Lớp ôn Văn 11 trong dịp hè.

N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

I ) : Tri thức đọc hiểu !​

Khi nói Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1932 - 1945 ( mới nhất trong các nhà thơ mới _ Hoài Thanh ) thì cần hiểu trên 2 khía cạnh : tư tưởng và nghệ thuật , nội dung và hình thức . Nhận xét khái quát trên đúng với hiện tượng thơ XDiệu nói chung và bài thơ Vôi Vàng nói riêng . Nói như thế ko phải là máy móc , áp đặt từ cái chung lên cái riêng , mà có lẽ đúng hơn , nên làm ngược lại từ cái riêng để mà hiểu cái chung . Vậy cái mới về tư tưởng ( nội dung ) trong thi phẩm là gì ? Nổi bật lên trong bài thơ là phải chăng là lòng ham sống , ham sống đến mức si mê , cuồng nhiệt với một tâm hồn trẻ trung , dạt dào sức sống nhưng luôn luôn bị ám ảnh bởi nỗi đau nhân thế , từ cái hữu hạn của kiếp ng . " Cái tôi " ấy trong Vội vàng do vậy như bước hụt , vừa hăm hở vừa chơi vơi , vừa ngập tràn , vừa trống rỗng , sung sướng mà lo ấu ... nghĩa là 1 tâm thế giằng co đầy mâu thuẫn . Tính chất ko đơn giản 1 chiều về tư tưởng trong thơ XDiệu phải chăng là ở chỗ đó ( Mà Vội vàng chính là đại diện phát ngôn ) ? . Còn cái mới về nghệ thuật ( hình thức ) , trước hết , Vội vàng hội tụ đủ các phẩm chất của thơ mới nếu xét 1 cách tổng quát trong mối quan hệ phát triển đối với thơ Đường . Còn cái riêng của XDiệu trong bài thơ cụ thể này , đó là lối trữ tình , biện luận , vừa bộc lộ giãi bày , vừa cần đến 1 sự chia sẻ , cảm thông , đồng điệu . Để đạt hiệu quả tối đa , nhà thơ cần đến mọi phương tiện của ngôn từ , nhiều cách nói khác nhau và xuyên suốt bài thơ 1 tấm lòng thành thực .
XDiệu chỉ là thi sĩ của mùa xuân với 1 trái tim bồng bột . Đó cũng là 1 cách giao cảm với đời nhưng bằng con đg ngắn nhất , trực tiếp nhất .Lòng yêu thơ ở XDiệu vừa dồi dào vừa chân thật :
"Tay áp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang 1 trong 1 trái tim ."
Yêu đời và mong đc đời yêu , tha thiết , thuỷ chung , đến như XDiệu thì có lẽ ko 1 nhà thơ Việt Nam nào ( kể cả các nhà thơ đương thời với ông ) có thể so sánh đc . Khái niệm về đời ở đây đc hiểu là cõi nhân sinh trần thế . Ở đó , có bao điều đáng yêu , ắm ắp những hoa thơm trái ngọt . Tất cả lại đang trong tầm tay . Thơ XDiệu hưởng thụ hết mình , đồng thời cũng dâng tặng hết mình . Với tình yêu , ông là ng hát rong ko mệt mỏi . Về phương diện này , ông vừa là vị thánh đáng tôn thờ vừa có 1 cái gì đó thật xót xa tội nghiệp :
" Rồi 1 ngày mai tôi sẽ đi
Vì sao , ai nỡ hỏi làm chi
Tôi khờ khạo lắm , ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi chẳng hiểu gì " .​
Lời tự thú ấy đáng để ng đọc chúng ta xếp ông vào hàng ngũ những nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới bởi cái dạng tinh khôi , nguyên chất của tình yêu ... !
 
Last edited by a moderator:
B

boy_depzai_92

Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội và rất nhiều tỉnh thành phố có con đường mang tên ông.


I)Con người Nguyễn Tuân
I.1)Sơ lược tiểu sử
Ông quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trunghọc cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đốimấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép[1]. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp vănhọc phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).


I.2)Vài nét tính cáchNguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, nh­ững nét đẹp rất riêng của Việt Nam[cần dẫn nguồn]
Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văntrước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình mộtchứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch"[cần dẫn nguồn]. Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù).
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưngông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sânkhấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viênđiện ảnh đầu tiên ở Việt Nam[2].Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau đểtăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp củamình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc,thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷcủa mình để chứng minh cho quan niệm ấy



II)Sự nghiệp văn chương
II.1)Quá trình sáng tác và các đề tài chính của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh bađề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sốngtruỵ lạc".
Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghiã xê dịch" này trong tâm trạngbất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch",Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối vớicảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòibút đầy trìu mến và tài hoa (Một chuyến đi).

Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹpcủa quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thờixưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao Chữ người tử tù).

Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật"tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy,người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềmkhao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua).

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cáchđộc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viếtsắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dânlao động trong chiến đấu và sản xuất.


II.2)Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông"

Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốnchứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăncái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.

Trước Cách mạng tháng Tám, Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại

Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn củanhững tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, củanhững phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổiquan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diệnvăn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tàihoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.



III)Tác phẩmNgọn đèn dầu lạc (1939)
Vang bóng một thời (1940)
Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
Tàn đèn dầu lạc (1941)
Một chuyến đi (1941)
Tùy bút (1941)
Tóc chị Hoài (1943)
Tùy bút II (1943)
Nguyễn (1945)
Chùa Đàn (1946)
Đường vui (1949)
Tình chiến dịch (1950)
Thắng càn (1953)
Chú Giao làng Seo (1953)
Đi thăm Trung Hoa (1955)
Tùy bút kháng chiến (1955)
Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
Truyện một cái thuyền đất (1958)
Sông Đà (1960)
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
Ký (1976)
Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982)
Yêu ngôn (2000, sau khi mất)


IV)Kết luận
Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ. Đối vớiông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phảilà nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo.Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩhình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương"[3] trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.
Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cáchấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích. Vả lạimột số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túngtheo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức vàtư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề..

và các nhà văn Việt Nam thì có lẽ HNL thích nhất con người này- Nguyễn Tuân.
 
P

pinkgerm

@@ boy_depzai_92: jang chạy đâu mà jờ thấy mới vào thảo luận thế???
@@nhomotmua...:
Để coi bạn làm sai mấy câu nhé
>>my ơi, mình làm sai mấy câu đấy???

>>>>>>>>>>>>> mọi ng đâu rùi vào trao đổi típ câu hỏi của mình đy:
............. đy tìm hiểu một chút về bản chất của nó, về chủ nghĩa lãng mạn, về văn xuôi lãng mạn việt nam,.... và chất lãng mạn đc rthể hiện trong hai tác phẩm trên???

=> mình cùng thảo luận xem HUấn Cao có phải là một nhân vật điển hình hay ko nha???( giải thjx )

>>tối mình sẽ up ý kiến cảu mình. ok!:)>-:)>-:)>-
 
B

boy_depzai_92

Mình đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm , các bạn vào trả lời và thảo luận nhiệt tình nha !

