạnh phúc của các trò. Ðó có thể là chơi với bọn trẻ, có thể là bỏ thời gian để đến khám bác sĩ định kì, có thể là dành thời gian ăn tối cùng gia đình, cũng có khi chỉ là công việc dọn dẹp nhà cửa và tống khứ đi một số thứ không cần thiết.

Hãy quan tâm đến những trái bóng bàn đầu tiên, những thứ thật sự quan trọng. Hãy biết ưu tiên cái gì đầu tiên. Những thứ còn lại chỉ là cát thôi.

Có một cánh tay đưa lên và một câu hỏi cho giáo sư: “Vậy cà phê đại diện cho cái gì thưa giáo sư?”.

Ông giáo sư mỉm cười: “Tôi rất vui khi trò hỏi câu đó. Cà phê có nghĩa là dù trò có bận rộn với cuộc sống của mình đến đâu thì vẫn luôn có thời gian để đi uống một tách cà phê với bạn bè”.
ST​
 
S

scientists

Bức chân dung


Hai cha con nhà nọ tính tình rất gần gũi, hiền lành và thích sưu tầm các kiệt tác nghệ thuật hội hoạ có giá trị. Các tác phẩm vô giá của Picasso, Van Gogh, Monet và nhiều kiệt tác khác được treo khắp trên tường như những tài sản quý giá của gia đình.

Người đàn ông già góa vợ rất hài lòng khi thấy con trai duy nhất của mình trở thành một nhà sưu tầm tranh sành sỏi.

Con mắt lành nghề và đầu óc kinh doanh sắc bén của anh làm cho người cha rất lấy làm tự hào trong những lần làm việc với các nhà sưu tầm tranh trên toàn thế giới.

Mùa đông đến, đất nước chìm trong chiến tranh, chàng trai trẻ lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Và chỉ sau một vài tuần ngắn ngủi, cha anh nhận được một bức điện. Đứa con trai yêu quý của ông đã mất tích trong chiến đấu.

Nhà sưu tầm nghệ thuật chờ đợi thêm thông tin trong sự lo âu, bồn chồn; ông sợ rằng mình sẽ không bao giờ được gặp lại con trai nữa. Và rồi, nỗi lo sợ của ông đã trở thành sự thật. Chàng trai trẻ đã hy sinh trong khi đưa một đồng đội đi cấp cứu.

Cô đơn và tuyệt vọng, người đàn ông già nua đón những ngày lễ Giáng Sinh đang đến gần trong sự buồn tủi, đau đớn. Niềm vui của một mùa Giáng Sinh mà ông và con trai hằng mong mỏi không còn ghé thăm ngôi nhà.

Buổi sáng hôm Giáng sinh, một tiếng gõ cửa làm ông già đau khổ thức giấc. Khi ông bước ra tới cửa, các kiệt tác nghệ thuật chỉ nhắn nhủ ông rằng con trai không còn về nhà được nữa.

Khi ông mở cửa, một người lính chào ông, trên tay anh là một gói đồ lớn. Anh giới thiệu: “Cháu là bạn của con trai bác, là người được anh ấy đưa đi cấp cứu ngày anh ấy hi sinh. Cháu xin phép vào nhà một chút được không ạ? Cháu có cái này muốn cho bác xem”.

Khi hai người bắt đầu nói chuyện, anh lính kể cho ông nghe về lòng đam mê hội hoạ của người con trai, về những điều anh đã nói. “Cháu là một hoạ sĩ ”, người lính nói, “và cháu muốn tặng bác món quà này”.

Mở gói quà ra, bức chân dung người con trai hiện ra trước mắt ông. Mặc dù thế giới không bao giờ coi đó là tác phẩm của một thiên tài, nhưng bức tranh đã khắc họa gương mặt người con trai rất chi tiết và ấn tượng. Tĩnh tâm lại, ông cảm ơn chàng lính trẻ, hứa sẽ treo bức tranh lên phía trên lò sưởi.

Một vài giờ sau khi chàng lính đã chia tay ra về, ông già bắt đầu công việc của mình. Đúng theo lời ông, bức tranh được treo phía trên lò sửa, bên cạnh các bức tranh có giá trị hàng nghìn đô la. Sau đó ông ngồi trên ghế tựa và dành cả buổi Giáng Sinh ngắm nhìn món quà mình được tặng.

Trong suốt những ngày sau đó, ông già nhận ra rằng mặc dù con trai không còn nữa, nhưng anh vẫn còn sống mãi vì hành động dũng cảm của mình. Ông sớm biết rằng con trai ông đã cứu hàng chục chiến sĩ bị thương trước khi một viên đại xuyên vào trái tim nhân ái và gan dạ của anh.

Khi tiếp tục được nghe những câu chuyện về hành động dũng cảm của con trai mình, lòng tự hào và hãnh diện của người cha đã dần xoa dịu nỗi đau trong ông. Bức hình của con trai sớm trở thành tài sản quý giá nhất, làm lu mờ hết đam mê của ông đối với những kiệt tác mà các bảo tàng trên toàn thế giới muốn có. Ông nói với láng giềng rằng đó là món quà quý giá nhất mà ông đã nhận được.

