Một số vấn đề cần giải đáp trong một số đề thi thử của một số trường.

T

thehung08064

1. Ví sao lại là H2. Mình phân vân giữa 2 đáp án là C và D.
2. Có lẽ đáp án cho sai (XO3)
3.
4. Mình làm ra A(7) B(7) C(6) D(8). Bạn ra đúng như đáp án là C. Bạn có thể viết cụ thể những đp đó được không ?
5. Đáp án là 4. Thực tế mình nghĩ câu này ngoài chương trình CB nên cũng không quan tâm lắm.
6. Ừ nhỉ. Đây không phải lần đầu gặp TH này vậy mà vẫn nhầm. Bạn ra đáp án đúng.



7. Đúng rồi, mình gõ thiếu, là CH2O2. Câu này mình thắc mắc khí nào thoát ra ?
8. Đúng rồi, mình lại tính cả (NH4)2CO3 (vô cơ) vào nữa nên ra 28,5g.

câu 1:đáp án D là phản ứng thuỷ phân của este đó bạn.ở đấy nó cho dd H2SO4 nên có nước ở trong đó.Câu3:bạn viết đáp án C vì bạn viết các nhóm chưc của nó nha:ancol,andehit,xeton,ete.ok.câu 7 mình cũng bó tay cái khí của nó là gì.????
 
T

trinhanhngoc

...
9. Cho 0,96 g Cu vào dd HNO3 đặc nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dd KOH 0,1 M thu được 0,4 lít dd X. Dung dịch X có giá trị pH là ? ( bỏ qua sự thuỷ phân của các muối và sự điện li của H2O )
 
Last edited by a moderator:
T

thehung08064

...
9. Cho 0,96 g Cu vào dd HNO3 đặc nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dd X. Dung dịch X có giá trị pH là ? ( bỏ qua sự thuỷ phân của các muối và sự điện li của H2O )

dd X là gì vậy ngọc.chép đề thiếu ak.còn cái khí ở câu 7 nếu biết thì giải thích cho mình luôn nha.
 
G

giotbuonkhongten

7. Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ cùng một loại nhóm chức với công thức phân tử là CH2O, C2H4O2, C3H4O2. Lấy m g M tác dụng vừa đủ 200 ml dd NaOH 1M. Cũng m g M làm mất màu vừa đủ 200 ml nước Brom 0,5 M và có 1,12 lít khí duy nhất thoát ra (đktc). Giá trị của m là ?

B đưa đáp án câu này thử giống m ko, theo m khí là HBr :)
 
T

thehung08064

...
9. Cho 0,96 g Cu vào dd HNO3 đặc nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dd KOH 0,1 M thu được 0,4 lít dd X. Dung dịch X có giá trị pH là ? ( bỏ qua sự thuỷ phân của các muối và sự điện li của H2O )

ngọc ơi,mình tính ra pH=12.4.ko bít có đúng ko?bạn cho đáp án đi.
 
T

thehung08064

Đúng rồi, bạn làm thế nào vậy, mình tính ra 12,không phải 4.

tất cả các khí N2,N2O,NO,NO2 thì có NO2 là đi qua KOH bị giữ lại,mình cho cái khí đó là NO2.sau đó tính ra nNO2=0.03mol.ta có pt
2NO2 + 2KOH -----> KNO3 + KNO2 + H2O
nNO2=nKOHpu=0.03mol.=>nKOH du=0.01mol =>>CmKOH còn lại =0.025M=>>pOH-=1.6 =>>pH=12.4
 
N

nhoc_maruko9x

tất cả các khí N2,N2O,NO,NO2 thì có NO2 là đi qua KOH bị giữ lại,mình cho cái khí đó là NO2.sau đó tính ra nNO2=0.03mol.ta có pt
2NO2 + 2KOH -----> KNO3 + KNO2 + H2O
nNO2=nKOHpu=0.03mol.=>nKOH du=0.01mol =>>CmKOH còn lại =0.025M=>>pOH-=1.6 =>>pH=12.4
Thực ra là Cu khử yếu, HNO3 lại đặc nóng nên chỉ có thể ra NO2 :D
 
H

huutien19931994

can hoi gi thi pm zo sdt 0979528110.mjnh day khong gioi nhung cung du suc tra loi nhung cau hoi cua ban.ok
 
T

trinhanhngoc

THPT Chuyên Lê Quý Đôn QT L2

1. Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là :
A. CH2=CH-COOH
B. HCOOC(CH2)3CH2OH
C. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3
D. CH2=C(CH3)-COOH
...đã làm được

2. Chất A có CTPT là C3H12N2O3, tác dụng được với NaOH, viết CTCT có thể có của A.

3. Dung dịch CH3COOH 1 M (ddX) có độ điện ly Alpha. Cho vào dd X một lượng nhỏ lần lượt các chất :
CH3COONa
HCl
Na2CO3
NaCl
H20
Những chất nào làm tăng độ điện ly Alpha của dd X ?

4. Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng của thanh Al không đổi, thu được dd A. Dung dịch A chứa những muối nào ?
...đã làm được

5. Cho các chất AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3, Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến kl không đổi trong các bình kín không có kk, rồi cho nước vào các bình, những bình nào có thể tạo lại chất ban đầu sau thí nghiệm ?
...đã làm được
 
Last edited by a moderator:
T

tranvanlinh123

THPT Chuyên Lê Quý Đôn QT L2

1. Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là :
A. CH2=CH-COOH
B. HCOOC(CH2)3CH2OH
C. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3
D. CH2=C(CH3)-COOH?
đáp án D.
2. Chất A có CTPT là C3H12N2O3, tác dụng được với NaOH, viết CTCT có thể có của A.
hix có thừa H ko? vì chỉ nhiều nhất là H10 chứ mấy????
3. Dung dịch CH3COOH 1 M (ddX) có độ điện ly Alpha. Cho vào dd X một lượng nhỏ lần lượt các chất :
CH3COONa
HCl
Na2CO3
NaCl
H20
Những chất nào làm tăng độ điện ly Alpha của dd X ?
chỉ có CH3COONa và NaCO3
4. Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng của thanh Al không đổi, thu được dd A. Dung dịch A chứa những muối nào ?
Al2(SO4)3 và FeSO4
5. Cho các chất AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3, Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến kl không đổi trong các bình kín không có kk, rồi cho nước vào các bình, những bình nào có thể tạo lại chất ban đầu sau thí nghiệm ?
bình có thể tạo lại chất ban đầu là AgNO3; Cu(NO3)2

ko bik đúng ko.loại biện luận pu mình ko đc khá làm.mọi ng thử biện luận xem :|
 
T

trinhanhngoc

Bạn có thể giải thích cụ thể được không, mình chưa hiểu. C3H12N2O3 - mình cũng thấy thừa H nhưng theo đề là như vậy.
 
T

trinhanhngoc

THPT Chuyên Lê Quý Đôn QT L3

1. Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, HCl, Fe(NO3)2. Những cặp chất nào tác dụng được với nhau ?
...đã làm được

2. Cho các polime: amilozơ; polietilen; novolac; cao su isopren; cao su lưu hóa; tơ nilon-6,6; tơ visco; tơ lapsan; xenlulozơ; tơ olon, tơ axetat. Những polime nào là polime tổng hợp ?

3. Cho Ba dư vào lần lượt các dung dịch: NH4Cl, ZnCl2, Al(NO3)3, FeCl2, FeCl3, K2CO3, CuSO4, AgNO3, NiCl2 (Các quá trình tiến hành trong không khí). Rồi cho tiếp NH3 dư vào. Nêu những hợp chất kết tủa tạo thành cuối cùng.
...đã làm được

4. Nhận định nào sau đây là đúng:
  1. Trong phân tử buta-1,3-đien, tất cả các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng.
  2. Liên kết kim loại và liên kết ion đều hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử tích điện trái dấu.
  3. Phân tử AlCl3 có kiểu liên kết cộng hoá trị.
  4. Phân tử NH4NO3 chứa cả liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cho nhận.
  5. Độ linh động của hiđro trong HCOOH>CH2=CH-COOH.
Mình thấy 2,4,5 đúng. 1,3 mình không biết đúng hay sai, các bạn giúp mình.

5. Cho các cặp chất sau:

  1. NaHSO3 + NaOH,
  2. Fe(NO3)2 + HCl,
  3. Na2CO3 + H2SO4,
  4. KCl + NaNO3,
  5. CuCl2 + AgNO3,
  6. NH4Cl + NaOH,
  7. CuCl2 + H2S,
  8. FeCl3 + HI,
  9. CuS + HCl,
  10. AlCl3 + NaHCO3,
  11. F2 + O2,
  12. Cl2 + Br2 + H2O.
Những cặp chất nào xảy ra phản ứng trong dung dịch, chất rắn và dung dịch hay các chất khí ?
Theo mình các cặp 4,9,10,11 không xảy ra phản ứng, bạn nghĩ sao ?

6. Nhận định nào sau đây là đúng:

  1. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
  2. Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
  3. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
  4. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
Mình đang phân vân giữa 2 đáp án (1) hoặc (3), theo mình cả 2 đều đúng, bạn nghĩ sao ?