Câu 1 : Sức hấp dẫn của truyện TLam chủ yếu toát ra từ đâu :
A : Tình huống , sự kiện
B : Tính cách , số phận nhân vật
C : Các xung đột
D : Thế giới nội tâm nhân vật
Câu 2 : Đây là thể loại thường có dung lượng nhỏ . Nhà văn chỉ cắt lấy 1 nhát , " cưa lấy 1 khúc " , chọn lấy 1 khoảnh khắc đời sống để dựng nên tác phẩm của mình .
Đoạn văn trên nói về đặc điểm của thể loại văn học nào ?
A : Phóng sự
B : Tự truyện
C : Bút kí
D : Truyện ngắn
Câu 3 : Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có nhiều hình ảnh tương phản . Sự tương phản gây ấn tượng nhất về tình trạng sống mòn mỏi , le lói của con ng nơi phố huyện ?
A : Ánh sáng của đoàn tàu và ánh s ngọn đèn con chị Tí
B : Thế giới phố huyện và 1 chút thế giới khác
C : Ánh s và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyện
D : Hình ảnh vũ trục bao la và hình ảnh những con ng bé nhỏ
Câu 4 : Không khí phố huyện lúc chiều buông qua ngòi bút gợi tả của TLam đc bắt đầu bằng loại chi tiết nào ?
A : Âm thanh
B : Ánh sáng
C : Màu sắc
D : Đường nét
Câu 5 : Đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ : " Tiếng trống thu ko trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng 1 vang ra để gọi buổi chiều . Phương tây đỏ rực như lửa cháy và nh đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn . Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời " đã tạo đc hiệu quả gì rõ nhẩt trong việc mở ra bức tranh tâm trạng nhân vật ?
A : Nhịp điệu chiều hôm vang ngân trong lòng nhân vật Liên
B : Ánh sáng , màu sắc chiều hôm lấp lánh trong tâm hồn Liên
C : Đường nét , hình khối chiều hôm chập chờn trong tâm hồn Liên
D : Hình ảnh , ko gian chiều hôm ám ảnh trong tâm hồn Liên
Câu 6 : Từ gọi trong " gọi buổi chiều " chủ yếu mang sắc thái ý nghĩa gì ?
A : Mời
B : Nhắc
C : Giục
D : Đón
Câu 7 : Trong truyện ngắn 2 đứa trẻ , ấn tượng khác biệt nhất giữa tiếng trống thu ko và tiếng trống cầm canh là gì :
A : Thu ko : 1 lần / cầm canh : Nhiều lần
B : Thu ko : báo ngày sang đếm / cầm canh : báo giờ sang giờ
C : Thu ko : 1 hồi dài / cầm canh : 1 tiếng ngắn
D : Thu ko : ngân nga êm ái / cầm canh : cụt , ngắn , khô khan
Câu 8 : Các chi tiết : mặt trời đỏ rực ... ánh hồng như hòn than sắp tàn , cái chõng sắp gãy , phiên chợ vãn từ lâu ... Đặt cạnh nhau trong cảnh chiều buông nhằm tô đậm không khí , ấn tượng về :
A : 1 cái gì sa sút lụi tàn
B : 1 cái gì đã hết
C : 1 cái gì nghèo nàn
D : 1 cái gì đang mất đi
Câu 9 : 1 mùi âm ẩm bốc lên , hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá , khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất của quê hương này .
Những từ ngữ này có tác dụng bộc lộ cảm giác , cảm tưởng của nhân vật trực tiếp và rõ nhất là những từ ngữ nào :
A : quen thuộc , tưởng là
B : Mùi riêng , này , lẫn
C: quen thuộc quá , tưởng là , này
D : quá , tưởng , khiến , này
Câu 10 : Trong đoạn văn tả đoàn tàu đêm đi qua phố huyện , nếu tất cả các câu văn có chủ ngữ là Liên đc thay thế bằng chủ ngữ là 2 chị em thì đoạn văn sẽ mất đi điều gì :
A : Sự khớp đúng giữa chủ thể và hành động đc miêu tả
B : Tính hợp lí của hành động , cử chỉ đc miêu tả
C : Tính cá thể hoá về cảm giác , tâm trạng cần đc miêu tả
D : Tính chân xác của chi tiết nghệ thuật
Câu 11 : Trước lời nhận xét của An : " Tàu hôm nay ko đông chị nhỉ " . Vì sao Liên cầm tay em ko đáp ?
A : Vì Liên ko đồng tình với nhận xét của em
B : Vì Liên ko muốn mất đi 1 hình ảnh đẹp trong lòng mình
C : Vì Liên đang mải miết với những suy nghĩ mơ tưởng riêng
D : Vì Liên muốn đc yên tĩnh để ngắm nhìn , cảm nhận đoàn tàu
Câu 12 : Hình ảnh đoàn tàu đc miêu tả , cảm nhận qua con mắt , tâm hồn của ai ?
A : Tác giả
B : Người dân phố huyện
C : Chị em Liên
D : Ng kể chuyện
Câu 13 : Lời thoại trực tiếp của nhân vật trong truyện ngắn có đặc điểm gì nổi bật nhất ?
A : Nhiều hàm ý
B : Giàu kịch tính
C : Giàu biểu tượng
D : Ít thông tin , nhiều biểu cảm

Giang trả lời thế này nhé ! 1 số là mag tính đoán bừa nhé ! :D
1_C
2_D
3_D
4_A( nhìn câu 5 thấy thỳ fải nhỷ)
5_A(Đoán)
6_C
7_B(ngày->đêm)
8_A
9_C
10_C
11_B
12_C
13_A
Xong rùi nè. Xem Giang đc bao nhiu điểm nhé !!!!!
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

II ) : Kết cấu bài thơ Vội Vàng !​

Có những cách hiểu khác nhau , do đó có những cách chia đoạn khác nhau . Có ng căn cứ việc sử dụng đại từ phát ngôn mà chia làm 2 đoạn : Đoạn 1 gắn bó với chữ tôi và đoạn 2 gắn bó với chữ ta , câu ngắt đoạn là : " Mau đi thôi ! Mùa mưa ngả chiều hôm " . Cách chia này có 2 điều chưa hợp lí :
1 :
Chưa thấy vai trò quan trọng như 1 chìa khoá của ý nghĩa thảng thốt , lo âu đối với mạch cảm xúc yêu đời trước và sau đó . Cũng là yêu đời , nhưng phần đầu và phần cuối bài thơ rất khác nhau . Sự đột biến , có tính chất bùng nổ ở phần sau do chính tác động của sự sợ hãi xen vào lúc trước đó . Vì thế , cần tách những bâng khuâng , nhớ tiếc giữa hai khúc hát yêu đời ( Đầu và cuối bài thơ ) thành 1 đoạn riêng với ý nghĩa độc lập tương đối nằm trong chỉnh thể bài thơ .
2 :
Nếu nhập 2 câu : Chẳng bao giờ , ôi ! Chẳng bao giờ nữa ... - Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm vào đoạn trên thì vô tình cũng là 1 điều ngộ nhận . Mạch cảm hứng sẽ bị đứt gãy .
Do đó , nên chia bài thơ Vội Vàng của XDiệu làm 3 đoạn :

Đoạn 1 : 13 câu đầu : Tình yêu cuộc sống tha thiết , say mê
Đoạn 2 : Từ câu 14 đến câu 30 : Những băn khoăn day dứt
Đoạn 3 : Phần còn lại : Thái độ cuống quýt , vội vàng
 
