[MCO - HỌC NHÓM] Bảo Toàn Electron

T

trandangphuc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NỘI DUNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON
* Tổng số mol Electron cho bằng tổng số mol Electron nhận
* ∑n_(e cho) = ∑n_(e nhận)
* Trong đó: n_(e cho) = n (chất khử) × hiệu số oxi hóa (của chất khử)
n_(e nhận) = n ( chất oxi hóa) × hiệu số oxi hóa (của chất oxi hóa)
Vd :

3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

+ hiệu số oxi hóa (của chất khử) = 0 – 2 = - 2
+ hiệu số oxi hóa (của chất khử) = 5 – 2 = 3

* Chúng ta luôn hiểu ở đây là hiệu số oxi hóa mang giá trị dương nhé !


Sau đây chúng ta cùng làm bài tập. Bài tập được chia làm 2 đợt
+ Đợt 1 - Mức độ cực dễ - dễ
+ Đợt 2 - Mức độ "ĐH"



BT Đợt 1 [Dễ - Dùng để nhớ công thức, hiểu sâu hơn định luật]


Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 1,5 g hh gồm Al và Mg bằng dd HCl dư thu đc 1,68 lít khí H2 (đkc). Tính % mỗi kim loại ban đầu


Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,6 (g) KL M (hóa trị II) bằng dd HNO3 thu đc 2,24 (lít) khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) KL M là?


Bài 3: Cho 4,05 g KL M tác dụng hết với dd HNO3 (lõang, dư) thu đc 5,04 lít H2 (đkc). KL M là?


bài 4: Hòa tan hòan toàn 19,2 g KL M trong dung dịch HNO3 dư thu đc 8,96 lit (đkc) hh khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1 KL M là?


bài 5 : Hòa tan hoàn toàn hh bột chứa 0,5 mol mỗi KL Ag, Cu, Al và dd H2SO4 (đ,n) dư thu đc 0,15 mol mỗi sp khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. SP X là?


Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 13,92 g Fe3O4 bằng dd HNO3 thu được 4,48 ml khí NxOy (đktc) CT của NxOy là?


Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 10,08 g nhôm bằng lượng vừa đủ dd HNO3 nóng thu đc hh khí gồm 0,2 mol NO2 và 0,1 mol khí G. Khí G là?


Bài 8: cho 0,2 mol Al vào 100 ml dd chứa CuSO4 1,5M và Fe2(SO4)3 aM. Sau khi p.ứ kết thúc đc hh 2 KL trong dung dịch chỉ có một muối duy nhất. giá trị a là?


Bài 9: Cho 6,3 g hỗn hợp bột Mg và Al vào dung dịch chứa hh muối AgNO3 và Cu(NO)2 lượng chất rắn còn lại sau p.ứ đc hòa tan hoàn toàn bằng HNO3 dư thu đc 4,48 (l) NO (đktc). KL Mg trong hh ban đầu là?


Bài 10: dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO)2 có cùng nồng độ cho 1 hh bột gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dd X cho tới khi p.ứ kết thúc thu đc chất rắn Y có 3 KL. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 (g) khí. Nồng độ của 2 muối là?
 
T

trandangphuc

Để mở màn mình xin giải bài đầu tiên !
Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 1,5 g hh gồm Al và Mg bằng dd HCl dư thu đc 1,68 lít khí H2 (đkc). Tính % mỗi kim loại ban đầu

Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg => 27x + 24y = 1,5 (1)
Phần khử
Al --> Al (+3)
Mg --> Mg (+2)
=> n_(e cho) = 3x + 2y
Phần oxh
n_(h2) = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
=> n_(e nhận) = 2.0,075 = 0,15
Theo B.toàn E
=> 3x + 2y = 0.15 (2)
(1) và (2) => x = 0,03 ; y = 0,025
=> % Al = 60 ; % Mg = 40
 
V

viquelinh

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,6 (g) KL M (hóa trị II) bằng dd HNO3 thu đc 2,24 (lít) khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) KL M là?

anh chém giùm cho bài tiếp:

NO = 0,1 ----> mol e nhận = 0,3

Do KL hoá trị 2 ( la mã) nên mol KL = 0,15

----> M = 3,6 : 0,15 = 24

Không bàn cái nó chính là Mg

Bài 3: Cho 4,05 g KL M tác dụng hết với dd HNO3 (lõang, dư) thu đc 5,04 lít H2 (đkc). KL M là?

