[LTĐH KIT I]Giải đáp và thảo luận bài tập trong khóa thầy hùng-dao động,sóng cơ

O

ocluoc13

Bài 4:Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số f = 0,5Hz dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Tại thời điểm t1 hai vật đi ngang nhau, hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu kể từ thời điểm t1 khoảng cách giữa chúng bằng 5cm.
 
O

ocluoc13

Bài 5:Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81 cm và 64 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi delta t là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị t gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8,12s. B. 2,36s. C. 7,20s. D. 0,45s.
 
O

ocluoc13

Bài 6:Con lắc đơn gồm dây mảnh dài 40 cm, quả cầu kim loại nhỏ khối lượng 50 g được tích điện 105 C. Con lắc được treo trong vùng điện trường đều có phương nằm ngang, có cường độ 5000 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Vị trí cân bằng mới của con lắc tạo với phương ngang đứng một góc
A. 300. B. 30,80. C. 450. D. 43,20
 
O

ocluoc13

Bài 7:: Một lò xo có độ cứng k. Lần lượt gắn vào lò xo các vật m1, m2, m3 = m1 + m2 , m4 = m1 – m2 với m1 > m2. Ta thấy chu kỳ dao động của các vật trên lần lượt là T1, T2, T3 = 5 s, T4 = 3 s. T1, T2 có giá trị là
A. T1 = 8 s; T2 = 6 s. B. T1 = 4,12 s; T2 = 3,12 s.
C. T1 = 6 s; T2 = 8 s. D. T1 = 4,12 s; T2 = 2,8 s.
 
O

ocluoc13

Bài 8:Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ, dao động điều hòa theo phương ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi. B. theo chiều âm qui ước.
C. về vị trí cân bằng của viên bi. D. theo chiều dương qui ước.
 
H

hangthuthu

giải giúp mình mấy bài với,cảm ơn các bạn

Bài 1:Hai vật dao động điều hòa với cùng biên độ A, tần số lần lượt là 3 Hz và 6 Hz. Lúc đầu hai vật xuất phát từ vị trí có li độ A/2 . Khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng li độ là
A.1/27s B.1/36s C.2/27s D.1/12s
bạn giải bài này theo dạng con lắc trùng phùng nhé: khoảng thời gian cần tìm phải bằng nguyên lần chu kì dao động của mỗi vật.
bạn áp dụng tính ra đáp án nhé :D
 
H

hangthuthu

Bài 2:Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 3 cm, của N là 4 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 5 cm. Ở thời điểm mà M cách vị trí cân bằng 1 cm thì điểm N cách vị trí cân bằng bao nhiêu?
khoảng cách lớn nhất giữa 2 chất điểm là :
$d_{max}=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2A_{1}A_{2}cos\Delta \varphi }$
suy ra $\Delta \varphi =\frac{\pi }{2}$
biết độ lệch pha rồi thì dễ dàng tìm đc li độ rồi nhé
 
H

hangthuthu

Bài 3:Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau. Nếu chỉ tham gia dao động thứ nhất thì cơ năng của vật là W1. Nếu chỉ tham gia dao động thứ hai thì cơ năng của vật là W2 = 9W1. Hỏi Khi tham gia đồng thời hai dao động trên thì cơ năng W của vật là bao nhiêu?
A .W = 4W1 B . W = 2,5W1 C .W = 8W1 D . W = 9W1
dựa vào tỉ số cơ năng bạn sẽ tìm đc quan hệ của A1 và A2.
do 2 dao động ngc pha nên biên độ của dao động tổng hợp sẽ bằng hiệu 2 biên độ dao động thành phần,biểu diễn nó theo A1,từ đó sẽ biểu diễn đc W theo W1
 
H

hangthuthu

Bài 4:Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số f = 0,5Hz dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Tại thời điểm t1 hai vật đi ngang nhau, hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu kể từ thời điểm t1 khoảng cách giữa chúng bằng 5cm.
Bài này theo mình nên quy 2 dao động thành 1 dao động tổng hợp có biên độ 10cm,tần số f.thời điểm khoảng cách giữa 2 chất điểm bằng 5cm cũng là lúc dao động thành phần cách vtcb 5cm,thời gian là T/12;)
 
H

hangthuthu

Bài 5:Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81 cm và 64 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi delta t là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị delta t gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8,12s. B. 2,36s. C. 7,20s. D. 0,45s.
2 dây treo song song nhau khi 2 con lắc có cùng li độ.
Tìm chu kì của mỗi con lắc rồi làm tương tự bài đầu tiên nha :D
 