Last edited by a moderator:
B

boy_depzai_92

Mình sẽ đưa tiếp lên 1 số câu trắc nghiệm liên quan đến truyện ngắn " Hai đứa trẻ " !​

Câu 15 : Truyện ngắn 2 đứa trẻ chủ yếu ko làm tái hiện , gợi tả bức tranh nào :
A : Bức tranh quê hương giàu chất thơ
B : Bức tranh ngoại cảnh và tâm hồn dệt bằng cảm giác
C : Bức tranh hiện thực về cuộc sống dân nghèo nơi phố huyện
D : Bức tranh hoà phối tự nhiên về sắc độ ánh sáng và bóng tối
Câu 16 : Câu nói của An , sau khi ngắm nhìn đoàn tàu : " Tàu hôm nay ko đông chị nhỉ " , chủ yếu nhằm mục đích gì ?
A : Phát biều 1 cảm tưởng tức thời
B : Đưa ra 1 câu nhận xét bâng quơ
C : Đưa ra 1 câu hỏi , chờ đc trả lời
D : Đưa ra 1 thông báo , phủ định
Câu 17 : Cảnh nào sau đây ko có trong truyện khi nói về phố huyện :
A : Bình minh
B : Trong đêm
C : Hoàng hôn
D : Về khuya
Câu 18 : Vì sao 2 chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu đi qua ? Để thể hiện tâm trạng ấy , TLam muốn nói gì với ng đọc ? Dòng nào sau đây chưa chuẩn xác ?
A : Chị em Liên và An cố thức để đc nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm 1 ít hàng
B : Hai chị em cố thức để đc nhìn chuyến tàu đi qua là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng , buồn chán , bế tắc mà chúng đang sống .Chuyến tàu đêm là 1 hình ảnh cụ thể của 1 thế giới khác , 1 cái gì tươi sáng mà Liên và An chờ đợi .
C : Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp ng nhỏ bé , vô danh trong xã hội , đồng thời ông muốn thức tỉnh con ng , hướng họ tới 1 cuộc sống tươi đẹp hơn , ý nghĩa hơn .
Câu 19 : Nét đặc sắc trong truyện 2 đứa trẻ về mặt nội dung là :
A : Miêu tả chân thực cuộc sống ở 1 phố thị nhỏ
B : Có sự hoà quyện giữa 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình
C : Bộc lộ đc nội tâm nhân vật
D : Khắc hoạ đc sự nghèo khó của ng dân phố thị , đồng thời thể hiện niềm thương cảm của tác giả
Câu 20 : Giá trị nhân đạo của truyện ngắn là :
A : Thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp ng sống cơ cực , quẩn quanh tăm tối. Đồng thời biểu lộ sự trân trọng đối với ước muốn đổi đời tuy còn mơ hồ của họ
B : Đề cao ước mơ tuổi thơ , đề cao quyền sống của con ng và những ng bất hạnh
C : Phê phán hiện thực XH phong kiến , lên án sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với nhân dân
D : Thể hiện sự thông cảm đối với nh ng có hoàn cảnh khó khăn , đồng thời phác hoạ cho họ 1 tương lai tươi sáng
Câu 21 : Câu văn dưới đây nói lên ước mơ đổi đời thoát khỏi cảnh tăm tối ở phố huyện nghèo của nhân vật Liên :
A : Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc , sát mặt đất như ma trơi . Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại , trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi
B : Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua , các toa đèn sáng trưng , chiếu ánh sáng cả xuống đường
C : Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối , để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt . 2 chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng , xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre
D : Liên lặng theo mơ tưởng . Hà Nội xa xăm , HN sáng rực , vui vẻ và huyên náo . Con tàu như đem 1 thế giớ khác đi qua .

15->17_A
18_B
19_C
20_A
21_A
Lân này chấm cho Giang nhé !!!!!!!
Thanks. Giang hók nhớ bài này lém !!!
Giang nhớ bài " Chiếc lược ngà" Của TLam ơn ^^!
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

III ) : Nghệ thuật bài thơ Vội vàng​


1 :
Sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc trên bề mặt và mạch triết luận ở bề sâu . Mỗi cảm xúc ồ ật , mê say , đắm đuối tưởng chừng như bột phát qua những hình ảnh tràn trề , rực rỡ thực chất đều bị chi phối bởi mạch luận lí ẩn bên trong . Có thể dõi theo 2 mạch song hành đó qua trình tự các khổ thơ . Muốn tắt nắng buộc gió , muốn giữa lại hương sắc cuộc đời bởi cuộc sống trần gian rạo rực xuân thì , đẹp đến ngất ngây . Nhưng có cái đẹp nào là tồn tại mãi mãi . Mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn nhưng tuổi xuân của đời người thì 1 đi ko trở lại , trong cái đang phơi phới đã có mầm tàn lụi , vị chia li . Vì thế con ng phải vội vàng lên , ôm trọn lấy cuộc đời , thâu nhận hết thảy sắc hương của sự sống . Nhịp thơ ở đây cũng biến đổi uyển chuyển , linh hoạt theo dòng cảm xúc . Khi diễn tả sự đắm say , sôi nổi thì nhịp điệu trở nên dồn dập , khi cần triết luận thì nhịp thơ dãn ra , lắng lại , những đoạn cao trào nhịp điệu lại đc đẩy lên mạnh mẽ , sôi nổi .
2 :
Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ . Hình ảnh thơ táo bạo , mãnh liệt ( Tháng giêng ngon như 1 cặp môi gần , Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi ! ... ) Ngôn ngữ thơ phóng túng và mới lạ : Cách đảo ngữ rất tân kì ( Của ong bướm này đây tuần tháng mật - Này đây hoa của đồng nội xanh rì .... ) , phép điệp và phép đối đc phát huy triệt để trong cấu trúc câu thơ làm tăng sức biểu hiện ( Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua - Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già ... ) , các giác quan đc huy động tối đa dẫn đến nh cảm nhận độc đáo ( Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi - Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt ... )
3 :
Giọng thơ đắm say , sôi nổi . Đó là 1 nét riêng của giọng thơ XDiệu đc thể hiện rõ nhất trong bài thơ này . Giọng thơ đã đc truyền trọn vẹn cái cảm giác đắm say trong tình cảm cảu nhà thơ và như vậy , bài thơ đã tìm đc những con đg ngắn nhất đến với trái tim ng đọc
 
