[LTĐH KIT I]Giải đáp và thảo luận bài tập trong khóa thầy hùng-dao động,sóng cơ

H

hangthuthu



Câu 47 này sao mình ko chọn gia tốc vậy?

vì vị trí hay chính là li độ quyết định gia tốc tại thời điểm đó nên ta chọn vị trí thay vì chọn gia tốc (thực ra nếu xét về bản chất thì chọn gia tốc cũng ko phải sai,nhưng có vẻ chọn vị trí hợp lí hơn vì nó là căn bản của vấn đề )
 
H

hangthuthu


Chỉ mình cách làm câu 70 71 72. Và câu 73 sao mình làm ra A mà đáp án lại là B?

bài 70,71,72: có 2 cách nhưng đầu tiên đề phải tính x đã (bạn thay t hoăc pha vào pt đề bài cho là đc),nếu yêu cầu tính a thì dùng $a = - {\omega ^2}x$ là đc.
tính v:
c1.từ pt x suy ra pt v rồi thay t hoặc pha vào bình thường.
c2.dùng công thức độc lập thời gian: ${x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2}$
tuy nhiên sau đó vẫn phải thử vào sin góc pha xem v âm hay dương.
Do đó theo mình thì làm c1 vẫn nhanh hơn,nếu chỉ yêu cầu tìm độ lớn thì mới nên dùng độc lập thời gian.

bài 73:mình cũng ra đáp án A như bạn.
 
H

hangthuthu

giúp minh bai` này với @@
một cllx đặt trên mp nằm ngang gồm lò xo nhẹ 1 đầu cố định, 1 đầu gắn với vật m1. ban đầu giữ m1 tại vị trí lò xo nén 10cm, đặt vật m2=m1 trên mp nằm ngang và sát vs m1. buông nhẹ để 2 vật chuyển động theo phương của trục lò xo. bỏ qua ma sát. ổ thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách m1 và m2 là???
a. 4cm
b. 2.3cm
c. 5.7m
d. 3.2cm

2 vật cùng chuyển động đến vtcb thì rời nhau và:
-vật 1 tiếp tục dao động với:
$\omega ' = \sqrt {\frac{k}{m}}$
$A' = \frac{{\omega A}}{{\omega '}} = \frac{{\sqrt {\frac{k}{{2m}}} A}}{{\sqrt {\frac{k}{m}} }} = \frac{A}{{\sqrt 2 }}$
-vật 2 chuyển động đều với vận tốc: $v = \omega A = \sqrt {\frac{k}{{2m}}} A$

Khi lò xo có chiều dài cực đại lần đầu thì vật 1 đang ở x=A' còn vật 2 đi đc quãng đg(kể từ khi rời m1) là: $s = v\frac{{T'}}{4} = \sqrt {\frac{k}{{2m}}} .A.\frac{1}{4}.2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = \frac{{\pi A}}{{2\sqrt 2 }}$

Vậy k/c giữa chúng là: s-A'=4,036cm
chọn A
 
T

too1617

x = A cos (wt + pi/3)
kể từ khi t=0 thì thời điểm Wđ = 3 Wt lần 3 là?

Wđ = 3 Wt => x = +/- A/2
Vậy ngay t = 0 là A/2 mình có tính là 1 lần ko vậy các bạn?
 
D

danhvong00

9_zps4d18e8e8.png
[/URL][/IMG]
10_zps3c454998.png
[/URL][/IMG]
giúp tớ giải với ! tớ làm ra đáp án không đúng!
 
H

hangthuthu

9_zps4d18e8e8.png
[/URL][/IMG]
10_zps3c454998.png
[/URL][/IMG]
giúp tớ giải với ! tớ làm ra đáp án không đúng!

ví dụ 6:bài này tớ ra 0,15s cơ :(
Thời gian a>amax/2 là thời gian $\left| x \right| > \frac{A}{2}$ nên suy ra 0,4s=4.T/6 hay T=0,6s.
tại t=0 x=A/2 và đi theo chiều dương,thời điểm lần 2 vật có vận tốc như trên là t=T/6+T/12=T/4=0,15s
 
H

hangthuthu

12_zpsb27a93b5.png
[/URL][/IMG]
giải giúp tớ câu này nữa!

tại t=0: x=2,v<0.
ta có: 17=4A+1
sau khi đi 4A thì vật trở lại trạng thái như t=0,sau đó tiếp tục đi 1cm nữa theo chiều âm nên x=1cm,và lúc đó vẫn đang đi theo chiều âm nên v<0,sử dụng công thức độc lập thời gian để tính v lúc đó nhé bạn.
 
H

hangthuthu

giải giúp mình mấy bài với,cảm ơn các bạn

Bài 1:Hai vật dao động điều hòa với cùng biên độ A, tần số lần lượt là 3 Hz và 6 Hz. Lúc đầu hai vật xuất phát từ vị trí có li độ A/2 . Khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng li độ là
A.1/27s B.1/36s C.2/27s D.1/12s
bạn giải bài này theo dạng con lắc trùng phùng nhé: khoảng thời gian cần tìm phải bằng nguyên lần chu kì dao động của mỗi vật.
bạn áp dụng tính ra đáp án nhé :D
 
H

hangthuthu

Bài 2:Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 3 cm, của N là 4 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 5 cm. Ở thời điểm mà M cách vị trí cân bằng 1 cm thì điểm N cách vị trí cân bằng bao nhiêu?
khoảng cách lớn nhất giữa 2 chất điểm là :
$d_{max}=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2A_{1}A_{2}cos\Delta \varphi }$
suy ra $\Delta \varphi =\frac{\pi }{2}$
biết độ lệch pha rồi thì dễ dàng tìm đc li độ rồi nhé
 
H

hangthuthu

Bài 3:Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau. Nếu chỉ tham gia dao động thứ nhất thì cơ năng của vật là W1. Nếu chỉ tham gia dao động thứ hai thì cơ năng của vật là W2 = 9W1. Hỏi Khi tham gia đồng thời hai dao động trên thì cơ năng W của vật là bao nhiêu?
A .W = 4W1 B . W = 2,5W1 C .W = 8W1 D . W = 9W1
dựa vào tỉ số cơ năng bạn sẽ tìm đc quan hệ của A1 và A2.
do 2 dao động ngc pha nên biên độ của dao động tổng hợp sẽ bằng hiệu 2 biên độ dao động thành phần,biểu diễn nó theo A1,từ đó sẽ biểu diễn đc W theo W1
 
H

hangthuthu

Bài 4:Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số f = 0,5Hz dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Tại thời điểm t1 hai vật đi ngang nhau, hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu kể từ thời điểm t1 khoảng cách giữa chúng bằng 5cm.
Bài này theo mình nên quy 2 dao động thành 1 dao động tổng hợp có biên độ 10cm,tần số f.thời điểm khoảng cách giữa 2 chất điểm bằng 5cm cũng là lúc dao động thành phần cách vtcb 5cm,thời gian là T/12;)
 
H

hangthuthu

Bài 5:Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81 cm và 64 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi delta t là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị delta t gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8,12s. B. 2,36s. C. 7,20s. D. 0,45s.
2 dây treo song song nhau khi 2 con lắc có cùng li độ.
Tìm chu kì của mỗi con lắc rồi làm tương tự bài đầu tiên nha :D
 
Top Bottom