7. Nhận định nào sau đây là đúng:

  1. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
  2. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
  3. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  4. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
  5. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
  6. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH kề nhau.
  7. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
  8. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm -OH đều tạo ete với CH3OH.
    Theo mình 1,5,6,7 đúng. Mình không rõ 8 có đúng hay không, bạn nghĩ sao ?
8. E là este 2 lần este của axit glutamic và 2 ancol đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau, có phần trăm khối lượng của cacbon là 55,30%. Cho 54,25 gam E phản ứng hoàn toàn với 800 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là ?
...đã làm được

9. Phân tích 0,157 gam chất hữu cơ A chứa C, H, Br; thu được 0,005 mol H, 0,001 mol Br, còn lại là cacbon, biết A có khối lượng phân tử nhỏ hơn 200. Từ C2H5OH, chất vô cơ không chứa C, điều kiện phản ứng có đủ, số phương trình phản ứng ít nhất để tạo thành chất A là ?
Mình giải ra A là C6H5Br, nhờ các bạn giúp mình viết chuỗi phản ứng thỏa mãn điều kiện trên.

10. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và sắt oxit FexOy thu được hỗn hợp chất rắn B1. Cho B1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc), dung dịch C và chất không tan D1. Cho từ từ dung dịch HCl vào C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Chất không tan D1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (lượng ít nhất). Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 (chất khí ở đktc và phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị m là ?
...đã làm được

11. Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol FeCO3; 0,2 mol Mg và 0,16 mol FeO tác dụng với 0,5 lít dung dịch HNO3 ( lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được 0,06 mol hỗn hợp B gồm 3 khí N2, N2O và NO với thể tích bằng nhau. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là ?
...đã làm được

12. Cho 50 ml dung dịch A chứa RCOOH và RCOOM (M: kim loại kiềm) với tổng số mol 2 chất là 0,035 mol, tác dụng với 12ml dung dịch Ba(OH)2 1,25 M. Sau phản ứng để trung hòa dung dịch cần thêm 3,75 gam dung dịch HCl 14,6%. Sau đó cô cạn dung dịch dịch thì thu được 5,4325 gam muối khan. Nếu đem 50 ml dung dịch A ở trên tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là ?
...đã làm được

13. Cho 0,01 mol axit hữu cơ A thì tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch NaOH 0,4M, khi đốt cháy A thì thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng tương ứng 88:27. Nếu lấy muối natri của A nung với vôi tôi xút thì thu được khí hiđrocacbon (điều kiện thường). Viết các đồng phân của A phù hợp với đề bài.
Tính giải ra A là C3H5COOH có tất cả 4 đồng phân, các bạn thấy có đúng không ?

14. Chia m gam hỗn hợp X gồm A (CnH2n+1CHO, n>0) và B (CmH2m-1CHO) với tỉ lệ mol tương ứng 2:1 thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 32,4 gam Ag. Phần 2 cho tác dụng với H2 (Ni: xúc tác, nung nóng) thu được 2 ancol no. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol này thì thu được 0,35 mol CO2. Khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Br2 dư trong CCl4 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) là ?
Mình tính ra 30,4g (kết quả không có trong đáp án ), bạn xem thử thế nào ?

15. Oxi hoá m gam một ancol đơn chức, bậc một, mạch hở A thu được hỗn hợp X gồm: Anđehit, axít, nước và ancol dư. Chia X làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ, thu được 0,2 mol H2 và 25,6 gam chất rắn. Phần 2 cho phản ứng với NaHCO3 dư, thu được 0,1 mol khí CO2. Phần 3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3(dư), thu được 0,6 mol Ag. Nếu oxi hoá hoàn toàn m gam A chỉ tạo thành anđehit, rồi cho phản ứng tráng gương thì số mol Ag thu được là (phản ứng xảy ra hoàn toàn) ?
...đã làm được

Bạn nào muốn giúp mình thì nêu cụ thể ( hoặc ngắn gọn ) cách làm nhé. Cám ơn mọi người.
 
Last edited by a moderator:
T

thehung08064

Câu 2 : polietilen;novolac;nilon-6,6;lapsan;olon;caosu isopren
Câu 4 : tất cả bạn à,1 đúng vì có liên kết đôi nằm giữa thì tạo thành một mặt phẳng(mở sách lớp 11 ra) câu 3 đúng vì dựa vào độ âm điện đó bạn
Câu 5 : 1,2,3,5,6,7,8,10,12. (bạn sai chỗ phản ứng 10.Al3+ có tính axit phản ứng với NaHCO3 có tính bazo
Câu 6 : 3 đúng,1 sai vì có những kim loại dù ở nhiệt độ nào thì vẫn không phản ứng.giá như câu này nó nêu hẳn ra 1 kim loại nào đó thì mình có thể kết luận nó đúng hoặc sai.
Câu 7 : 8 sai vì chỉ có 1 nhóm OH ở vị trí C1 thôi bạn à.mở SGK trang 30 (nâng cao)
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtucatvu

THPT Chuyên Lê Quý Đôn QT L3

1. Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, HCl, Fe(NO3)2. Những cặp chất nào tác dụng được với nhau ?
...đã làm được
Fe:AgNO3, HCl
Mg:AgNO3, HcL, Fe(NO3)2
Cu:AgNO3
HCl:AgNO3,Fe(NO3)2 (chưa chắc chắn)

2. Cho các polime: amilozơ; polietilen; novolac; cao su isopren; cao su lưu hóa; tơ nilon-6,6; tơ visco; tơ lapsan; xenlulozơ; tơ olon, tơ axetat. Những polime nào là polime tổng hợp ?

3. Cho Ba dư vào lần lượt các dung dịch: NH4Cl, ZnCl2, Al(NO3)3, FeCl2, FeCl3, K2CO3, CuSO4, AgNO3, NiCl2 (Các quá trình tiến hành trong không khí). Rồi cho tiếp NH3 dư vào. Nêu những hợp chất kết tủa tạo thành cuối cùng.
...đã làm được
Fe(OH)2, Fe(OH)3, BaCO3, BaSO4
4. Nhận định nào sau đây là đúng:
  1. Trong phân tử buta-1,3-đien, tất cả các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng.
  2. Liên kết kim loại và liên kết ion đều hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử tích điện trái dấu.
  3. Phân tử AlCl3 có kiểu liên kết cộng hoá trị.
  4. Phân tử NH4NO3 chứa cả liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cho nhận.
  5. Độ linh động của hiđro trong HCOOH>CH2=CH-COOH.
Mình thấy 2,4,5 đúng. 1,3 mình không biết đúng hay sai, các bạn giúp mình.
Mình nghĩ đáp án 5 là sai vì chất chưa nhóm hút thì linh động hơn chất chứa nhóm đẩy
5. Cho các cặp chất sau:

  1. NaHSO3 + NaOH,
  2. Fe(NO3)2 + HCl,
  3. Na2CO3 + H2SO4,
  4. KCl + NaNO3,
  5. CuCl2 + AgNO3,
  6. NH4Cl + NaOH,
  7. CuCl2 + H2S,
  8. FeCl3 + HI,
  9. CuS + HCl,
  10. AlCl3 + NaHCO3,
  11. F2 + O2,
  12. Cl2 + Br2 + H2O.
Những cặp chất nào xảy ra phản ứng trong dung dịch, chất rắn và dung dịch hay các chất khí ?
Theo mình các cặp 4,9,10,11 không xảy ra phản ứng, bạn nghĩ sao ?

6. Nhận định nào sau đây là đúng:

  1. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
  2. Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
  3. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
  4. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
Mình đang phân vân giữa 2 đáp án (1) hoặc (3), theo mình cả 2 đều đúng, bạn nghĩ sao ?
Mình nghĩ câu này phải hỏi đáp án nào sai mới đúng

7. Nhận định nào sau đây là đúng:

  1. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
  2. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
  3. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  4. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
  5. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
  6. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH kề nhau.
  7. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
  8. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm -OH đều tạo ete với CH3OH.
    Theo mình 1,5,6,7 đúng. Mình không rõ 8 có đúng hay không, bạn nghĩ sao ?
 
T

trinhanhngoc

To thehung08064 :
Tôi dùng SGK CB nên không biết một số lý thuyết đó. Câu 3 tôi nghĩ những muối tan như NaCl, AlCl3 thì là liên kết ion mặc dù nếu tính độ lêch âm điện thì nó thuộc liên kết cộng hóa trị. Câu 5 đúng là AlCl3 tác dụng được với NaHCO3, vừa xem cái clip trên youtube về phản ứng này, ngố thật. Cám ơn bạn.

To hoangtucatvu :
1. Những cặp bạn viết theo mình đúng, thiếu 1 cặp nữa là AgNO3 + Fe(NO3)2
3. Không có Fe(OH)2 vì trong không khí nó dần chuyển thành Fe(OH)3
4. Tôi thì suy luận axit nào mạnh hơn thì H linh động hơn, không biết có đúng không ?
6. Có một bài tương tự như thế này, như bạn nói "đáp án nào sai ?" làm tôi băn khoăn giữa 2 đáp án tôi nói trên. Tôi nghĩ đề hỏi "đán án nào đúng" có lý vì có trên 1 đáp án sai, cụ thể là :
- "Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ" ... phải là phần chìm dưới nước.
- "Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước" ... sắt bị ăn mòn trước.
Cám ơn bạn.
 
Top Bottom