P

pinkgerm

@@@về bài của my:/:)/:)/:)
Theo mình , Huấn Cao chính là 1 nhân vật điển hình ! Điều này đã được chứng minh hết sức rõ ràng ở những đoạn văn phân tích , bình luận về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Ng Tuân !
Bổ sung : Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao , ta có thể dễ dàng hình dung ra hình ảnh của nhà thơ tài hoa : Cao Bá Quát .
*Huấn Cao là ông họ Cao làm chức huấn đạo . Cao Bá Quát cũng có thời làm giáo thụ ở Quốc Oai , Hà Tây . Huấn đạo và giáo thụ đều là những chức quan nhỏ trông coi việc học ở địa phương.
*Huấn Cao là 1 ng nổi tiếng với cái tài viết chữ rất nhanh , rất đẹp . Cao Bá Quát đương thời đc tôn là thần Siêu , thánh Quát và đc ca ngợi là ng viết chữ đẹp nhất thời bấy giờ .
*Huấn Cao là ng đứng đầu bọn phản nghịch chống lại triều đình phong kiến , bị giải vào đề lao chờ ngày lĩnh án tử hình . Cáo Bá Quát là ng đã từng chịu cảnh tù tội gần 3 năm vì dùng muội đèn chữa bài thi cho những thí sinh đáng đỗ nhưng phạm huý . Sau này , ông tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn và đã hi sinh trong 1 trận đánh .
*Cảnh Huấn Cao cho chữ trong tù và khuyên nhủ ngục quan ở cuối truyện khiến ng ta liên tưởng và nghĩ đến 1 câu thơ tương truyền của Cao Bá Quát : " Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai " ( Một đời ta chỉ biết cúi lạy hoa mai ) _ cúi đầu trước cái đẹp , cái thiên lương cao cả !

my hiểu tương đối sâu và chắc về nhân vật HC nh my hiểu sai một chút rùi nà:rolleyes: HC ko phải là nhân vật điển hìnhẩttước khi trả lời câu hỏi này mình nghĩ we nên tìm hiểu xem thế nàp là nhân vật điển hình???-- NHân vật điển hình là nhân vật có tính cách điển hình và đc đặt tr hoàn cảnh điển hình:))===>Chúng ta ko thể gọi nhân vật HC là điển hình cho tầng nào, giuới nào đc. bởi nhân vật ko đc đặt tr hoàn cảnh điển hình. Hơn thế nữa, văn chương lãng mạn ko chú ý xây dựng tính ccáh điển hình, cũng ko chú ý lí jải chiều hướng con đường đời của họ. ==> đây chính là điểm khác biệt jữa văn chương lãng mạn và văn chương hiện thực phê phán (hầu hêt các tp thuộc loại vc hiện thực pp đâu đâu cũng thấy nv điển hình):|:|
:|


@@@(NOTE): Đôi khi bọn mình khi tìm hiểu về 1 vấn đề j đó luôn bị ngộ nhận rằng mình đã thực sự hiểu về nó. nhưng phần lớn sự hiểu đó mới chỉ là những j ta đc công nhận từ quá trình tìm hiểu của nhà văn, nhà phê bình,... ta chưa hiểu đc bản chất của vấn đề, chỉ bjk cái bề nổi chứ chưa bjk nh cái sâu sa bên trong,...( là mình nói 1 số chứ ko pải là tất cả đều như vậy nha:|)

=====> mọi ng hãy cùng đy tìm hiểu thêm về Văn xuôi lãng mạn....
và thêm một câu hỏi nữa để cùng thảo luận nào: như bọn mình đã tìm hiểu các tp văn hc, và thấy rằng tp đó mang Giá trị Nhân Đạo sâu sắc==> ta hiểu
thế nào về giá trị nhân đạo và biểu hiện của nó((một câu hỏi lí thuyết, mình nghĩ mọi ng nói đến vấn đề này tương đối nhiều nh ít ai để ý đến 1 khái niệm cụ thể ):)>-:)>-:)>-
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

@@@về bài của my:/:)/:)/:)


my hiểu tương đối sâu và chắc về nhân vật HC nh my hiểu sai một chút rùi nà:rolleyes: HC ko phải là nhân vật điển hìnhẩttước khi trả lời câu hỏi này mình nghĩ we nên tìm hiểu xem thế nàp là nhân vật điển hình???-- NHân vật điển hình là nhân vật có tính cách điển hình và đc đặt tr hoàn cảnh điển hình:))===>Chúng ta ko thể gọi nhân vật HC là điển hình cho tầng nào, giuới nào đc. bởi nhân vật ko đc đặt tr hoàn cảnh điển hình. Hơn thế nữa, văn chương lãng mạn ko chú ý xây dựng tính ccáh điển hình, cũng ko chú ý lí jải chiều hướng con đường đời của họ. ==> đây chính là điểm khác biệt jữa văn chương lãng mạn và văn chương hiện thực phê phán (hầu hêt các tp thuộc loại vc hiện thực pp đâu đâu cũng thấy nv điển hình):|:|:|


@@@(NOTE): Đôi khi bọn mình khi tìm hiểu về 1 vấn đề j đó luôn bị ngộ nhận rằng mình đã thực sự hiểu về nó. nhưng phần lớn sự hiểu đó mới chỉ là những j ta đc công nhận từ quá trình tìm hiểu của nhà văn, nhà phê bình,... ta chưa hiểu đc bản chất của vấn đề, chỉ bjk cái bề nổi chứ chưa bjk nh cái sâu sa bên trong,...( là mình nói 1 số chứ ko pải là tất cả đều như vậy nha:|)

=====> mọi ng hãy cùng đy tìm hiểu thêm về Văn xuôi lãng mạn....
và thêm một câu hỏi nữa để cùng thảo luận nào: như bọn mình đã tìm hiểu các tp văn hc, và thấy rằng tp đó mang Giá trị Nhân Đạo sâu sắc==> ta hiểu thế nào về giá trị nhân đạo và biểu hiện của nó((một câu hỏi lí thuyết, mình nghĩ mọi ng nói đến vấn đề này tương đối nhiều nh ít ai để ý đến 1 khái niệm cụ thể ):)>-:)>-:)>-

Vậy à ! Thế từ trước đến nay , cô giáo chưa bao giờ phân tích cho học sinh hiểu xem thế nào thì đc gọi là nhân vật điển hình , và đặc biệt khi đặt trong văn cảnh cụ thể là tác phẩm Chữ ng tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân thì cô cũng chỉ phân tích , đi sâu tìm hiểu về nội dung , nghệ thuật của tác phẩm ! Nên , Ngọc đưa ra câu hỏi đó , mà mình cứ ngỡ là thật đơn giản . Suy cho cùng thì cũng chỉ vì thiếu hiểu biết . Thực sự , kể cả đọc văn mẫu , sách bình giảng , mình cũng chưa 1 lần thấy họ đề cập đến vẫn đề này . Huấn Cao ko phải là nhân vật điển hình . Theo Ngọc là như vậy . Hay cô giáo của Ngọc phân tích cho bạn như vậy . Có lẽ mình còn phải học hỏi ở bạn rất nhiều điều . Cảm ơn vì bạn đã chỉ ra khiếm khuyết cần khắc phục của mình . Mình sẽ tu sửa lại suy nghĩ ... !
 
P

pinkgerm

Vậy à ! Thế từ trước đến nay , cô giáo chưa bao giờ phân tích cho học sinh hiểu xem thế nào thì đc gọi là nhân vật điển hình , và đặc biệt khi đặt trong văn cảnh cụ thể là tác phẩm Chữ ng tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân thì cô cũng chỉ phân tích , đi sâu tìm hiểu về nội dung , nghệ thuật của tác phẩm ! Nên , Ngọc đưa ra câu hỏi đó , mà mình cứ ngỡ là thật đơn giản . Suy cho cùng thì cũng chỉ vì thiếu hiểu biết . Thực sự , kể cả đọc văn mẫu , sách bình giảng , mình cũng chưa 1 lần thấy họ đề cập đến vẫn đề này . Huấn Cao ko phải là nhân vật điển hình . Theo Ngọc là như vậy . Hay cô giáo của Ngọc phân tích cho bạn như vậy . Có lẽ mình còn phải học hỏi ở bạn rất nhiều điều . Cảm ơn vì bạn đã chỉ ra khiếm khuyết cần khắc phục của mình . Mình sẽ tu sửa lại suy nghĩ ... !


