Một số vấn đề cần giải đáp trong một số đề thi thử của một số trường.

N

nhoc_maruko9x

1. Xà phòng hóa hoàn toàn 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần tối thiểu x gam dd NaOH 25% thu được 9,43 gam glixerol và y gam muối Natri. Giá trị của x và y ?
[tex]n_{KOH} = 0.0125 \Rightarrow n_{NaOH}[/tex] trung hoà = 0.0125

[tex]n_{glyxerol} = 0.1025 \Rightarrow n_{NaOH}[/tex] xà phòng hoá = 0.3075

[tex]\Rightarrow n_{NaOH} = 0.32 \Rightarrow x = 51.2g[/tex]

[tex]BTKL:\tex{ }m_{beo'} + m_{NaOH} = m_{muoi'} + m_{glyxerol} + m_{H_2O}[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{muoi'} = 100 + 0.32*40 - 9.43 - 0.0125*18 = 103.145g[/tex]
 
Last edited by a moderator:
T

trinhanhngoc

1,
100g axit cần 70g KOH <=> 1.25 mol NaOH 200g(=x)
bảo toàn khối lượng axit + NaOH=Glixerol + muối =>y=140.57g

Sai rùi.


2,
ta lập dc 2 hệ
mMg+ mFe2O3= 20
mMgO+ mFe2o3= 28
=> V=22.4nMg=11.2(l)
...

3,
C2H5COOH, CH3COOCH3, HCOOC2H5
...

4,
dùng đường chéo tính dc số mol N2 và N2O lần lượt là 0.0175mol và 0.01 mol
rồi bảo toàn e => có muối NH4NO3 sinh ra rồi dùng bán phản ứng để tính số mol HNO3 Pư
...

5,
mx=6.45-3.2=3.25g
nx=nH2=0.05 mol =>x là Zn
my=3.2g
ny=0.5nAg=0.05 mol =>y là Cu

ĐA đúng :)
bài làm có j sai sót mấy bạn gửi tn thông báo cho mình vs nha tks :D
 
T

trinhanhngoc

[tex]n_{KOH} = 0.0125 \Rightarrow n_{NaOH}[/tex] trung hoà = 0.0125

[tex]n_{glyxerol} = 0.1025 \Rightarrow n_{NaOH}[/tex] xà phòng hoá = 0.3075

[tex]\Rightarrow n_{NaOH} = 0.32 \Rightarrow x = 51.2g[/tex]

[tex]BTKL:\tex{ }m_{beo'} + m_{NaOH} = m_{muoi'} + m_{glyxerol} + m_{H_2O}[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{muoi'} = 100 + 0.32*40 - 9.43 - 0.0125*18 = 103.145g[/tex]

Đúng ko nhỷ? :|

Rất cám ơn bạn, giờ mình biết mình sai ở đâu rồi. Tôi tính ra y = 141,545 là do tôi cộng cả dung dịch NaOH mà quên chỉ có NaOH trong phương trình bảo toàn :)
 
T

trinhanhngoc

3. Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74 đvC. Số lượng các chất cấu tạo mạch hở ứng với CTPT của X phản ứng với NaOH là ?
M=74 thì ta có các loại hc :C2H5COOH,CH3COOCH3.HCOOC2H5...--> 3 chất thui
Tôi giải ra 4 chất :
C3H6O2 với 3 chất như bạn nói trên
C2H2O3 : OHC-COOH
Đáp án là 5 chất, tôi vắt óc ra chưa tìm thêm được chất nào nữa


Chất còn lại tôi cho là HCOOOCH !
 
Q

quynhan251102

mình nghĩ chất cuối của bạn không phải viết như thế.mình nghĩ bạn nên đảo lại trật tự.theo mình thì đó là anhidrit axit với axit là fomic: (HCO)2O
 
T

trinhanhngoc

THPT Chuyên KHTN HN L4

1. Trong các chất : Cl2, MnSO4, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2. Những chất nào có cả tính OXH và tính khử ?
Hỏi thêm : có phải trong tất cả hợp chất có nguyên tử ở mức OXH trung gian thì hợp chất đó đều thể hiện cả tính OXH và tính khử không ?