Mùa xuân năm sau đó, ông già lâm bệnh và qua đời. Giới nghệ thuật cũng dự đoán được điều này! Không để ý đến câu chuyện về người con trai duy nhất của ông, nhưng để tỏ lòng tôn kính và theo nguyện vọng của ông; những bức tranh được đem bán đấu giá. Theo di chúc của ông, tất cả các tác phẩm hội họa phải được bán đấu giá vào ngày Giáng Sinh, ngày mà ông đã nhận được món quà quý giá nhất của mình.

Ngày đó sớm đến và các nhà sưu tầm nghệ thuật trên toàn thế giới đã tụ họp để trả giá một số bức tranh đẹp nhất của thế giới.

Ngày này sẽ khiến giấc mơ của những người sưu tầm tranh trở thành hiện thực và nhiều người sẽ phải thốt lên rằng: “Tôi có được bộ sưu tập quý giá nhất”.

Cuộc đấu giá bắt đầu với bức tranh không có trong danh sách của bất cứ bảo tàng nào. Đó là bức tranh người con trai ông già. Người điều khiển cuộc bán đấu giá yêu cầu trả giá lần đầu tiên cho bức tranh. Căn phòng im lặng.

“Ai sẽ mở màn cuộc đấu giá với 100 đô la?” - ông hỏi. Nhiều phút trôi qua. Không có động tĩnh gì. Từ cuối phòng có tiếng người vang lên: “Ai quan tâm đến bức tranh đó? Đó chỉ là bức tranh người con trai ông già thôi. Hãy bỏ qua và chuyển sang những bức tranh quý giá khác đi”.

Nhiều giọng đồng tình nữa vang lên. “Không, chúng tôi phải bán bức tranh này đầu tiên”, người chủ trì cuộc bán đấu giá trả lời. “Nào, ai lấy bức tranh người con trai?”. Cuối cùng, một người bạn của ông già lên tiếng: “Ông có bán bức tranh đó với giá 10 đô la không? Tôi chỉ có tất cả từng ấy thôi. Tôi biết cậu bé, vì vậy tôi muốn mua bức tranh đó. Tôi có 10 đô la”.

“Có ai trả cao hơn không?” người chủ trì cuộc đấu giá hỏi.

Lại sau một hồi im lặng, người chủ trì cuộc đấu giá lên tiếng: “Một lần, hai lần. Kết thúc”.

Chiếc búa rơi xuống. Tiếng reo hò tràn ngập căn phòng, một số người reo lên: “Bây giờ chúng ta có bắt đầu cuộc đấu giá cho các tác phẩm quý giá này rồi!”.

Người chủ trì cuộc đấu giá nhìn vào khán giả và tuyên bố cuộc đấu giá kết thúc. Cả phòng lặng đi trong sự hoài nghi, khó hiểu. Một số người lên tiếng hỏi: “Ông nói cuộc đấu giá kết thúc nghĩa là sao? Chúng tôi không đến đây vì một bức tranh con trai của một ông già nào đó. Thế còn tất cả những bức tranh này? Có hàng triệu đô la nghệ thuật ở đây! Tôi yêu cầu ông giải thích xem trò gì đang diễn ra ở đây vậy…!”

Người chủ trì cuộc đấu giá trả lời: “Rất đơn giản. Theo di chúc của người cha, ai lấy bức tranh người con trai… sẽ được tất cả”.

Mọi thứ đều có giá trị nghệ thuật. Như điều mà các nhà sưu tầm tranh đã khám phá ra vào ngày Noel đó, vẫn dòng thông điệp:

Tình yêu của người cha, một người cha có lòng yêu thương con vô hạn, một người cha lấy người con trai làm niềm vui, niềm an ủi lớn nhất đời mình, người đã qua đời và dành cuộc đời mình cứu vớt những người khác. Và bởi tình yêu của người cha, bất cứ ai lấy bức chân dung người con trai sẽ được hưởng tất cả.
ST
 
S

scientists

Khóc than ư? Cuộc đời ngắn lắm


Một hôm thấy Mullah Nasruddin khóc không dứt, hàng xóm và bạn bè mới tụ tập quanh và hỏi tại sao. Nasruddin trả lời: “Chú tôi vừa qua đời”. Một người bạn hỏi: “Thế chú ấy có thân thiết với anh không?”...

… Nasruddin đáp: "Không thân lắm. Tôi chỉ gặp chú hồi nhỏ. Nhưng chú để lại cho tôi một trăm ngàn rupi".

Mấy người bạn đều ngạc nhiên: "Thế tại sao anh lại khóc về một người chú xa lạ như thế, lại khóc nhiều khi chú đã để lại cho anh một đống tiền như vậy?". Nasruddin trả lời: "Tôi không khóc cho chú ấy. Một người chú khác của tôi mất hôm qua".

Tức thì một người hàng xóm hỏi: "Ồ! Chắc hẳn chú ấy phải thân thiết với anh lắm. Đừng buồn, rồi ai cũng phải chết mà…". Nasruddin ngắt lời: "Tôi không khóc cho người chú đó. Chú ấy cũng để lại cho tôi một trăm ngàn rupi".

Những người bạn ngạc nhiên: "Thế thì cái gì khiến anh khóc?".

Nasruddin nói: "Một người chú khác của tôi chết ngày hôm kia. Chú ấy cũng để lại cho tôi một trăm ngàn rupi".

Những người bạn đồng thanh quở trách Nasruddin: "Hôm nay anh đã giàu hơn vì có thêm ba trăm ngàn rupi từ ba người chú họ xa. Thay vì ngồi khóc, anh phải vui lên".

Nasruddin thản nhiên đáp: "Làm sao tôi có thể vui vẻ được? Tôi khóc vì tôi không còn người chú nào khác chết đi và cho tôi thêm một trăm ngàn rupi nữa".

Giống như anh chàng Nasruddin, tất cả chúng ta đều khiến mình bất hạnh về những gì chúng ta không có hoặc không thể đạt được, thay vì hạnh phúc về những gì chúng ta đang có.

Trong cuộc sống, chúng ta có được một số thứ nhất định và không có một số thứ nhất định. Chúng ta có cuộc sống đáng quý, những mối quan hệ tốt đẹp, không khí, nước, hoa, cỏ xanh, và bầu trời xanh. Tất cả thiên nhiên đều bận rộn mang đến cho chúng ta niềm vui. Nhưng chúng ta không có thời gian chấp nhận những niềm vui này.

Thay vì đó, chúng ta lại bận rộn đếm những gì chúng ta không có: một căn nhà lớn hơn, quyền lực, chức vụ… Chúng ta quên rằng trong tương lai không xa, ta phải bỏ lại mọi thứ để sang thế giới bên kia.

Cuộc đời quá ngắn ngủi nếu ta chỉ nhăm nhăm theo đuổi những tài sản phù du. Bởi vì cuộc sống luôn chuyển động, chúng ta không thể hạnh phúc mãi với bất cứ điều gì trong một thời gian dài. Vậy thì tại sao lại héo hon vì những tài sản phù du ấy?
ST​
 
S

scientists

Thiên thần mang áo lính

Gia đình tôi có một giai thoại mà cha tôi thường hay kể cho chúng tôi nghe. Đó là câu chuyện về bà nội tôi.

Năm 1949, cha tôi trở về nhà sau chiến tranh. Trên mọi nẻo đường khắp nước Mỹ, bạn có thể thấy những người lính đang xin đi nhờ xe để trở về với gia đình mình. Chuyện đó đã trở thành chuyện bình thường ở Mỹ lúc bấy giờ.

Không may là, niềm vui sướng được trở về đoàn tụ với gia đình của cha tôi nhanh chóng lụi tàn. Bà nội tôi bị bệnh rất nặng phải đưa vào bệnh viện. Thận của bà có vấn đề. Bác sĩ nói, bà phải được truyền máu ngay nếu không sẽ không qua khỏi đêm nay.

Vấn đề là ở chỗ, máu của bà nội thuộc nhóm AB-, một lọai máu cho đến ngày nay vẫn còn rất hiếm chứ đừng nói gì đến thời đó, cái thời mà chưa có các ngân hàng máu hay các chuyến bay phục vụ cho công tác y tế.

Tất cả mọi người trong gia đình đều đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai có nhóm máu giống bà. Không còn hy vọng gì nữa, bà nội đang hấp hối.

Cha tôi rời bệnh viện mà nước mắt ròng ròng. Ông phải đi đón mọi người trong gia đình đến để nói lời chia tay với bà nội. Đang đi trên đường, cha tôi gặp một người lính đang vẫy tay xin đi quá giang về nhà. Đang buồn như thế, cha tôi chẳng còn tâm trí đâu mà đi giúp người khác. Nhưng, dường như có một sức mạnh nào đó khiến ông dừng xe lại cho người lạ mặt đó bước lên xe.

Trong lúc tâm trạng rối bời, cha cũng chẳng thèm hỏi xem người lính đó tên là gì, nhưng khi vừa lên xe ông ta đã nhìn thấy những giọt nước mắt của cha và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra.

Qua dòng nước mắt, cha tôi kể cho người đàn ông xa lạ nghe chuyện mẹ mình đang nằm chờ chết trong bệnh viện vì bác sĩ không thể nào tìm ra người có nhóm máu AB- giống như bà. Và nếu họ không tìm được trước đêm nay, bà chắc chắn sẽ chết.

Không khí trong xe chợt chùng xuống. Rồi người lính xa lạ đưa tay mình cho cha tôi, lòng bàn tay xòe ra. Nằm gọn trong lòng bàn tay ông là một chiếc thẻ bài ông vừa tháo trên cổ mình xuống, trên đó ghi: nhóm máu AB-. Rồi người lính nọ bảo cha tôi quành xe trở lại, đưa ông đến bệnh viện.

Bà nội tôi sống thêm đến 47 năm nữa. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, cả gia đình tôi không một ai biết tên người lính đó. Cha tôi vẫn thường tự hỏi, liệu người đàn ông đó có phải là một quân nhân hay chính là một thiên thần trong trang phục người lính?
ST
 
Top Bottom