>>>cái này thày giáo đưa ra cho cả lớp tớ thảo luận và trả lời--> cả lớp đều nói HC là nv điển hình(giống bạn đó, hj hj),và thày đã giảng cho bọn mình hiểu vỡ vấn đề như mình đã nói ở trên đó.
>>>đúng là khi hc ở trên lớp, hay kể cả đy hc thêm các th cô rất ít khi nói đến vấn đề này, cô giáo dạy văn trường mình cũng vậy( ở trên lớp các thày, cô làm j có tg- 45' -90' để tìm hiểu tg, phân tích tác phẩm là quá ít ỏi nên việc júp bọn mình hiểu bản chất của vấn đề đc lược bỏ thật khéo léo là đúng thôy). từ khi đy hc thêm thày bọn mình mới bjk những cái lược bỏ ấy là nh cái thật quan trọng, mình cần pải bjk dến,...
>>>mà my đừng nói ........ như zậy, thiết nghĩ vấn đề thày cô ít đề cập thỳ bọn mình cũng ít quan tâm, mà nó lại quan trọng nên đem ra cùng pàkon bàn luận chút, bjk sao nói zậy, thiếu sót j thỳ pàkn bổ sung,... có j đâu
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Mình đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm , các bạn vào trả lời và thảo luận nhiệt tình nha !

Câu 1 : Sức hấp dẫn của truyện TLam chủ yếu toát ra từ đâu :
A : Tình huống , sự kiện
B : Tính cách , số phận nhân vật
C : Các xung đột
D : Thế giới nội tâm nhân vật
Câu 2 : Đây là thể loại thường có dung lượng nhỏ . Nhà văn chỉ cắt lấy 1 nhát , " cưa lấy 1 khúc " , chọn lấy 1 khoảnh khắc đời sống để dựng nên tác phẩm của mình .
Đoạn văn trên nói về đặc điểm của thể loại văn học nào ?
A : Phóng sự
B : Tự truyện
C : Bút kí
D : Truyện ngắn
Câu 3 : Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có nhiều hình ảnh tương phản . Sự tương phản gây ấn tượng nhất về tình trạng sống mòn mỏi , le lói của con ng nơi phố huyện ?
A : Ánh sáng của đoàn tàu và ánh s ngọn đèn con chị Tí
B : Thế giới phố huyện và 1 chút thế giới khác
C : Ánh s và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyện
D : Hình ảnh vũ trục bao la và hình ảnh những con ng bé nhỏ
Câu 4 : Không khí phố huyện lúc chiều buông qua ngòi bút gợi tả của TLam đc bắt đầu bằng loại chi tiết nào ?
A : Âm thanh
B : Ánh sáng
C : Màu sắc
D : Đường nét
Câu 5 : Đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ : " Tiếng trống thu ko trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng 1 vang ra để gọi buổi chiều . Phương tây đỏ rực như lửa cháy và nh đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn . Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời " đã tạo đc hiệu quả gì rõ nhẩt trong việc mở ra bức tranh tâm trạng nhân vật ?
A : Nhịp điệu chiều hôm vang ngân trong lòng nhân vật Liên
B : Ánh sáng , màu sắc chiều hôm lấp lánh trong tâm hồn Liên
C : Đường nét , hình khối chiều hôm chập chờn trong tâm hồn Liên
D : Hình ảnh , ko gian chiều hôm ám ảnh trong tâm hồn Liên
Câu 6 : Từ gọi trong " gọi buổi chiều " chủ yếu mang sắc thái ý nghĩa gì ?
A : Mời
B : Nhắc
C : Giục
D : Đón
Câu 7 : Trong truyện ngắn 2 đứa trẻ , ấn tượng khác biệt nhất giữa tiếng trống thu ko và tiếng trống cầm canh là gì :
A : Thu ko : 1 lần / cầm canh : Nhiều lần
B : Thu ko : báo ngày sang đếm / cầm canh : báo giờ sang giờ
C : Thu ko : 1 hồi dài / cầm canh : 1 tiếng ngắn
D : Thu ko : ngân nga êm ái / cầm canh : cụt , ngắn , khô khan
Câu 8 : Các chi tiết : mặt trời đỏ rực ... ánh hồng như hòn than sắp tàn , cái chõng sắp gãy , phiên chợ vãn từ lâu ... Đặt cạnh nhau trong cảnh chiều buông nhằm tô đậm không khí , ấn tượng về :
A : 1 cái gì sa sút lụi tàn
B : 1 cái gì đã hết
C : 1 cái gì nghèo nàn
D : 1 cái gì đang mất đi
Câu 9 : 1 mùi âm ẩm bốc lên , hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá , khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất của quê hương này .
Những từ ngữ này có tác dụng bộc lộ cảm giác , cảm tưởng của nhân vật trực tiếp và rõ nhất là những từ ngữ nào :
A : quen thuộc , tưởng là
B : Mùi riêng , này , lẫn
C: quen thuộc quá , tưởng là , này
D : quá , tưởng , khiến , này
Câu 10 : Trong đoạn văn tả đoàn tàu đêm đi qua phố huyện , nếu tất cả các câu văn có chủ ngữ là Liên đc thay thế bằng chủ ngữ là 2 chị em thì đoạn văn sẽ mất đi điều gì :
A : Sự khớp đúng giữa chủ thể và hành động đc miêu tả
B : Tính hợp lí của hành động , cử chỉ đc miêu tả
C : Tính cá thể hoá về cảm giác , tâm trạng cần đc miêu tả
D : Tính chân xác của chi tiết nghệ thuật
Câu 11 : Trước lời nhận xét của An : " Tàu hôm nay ko đông chị nhỉ " . Vì sao Liên cầm tay em ko đáp ?
A : Vì Liên ko đồng tình với nhận xét của em
B : Vì Liên ko muốn mất đi 1 hình ảnh đẹp trong lòng mình
C : Vì Liên đang mải miết với những suy nghĩ mơ tưởng riêng
D : Vì Liên muốn đc yên tĩnh để ngắm nhìn , cảm nhận đoàn tàu
Câu 12 : Hình ảnh đoàn tàu đc miêu tả , cảm nhận qua con mắt , tâm hồn của ai ?
A : Tác giả
B : Người dân phố huyện
C : Chị em Liên
D : Ng kể chuyện
Câu 13 : Lời thoại trực tiếp của nhân vật trong truyện ngắn có đặc điểm gì nổi bật nhất ?
A : Nhiều hàm ý
B : Giàu kịch tính
C : Giàu biểu tượng
D : Ít thông tin , nhiều biểu cảm

Phần đáp án cho câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 13 :
1 - D
2 -
3 - A
4 -
5 - A
6 -
7 - D
8 - A
9 - C
10 - C
11 - C
12 - C
13 - D
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Mình sẽ đưa tiếp lên 1 số câu trắc nghiệm liên quan đến truyện ngắn " Hai đứa trẻ " !​


Câu 15 : Truyện ngắn 2 đứa trẻ chủ yếu ko làm tái hiện , gợi tả bức tranh nào :
A : Bức tranh quê hương giàu chất thơ
B : Bức tranh ngoại cảnh và tâm hồn dệt bằng cảm giác
C : Bức tranh hiện thực về cuộc sống dân nghèo nơi phố huyện
D : Bức tranh hoà phối tự nhiên về sắc độ ánh sáng và bóng tối
Câu 16 : Câu nói của An , sau khi ngắm nhìn đoàn tàu : " Tàu hôm nay ko đông chị nhỉ " , chủ yếu nhằm mục đích gì ?
A : Phát biều 1 cảm tưởng tức thời
B : Đưa ra 1 câu nhận xét bâng quơ
C : Đưa ra 1 câu hỏi , chờ đc trả lời
D : Đưa ra 1 thông báo , phủ định
Câu 17 : Cảnh nào sau đây ko có trong truyện khi nói về phố huyện :
A : Bình minh
B : Trong đêm
C : Hoàng hôn
D : Về khuya
Câu 18 : Vì sao 2 chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu đi qua ? Để thể hiện tâm trạng ấy , TLam muốn nói gì với ng đọc ? Dòng nào sau đây chưa chuẩn xác ?
A : Chị em Liên và An cố thức để đc nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm 1 ít hàng
B : Hai chị em cố thức để đc nhìn chuyến tàu đi qua là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng , buồn chán , bế tắc mà chúng đang sống .Chuyến tàu đêm là 1 hình ảnh cụ thể của 1 thế giới khác , 1 cái gì tươi sáng mà Liên và An chờ đợi .
C : Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp ng nhỏ bé , vô danh trong xã hội , đồng thời ông muốn thức tỉnh con ng , hướng họ tới 1 cuộc sống tươi đẹp hơn , ý nghĩa hơn .
Câu 19 : Nét đặc sắc trong truyện 2 đứa trẻ về mặt nội dung là :
A : Miêu tả chân thực cuộc sống ở 1 phố thị nhỏ
B : Có sự hoà quyện giữa 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình
C : Bộc lộ đc nội tâm nhân vật
D : Khắc hoạ đc sự nghèo khó của ng dân phố thị , đồng thời thể hiện niềm thương cảm của tác giả
Câu 20 : Giá trị nhân đạo của truyện ngắn là :
A : Thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp ng sống cơ cực , quẩn quanh tăm tối. Đồng thời biểu lộ sự trân trọng đối với ước muốn đổi đời tuy còn mơ hồ của họ
B : Đề cao ước mơ tuổi thơ , đề cao quyền sống của con ng và những ng bất hạnh
C : Phê phán hiện thực XH phong kiến , lên án sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với nhân dân
D : Thể hiện sự thông cảm đối với nh ng có hoàn cảnh khó khăn , đồng thời phác hoạ cho họ 1 tương lai tươi sáng
Câu 21 : Câu văn dưới đây nói lên ước mơ đổi đời thoát khỏi cảnh tăm tối ở phố huyện nghèo của nhân vật Liên :
A : Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc , sát mặt đất như ma trơi . Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại , trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi
B : Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua , các toa đèn sáng trưng , chiếu ánh sáng cả xuống đường
C : Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối , để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt . 2 chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng , xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre
D : Liên lặng theo mơ tưởng . Hà Nội xa xăm , HN sáng rực , vui vẻ và huyên náo . Con tàu như đem 1 thế giớ khác đi qua .


Phần đáp án cho câu hỏi số 15 đến câu hỏi số 21 :
15 - C
16 - C
17 - C
18 - B
19 - B
20 - A
21 - D
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là Vội Vàng ?​

A - Mở bài :
Trong Thi nhân VN , Hoài Thanh nhận xét : " XDiệu say đắm tình yêu , say đắm cảnh trời , sống vội vàng , sống cuống quýt , muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình " . Và bài thơ Vội vàng chính là lời tự bạch của thi nhân trước cuộc đời lúc bấy giờ .
B - Thân bài :
1 : Lí giải cách sống vội vàng của XDiệu :
a :
Là nhà thơ lãng mạn , XDiệu có nhiều hoài bão , ước mơ , lại là 1 con ng yêu đời , ham sống đến cuồng nhiệt . Nhưng trong cuộc đời cũ trước CM tháng 8 , nh điều đó thật khó đạt đc đối với 1 thế hệ thi nhân mất nước như XDiệu . Ông luôn có cảm giác lo sợ , thấy cuộc đời ngắn ngủi , tuổi xuân và tuổi trẻ qua nhanh , nên phải vội vàng sống để tận hưởng cuộc đời đó .
b :
Cách sống vội vàng của XDiệu 1 mặt biểu hiện lòng yêu đời , ham sống của nhà thơ , mặt khác lại cho ta thấy những buồn chán băn khoăn , lo lắng của thi sĩ trước cuộc đời lúc bấy giờ . Đó là nghịch lí trong hồn thơ thiết tha , rạo rực , băn khoăn của XDiệu như Hoài Thanh đã nói .
c :
Ko chỉ dừng lại ở cách sống , mà dường như ở bài thơ này , tác giả đã nâng lên thành 1 triết lí sống rất đặc trưng cho ông trong cái cảnh đời lúc bấy giờ và phần nào nó cũng là triết lí sống của cả 1 thế hệ thi nhân lãng mạn trước cách mạng tháng 8 .
2 : Chứng minh cách sống vội vàng qua bài thơ :
a : Đoạn đầu :
Lòng yêu đời , yêu cuộc sống đến si mê , ngây ngất của nhà thơ :
* Ý tưởng táo bạo : Tắt nắng , buộc gió để giữ lại hương sắc đẹp cho đời .
* Say đắm , ngây ngất : trước bức tranh thiên nhiên rạo rực xuân tình , xuân sắc .
* Say đắm , vồ vập : Trước cuộc sống ngọt ngào , dậy men tình của con ng .
* Chú ý : Đó là cuộc sống trần gian , trần thế quanh ta với bao vẻ đẹp thật mới lạ và đáng yêu mà thi sĩ đã phát hiện và mang đến cho ng đọc .

b : Đoạn giữa :
Nỗi băn khoăn , lo lắng trước cuộc đời của nhà thơ :
*Lo sợ vì cuộc sống ngắn ngủi , tuổi trẻ , tuổi xuân qua nhanh
* Lo sợ vì xuân vẫn tuần hoàn mà tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại
* Băn khoăn vì lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
* Ở đây , nỗi băn khoăn lo sợ cũng đc nâng lên thành quan niệm , triết lí sống
c : Đoạn cuối : Lòng yêu đời , ham sống lại bừng lên dữ dội , hối hả , cuồng nhiệt :
* Nhà thơ muốn ôm ghì , riết chặt cuộc sống trong vòng tay vì sợ mất nó
* Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt , mãnh liệt nhất .
* Cách sống vội vàng đc biểu hiện đầy ấn tượng , như chưa bao giờ có trong thơ : " Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi ! " . Đúng là thần thái XDiệu .
C - Kết bài :
Bài thơ là lời tự bạch của con ng yêu đời , ham sống , nhưng đó cũng chỉ là 1 hồn thơ thiết tha , băn khoăn , rạo rực trước cuộc đời ... !
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

hjxhjx, vjk thành bài hoàn chỉnh, vjk đoạn văn,... túm lại là vjk bài thỳ ngọc ko ngại. Nhưng làm trắc nghiệm, sao ngại thế,... nhưng vẫn thử, đúng thỳ pà kon vỗ tay + nhấn thank còn sai thỳ cũng vỗ tay đẻ khích lệ mình nha, hjxhjx

1- D
2-
3-A
4-A
5-A/D
6-B
7-ko rõ nữa
8-
9-A
10-
11-B
12-A/C
13-D
15-A
16-
17-A
18-A
19-B
20-A/D
21-D

1 : Ngọc chọn D : Đúng
2 : Ngọc ko trả lời . Sách cũng ko đưa ra đáp án . Mình chọn là C ( bút kí ) , chẳng biết đúng ko , phải nhờ anh conu giúp phần này .
3 : Ngọc chọn A : Đúng
4 : Ngọc chọn A : Đúng
5 : Ngọc chọn : A / D : Chọn A mới đúng Ngọc à .
6 : Ngọc chọn B . Sách ko đưa ra đáp án . Mình cũng chọn B , chẳng biết có đúng ko , phải nhờ anh conu và mọi ng giúp phần này .
7 : Ngọc ko chọn . Chọn D đúng 100 % Ngọc à .
8 : Ngọc ko chọn . Rõ ràng là A mà Ngọc .
9 : Ngọc chọn A . Sai . Chọn C mới đúng .
10 : Ngọc ko chọn . Đáp án là C .
11 : Ngọc chọn B . Sai . Đáp án là C .
12 : Ngọc chọn A /C . Đáp án là C
13 : Ngọc chọn D . Đúng .
15 : Ngọc chọn A . Sai . Đáp án là C
16 : Ngọc ko chọn . Sách ko đưa ra đáp án . Mình chọn C , chẳng biết có đúng ko , phải nhờ mọi ng và anh conu giúp phần này .
17 : Ngọc chọn A . Sai . đáp án là C .
18 : Ngọc chọn A . Sai . Đáp án là B .
19 : Ngọc chọn B . Đúng .
20 : Ngọc chọn A/D . đáp án là A
21 :Ngọc chọn D . Đúng .

Tổng kết lại có 20 câu :
* Ngọc chọn đúng 7 câu

* 5 câu ko đưa ra đáp án

* 3 câu đưa ra 2 phương án .

* Ngọc chọn sai 5 câu .
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Giang trả lời thế này nhé ! 1 số là mag tính đoán bừa nhé ! :D
1_C
2_D
3_D
4_A( nhìn câu 5 thấy thỳ fải nhỷ)
5_A(Đoán)
6_C
7_B(ngày->đêm)
8_A
9_C
10_C
11_B
12_C
13_A
Xong rùi nè. Xem Giang đc bao nhiu điểm nhé !!!!!

1 . Sai . Đáp án là D
2 . Chưa rõ .
3 . Sai . Đáp án là A
4 . Đúng
5 . Đúng
6 . Sai . Đáp án là B
7 . Sai . Đáp án là D
8 . Đúng
9 . Đúng
10 .Đúng
11 . Sai . Đáp án là C
12 . Đúng
13 . Sai . Đáp án là D

Tổng kết lại trong phần trả lời từ câu 1 đến câu 13 :

*Giang làm sai 6 câu .

*Giang làm đúng 6 câu .

*1 câu chưa rõ .
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

15->17_A
18_B
19_C
20_A
21_A
Lân này chấm cho Giang nhé !!!!!!!
Thanks. Giang hók nhớ bài này lém !!!
Giang nhớ bài " Chiếc lược ngà" Của TLam ơn ^^!

15 . Sai . Đáp án là C
16 . Sai . Đáp án là C
17 . Sai . Đáp án là C
18 . Đúng
19 . Sai . Đáp án là B
20 . Đúng
21 . Sai . Đáp án là D

Tổng kết lại phần trả lời từ câu 15 đến câu 21 :

* Giang chọn đúng 2 câu

* Giang chọn sai 5 câu .

Tổng kết lại toàn bộ phần trả lời của Giang từ câu 1 đến câu 21 :

* Giang chọn đúng 8 câu

* Giang chọn sai 11 câu

* 1 câu chưa rõ .
 
H

hoamai02

Đề bài:
''vội vàng" _Xuân Diệu là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt".

Qua bài thơ "vội vàng", anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


1)Mở bài: nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu chủ đề mình muốn nói .
dựa vào bài phân tích mà làm, có thể cho vài câu hỏi để trả lời như sau: vì sao nhà thơ sống mãnh liệt? giá trị cuộc sống thế nào? điều gì sẽ xảy ra khi tuổi trẻ qua đi? điều gì đã thôi thúc tác giả ham sống, háo hức với đời?

2)Thân bài: phân tích bài thơ vội vàng (đồng thời phải diễn giải, dẫn chứng cho chủ đề là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt...)

3)Kết bài: Kết luận bài thơ và đồng cảm với nhà thơ về quan niệm sống, tuổi trẻ...

Tớ có bài này mọi người tham khảo nha ^^


Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập ''Thơ Thơ ''của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lại rung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời trong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn mê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì!

Làm thơ xuân vốn là một truyền thống của thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng. Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cá nhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với “khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùaxuân là cả một mùa xanh…”. Nhưng có lẽ Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa xuân tất cả cái rạo rực đắm say của tình yêu. Vội vàng là lời tâm tình với mùa xuân của trái tim thơ tuổi hai mươi căng nhựa sống.

Cái động thái bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của Xuân Diệu có lẽ là vội vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt”. Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc trưng của mình cái tên Vội vàng, hẳn đó phải là một cách tự bạch, tự họa của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình.
Thực ra, cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này có lẽ được viết ra từ cảm niệm triết học ấy.

Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó chính là minh triết của một hồn thơ.

Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành! Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn và truyền cảm.

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

''Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.''

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.
Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.

Hãy xem cách diễn tả vồ vập về thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình:

''Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;''

Có lẽ trước Xuân Diệu trong thơ Việt Nam chưa có cảm giác “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nó là cảm giác của ái ân tình tự. Cảm giác ấy đã làm cho người ta thấy tháng giêng mơn mởn non tơ đầy một sức sống thanh tân kia mà sao quyến rũ – tháng giêng mang trong nó sức quyến rũ không thể cưỡng được của một người tình rạo rực, đắm say.

Hai mảng thơ đầu kế tiếp nhau đã được liên kết bằng cái logic luận lí ngầm của nó. Thi sĩ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” chính vì muốn giữ mãi hương sắc cho trần thế này đây. Hương sắc là cái sinh khí của nó, là cái vẻ đẹp, cái nhan sắc của nó. Tất cả chỉ rực rỡ trong độ xuân thì. Mà xuân lại vô cùng ngắn ngủi. Và thế là mảng thơ thứ ba của phần luận giải đã hình thành để nói về cái ngắn ngủi đến tàn nhẫn của xuân thì đối với sự sống và cái xuân thì của con người. Phải, cái thế giới này lộng lẫy nhất, “ngon” nhất là ở độ xuân; còn con người cũng chỉ hưởng thụ được cái “ngon” kia khi còn trẻ thôi. Mà cả hai đều vô cùng ngắn ngủi, thời gian sẽ cướp đi hết thảy. Có lẽ cũng lần đầu tiên, thơ ca Việt Nam có được cái quan niệm này:

''Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn no nghĩa là xuân sẽ già.''

Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với cái chu kỳ bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người. Con người hiện đại sống với quan niệm thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

''Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !''

Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại thì làm chi có sự tuần hoàn !

Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

''Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;''

Và đem đến một cảm nhận đầy tính lạ hóa về thời gian và không gian:

''Mùi tháng năm đền rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…''

Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép “tương giao” của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác: “Mùi tháng năm” – thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương – chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại ư? Một chữ “rớm” cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Chữ “vị” liền đó, lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một vị hoàn toàn phi vật chất: “vị chia phôi” ! Thì ra chữ “rớm” và chữ “vị” này đều từ một hình ảnh ẩn hiện là giọt lệ chia phôi đó. Vì sao thời gian lại mang cái hương vị - hình thể của chia phôi? Ấy là những cảm giác chân thực hay chỉ là trò diễn của ngôn ngữ theo kịch bản của phép “tương giao”? Cái tinh tế của Xuân Diệu chính là ở đấy ! Thi sĩ cảm thấy thật hiển hiện mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thật sự là một cuộc ra đi vĩnh viễn. Trên mỗi thời khắc đều đang diễn ra một cuộc chia tay của thời gian với con người, với không gian và với cả chính thời gian. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời than luôn âm vang khắp núi sông này, một lời than vĩnh viễn: than thầm tiễn biệt. Không gian đang tiễn biệt thời gian ! Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi !
 
H

hoamai02

Thế đấy, không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống:

''Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm''

Đến đây phần luận giải của tuyên ngôn vội vàng đã đủ đầy luận lý !

Bài thơ được kết thúc bằng những cảm xúc mãnh liệt, bằng những tham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt , vồ vập. Đó là cả một cuộc tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng sự sống. Chỉ có thể diễn tả như thế, Xuân Diệu mới phô diễn được cái lòng ham sống, khát sống sung mãn của mình:

''Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !''

Nếu chọn một đoạn thơ trong đó cái giọng sôi nổi bồng bột của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất, thì đó phải là đoạn thơ này. Ta có thể nghe thấy giọng nói, nghe thấy cả nhịp đập của con tim Xuân Diệu trong đoạn thơ ấy. Nó hiện ra trong những làm sóng ngôn từ đan chéo nhau, giao thoa và song song vỗ vào tâm hồn người đọc. Cái điệp ngữ “ta muốn” được lặp đi lặp lại với mật độ thật dày và cũng thật đích đáng. Nhất là mỗi lần điệp lại đi liền với một động thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn: ôm – riết – say – thâu – cắn. Có thể nói câu thơ “Và non nước, và cây, và cỏ rạng” là không thể có đối với thư pháp trung đại vốn coi trọng những chữ đúc. Thậm chí, đối với thơ xưa, đó sẽ là câu thơ vụng. Tại sao lại thừa thãi liên từ “và” đến thế ? Vậy mà, đó lại là sáng tạo của nhà thơ hiện đại Xuân Diệu. Những chữ “và” hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ. Nó thể hiện đậm nét sắc thái riêng của cái tôi Xuân Diệu. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi sống cái cảm xúc tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lòng ngực yêu đời của thi sĩ !

Câu thơ:

''Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;'' cũng tràn đầy những làn sóng ngôn từ như vậy. Từ “cho” điệp lại với mức độ tăng tiến nhấn mạnh các động thái hưởng thụ thỏa thuê: chuếnh choáng – đã đầy – no nê. Sóng cứ càng lúc càng dâng cao, càng vỗ mạnh, đẩy cảm xúc lên tột đỉnh:

''Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !''

Ta thấy Xuân Diệu như một con ong hút nhụy đã no nê đang lảo đảo bay đi. Lại thấy thi sĩ như một tình lang trong cuộc tình chuếnh choáng men say.
Có thể nói Xuân Diệu qua bài thơ này không chỉ "sống" hay "ham sống" mà ông "say sống". Sống mãnh liệt, hối hả kẻo nữa lại tiếc nuối - Đó là một nhân sinh quan lành mạnh. Nó khác với sự nguội lạnh, hờ hững, nhạt lẽo. Bài thơ là nhịp đập gấp gáp trước "thanh sắc trần gian" một ngày xuân của ''một trái tim chưa bao giờ muốn chết''!
Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. Thế là, vội vàng là cách đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc, và hình như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc vậy ! có lẽ cũng chính vì thế mà ta hiểu vì sao, khi Xuân Diệu xuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ !!!

_________________
Bài viết rất sâu đấy, chúc mừng em. ;)
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

...tìm hiểu một chút về bản chất của nó, về chủ nghĩa lãng mạn, về văn xuôi lãng mạn việt nam,.... và chất lãng mạn đc rthể hiện trong hai tác phẩm trên???

cả nhà ko có ý kiến j àh??? chắc đây là một câu hỏi thảo luận nằm ngoài ch/tr nên moi ng ko quan tâm rùi. vấn đề này đúng là chút kiến thức mở rộng, nhưng tớ thấy rất hay. tớ đã tìm hiểu, và trả lời một cách ngắn gọn, đơn jản như sau(chắc là chưa đủ hết kiến thức đc đâu, bởi vấn đề này rộng lắm), pàkon tham khảo và bổ sung júp tớ nh thiếu sót nha, thankssssssssssss!!!

* Tìm hiểu về chủ nghĩa lãng mạn:
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật(ở VN và trên toàn thế giới), khái niệm chủ nghĩa lãng mạnđc sử dụng với nhiều hàm nghĩa và cáp độ khác nhau. Nhưng tựu trung lại ta vẫn có thể hiểu một cách phổ quát như sau:
+ chủ nghĩa lãng mạnđc hiểu theo một kiểu sáng tác, kiểu tư duy sáng tạo của con ng từ xưa đến nay và vẫn còn tồn tại trong tương lai.
+ chủ nghĩa lãng mạnđược hiểu theo 1 trào lưu văn học xuât hiện ở 1 giai đoanbj lịch sử nhất định, có cơ sở xã hội và văn hoá riêng
=> cảm hứng chủ đạo của văn chươnglãng mạn là đề cao “cái tôi” cá nhân, cá thể - một cái tôi khôngthoả mãn với thực tại, tìm cchs tự giải thoát khỏi thực tại bằng mộng tưởng bằng cách đắm mình vào đời sóng nội tâm tình cảm, cảm xúc. chủ nghĩa lãng mạnđã phá vỡ mọi quy định, quy tắc để biểu hiện nh cảm xúc ben tr của tâm hồn nghệ sĩ, nó giải phòng tình cảm, cx khỏi sự trói buộc của lí trí hay chủ nghĩa duy lí.=>các tp, câu chuyện thường đc kể theo dòng cảm xúc, được cường điệu, nhận mạnh để tạo khác biệt, tương phản. Họ đi sâu vào thuật kể thế giới nội tâm nhân vật, đy sâu vào thế giới cảm jác, cảm xúc, vô thức, tiềm thức.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom