Một số vấn đề cần giải đáp trong một số đề thi thử của một số trường.

T

trinhanhngoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giải thích cụ thể nhé. Cám ơn mọi người.

THPT Phan Châu Trinh 2011 L1


1. Một vài ví dụ muối Amoni có tính Bazo ?

2. Cho các cặp chất sau: CH3COOH và K2S; FeS và HCl; Na2S và HCl; CuS và H2SO4 loãng. Có bao nhiêu cặp chất nếu xảy ra phản ứng thì có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2– → H2S ?

3. Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Gia-ven ?
A. Dùng làm chất giặt rửa. B. Tiệt trùng.
C. Tẩy mùi hôi. D. Tẩy trắng vải sợi

4. Trong các chất sau: Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, CuSO3, Cu2O, Cu2S, có bao nhiêu chất có thể tạo ra CuSO4 bằng một phản ứng ?

5. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất có thể làm nhạt màu dung dịch nước Br2 ?
A. Axit axetic, propilen, axetilen. B. Etilen, axit acrilic, saccarozơ.
C. Metylxiclopropan, glucozơ, axit fomic. D. Buta-1,3-đien, metylaxetilen, cumen.

6. Có 3 dung dịch: (NH4)2CO3, Na[Al(OH)4], C6H5ONa và 3 chất lỏng: C6H5CH3, C6H6, C6H5NH2 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Không được đun nóng hay cô cạn, nếu chỉ dùng dung dịch HCl thì phân biệt bao nhiêu chất ?

7. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H8 tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được chất Y. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của X là 214. Số đồng phân cấu tạo của X ?

8. Thanh sắt được phủ một lớp bảo vệ nhưng lớp bảo vệ bị sây sát sâu đến lớp sắt bên trong. Trường hợp nào sau đây thanh sắt bị ăn mòn nhanh nhất?
A. Lớp bảo vệ là đồng. B. Lớp bảo vệ là crom.
C. Lớp bảo vệ là kẽm D. Lớp bảo vệ là nhựa.

9. Glucozơ→ X→ CH3COOH → Y→ CH3CHO → Z → CH4.
Dãy trên có thực hiện được không ?

10. Cho hỗn hợp khí: O2, CO2, N2, H2S và hơi H2O. Có bao nhiêu chất trong các chất sau: CaCl2 (khan), P2O5 (khan), H2SO4 đặc, CuSO4 (khan) có thể làm khô hỗn hợp khí trên?

...
 
Q

quynhan251102

câu 2:CH3COOH+K2S,FeS+HCl.Na2S+HCl
câu 3:mình nghĩ là A
câu 4:Fe2(SO4)3.Cu2O,CuS
câu 5:đáp án C
câu 6:nhận được cả 6
câu 8:A vì Fe sẽ đóng vai trò là cực âm nên bị ăn mòn trước
câu 10 theo mình thì chỉ có CaCl2 khan
 
Y

yacame

bạn ơi câu 6 nhận biết C6H5CH3 và C6H6 thế nào chỉ mình với.
câu 7: Y=X+214=> y có 2 liên kết 3 ở đầu mạch---->4 ct tm
câu 9:
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH----> CH3COONa + Cu2O + 3H20
câu 10 còn có P2O5 nữa
 
E

eny_ivy

Mọi người giải thích cụ thể nhé. Cám ơn mọi người.

THPT Phan Châu Trinh 2011 L1


1. Một vài ví dụ muối Amoni có tính Bazo ?

2. Cho các cặp chất sau: CH3COOH và K2S; FeS và HCl; Na2S và HCl; CuS và H2SO4 loãng. Có bao nhiêu cặp chất nếu xảy ra phản ứng thì có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2– → H2S ?

->> Có 3 cặp chất: CH3COOH và K2S; FeS và HCl; Na2S và HCl

3. Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Gia-ven ?
A. Dùng làm chất giặt rửa. B. Tiệt trùng.
C. Tẩy mùi hôi. D. Tẩy trắng vải sợi

4. Trong các chất sau: Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, CuSO3, Cu2O, Cu2S, có bao nhiêu chất có thể tạo ra CuSO4 bằng một phản ứng ?
----> Chắc là chỉ có 1 là Fe2(SO4)3

5. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất có thể làm nhạt màu dung dịch nước Br2 ?
A. Axit axetic, propilen, axetilen. B. Etilen, axit acrilic, saccarozơ.
C. Metylxiclopropan, glucozơ, axit fomic. D. Buta-1,3-đien, metylaxetilen, cumen.

6. Có 3 dung dịch: (NH4)2CO3, Na[Al(OH)4], C6H5ONa và 3 chất lỏng: C6H5CH3, C6H6, C6H5NH2 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Không được đun nóng hay cô cạn, nếu chỉ dùng dung dịch HCl thì phân biệt bao nhiêu chất ?

->> Nhận được tất cả:
(NH4)2CO3: Có khí bay lên

Na[Al(OH)4]: Tạo kết tủa trắng keo tan được trong HCl dư

C6H5ONa: Tạo tinh thể phenol ở nhiệt độ thấp

C6H5NH2: sau khi cho HCl vào đun khan sẽ có tinh thể muối

C6H6: phân lớp trong axit

Chất cò lại không hiện tượng là C6H5CH3

7. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H8 tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được chất Y. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của X là 214. Số đồng phân cấu tạo của X ?

---> 4

8. Thanh sắt được phủ một lớp bảo vệ nhưng lớp bảo vệ bị sây sát sâu đến lớp sắt bên trong. Trường hợp nào sau đây thanh sắt bị ăn mòn nhanh nhất?
A. Lớp bảo vệ là đồng. B. Lớp bảo vệ là crom.
C. Lớp bảo vệ là kẽm D. Lớp bảo vệ là nhựa.

9. Glucozơ→ X→ CH3COOH → Y→ CH3CHO → Z → CH4.
Dãy trên có thực hiện được không ?

----> Được!

1: Glucozo --> X: X sẽ là [TEX]C_2H_5OH[/TEX]
[TEX]C_6H_{12}O_6 ---> 2CO_2 + 2C_2H_5OH[/TEX]

X---> CH3COOH:
[TEX]C_2H_5OH + O_2 ---->CH_3COOH + H_2O[/TEX]
(Điều kiện của phản ứng là men giấm (25-30 độ C)

CH3COOH ---> Y: Y sẽ là [TEX]CH_3COOCH=CH2[/TEX]
[TEX]CH_3COOH + C_2H_2 ---> CH_3COOCH=CH_2[/TEX]

Y---> CH3OH:
[TEX]CH_3COOCH=CH_2 + NaOH ---> CH_3COONa = CH_3CHO[/TEX]

CH3CHO --> Z: Z là [TEX]CH_3COOH[/TEX]:
[TEX]2CH_3CHO + O_2 ---> 2CH_3COOH[/TEX]

Z---> CH4:
[TEX]CH_3COOH ----> CH_4 + CO_2[/TEX]

10. Cho hỗn hợp khí: O2, CO2, N2, H2S và hơi H2O. Có bao nhiêu chất trong các chất sau: CaCl2 (khan), P2O5 (khan), H2SO4 đặc, CuSO4 (khan) có thể làm khô hỗn hợp khí trên?

----> [TEX]CaCl_2[/TEX] (khan) và [TEX]P_2O_5[/TEX](khan),[TEX]CuSO_4[/TEX](khan) sẽ làm khô dc, đặc trưng của [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc là ko làm khô được [TEX]H_2S[/TEX] nên loại ngay từ đầu

...



........................................................
 
T

trinhanhngoc

1. Mở rộng ý trên, ý nào sau đây luôn đúng:
a. Ion NH4+ là ion có tính axit nên tất cả dung dịch muối NH4+ đều có tính axit.
b. Tất cả muối NO3-NH4+ đều bị nhiệt phân và đều là chất điện li mạnh.
Đáp án cho là b, ví dụ chứng minh a sai... ?

2. Đáp án cho là chỉ 1 cặp thỏa mãn.
Mình thì nghĩ trong các cặp chất đó, cặp cuối không phản ứng nên loại, cặp Na2S & HCl điện li tốt nên chắc chắn, vậy 2 cặp đầu ?

4. Đáp án cho là tất cả.
Mình nghĩ chỉ Cu(NO3)3 không được :
Fe2(SO4)3 + Cu ...
CuSO3 + H2SO4 ...
Cu2O và Cu2S đều có Cu+ nên có thể oxh về Cu2+ trong CuSO4.

5. Trước hết mình muốn hỏi nhạt màu và mất màu co khác nhau khi làm bài tập liên quan không ? Phản ứng cộng thì mất màu, vậy nếu chỉ xảy ra phản ứng thế thì là nhạt màu ?

Theo như đáp án:
Metylxiclopropan td với Br2 là phản ứng thế hay cộng mở vòng ?
Glucozo, Axit fomic có nhóm chức Andehit nên nhạt màu dd Br2

6. Không được đun nóng hay cô cạn ...
C6H6 phân lớp trong acid còn C6H5CH3 thì không phân lớp à ?

9.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH----> CH3COONa + Cu2O + 3H20
CH3COONa + NaOH ----> CH4 + Na2CO3

Chuỗi này tốt hơn vì phạm vi sgk không nói đến phản ứng CH3COOH ----> CH4 + CO2

10. Đống ý với bạn eny_ivy mặc dù đáp án cho là có 2 chất.
 
Q

quynhan251102

câu 10:đáp án là 2 chất thôi bạn ah.tại lúc đầu mình không để ý P2O5.còn theo en_ivy thì còn có CuSO4 khan.chất này không được vì CuSO4 +h2O=>dung dịch CuSO4.CuSO4+H2S=>CuS+H2SO4 (vì không biết lượng H2O bị lẫn là bao nhiêu nên vẫn có khả năng xảy ra trường hợp trên)
 
G

giotbuonkhongten

1. Mở rộng ý trên, ý nào sau đây luôn đúng:
a. Ion NH4+ là ion có tính axit nên tất cả dung dịch muối NH4+ đều có tính axit.
b. Tất cả muối NO3-NH4+ đều bị nhiệt phân và đều là chất điện li mạnh.
Đáp án cho là b, ví dụ chứng minh a sai... ?

Đã là ion thì ko phải chất. Dung dịch muối NH4+ còn chứa nhiều ion khác. (NH4)2CO3 lưỡng tính mà :)

2. Đáp án cho là chỉ 1 cặp thỏa mãn.
Mình thì nghĩ trong các cặp chất đó, cặp cuối không phản ứng nên loại, cặp Na2S & HCl điện li tốt nên chắc chắn, vậy 2 cặp đầu ?

FeS ko tan :) còn chất kia :-"

4. Đáp án cho là tất cả.
Mình nghĩ chỉ Cu(NO3)3 không được :
Fe2(SO4)3 + Cu ...
CuSO3 + H2SO4 ...
Cu2O và Cu2S đều có Cu+ nên có thể oxh về Cu2+ trong CuSO4.

Bỏ Cu + H2SO4 vào

Cu + NO3- + H+ --> Cu2+ + NO + H2O


5. Trước hết mình muốn hỏi nhạt màu và mất màu co khác nhau khi làm bài tập liên quan không ? Phản ứng cộng thì mất màu, vậy nếu chỉ xảy ra phản ứng thế thì là nhạt màu ?

Theo như đáp án:
Metylxiclopropan td với Br2 là phản ứng thế hay cộng mở vòng ?
Glucozo, Axit fomic có nhóm chức Andehit nên nhạt màu dd Br2

Phản ứng cộng :)

Phản ứng thế cần dk là ánh sáng và nhiệt độ, thiếu đk là nó lại trở về ban đầu.
 
T

trinhanhngoc

1. Theo mình khẳng định a cũng đúng mà, (NH4)2CO3 lưỡng tính tức là có tính AX (kèm thêm tính BZ)

...

11. Cho 2,7g Al vào 400 ml dung dịch FeCl3 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y (không cho tiếp xúc không khí). Khối lượng Y
là A. 21,4g. B. 37,7g. C. 32,1g. D. 45,5g

Bài này DA là B, mình cho là C. Dung dịch X ở đây hiểu là không bao gồm chất rắn Fe, vậy kết tủa là Fe(OH)3 với số mol là 0,4 - 0,1 = 0,3. Các bạn nghĩ sao ?

12. Thủy phân 34,2 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ có cùng số mol với hiệu suất 50% thu được dung dịch X. Khối lượng Ag sinh ra khi cho toàn bộ dung dịch tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3
là A. 27 gam B. 32,4 gam C. 21,6 gam D. 43,2 gam

DA cho là A. Trong môi trường kiềm Fructozo chuyển sang Glucozo nên số mol Ag là 2x0,1x0,5x2 = 0,2 mol, đáp án C mới đúng ?
 
G

giotbuonkhongten

1. Theo mình khẳng định a cũng đúng mà, (NH4)2CO3 lưỡng tính tức là có tính AX (kèm thêm tính BZ)

...

11. Cho 2,7g Al vào 400 ml dung dịch FeCl3 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y (không cho tiếp xúc không khí). Khối lượng Y
là A. 21,4g. B. 37,7g. C. 32,1g. D. 45,5g
Bài này DA là B, mình cho là C. Dung dịch X ở đây hiểu là không bao gồm chất rắn Fe, vậy kết tủa là Fe(OH)3 với số mol là 0,4 - 0,1 = 0,3. Các bạn nghĩ sao ?

Al + 3Fe+3 --> 3Fe+2 + Al+3
--> X gồm 0,1 Al+3, 0,3 Fe+2, 0,1 Fe+3

--> m = 37,7 = mFe(OH)2 + Fe(OH)3

Thu dc dung dịch X thì làm gì có Fe dư bạn :)



12. Thủy phân 34,2 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ có cùng số mol với hiệu suất 50% thu được dung dịch X. Khối lượng Ag sinh ra khi cho toàn bộ dung dịch tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3
là A. 27 gam B. 32,4 gam C. 21,6 gam D. 43,2 gam

DA cho là A. Trong môi trường kiềm Fructozo chuyển sang Glucozo nên số mol Ag là 2x0,1x0,5x2 = 0,2 mol, đáp án C mới đúng ?
[/QUOTE]

Bạn thiếu phần man dư roài H = 50% --> n man dư = 0,025 --> nAg = 0,25 mol --> m = 27 g A :) < anh Tú nói chứ ban đầu m cũng nhầm >

 
T

trinhanhngoc

Cám ơn Gotbuonkhongten, 2 bài đó đơn giản mà không chú ý kĩ thành ra lăn tăn hoài :). Cám ơn các bạn nhiều.
 
Y

yacame

1. Mở rộng ý trên, ý nào sau đây luôn đúng:
a. Ion NH4+ là ion có tính axit nên tất cả dung dịch muối NH4+ đều có tính axit.
b. Tất cả muối NO3-NH4+ đều bị nhiệt phân và đều là chất điện li mạnh.
Đáp án cho là b, ví dụ chứng minh a sai... ?

mình nghĩ câu này a cũng đúng:
NH4+.....+....OH-..=NH3 + H2O
NH4+ nhường proton=> NH3 nên nó là axit
còn (NH4)2CO3 là lưỡng tính vì CO32-... +...CO2...+...H2O = 2HCO3-
CO32- nhận proton nên nó là bazo
 
T

trcodu

11. Cho 2,7g Al vào 400 ml dung dịch FeCl3 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y (không cho tiếp xúc không khí). Khối lượng Y
là A. 21,4g. B. 37,7g. C. 32,1g. D. 45,5g

Bài này DA là B, mình cho là C. Dung dịch X ở đây hiểu là không bao gồm chất rắn Fe, vậy kết tủa là Fe(OH)3 với số mol là 0,4 - 0,1 = 0,3. Các bạn nghĩ sao ?

ta có pt Al + FeCl3 --> AlCl3 + Fe
0,1-->0,1--------------->0,1
Fe + 2FeCl3 --->3FeCl2
0,1--->0,2 -------->0,3
vậy trong dung dịch X có 0,1 mol AlCl3 và 0,1 mol FeCl3 và 0,3 mol FeCl2

phản ứng tạo kết tủa

FeCl3 + 3NaOH --> Fe(OH)3 + 3NaCl
0,1-------------------->0,1
FeCl2 + 2NaOH --> Fe(OH)2 + 2NaCl
0,3--------------------->0,3
mktua = 0,1.107 + 0,3.90 = 37,7g
 
Q

quy9a18

Hóa VC

Câu 10 Chắc chắn có hai chất. Vì CuSO4 loại vì có thể CuSO4 + H2O + H2S tạo CuS kết tủa. Còn hai chất còn lại thõa.
 
T

trinhanhngoc

THPT Chuyên Hưng Yên TT1 2011

1. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CH4 → X → Y → C2H5OH. Phân tử hợp chất X chứa 3 nguyên tố. Tên gọi của Y là :
A. Eten. B. Axit axetic. C. Cloetan. D. Etyl axetat.
Viết các phản ứng theo đáp án B.

2. Phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Dung dịch propan– 1,3-điol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
B. Dung dịch CH3COOH hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh nhạt.
C. Dung dịch axetanđehit tác dụng với Cu(OH)2 (đun nóng) tạo thành kết tủa đỏ gạch.
D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Đáp án là A nhưng có phải C cũng sai ( phải trong mt kiềm ) ?

3. X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Kết luận nào sau đây là đúng đối với X, Y ? (Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32)
A. Bán kính nguyên tử của X > Y. B. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y.
C. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. D. Tính kim loại của X > Y.

Đáp án là C nhưng lập luận thế nào ?
 
Q

quynhan251102

THPT Chuyên Hưng Yên TT1 2011

1. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CH4 → X → Y → C2H5OH. Phân tử hợp chất X chứa 3 nguyên tố. Tên gọi của Y là :
A. Eten. B. Axit axetic. C. Cloetan. D. Etyl axetat.
Viết các phản ứng theo đáp án B.

2. Phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Dung dịch propan– 1,3-điol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
B. Dung dịch CH3COOH hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh nhạt.
C. Dung dịch axetanđehit tác dụng với Cu(OH)2 (đun nóng) tạo thành kết tủa đỏ gạch.
D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Đáp án là A nhưng có phải C cũng sai ( phải trong mt kiềm ) ?

3. X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Kết luận nào sau đây là đúng đối với X, Y ? (Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32)
A. Bán kính nguyên tử của X > Y. B. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y.
C. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. D. Tính kim loại của X > Y.

Đáp án là C nhưng lập luận thế nào ?
mọi ngưòi xem hộ nhé.câu 1 ý
câu này chọn A chứ nhỉ CH4=>C2H2=>C2H
4=>C2H5
còn nếu chọn B thì tơ không viết được PT ^^
câu 2: phản ứng có thể xảy ra trong kiềm hoặc đun nóng
câu 3: nếu X,Y thuộc chu kì nhỏ thì ZY-ZX=8=>ZX=12,ZY=20=>X,Y thuộc nhóm IIA
 
M

marucohamhoc

THPT Chuyên Hưng Yên TT1 2011

1. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CH4 → X → Y → C2H5OH. Phân tử hợp chất X chứa 3 nguyên tố. Tên gọi của Y là :
A. Eten. B. Axit axetic. C. Cloetan. D. Etyl axetat.
Viết các phản ứng theo đáp án B.
hình như từ CH3COOH ko chuyển về C2H5OH được mừ nhỉ:-o, thía thì sao lại là axit axetic được:-o
theo tớ thì là A. eten
CH4= > C2H2= > C2H4= > C2H5OH
2CH4= > C2H2+ 3H2
C2H2+ H2= > C2H4
C2H4+ H2O= > C2H5OH:D
2. Phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Dung dịch propan– 1,3-điol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
B. Dung dịch CH3COOH hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh nhạt.
C. Dung dịch axetanđehit tác dụng với Cu(OH)2 (đun nóng) tạo thành kết tủa đỏ gạch.
D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Đáp án là A nhưng có phải C cũng sai ( phải trong mt kiềm ) ?
A sai là chắc chắn nhất vì phải có nhóm OH đứng kề nhau thì mới có pu vs dung dịch Cu( OH) 2, còn cái C chắc là thiếu chứ ko sai:D

3. X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Kết luận nào sau đây là đúng đối với X, Y ? (Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32)
A. Bán kính nguyên tử của X > Y. B. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y.
C. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. D. Tính kim loại của X > Y.

Đáp án là C nhưng lập luận thế nào ?
:|
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

3. X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Kết luận nào sau đây là đúng đối với X, Y ? (Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32)
A. Bán kính nguyên tử của X > Y. B. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y.
C. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. D. Tính kim loại của X > Y.

Đáp án là C nhưng lập luận thế nào ?
Trong cùng 1 nhóm: Bán kính ngtu tăng dần, A sai.
Năng lượng ion Hoá I1 giảm .Bsai
Cùng 1 nhóm, cùng số e lớp ngoài cùng, C đúng.
Tính KL trong cùng 1 nhóm từ trên xuống tăng, D sai

đáp án C
 
Y

yacame

Trong cùng 1 nhóm: Bán kính ngtu tăng dần, A sai.
Năng lượng ion Hoá I1 giảm .Bsai
Cùng 1 nhóm, cùng số e lớp ngoài cùng, C đúng.
Tính KL trong cùng 1 nhóm từ trên xuống tăng, D sai

đáp án C
èo tính ra nó là Mg Và Ca là xong. nhanh gọn
...........................................................................
 
M

making123

tiếp cho tớ mấy câu ???>>>

Câu 18: Các chất hữa cơ đơn chức Z1,Z2,Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2 . Chúng thuộc các dãy đồng dẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. HCOOCH3 B. CH3-O-CHO C. HO-CH2-CHO D. CH3COOCH3
Câu 19: Cho một hỗn hợp X chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. X được trung hoà bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. X cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3,C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng
A. 0,005 mol ; 0,02 mol và 0,005 mol B. 0,01mol ; 0,005 mol và 0,02 mol
C. 0,01 mol ; 0,005 mol và 0,02 mol D. 0,005mol ; 0,005 mol và 0,02 mol
Câu 20: Cho 2,5 (kg) glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến rượu bị hao hụt mất 10%. Khối lượng rượu thu được là
A. 920 (g) B. 92,5 (g) C. 925 (g) D. 92 (g)
 
J

junior1102

^^

tiếp cho tớ mấy câu ???>>>

Câu 18: Các chất hữa cơ đơn chức Z1,Z2,Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2 . Chúng thuộc các dãy đồng dẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. HCOOCH3 B. CH3-O-CHO C. HO-CH2-CHO D. CH3COOCH3
Câu 19: Cho một hỗn hợp X chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. X được trung hoà bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. X cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3,C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng
A. 0,005 mol ; 0,02 mol và 0,005 mol B. 0,01mol ; 0,005 mol và 0,02 mol
C. 0,01 mol ; 0,005 mol và 0,02 mol D. 0,005mol ; 0,005 mol và 0,02 mol
Câu 20: Cho 2,5 (kg) glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến rượu bị hao hụt mất 10%. Khối lượng rượu thu được là
A. 920 (g) B. 92,5 (g) C. 925 (g) D. 92 (g)

Câu 1 : CH2O là HCHO (andehit ) , CH2O2 là HCOOH (axit ), như vậy C2H4O2 có thể là HCOOCH3 ( este ) .

Câu 2 : NaOH chỉ phản ứng với C6H5OH -> nC6H5OH = 0,02 mol

HCl chỉ phản ứng với C6H5NH2 và NH3 -> tổng số mol C6H5NH2 và NH3 là 0,01 mol

Br2 chỉ phản ứng với C6H5NH2 và C6H5OH đều theo tỉ lệ 3:1 -> nC6H5NH2 = (0,075 - 3.0,2 )/3= 0,005 mol -> nNH3 = 0,005 mol

Đáp án D .

Câu 3 : 2,5Kg bị lẫn 20% tạp chất -> khối lượng còn 2Kg = 2000 gam .

M của Glucozo là 180 -> nC6H12O6 = 11,11 mol

C6H12O6 ------ men ----> 2CO2 + + 2C2H5OH -> nC2H5OH = 22,22 mol = 1022,2 gam ,trừ đi 10% hao hụt = 920 gam :| bài toán này ....
 
Top Bottom