Nhóm sinh học dành cho mem 95 và ôn thi đại học.

C

canhcutndk16a.

Gửi các bạn tài liệu trắc nghiệm theo từng chương

Các bạn thử bài 25 trang 7 trong tài liệu xem sao = =
[TEX]N=(298 + 2) . 6 = 1800 [/TEX]

[TEX]\left\{\begin{matrix} & 2A + 2G=1800 & \\ & 2A = 3G & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & A = T = 540 & \\ & G = X= 360 &\end{matrix}\right.[/TEX]

trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến \Rightarrow xuất hiện đột biến thay thế 1 A - T = 1 G - X

\RightarrowSố Nu loại T của gen bị đột biến là: 540 - 1 = 539 \RightarrowA
 
Last edited by a moderator:
H

haichaustudy

Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin và có thêm 2 axit
amin mới nghĩa là sao?giải thích cụ thể giúp mình
 
H

haichaustudy

Câu 11. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1
lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Nếu cho F1 lai với nhau thì tỉ lệ
bí quả tròn dị hợp xuất hiện là
A. 1/8. B. 2/3. C. 1/4. D. 3/8.
 
T

tkb2013

1.Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội
tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là??
2.Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhấtcó 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; genthứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong
quần thể này là ?? giải thích kĩ dùm cái dạng này chưa nắm lắm. Tks
 
D

ducdao_pvt

D

ducdao_pvt

1.Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội
tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là??

100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng
\Rightarrow [TEX]\frac{2pq}{p^2 + 2pq}[/TEX] = [TEX]\frac{1}{100}[/TEX]
\Rightarrow xác suất sinh con bị bạch tạng: [TEX]\frac{1}{100}[/TEX].[TEX]\frac{1}{100}[/TEX].[TEX]\frac{1}{4}[/TEX]

2.Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong
quần thể này là ??

Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
\Rightarrow Số KG tối đa: 3.(3 + 1)/2 + 3 = 9
Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường
\Rightarrow Số KG tối đa: 5.(5 + 1)/2 =15
\Rightarrow 9.15 = 135
Bạn xem phần lý thuyết ở đây: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=279924
^.^ Tự dưng bay đâu hết 1 khúc :(
P.s: I'm a girl
 
Last edited by a moderator:
B

belunkute_95

lâu hok vào pic sinh vẫn thế mình nghĩ ôn tập lại từng phần sẽ đỡ bị loãng, bt ở nhóm tùm lum quá :|
................................................
 
R

ruaconlangle

Một gen dài 0,51 µm, trên mạch gốc của gen có A = 300, T = 400. Nếu gen xảy ra đột biến điểm
thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thì số liên kết hidro của gen đột biến là
A. 3799 B. 3801. C. 3701. D. 3699.
Mọi người giúp mình nha!

ta co L= 0,51 x 10^4 = 5100A
N=2L/ 3,4 = 3000 => A+G = 1500
mà A = A' + T' = 300+400=700 => G=800
khi thay cặp A-T bằng G-X thì A= 699; G=801
=> H= 2A+3G= 3801 =>B
 
N

ngobaochauvodich

2 gen cùng ở 1 lôcut là H và h , cùng dài 5100 Å, nhưng H có 1200 ađênin, còn h có 1350 ađênin. Khi cặp NST tương đồng mang cặp gen Hh không phân li ở kì sau I , còn kì sau II vẫn phân li , thì theo lí thuyết có thể tạo ra các giao tử với số lượng từng loại nuclêôtit là :
A. G = X = 450 , A = T = 2550 ; giao tử khuyết nhiễm : A = T = G = X = 0.
B. G = X = 600 , A = T = 2400 ; giao tử khuyết nhiễm : G = X = 300.
C. G = X = 2550 , A = T = 450 ; giao tử khuyết nhiễm : G = X = 300.
D. G = X = 2400 , A = T = 600 ; giao tử khuyết nhiễm : A = T = G = X = 0.
 
M

mu_vodoi

2 gen cùng ở 1 lôcut là H và h , cùng dài 5100 Å, nhưng H có 1200 ađênin, còn h có 1350 ađênin. Khi cặp NST tương đồng mang cặp gen Hh không phân li ở kì sau I , còn kì sau II vẫn phân li , thì theo lí thuyết có thể tạo ra các giao tử với số lượng từng loại nuclêôtit là :
A. G = X = 450 , A = T = 2550 ; giao tử khuyết nhiễm : A = T = G = X = 0.
B. G = X = 600 , A = T = 2400 ; giao tử khuyết nhiễm : G = X = 300.
C. G = X = 2550 , A = T = 450 ; giao tử khuyết nhiễm : G = X = 300.
D. G = X = 2400 , A = T = 600 ; giao tử khuyết nhiễm : A = T = G = X = 0.
Ta tính được ở H có A=T=1200 nu , G=X=300 nu
và h có : A=T=1350 nu , G=X=150 nu
Mang cặp gen Hh => A=T=2550 và G=x=450 nu
Mình chọn câu C :-SS
 
T

tkb2013

Cho mình hỏi bài này làm sao mấy bạn chỉ chi tiết nhé. Tks
Một gen bị đột biến mất đi 1 đoạn gồm một số cặp nuclêôtit. Do đó, trong quá trình tổng hợp prôtêin số lượt phân tử tARN tham gia dịch mã đã giảm đi 10 lượt so với trước khi bị đột biến. Biết tỉ lệ A/G trong đoạn gen mất đi bằng 3/2. Số liên kết hiđrô bị mất qua đột biến là? (72lk)
 
N

ngobaochauvodich

Ôn 1: Ở một loài sinh sản hữu tính, có một cá thể mang kiểu gen là [tex]\frac{AB}{ab}[/tex][tex]\frac{DE}{de}[/tex] Biết rằng các gen A và B liên kết hoàn toàn, các gen D và E xảy ra trao đổi chéo, các cặp gen này nằm trên các NST khác nhau. Nếu các cá thể này giảm phân, nhưng NST mang các gen DE/de không phân ly ở lần phân bào 2, thì số loại giao tử cá thể này có thể tạo ra xét ở 2 lôcut gen trên là :
A. 4 loại. B. 12 loại. C. 8 loại. D. 24 loại.

Ôn 2:Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc, mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột
biến được tạo ra là:
A. 179. B. 359. C. 718. D. 539

Ôn 3:Một gen phiên mã 6 lần, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm hoạt động và không lặp lại, trong quá trình
dịch mã thấy có 14940 phân tử nước được giải phóng do hình thành liên kết peptit. Nếu cho rằng mỗi
chuỗi pôlipeptit là 1 phân tử prôtêin. Số nuclêôtit của gen quy định phân tử prôtêin được tổng hợp là
A. 2994 nuclêôtit. B. 3000 nuclêôtit. C. 2988 nuclêôtit. D. 2982 nuclêôtit.
 
Last edited by a moderator:
N

nelsonmandelast

Mất 10 lượt có nghĩa mất 10 bộ ba trên mARN --->mạch gốc mất 30 nu hay gen mất 30 cặp .từ tỉ lệ 3/2 tính đc A=18 G=12 ---> số lk bị mất 72
 
N

nelsonmandelast

Ôn 1: Ở một loài sinh sản hữu tính, có một cá thể mang kiểu gen là [tex]\frac{AB}{ab}[/tex][tex]\frac{DE}{de}[/tex] Biết rằng các gen A và B liên kết hoàn toàn, các gen D và E xảy ra trao đổi chéo, các cặp gen này nằm trên các NST khác nhau. Nếu các cá thể này giảm phân, nhưng NST mang các gen DE/de không phân ly ở lần phân bào 2, thì số loại giao tử cá thể này có thể tạo ra xét ở 2 lôcut gen trên là :
A. 4 loại. B. 12 loại. C. 8 loại. D. 24 loại.

Ôn 2:Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc, mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột
biến được tạo ra là:
A. 179. B. 359. C. 718. D. 539

Ôn 3:Một gen phiên mã 6 lần, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm hoạt động và không lặp lại, trong quá trình
dịch mã thấy có 14940 phân tử nước được giải phóng do hình thành liên kết peptit. Nếu cho rằng mỗi
chuỗi pôlipeptit là 1 phân tử prôtêin. Số nuclêôtit của gen quy định phân tử prôtêin được tổng hợp là
A. 2994 nuclêôtit. B. 3000 nuclêôtit. C. 2988 nuclêôtit. D. 2982 nuclêôtit.

câu 1 mình nghĩ đáp án là 12 câu 2 mình nghĩ là D câu 3 thì mình ra 3000 các bạn có thể giải 3 câu này đc ko
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai2704

câu 1 mình nghĩ đáp án là 12 câu 2 mình nghĩ là D câu 3 thì mình ra 3000 các bạn có thể giải 3 câu này đc ko
Câu 1:

AB/ab lk hoàn toàn cho 2 loại giao tử AB và ab

DE/de TĐC và ko phân ly ở giảm phân 2:
- TH1: TĐC E và e: tạo 3 loại giao tử là DE/De, dE/de,0.
- TH2: TĐC D và d: tạo 3 loại giao tử: DE/dE, De/de, 0

Do xét trên nhiều cá thể. mỗi cá thể gồm nhiều tế bào nên DE/de còn có thể tạo 4 loại giao tử DE, de, De, dE (ply giảm phân 1, 2 bình thường)

=> DE/de cho 9 loại giao tử là : DE/De, dE/de,0, DE/dE, De/de,DE, de, De, dE.

=> có 2x9 =18 giao tử

Vậy ko có đáp án.

Câu 2,3:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2217033#post2217033
 
N

nelsonmandelast

1 Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 120cm, 1 thứ có chiều cao trung Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình 108cm.Chiều cao trung bình của những cây F2 là
A 96 B 102 C 104 D 106
2 Các gen phân li độc lập, số kiểu gen dị hợp tạo nên từ phép lai AaBbDdEE với AabbDdEe là
A 26 B 32 C 18 D 24
3 Cho [tex]\frac{Ad}{aD}[/tex][tex]\frac{BE}{be}[/tex] lai 2 giới giống kiểu gen như trên, tần số hoán vị 2 giới như nhau f(A/d)= 0,2; f(B/E)=0,4.Đời con F1 kiểu hình (A-B-D-E) chiếm tỉ lệ
A 30,09% B 20,91% C 28,91% D Số khác
Mình xin đăng vài bài :)
 
N

nelsonmandelast

Câu 1:

AB/ab lk hoàn toàn cho 2 loại giao tử AB và ab

DE/de TĐC và ko phân ly ở giảm phân 2:
- TH1: TĐC E và e: tạo 3 loại giao tử là DE/De, dE/de,0.
- TH2: TĐC D và d: tạo 3 loại giao tử: DE/dE, De/de, 0

Do xét trên nhiều cá thể. mỗi cá thể gồm nhiều tế bào nên DE/de còn có thể tạo 4 loại giao tử DE, de, De, dE (ply giảm phân 1, 2 bình thường)

=> DE/de cho 9 loại giao tử là : DE/De, dE/de,0, DE/dE, De/de,DE, de, De, dE.

=> có 2x9 =18 giao tử

Vậy ko có đáp án.

Câu 2,3:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2217033#post2217033

bạn cho mình hỏi nếu giảm phân 1 không phân li thì nó tạo ra những loại giao tử nào tks
 
H

hocmai2704

bạn cho mình hỏi nếu giảm phân 1 không phân li thì nó tạo ra những loại giao tử nào tks
Xét 1 tế bào (GPI ko ply, GP II bt):

- TĐC E và e : (DE/dE , De/de, 0) hoặc (DE/de , De/dE , 0)
- TĐC D và d: (DE/De , dE/de, 0) hoặc (DE/de , De/dE , 0)

=> cho 3 loại giao tử.

Xét trên 1 hay nhiều cá thể có thể cho tối đa 7 loại giao tử: DE/dE, De/de, DE/de, De/dE, DE/De,dE/de, 0.
 
Top Bottom