H

hangthuthu

Bài 6:Con lắc đơn gồm dây mảnh dài 40 cm, quả cầu kim loại nhỏ khối lượng 50 g được tích điện 105 C. Con lắc được treo trong vùng điện trường đều có phương nằm ngang, có cường độ 5000 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Vị trí cân bằng mới của con lắc tạo với phương ngang đứng một góc
A. 300. B. 30,80. C. 450. D. 43,20
áp dụng công thức $tan\alpha =\frac{F_{d}}{P}=\frac{qE}{mg}$ ra luôn nha bạn.
công thức này xây dựng bằng cách áp dụng định luật 2 Niuton cho con lắc tại vtcb nhé
 
H

hangthuthu

Bài 7:: Một lò xo có độ cứng k. Lần lượt gắn vào lò xo các vật m1, m2, m3 = m1 + m2 , m4 = m1 – m2 với m1 > m2. Ta thấy chu kỳ dao động của các vật trên lần lượt là T1, T2, T3 = 5 s, T4 = 3 s. T1, T2 có giá trị là
A. T1 = 8 s; T2 = 6 s. B. T1 = 4,12 s; T2 = 3,12 s.
C. T1 = 6 s; T2 = 8 s. D. T1 = 4,12 s; T2 = 2,8 s.
bạn biểu diễn T3,T4 theo T1,T2 ra sẽ đc hệ pt 2 ẩn là T1,T2.
công thức xây dựng dựa trên công thức cơ bản thôi,bạn thử làm theo hướng này xem ra ko nhé :D
 
H

hangthuthu

Bài 8:Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ, dao động điều hòa theo phương ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi. B. theo chiều âm qui ước.
C. về vị trí cân bằng của viên bi. D. theo chiều dương qui ước.
lực đàn hồi của lò xo luôn hướng về vị trí mà lò xo không biến dạng,con lắc trong bài này dao động theo phương ngang nên vị trí đó cũng chính là vị trí cân bằng,chọn C nha ;)
 
S

superlight

giải giúp mình mấy bài này với,nhanh nhé :(
Bài 1:Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động với các pt $u_{A}=acos\omega t$,$u_{B}=acos\left ( \omega t+\frac{\pi }{3} \right )$ Biết AB = 18 cm và bước sóng do các nguồn phát ra bằng 1,2 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại trên đường tròn đường tâm A, bán kính AB và cách đường thẳng AB một đoạn lớn nhất. Tính giá trị của MB khi đó?
A. 26,6 cm B. 25,4 cm C. 24,2 cm D. 27,46 cm
 
S

superlight

Bài 2:Trong hiện tượng giao thoa sóng hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A bán kính AB, điểm M nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng AB một đoạn gần nhất bằng. Đoạn MB bằng
A. 18,67 mm B. 20 mm C. 19,97 mm D. 17,96 mm
 
S

superlight

Bài 3:Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động ngược pha và cách nhau 14 cm, bước sóng do sóng từ các nguồn phát ra là 1,8 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại trên đường tròn tâm A bán kính AB và gần trung trực của AB nhất cách trung trực một khoảng bằng
A. 0,48 cm B. 0,68 cm C. 0,87 cm D. 0,67 cm
 
S

superlight

Bài 4:Trên mặt nước tại hai điểm S1, S2 người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 6cos40πt và uB = 8cos(40πt) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng S1S2, điểm dao động với biên độ 1cm và cách trung điểm của đoạn S1S2 một đoạn gần nhất là
A. 0,25 cm B. 0,5 cm C. 0,75 cm D. 1 cm
 
S

superlight

Bài 5:Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động với các pt $u_{A}=acos\omega t$,$u_{B}=acos\left ( \omega t+\frac{\pi }{3} \right )$ Biết AB = 18 cm và bước sóng do các nguồn phát ra bằng 1,2 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại trên đường tròn đường tâm A, bán kính AB và cách đường thẳng AB một đoạn lớn nhất bằng?
A. 16,7886 cm B. 15,4434 cm C. 16,9982 cm D. 17,9998 cm
 
S

superlight

Bài 6:Trong hiện tượng giao thoa sóng hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A bán kính AB, điểm M nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại gần nhất, cách đường trung trực của AB nhất 1 khoảng bằng bao nhiêu
A. 27,75 mm B. 26,1 mm C. 19,76 mm D. 32,4 mm
 
S

superlight

Bài 7:Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động ngược pha và cách nhau 14 cm, bước sóng do sóng từ các nguồn phát ra là 1,8 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại trên đường tròn tâm A bán kính AB và gần trung trực của AB nhất cách đường thẳng AB một đoạn bằng
A. 11,48 cm B. 11,68 cm C. 11,67 cm D. 11,58 cm
 
Top Bottom