2. Đốt cháy hoàn toàn a (g) ancol X rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng b (g) và tạo c (g) kết tủa. Biết b=0,71c; c=(a+b)/1,02. X là ?

3. Tính khối lượng SO3 cần hoà tan vào 100 (g) dung dịch H2SO4 92,8 % để điều chế được 1 loại Oleum mà trong đó SO3 chiếm 71% về khối lượng.

4. Dung dịch nước của chất X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch nước của chất Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể lần lượt là ?
A. NaOH và Al2(SO4)3
B. NaOH và FeCl3
C. K2CO3 và Ba(NO3)2
D. K2CO3 và Na2SO4

5. Trong công thức cấu tạo của metylphenylamin thì metyl nằm ở vị trí nào ?
 
Z

zzthaemzz

1. Trong các chất : Cl2, MnSO4, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2. Những chất nào có cả tính OXH và tính khử ?
Hỏi thêm : có phải trong tất cả hợp chất có nguyên tử ở mức OXH trung gian thì hợp chất đó đều thể hiện cả tính OXH và tính khử không ?
Cl2, MnSO4, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4
Cl2 + 2NaOH --> NaClO +NaCl + H2O
2HCl + Fe --> FeCl2 + H2
4HCl + MnO2 --> MnCl2 + 2H2O + Cl2
2Cu(NO3)2 --> 2CuO + 4NO2 +O2
Fe(NO3)2 tương tự
FeSO4 + Zn -> ZnSO4 + Fe
2FeSO4 + 2H2SO4 đ.n -> Fe2(SO4)3 + 2H2O + SO2
MnSO4 tương tự
không vì Fe(OH)2 chỉ thể hiện tính khử
2. Đốt cháy hoàn toàn a (g) ancol X rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng b (g) và tạo c (g) kết tủa. Biết b=0,71c; c=(a+b)/1,02. X là ?
n CaCO3 = 0.01c mol
c=(a+b)/1,02
=> 1.02c = a + b
=> a = 0.31c
=> nX = a/X = 0.31c/X
Số C = nCaCO3 / nX = X/31
=> X là bội số 31
=> X = 62
=> etilen glicol HO-CH2-CH2-OH
3. Tính khối lượng SO3 cần hoà tan vào 100 (g) dung dịch H2SO4 92,8 % để điều chế được 1 loại Oleum mà trong đó SO3 chiếm 71% về khối lượng.
công thức Oleum là H2SO4.nSO3
nếu oleum chiếm 71% là SO3 thì n ra lẻ...
chịu...
4. Dung dịch nước của chất X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch nước của chất Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể lần lượt là ?
A. NaOH và Al2(SO4)3
B. NaOH và FeCl3
C. K2CO3 và Ba(NO3)2
D. K2CO3 và Na2SO4
K2CO3 và Ba(NO3)2
K2CO3 đồi màu quỳ thành xanh
BaCO3 kết tủa
tớ nghĩa cái này chính xác hơn cặp NaOH và FeCl3
vì theo lí thuyết người ta có thế xem như FeCl3 làm đổi màu quỳ thành đỏ
5. Trong công thức cấu tạo của metylphenylamin thì metyl nằm ở vị trí nào ?
CH3-NH-C6H5
gắn vào chức amin
 
Last edited by a moderator:
H

hoathan24

1. Trong các chất : Cl2, MnSO4, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2. Những chất nào có cả tính OXH và tính khử ?
Hỏi thêm : có phải trong tất cả hợp chất có nguyên tử ở mức OXH trung gian thì hợp chất đó đều thể hiện cả tính OXH và tính khử không ?
đa số là như thế
gồm có Cl2, HCl, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(OH)2
4. Dung dịch nước của chất X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch nước của chất Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể lần lượt là ?
A. NaOH và Al2(SO4)3
B. NaOH và FeCl3
C. K2CO3 và Ba(NO3)2
D. K2CO3 và Na2SO4
đáp án C
2. Đốt cháy hoàn toàn a (g) ancol X rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng b (g) và tạo c (g) kết tủa. Biết b=0,71c; c=(a+b)/1,02. X là ?
câu này chọn a=100g =>b=71g ,c=31g
nCO2=1 (mol) =>m H2O=71-1.44=27
=> nH2O=1,5 (mol)
=> số mol ancol = nH2O-nCO2=0,5 (mol)
=>M ancol=31/0,5=62 => là C2H4(OH)2
 
Last edited by a moderator:
T

trinhanhngoc

1. Trong các chất : Cl2, MnSO4, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2. Những chất nào có cả tính OXH và tính khử ?
Hỏi thêm : có phải trong tất cả hợp chất có nguyên tử ở mức OXH trung gian thì hợp chất đó đều thể hiện cả tính OXH và tính khử không ?
Theo mình có những chất sau :
1. Cl2
Cl2 + H20 -> HClO + HCl

2. HCl
Điện phân dung dịch HCl - > H2 + Cl2

3. Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2
Nhiệt phân M(NO3)2 -> M + NO2 + O2

4. FeCl3
Điện phân dung dịch FeCl3 -> Fe + Cl2

Còn lại MnSO4, FeSO4, Fe2SO4, Fe(OH)2. Căn cứ theo đáp án là 7 chất, giả sử 5 chất mình kể trên là đúng thì trong 4 chất này phải có 2 chất thỏa mãn. Fe(OH)2 thì không thể ra Fe được nên loại, Fe2(SO4)3 có Fe ở mức oxh cao nhất rồi nên loại. Như vậy MnSO4 và FeSO4 phải thỏa nhưng mình không cho được ví dụ ( mặc dù đã search Google ) !


2. Đốt cháy hoàn toàn a (g) ancol X rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng b (g) và tạo c (g) kết tủa. Biết b=0,71c; c=(a+b)/1,02. X là ?

Mình làm như sau :
Từ dữ kiện đã cho, suy ra
a=0,31c
b=0,71c
nCO2 = nCaCO3 = 0,01c
mH2O + mCO2 - mCaCO3 = b
-> nH20 = 1,27c/18
Từ tỉ lệ nCO2/nH20 thấy vô nghiệm !. Sai ở đâu ?
 
Z

zzthaemzz

Theo mình có những chất sau :
1. Cl2
Cl2 + H20 -> HClO + HCl

2. HCl
Điện phân dung dịch HCl - > H2 + Cl2

3. Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2
Nhiệt phân M(NO3)2 -> M + NO2 + O2

4. FeCl3
Điện phân dung dịch FeCl3 -> Fe + Cl2

Còn lại MnSO4, FeSO4, Fe2SO4, Fe(OH)2. Căn cứ theo đáp án là 7 chất, giả sử 5 chất mình kể trên là đúng thì trong 4 chất này phải có 2 chất thỏa mãn. Fe(OH)2 thì không thể ra Fe được nên loại, Fe2(SO4)3 có Fe ở mức oxh cao nhất rồi nên loại. Như vậy MnSO4 và FeSO4 phải thỏa nhưng mình không cho được ví dụ ( mặc dù đã search Google ) !

Mình làm như sau :
Từ dữ kiện đã cho, suy ra
a=0,31c
b=0,71c
nCO2 = nCaCO3 = 0,01c
mH2O + mCO2 - mCaCO3 = b
-> nH20 = 1,27c/18
Từ tỉ lệ nCO2/nH20 thấy vô nghiệm !. Sai ở đâu ?
bạn vui lòng đọc bài tớ post ở trên nhé chỉ còn bài oleum tớ hơi lạ thôi
 
T

trinhanhngoc

Cám ơn bạn. Vấn đề là mình nêu ra quan điểm và cách giải của mình, qua đó các bạn tìm xem mình sai ở đâu mà ra đáp án sai, còn về cách làm của các bạn mình xin tham khảo.
 
Q

quynhan251102

bài CTPT ancol bạn tính sai ở bước mCO2+mH2O-mCaCO3=b
bạn chú ý là đề bài cho là khối lượng bình tăng chứ ko phải khối lượng dung dịch.kết tủa vẫn ở trong bình mà.có đi đâu đâu mà bạn trừ đi ^^
 
T

thehung08064

các bạn nghĩ lại đi.riêng câu 1 mình thấy các bạn giải có vấn đề rồi.cái pt ion là 2H+ + S2-=>H2S.Cai pt CH3COOH+K2S không được đâu.vi CH3COOH là chất điện ly yếu.nên không thể có pt ion như trên được.còn theo giotbuonkhongten thi FeS+HCl vi FeS kết tủa nên cũng không được.chỉ có 1 cái Na2S+HCl
 
N

nhoc_maruko9x

3. Tính khối lượng SO3 cần hoà tan vào 100 (g) dung dịch H2SO4 92,8 % để điều chế được 1 loại Oleum mà trong đó SO3 chiếm 71% về khối lượng.
[tex]m_{H_2SO_4} = 92.8g;\tex{ }m_{H_2O} = 7.2g = 0.4 mol \Rightarrow n_{H_2SO_4}[/tex] tạo ra thêm = 0.4 = 39.2g

[tex]\Rightarrow m_{H_2SO_4} = 132g \Rightarrow m_{oleum} = 132/0.29 = 455.1724138g[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{SO_3}[/tex] trong oleum [tex]= 323.1724138g[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{SO_3}[/tex] cần thêm [tex]= 323.1724138 + 0.4*80 = 355.1724138g[/tex]

Cái này nó là [tex]H_2SO_4.3SO_3...[/tex]
 
T

trinhanhngoc

THPT Chuyên ĐH Vinh L2

1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy tách ra 20 g kết tủa. X không có khả năng phản ứng với :
A. dd Na2CO3 đun nóng
B. dd AgNO3/NH3
C. H2
D. dd H2SO4 loãng nóng

2.Ion X3+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 sp6 3s2 3p6 3d5, công thức oxit cao nhất của X là : ?

3. Cho bột Al vào dd NaOH có mặt NaNO3. Những khí nào thoát ra ?. Vì sao lại có phản ứng :
2Al + NaOH + NaNO3 + H20 -> 2NaAlO2 + NH3

4. Công thức phân tử có nhiều đồng phân mạch hở nhất là :
A. C4H10O
B. C3H6O2
C. C4H8O
D. C4H11N

5. Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4HyO2, X tác dụng với Brom trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:1. Giá trị nhỏ nhất của y là ?

6.
Đốt hh gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí oxi, sau một thời gian thu được m g chất rắn. Đem chất rắn này td với dd HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn có 3,36 lit khí thoát ra (đktc) và 6,4 g kim loại không tan. Giá trị của m là ?

7.
Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ cùng một loại nhóm chức với công thức phân tử là CH2O, C2H4O2, C3H4O2. Lấy m g M tác dụng vừa đủ 200 ml dd NaOH 1M. Cũng m g M làm mất màu vừa đủ 200 ml nước Brom 0,5 M và có 1,12 lít khí duy nhất thoát ra (đktc). Giá trị của m là ?

8.
X và Y là 2 chất hữu cơ chứa C, H, O trong đó O chiếm 53,33% về khối lượng và đều có khả năng td với dd AgNO3/NH3. Y là hợp chất tạp chức. Trong đó My=2Mx. Khi lấy 12g hỗn hợp 2 chất đó td với dd AgNO3/NH3 dư thu được 1 mol Ag. Khối lượng chất hữu cơ sinh ra trong phản ứng tráng bạc là ?
 
T

thehung08064

câu 1 C. câu 2: Fe203.câu 3:có khí NH3 và H2,có phản ứng đó vì Al vào BaZơ có ion NO3- thi ion đó có tính chất oxihoa mạnh.nó sẽ tạo ra khí NH3.câu 4:C.có 10 đồng phân,chưa tính đồng phân hình học.hi.câu 5:mình nghĩ là 6.câu 6: m=40.8g,mình tính ra vậy,cái vấn đề ở đây là Fe lên Fe2+ thôi vì Cu còn dư,bạn xét cả quá trình đó.và chất rắn là oxit và kimloai.nên bạn chỉ cần tính khối lượng Oxi nữa thôi.
 
T

thehung08064

THPT Chuyên ĐH Vinh L2

1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy tách ra 20 g kết tủa. X không có khả năng phản ứng với :
A. dd Na2CO3 đun nóng
B. dd AgNO3/NH3
C. H2
D. dd H2SO4 loãng nóng

2.Ion X3+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 sp6 3s2 3p6 3d5, công thức oxit cao nhất của X là : ?

3. Cho bột Al vào dd NaOH có mặt NaNO3. Những khí nào thoát ra ?. Vì sao lại có phản ứng :
2Al + NaOH + NaNO3 + H20 -> 2NaAlO2 + NH3

4. Công thức phân tử có nhiều đồng phân mạch hở nhất là :
A. C4H10O
B. C3H6O2
C. C4H8O
D. C4H11N

5. Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4HyO2, X tác dụng với Brom trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:1. Giá trị nhỏ nhất của y là ?

6.
Đốt hh gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí oxi, sau một thời gian thu được m g chất rắn. Đem chất rắn này td với dd HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn có 3,36 lit khí thoát ra (đktc) và 6,4 g kim loại không tan. Giá trị của m là ?

7.
Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ cùng một loại nhóm chức với công thức phân tử là CH2O, C2H4O2, C3H4O2. Lấy m g M tác dụng vừa đủ 200 ml dd NaOH 1M. Cũng m g M làm mất màu vừa đủ 200 ml nước Brom 0,5 M và có 1,12 lít khí duy nhất thoát ra (đktc). Giá trị của m là ?

8.
X và Y là 2 chất hữu cơ chứa C, H, O trong đó O chiếm 53,33% về khối lượng và đều có khả năng td với dd AgNO3/NH3. Y là hợp chất tạp chức. Trong đó My=2Mx. Khi lấy 12g hỗn hợp 2 chất đó td với dd AgNO3/NH3 dư thu được 1 mol Ag. Khối lượng chất hữu cơ sinh ra trong phản ứng tráng bạc là ?
câu 7 bạn xem lại đề giùm mình xem có đúng đề chưa vậy.mình nghĩ đề cho CH2O2 chứ không phải CH2O.hix.nghĩ mãi mà ko ra cái chức đó là gì.vì như vậy chỉ có andehit,mà nếu là andehit thì làm gì tác dụng với NaOH.
câu 8: X:HCHO Y:(OH)CH2CHO.khi M tác dụng với AgNO3 thì chất huu cơ sinh ra là (OH)CH2COONH4.m=9.3g.
 
T

trinhanhngoc

câu 1 C. câu 2: Fe203.câu 3:có khí NH3 và H2,có phản ứng đó vì Al vào BaZơ có ion NO3- thi ion đó có tính chất oxihoa mạnh.nó sẽ tạo ra khí NH3.câu 4:C.có 10 đồng phân,chưa tính đồng phân hình học.hi.câu 5:mình nghĩ là 6.câu 6: m=40.8g,mình tính ra vậy,cái vấn đề ở đây là Fe lên Fe2+ thôi vì Cu còn dư,bạn xét cả quá trình đó.và chất rắn là oxit và kimloai.nên bạn chỉ cần tính khối lượng Oxi nữa thôi.

1. Ví sao lại là H2. Mình phân vân giữa 2 đáp án là C và D.
2. Có lẽ đáp án cho sai (XO3)
3.
4. Mình làm ra A(7) B(7) C(6) D(8). Bạn ra đúng như đáp án là C. Bạn có thể viết cụ thể những đp đó được không ?
5. Đáp án là 4. Thực tế mình nghĩ câu này ngoài chương trình CB nên cũng không quan tâm lắm.
6. Ừ nhỉ. Đây không phải lần đầu gặp TH này vậy mà vẫn nhầm. Bạn ra đáp án đúng.

câu 7 bạn xem lại đề giùm mình xem có đúng đề chưa vậy.mình nghĩ đề cho CH2O2 chứ không phải CH2O.hix.nghĩ mãi mà ko ra cái chức đó là gì.vì như vậy chỉ có andehit,mà nếu là andehit thì làm gì tác dụng với NaOH.
câu 8: X:HCHO Y:OHCH2CHO.khi M tác dụng với AgNO3 thì chất huu cơ sinh ra là (OH)CH2COONH4.m=9.3g.

7. Đúng rồi, mình gõ thiếu, là CH2O2. Câu này mình thắc mắc khí nào thoát ra ?
8. Đúng rồi, mình lại tính cả (NH4)2CO3 (vô cơ) vào nữa nên ra 28,5g.
 
Last edited by a moderator:
O

ordinary_girl

có ai chỉ giúp e cái đây với: Cr2O3 bị CO (hoặc H2) khử thành Cr hay CrO
 
Top Bottom