[LTĐH KIT I]Giải đáp và thảo luận bài tập trong khóa thầy hùng-dao động,sóng cơ

H

hangthuthu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mn,
Mình mở topic này để tập hợp lại các bài tập mà các bạn còn thắc mắc về đề bài hoặc đáp án không khớp trong phần dao động điều hòa và sóng cơ của khóa thầy Hùng.Chúng ta sẽ cùng giải quyết các vấn đề khúc mắc cũng như đưa ra phương pháp giải nhanh để cùng học tốt hơn nhé :)
Thân ái
Hangthuthu
 
S

superlight

Giải giúp mình nhé

Bài 1: Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là delta t vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là ?
 
S

superlight

Bài 2:Hai con lắc đơn giống hệt nhau, sợi dây mảnh dài bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng D. Con lắc thứ nhất dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là To, con lắc thứ hai dao động trong bình chứa một chất khí có khối lượng riêng rất nhỏ $\rho$= $\varepsilon$D. Hai con lắc đơn bắt đầu dao động cùng một thời điểm t = 0, đến thời điểm t0 thì con lắc thứ nhất thực hiện được hơn con lắc thứ hai đúng 1 dao động. Chọn phương án đúng.
A. $\varepsilon$ to = 4To B. 2$\varepsilon$ to = To C. $\varepsilon$ to = To D.$\varepsilon$to = 2To
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Giải giúp mình nhé

Bài 1: Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là delta t vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là ?


A(t).__________.0__________-A(t')______.M

Tại (t) vật xa M nhất thì vật ở vị trí A,tại (t') thì vật gần M nhất và đang ở Vị trí -A
Khoàng thời gian đó là [TEX]\Delta[/TEX]t=[TEX]\frac{T}{2}[/TEX]=>T=2[TEX]\Delta[/TEX]t

Khi |v|=[TEX]\frac{vmax}{2}[/TEX]=>x=[TEX]A\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX]

=>độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là t=[TEX]\frac{T}{12}[/TEX]=[TEX]\frac{\Delta_t}{6}[/TEX]
(vật đi từ A---->x=[TEX]A\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX])
 
V

vitomsau

Các bạn giải thích hộ mình bài này với,cảm ơn trc nha
B1:Người ta thực hiện giao thoa trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A,B dao động thẳng đứng. cùng tần số, cùng biên độ a = 2 cm. AB = 20 cm. Số điểm dao động cực đại trên AB là 10, hai trong số đó là M, N ở gần A và B nhất, MA = 1,5 cm, NB = 0,5 cm. Biên độ của 1 điểm trên đường trung trực của AB?
 
V

vitomsau

B2:Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u1 = 3cos(40πt + π/6) cm và u1 = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Vận tốc truyền sóng v = 40 cm/s. Một vòng tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước, có bán kính R > AB. Số điểm dao động với biên độ bằng 5 cm trên đường tròn là
A. 38. B. 42. C. 40. D. 36.
 
V

vitomsau

Bài 3:Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 15 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là 1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 20 cm, nằm ở mặt nước có số điểm luôn dao động với biên độ cực đại là
A. 18. B. 16. C. 32. D. 17.
p/s:bài này mình xem đáp án nhưng ko hiểu,mn giải kĩ giúp mình với nhé :)
 
B

boa.hancock

Bài 3:Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 15 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là 1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 20 cm, nằm ở mặt nước có số điểm luôn dao động với biên độ cực đại là
A. 18. B. 16. C. 32. D. 17.

A, B cùng pha nên O dao động với biên độ cực đại
Khi đó $OM = \dfrac{\lambda }{2} = 1,5cm \to \lambda = 3cm$
Vì đề cho đường tròn tâm O có đường kính > AB nên ta chỉ tìm những điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm O với đường kính là AB
$\begin{array}{l}
- 15 < k\lambda < 15\\
\to - 5 < k < 5\\
\to k = 9
\end{array}$
Vì các điểm đó nằm trên đường tròn nên ta sẽ có tổng cộng là 9.2 = 18 điểm

Đáp án A
 
M

mathsmemnk

Thắc mắc ??

Một đồng hồ quả lắc mỗi tuần chạy chậm 15 phút, phải điều chỉnh chiều dài của con lắc thế nào để
đồng hồ chạy đúng?
A. Tăng 0,2% B. Giảm 0,2% C. Tăng 0,3% D. Giảm 0,3%


Đáp án là D.

Nhưng mình thấy : Chạy chậm -> T tăng -> T' > T -> l' > l

nếu như vậy thì phải tăng chiều dài nhưng sao đáp án lại giảm nhỉ, vì chiều dài lúc sau lướn hơn lúc trước mà ????
 
M

mathsmemnk

Thắc mắc ??

Một đồng hồ quả lắc mỗi tuần chạy chậm 15 phút, phải điều chỉnh chiều dài của con lắc thế nào để
đồng hồ chạy đúng?
A. Tăng 0,2% B. Giảm 0,2% C. Tăng 0,3% D. Giảm 0,3%


Đáp án là D.

Nhưng mình thấy : Chạy chậm -> T tăng -> T' > T -> l' > l

nếu như vậy thì phải tăng chiều dài nhưng sao đáp án lại giảm nhỉ, vì chiều dài lúc sau lớn hơn lúc trước mà ????
 
T

thuy.898

Thắc mắc ??

Một đồng hồ quả lắc mỗi tuần chạy chậm 15 phút, phải điều chỉnh chiều dài của con lắc thế nào để
đồng hồ chạy đúng?
A. Tăng 0,2% B. Giảm 0,2% C. Tăng 0,3% D. Giảm 0,3%

Đáp án là D.

Nhưng mình thấy : Chạy chậm -> T tăng -> T' > T -> l' > l

nếu như vậy thì phải tăng chiều dài nhưng sao đáp án lại giảm nhỉ, vì chiều dài lúc sau lớn hơn lúc trước mà ????

Chạy chậm -> T tăng -> T' > T -> l' > l (dòng này bạn viết đúng )
do T tăng-->l'>l nhưng muốn cho đồng hồ chạy đúng thì phải giảm chiều dài l' đi => T' sẽ giảm và đồng hồ sẽ chạy đúng
 
H

hangthuthu

Thắc mắc ??

Một đồng hồ quả lắc mỗi tuần chạy chậm 15 phút, phải điều chỉnh chiều dài của con lắc thế nào để
đồng hồ chạy đúng?
A. Tăng 0,2% B. Giảm 0,2% C. Tăng 0,3% D. Giảm 0,3%


Đáp án là D.

Nhưng mình thấy : Chạy chậm -> T tăng -> T' > T -> l' > l

nếu như vậy thì phải tăng chiều dài nhưng sao đáp án lại giảm nhỉ, vì chiều dài lúc sau lớn hơn lúc trước mà ????

Bạn chú ý cái lúc sau (cần tìm) trong bài này là lúc chạy đúng (chiều dài l) nhé.Theo mình để khỏi nhầm lẫn bạn nên thống nhất kí hiệu,lúc trc thì là T,sau thì là T',hoặc thống nhất cứ chạy đúng thì kí hiệu là T, 1 cách thôi,khỏi lẫn :D
 
H

hangthuthu

Bài 2:Hai con lắc đơn giống hệt nhau, sợi dây mảnh dài bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng D. Con lắc thứ nhất dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là To, con lắc thứ hai dao động trong bình chứa một chất khí có khối lượng riêng rất nhỏ $\rho$= $\varepsilon$D. Hai con lắc đơn bắt đầu dao động cùng một thời điểm t = 0, đến thời điểm t0 thì con lắc thứ nhất thực hiện được hơn con lắc thứ hai đúng 1 dao động. Chọn phương án đúng.
A. $\varepsilon$ to = 4To B. 2$\varepsilon$ to = To C. $\varepsilon$ to = To D.$\varepsilon$to = 2To

bạn áp dụng công thức tính cho bài toán con lắc trùng phùng nhé,chú ý thêm là bài này phải áp dụng công thức gần đúng nữa mới ra đáp án đc nhé
 
S

superlight

A(t).__________.0__________-A(t')______.M

Tại (t) vật xa M nhất thì vật ở vị trí A,tại (t') thì vật gần M nhất và đang ở Vị trí -A
Khoàng thời gian đó là [TEX]\Delta[/TEX]t=[TEX]\frac{T}{2}[/TEX]=>T=2[TEX]\Delta[/TEX]t

Khi |v|=[TEX]\frac{vmax}{2}[/TEX]=>x=[TEX]A\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX]

=>độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là t=[TEX]\frac{T}{12}[/TEX]=[TEX]\frac{\Delta_t}{6}[/TEX]
(vật đi từ A---->x=[TEX]A\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX])
mình hiểu rồi,tks bạn nhé :) .
 
O

ocluoc13

giải giúp mình mấy bài với,cảm ơn các bạn

Bài 1:Hai vật dao động điều hòa với cùng biên độ A, tần số lần lượt là 3 Hz và 6 Hz. Lúc đầu hai vật xuất phát từ vị trí có li độ A/2 . Khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng li độ là
A.1/27s B.1/36s C.2/27s D.1/12s
 
O

ocluoc13

Bài 2:Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 3 cm, của N là 4 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 5 cm. Ở thời điểm mà M cách vị trí cân bằng 1 cm thì điểm N cách vị trí cân bằng bao nhiêu?
 
O

ocluoc13

Bài 3:Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau. Nếu chỉ tham gia dao động thứ nhất thì cơ năng của vật là W1. Nếu chỉ tham gia dao động thứ hai thì cơ năng của vật là W2 = 9W1. Hỏi Khi tham gia đồng thời hai dao động trên thì cơ năng W của vật là bao nhiêu?
A .W = 4W1 B . W = 2,5W1 C .W = 8W1 D . W = 9W1
 
Top Bottom