HNO3 có tính oxi hoá mạnh nên nó luôn thực hiện phản ứng oxi hoá.Không tạo H2.

bài 5 : Hòa tan hoàn toàn hh bột chứa 0,5 mol mỗi KL Ag, Cu, Al và dd H2SO4 (đ,n) dư thu đc 0,15 mol mỗi sp khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. SP X là?

0,5 mol mỗi chất ----> tổng mol e nhường = 3 mol

có 0,15 mol sản phẩm nên sô e nhận là 2 ----> sản phẩm là SO2
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

bài 4: Hòa tan hòan toàn 19,2 g KL M trong dung dịch HNO3 dư thu đc 8,96 lit (đkc) hh khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1 KL M là?
Ta có nNO2=0,3, nNO = 0,1
-->n nhận =0,6
-->Mn=32 Cu
bài 5 : Hòa tan hoàn toàn hh bột chứa 0,5 mol mỗi KL Ag, Cu, Al và dd H2SO4 (đ,n) dư thu đc 0,15 mol mỗi sp khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. SP X là?
SO2, nnhườg =0,3 suy ra 6 - n =2 suy ra SO4
0
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 13,92 g Fe3O4 bằng dd HNO3 thu được 4,48 ml khí NxOy (đktc) CT của NxOy là?
nnhươg =0,06
-->x/y =1:1 suy ra N0

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 10,08 g nhôm bằng lượng vừa đủ dd HNO3 nóng thu đc hh khí gồm 0,2 mol NO2 và 0,1 mol khí G. Khí G là?
Smol lẻ quá :)
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

0,5 mol mỗi chất ----> tổng mol e nhường = 3 mol
có 0,15 mol sản phẩm nên sô e nhận là 2 ----> sản phẩm là SO2
Chỗ này là thế nào ấy?
Bài 8: cho 0,2 mol Al vào 100 ml dd chứa CuSO4 1,5M và Fe2(SO4)3 aM. Sau khi p.ứ kết thúc đc hh 2 KL trong dung dịch chỉ có một muối duy nhất. giá trị a là?
Al(+0)--->Al(+3) +3e
0.2 0.6
Cu(+2) +2e --->Cu(0)
0.15 0.3
Fe)+3) +3e --->Fe(0)
0.1a 0.3a
-->E cho=E nhận
\Leftrightarrow 0.6=0.3+0.3a \Leftrightarrow a=1(M)
Bài 9: Cho 6,3 g hỗn hợp bột Mg và Al vào dung dịch chứa hh muối AgNO3 và Cu(NO)2 lượng chất rắn còn lại sau p.ứ đc hòa tan hoàn toàn bằng HNO3 dư thu đc 4,48 (l) NO (đktc). KL Mg trong hh ban đầu là?
Mg----->Mg(+2) +2e
x 2x
Al------> Al(+3) +3e
y 3y
N(+5)-- +3e--> N(+2)
0.2 0.6
-->2x+3y=0.6
và 24x+27y=6.3
\Rightarrow x=0.15--> m(Mg)=3.6(g)

P/m: đại ca viết thế cho ma nó hiểu à..Đt chịu rồi:( =))
 
Last edited by a moderator:
T

trandangphuc

Bài 3: Cho 4,05 g KL M tác dụng hết với dd HNO3 (lõang, dư) thu đc 5,04 lít H2 (đkc). KL M là?

Xin lỗi mỗi người nhế. Do tớ chép đề mà luôn quen tay ghi HNO3 Fix lại đề 3 là HCl !

bài 5 : Hòa tan hoàn toàn hh bột chứa 0,5 mol mỗi KL Ag, Cu, Al và dd H2SO4 (đ,n) dư thu đc 0,15 mol mỗi sp khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. SP X là?

Giải:
Phần khử

∑n_(e cho) = (0,05 * 1) + (0,05 * 2) + (0,05 * 3) = 0,3 mol

Phần oxh
Gọi a là hiệu số OXH
Ta có : n_(e nhận) = 0,15 *a

Bảo tòan E => 0,3 = 0,15a => a = 2 => X là SO2
 
Last edited by a moderator:
H

hauduc93

Bài 10: dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO)2 có cùng nồng độ cho 1 hh bột gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dd X cho tới khi p.ứ kết thúc thu đc chất rắn Y có 3 KL. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 (g) khí. Nồng độ của 2 muối là?
Vì sau pư còn 3 Kl-->ddX hết và 3 Kl đó là Ag,Cu,Fe.Cho 3 Kl vào HCl có Fe pư =0,035 mol-->Fe pư với muối là 0,015 mol
gọi CM của AgNo3 và Cu(N03)2 là a(M)
ta có ne(nhận) =0,3a và ne(nhường)=0,03x3(của Al)+0,015x2(của Fe)=0,12
theo bte ta -->a=0,4M
Chào cả nhà.mình cũng khởi động = bài trên.Mong nhóm mình hoạt động hiệu quả và lâu dài:D
 
T

trandangphuc

_ Dưới đây là bài giải của mình. Chúng ta cùng chuẩn bị bước sang làm bài tập [Đợt 2 ]

Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 1,5 g hh gồm Al và Mg bằng dd HCl dư thu đc 1,68 lít khí H2 (đkc). Tính % mỗi kim loại ban đầu
Giải
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg => 27x + 24y = 1,5 (1)
Phần khử
Al ---> Al (+3)
Mg ---> Mg (+2)
--? n_(e cho) = 3x + 2y
Phần oxh
n_(h2) = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
--> n_(e nhận) = 2.0,075 = 0,15
Theo B.toàn E
--> 3x + 2y = 0.15 (2)
(1) và (2) => x = 0,03 ; y = 0,025
=> % Al = 60 ; % Mg = 40


Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,6 (g) KL M (hóa trị II) bằng dd HNO3 thu đc 2,24 (lít) khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) KL M là?

Giải:
Phần khử
*Đối với KL + axit thì n_(e cho) = hóa trị × số mol (của kim loại)
Vậy
n_(e cho) = 3,6/M × 2 (1)
Phần oxh:
N(+5) trong HNO3 ---> N(+2) trong NO2 => nhận 3 e
--> n_(e nhận) = (2,24/22,4) × 3 = 0,3 (mol) (2)
(1) và (2) => (7,2 × M) = 0,3 => M = 24
Vậy M là Mg
Bài 3: Cho 4,05 g KL M tác dụng hết với dd HCl (lõang, dư) thu đc 5,04 lít H2 (đkc). KL M là?
Giải
Phần khử
Gọi a là hóa trị của M
=>
n_(e cho) = (4,05/M)a (1)

Phần OXH:
n_(e nhận) = (5,04/22,4) × 2 = 0,45 (2)

Theo bảo toàn E : (1) và (2) => 4,05a/M = 0,45 => M = 9a
Xét
a = 1 -> Loại;
a = 2 -> Loại;
a = 3 -> (nhận) Vậy M là Al

bài 4: Hòa tan hòan toàn 19,2 g KL M trong dung dịch HNO3 dư thu đc 8,96 lit (đkc) hh khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1 KL M là?

Giải:
n_(hh khí) = 8,96/22,4 = 0,4 mol
n_(NO2) = 0,4 × ( ¾) = 0,3
n_(NO) = 0,4 × (1/4) = 0,1

Phần khử
Gọi a là hóa trị của KL M
n_(e cho) = (19,2/M) × a

Phần oxh
∑n_(e nhận) = (0,3 * 1) + (0,1 * 3) = 0,6

Theo bảo toàn E => 19,2a/M = 0,6 => M = 32a
Xét:
a = 1 (loại)
a = 2 (nhận) M = 64 => M là Cu

bài 5 : Hòa tan hoàn toàn hh bột chứa 0,5 mol mỗi KL Ag, Cu, Al và dd H2SO4 (đ,n) dư thu đc 0,15 mol mỗi sp khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. SP X là?

Giải:
Phần khử

∑n_(e cho) = (0,05 * 1) + (0,05 * 2) + (0,05 * 3) = 0,3 mol

Phần oxh
Gọi a là hiệu số OXH
Ta có : n_(e nhận) = 0,15 *a

Bảo tòan E => 0,3 = 0,15 => a = 2 => X là SO2

Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 13,92 g Fe3O4 bằng dd HNO3 thu được 4,48 ml khí NxOy (đktc) CT của NxOy là?

Giải

Phần khử
n_(e cho) = 0,06 * 1 = 0,06

Phần oxh:
Gọi a là hiệu số oxh
Ta có :
n_(e nhận) = 0,2a

B toàn E => 0,06 = 0,2a => a = 0,3 ( coi như hiệu số oxh là 3) => NxOy là NO

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 10,08 g nhôm bằng lượng vừa đủ dd HNO3 nóng thu đc hh khí gồm 0,2 mol NO2 và 0,1 mol khí G. Khí G là?

Giải
Phần khử:
n_(e cho) = 0,4 * 3 = 1,2

Phần oxh:
Gọi a là hiệu số oxh đối với sp khử G
Ta có:

∑n_(e nhận) = (0,2 * 1) + (0,1 * a )

Bảo toàn E => 0,2 + 0,1a = 1,2 => a = 10 => khí G là N2

Bài 8: cho 0,2 mol Al vào 100 ml dd chứa CuSO4 1,5M và Fe2(SO4)3 aM. Sau khi p.ứ kết thúc đc hh 2 KL trong dung dịch chỉ có một muối duy nhất. giá trị a là?

Giải
Phần khử
n_(e cho) = 0,2 * 3 = 0,6

Phần oxh
∑n_(e nhận) = (1,5 * 0,1 * 2) + (0,1 * 2a * 3) = 0,3 + 0,3a

B.toàn E => 0,6 = 0,3 + 0,6a => a = 0,5 M
p.s: đây là Fe2(SO4)3 thì số mol sắt phải gấp đôi số mol Fe2(SO4)3

Bài 9: Cho 6,3 g hỗn hợp bột Mg và Al vào dung dịch chứa hh muối AgNO3 và Cu(NO)2 lượng chất rắn còn lại sau p.ứ đc hòa tan hoàn toàn bằng HNO3 dư thu đc 4,48 (l) NO (đktc). KL Mg trong hh ban đầu là?
Giải
Gọi x là số mol của Mg ; y là số mol của Al
=> 24x + 27y = 6,3 (1)
Phần khử
∑n_(e cho) = 2x + 3y

Phần oxh
n_(e nhận) = 0,2 * 3 = 0,6

B.toàn E => 2x + 3y = 0,6 (2)
(1) và (2) => x = 0,15 ; y = 0,1 => m_Mg = 0,15 * 24 = 3,6 (g)

Bài 10: dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO)2 có cùng nồng độ cho 1 hh bột gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dd X cho tới khi p.ứ kết thúc thu đc chất rắn Y có 3 KL. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 (g) khí. Nồng độ của 2 muối là?
Giải
Phần khử:
Al --> Al (+3)
Fe --> Fe (+2)
∑n_(e cho) = (0,03 * 3) + ( 0,05 * 2) = 0,19

Phần oxh
Gọi a là số mol của AgNO3 ; Cu(NO)2
∑n_(e nhận) = 0,1a + 0,2a + 0,035 * 2 = 0,07 + 0,3a

Bảo tòan E => 0,19 = 0,07 + 0,3a => a = 0,04 M
 
T

trandangphuc

[BT Đợt 2 ]

Bài 1:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc khí NO (sản phẩm khử duy nhât) và dung dịch X. Dung dịch X có the hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92 gam B. 3,20 gam C. 0,64 gam D. 3,84 gam


Đang tiếp tục cập nhật...
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 13,92 g Fe3O4 bằng dd HNO3 thu được 4,48 ml khí NxOy (đktc) CT của NxOy là?
...
B toàn E => 0,06 = 0,2a => a = 0,3 ( coi như hiệu số oxh là 3) => NxOy là NO
C ơi, Giải thích tớ cái chỗ hiệu số oxh cái.. Chưa hiểu kỹ à:)
Thank you!
Pm: C lập luôn cái box toán đi:D

Nhưng sao cái 0.3 lại coi là 3 ???? muk:):D
 
Last edited by a moderator:
T

trandangphuc

C ơi, Giải thích tớ cái chỗ hiệu số oxh cái.. Chưa hiểu kỹ à:)
Thank you!
Pm: C lập luôn cái box toán đi:D

NỘI DUNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON
* Tổng số mol Electron cho bằng tổng số mol Electron nhận
* ∑n_(e cho) = ∑n_(e nhận)
* Trong đó: n_(e cho) = n (chất khử) × hiệu số oxi hóa (của chất khử)
n_(e nhận) = n ( chất oxi hóa) × hiệu số oxi hóa (của chất oxi hóa)
Vd :

3Cu + 8HNO33Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

+ hiệu số oxi hóa (của chất khử) = 0 – 2 = - 2
+ hiệu số oxi hóa (của chất khử) = 5 – 2 = 3

* Chúng ta luôn hiểu ở đây là hiệu số oxi hóa mang giá trị dương nhé !

Nhưng sao cái 0.3 lại coi là 3 ???? muk.:).
=> Cái này là kinh nghiệm giải. Trên thực tế với dữ kiện đề bài cho như vậy thì dù giải cách khác đều dẫn tới [FONT=&quot]0,06 = 0,2a [/FONT]=> a = 0,3 ( Với a là hiệu số oxh)
p.s: Bài này thu lượm trên mạng về, kô có cách giải chi tiết. Chỉ cho ra đáp án là khí NO

[FONT=&quot]*nếu dữ kiện cho: hòa tan hoàn toàn 139,2 g Fe3O4 [/FONT]thì sẽ là 0,6 = 0,2a => a = 3
Có lẽ người ra đề muốn "ghẹo chúng ta"

[BT Đợt 2 ]

Bài 1:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc khí NO (sản phẩm khử duy nhât) và dung dịch X. Dung dịch X có the hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92 gam B. 3,20 gam C. 0,64 gam D. 3,84 gam

Bài này Fe dư . Mà vì sao Fe dư? Vì : nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhan = 0,3 mol
- Do ne cho > ne nhan → Fe còn dư

Tiếp tục giải đi các bạn...
 
Last edited by a moderator:
T

tjeujusjeuway

u post lên ít bài tập mọi ng` cùng làm chứ!???? níu như hok làm đc thì u làm!!???
Để mọi ng` giải độc lập đy là hơn!!! thế này lệ thuộc wa'!????
 
G

greenstar131

cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe_3O_4, Fe_2O_3 tan vừa trong 700ml đ HCl 1M thu được 3,36l H_2 (dktc) va dd D. cho dd D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong ko khí đến klg ko đổi thu được chất rắn Y.
klg rắn Y là:
A.16g,
B.32g,
C.8g,
D24g


Chú ý post cách giải đầy đủ.
Hoà tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp Fe,Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3, thu đc V l (đktc) hỗn hợp khí X (NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư­). Tỉ khối của X so với H2 là 19. Gía trị của V là
A.3,36l
b.2.24l
c.4,48l
d.5,60l

Hỏi mọi người vài câu điều chế chất hữu cơ. Mong mọi người giúp.
1) Từ đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế PE, PVC, PVA, Caosubuna, caosubuna-s, caosu Clopren, thuốc nổ TNT, thuốc trừ sâu 6,6,6.
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Chú ý post cách giải đầy đủ.
Hoà tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp Fe,Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3, thu đc V l (đktc) hỗn hợp khí X (NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư­). Tỉ khối của X so với H2 là 19. Gía trị của V là
A.3,36l
b.2.24l
c.4,48l
d.5,60l


chú ý là ko đc vjk màu đỏ :D

Gọi số mol của Fe,Cu là a ( Vì tỉ lệ mol 1 : 1 ) ® 56a + 64a = 12 ® a = 0,1 mol

bảo toàn e
Fe – 3e ® Fe3+ ® cho :0,3 mol e
Cu – 2e ®Cu2+® cho :0,2 mol
® n e cho : 0,2 + 0,3 = 0,5 mol
Hỗn hợp khí thu được gồm NO , NO2 có tỉ khối so với H2 là 19 ® M trung bình là 2.19 = 38
Ta có
n e nhận : 3a + a = 4a
Tổng số e cho = Tổng số e nhận
4a = 0,5 ® a = 0,125 mol ® n 2 khí : 0,25 mol ® V=0.25.22,4 = 5,6 lít
 
P

phamthihongvan185

ệch , lại phải học lại từ đầu -> không bít có học được không

các em giúp đỡ nhe :))

Hỏi mọi người vài câu điều chế chất hữu cơ. Mong mọi người giúp.
1) Từ đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế PE, PVC, PVA, Caosubuna, caosubuna-s, caosu Clopren, thuốc nổ TNT, thuốc trừ sâu 6,6,6.

Híc

Các Đk coi như đủ

CaCO3 = CaO +CO2

CaO + 3C = CaC2 +C0

CaC2 +2H20= Ca(OH)2 +C2H2

C2H2 +H2 =C2H4 - trùng hợp -(CH2-CH2)- PE

C2H2+HCl = C2H3Cl - trunghợp -(CH2-CHCl)- PVC

C2H4 +H20=C2H5OH = H2C=CH-CH=CH2 + H20 +H2

H2C=CH-CH=CH2 trùng hợp caosubuna

C2H2 = C8H8 ( stiren)

C6H5CH=CH2 + H2C=CH-CH=CH2 = Cao su buna S


H2C=CH-CH=CH2 + Cl2 ( 500 C ) = H2C =CCl-CH=CH2 trùng hợp clopren

hi :)) TẠM THẾ
 
Last edited by a moderator:
D

ducqui

Hỏi mọi người vài câu điều chế chất hữu cơ. Mong mọi người giúp.
1) Từ đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế PE, PVC, PVA, Caosubuna, caosubuna-s, caosu Clopren, thuốc nổ TNT, thuốc trừ sâu 6,6,6.

do có chung một số pt nên tớ vít tắt tí nha :)
từ CaCO3-> CaO->CaC2-> C2H2->+ ->C2H4->trùng hợp -> PE
+ ->C2H4-> CH2(Cl)-CH2(OH)->C2H3Cl-> trùng hợp->PVC
+ -> C2H4-> C2H5OH->CH3COOH-> CH3COOC2H3->trùng hợp-> PVA
+ -> CH2=CH-C=.CH(=. nối 3)->butadiem->trùng hợp->caosubuna
+-> C6H6->C6H6-C2H5->C6H6-C2H3->trùng hợp
+-> C6H6->C6H5CH3-> C6H2CH3(NO2)3 (càn thêm cái pt điều chế CH3X nữa nha C2H2 -> C2H6->C4H10->CH4->CH3Cl)
+ -> C6H6->C6H6Cl6(thuốc trừ sâu)
;) thế này đc chưa Kún ơi, các cậu ngó giùm coi có sai sót ở đâu ko nha!
;)
 
T

trandangphuc

[BT Đợt 2 ]

Bài 1:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc khí NO (sản phẩm khử duy nhât) và dung dịch X. Dung dịch X có the hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92 gam B. 3,20 gam C. 0,64 gam D. 3,84 gam

Giải
nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhan = 0,3 mol
- Do ne cho > ne nhan → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

- Các phản ứng xảy ra là:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,1-----0,4-------0,1

Fe (dư) + 2Fe3+ → 3Fe2+
0,02 ----- 0,04

Cu + 2Fe3+ (dư) → Cu2+ + 2Fe2+
0,03 0,06

=> mCu = 0,03.64 = 1,92 gam → Đ.Án: A
 
Last edited by a moderator:
T

trandangphuc

[BT Đợt 2]
Bài 2:
Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và
H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là

A. 63% và 37%. B. 36% và 64%.
C. 50% và 50%. D. 46% và 54%.

[BT Đợt 2]

Bài 3
Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là: 7:3 lấy m (g) X cho p.ứ hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau khi p.ứ còn lại 0,75(m) g chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị m là?
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom