Lớp ôn Văn 11 trong dịp hè.

P

pinkgerm

Bài bạn làm khá hay nhưng còn một số điểm như:
mặc dú là PT cảnh HC cho chữ VQN nhưng cũng càn sự có mặt của QTL trong đoạn văn bạn có nhắc nhưng chỉ thoáng qua chưa nêu rõ.Ngoài ra mình bổ sung(không quan trọng lắm đâu)cai đoạn:. thày quản và thày thơ lại khúm núm, run run. 3 con ng với 3 vị thế khác nhau đang cúi đầu trước tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ, mới tinh, thanh khiết. ở đây dường như ko còn cai ngục và tử tù nữa mà cũng chẳng còn nhà tù hôi hám, tối tăm nữa, chỉ còn cái thơm tho, cao đẹp, thuần khiết - vẻ đẹp của thiên lương con ng, vẻ đẹp làm nh con ng xíhc lại gần nhau hơn.bạn có thể sự dụng bút pháp so sánh giữa tấm lụa trắng như thiên lương trong sáng của 3 con người nhưng lại ở trong nhà tù - hay xã hội đã thối nát ,xấu xa.....lám rõ nó lên.Hết

cảm ơn bạn, mình sẽ chỉnh sửa để bài vjk đc hoàn chỉnh hơn!!!!!:):):)

Cho tớ tham gia với ^^

nhập họi luôn đy bạn, nhanh lên, chạy đua cho kịp thời đại nào, ohhhhh...

@@ conu: anh conu vào muộn quá, anh ko vào sớm mà chịu trách nhiệm vì việc chuyển 1 topic quá bt của em vào khu vực chủ đề chú ý và cả việc đổi tên top nữa/:)/:)/:),hjxhjx. em sắp chết tiêu vì pải giải thjx vấn đề với bạn cpanda...n0_1 , :mad::mad::mad:hjxhjx. bạn ý ko hỉu ý định của mọi ng:(:(:(
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

một vòng quay sắp qua, bọn mình đã sắp đy hết được 1 tác phẩm. CNTT là tác phẩm đầu tiên của nhà văn nguyễn tuân chúng ta được tiếp xúctrong chương trình hc và cũng là tp đầu tien tr chương trình ôn tập. qua tác phẩm này, chúng ta cũng đã một phần hiểu đc pcnt của nguyễn tuân: ngông và luôn hoài niệm về quá khứ...

tác phẩm CNTT được in trong tập VBMT, một tập truyện vjk b\về nh thú chơi của thời xưa nay chỉ còn vang bóng.... tnàh công lớn tr tác phẩm của ông là đã xd được 1 tình huống kì lạ, cuộc gặp gỡ giữa hai kẻ đối đầu về jai cấp, về tài năng nhưng lại có chung một sở nguyện sở thjx là jữ jìn cái đẹp. thông qua cuộc gặp gỡ ấy NT làm nổi bật các nv cảu mình, nổi bật suy nghĩ và quan niệm của mình về cái đẹp.
với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc dáo tr tp CNTT của NT còn thể hiện ở chỗ nhà văn trực tiếp nói về nhân vật ko nhiều mà để nv tự bộc lộ tính cách thong qua hành động, cử chỉ, lời nói. và đặc biệt là để cho nhân vật tự soi vào nhau, tôn lên vẻ đẹp của nhau.
CNTT cũng thể hiện khả năng stác văn xuôi điêu luyện và vốn văn hoá uyên bác của NT. Nhà văn đã hết sức tài hoa khi gợi lên đc cái ko khí cổ kính của quá hkứ xa xôi. chỉ mấy dòng chữ đầu thôi, nhà văn đã dựng đc cái thần thái linhc hòn của một thời đã qua. chỉ cần một đoạn văn mà NT đã gây ấn tợng mạnh về cảnh mtượng xưa nay chưa từng có.
bên caạnh đó sự thành công của NT cũng đc thể hiện tr việc ông sd thành công một số thủ pháp nghệ thuật, đặc biẹt là thủ pháp tương phản đối lập- thủ pháp quen thuộc trong văn chương lãng mạn./


>>> theo mình đc bjk, trong chương trình thi đh, về tp CNTT sẽ có 2 dạng câu hỏi về tác giả( sự nghiệp và phong cách); về tác phẩm sẽ có 3 dang ( hình tượng HC, VQN, và cảnh cho chữ), vậy việc ôn tập tác phẩm CNTT đã tương đối ổn định. mọi ng vẫn típ tục vào thảo luận và nêu ý kiến của mình vè tác phẩm này..... và bọn mình chuẩn bị ôn tập tới tp thứ 2 được chưa nèo??? tác phẩm thứ 2 sẽ là:......( ý kiến của mình là chọn tác phảm hai đứa trr của thạch lam, còn mọi ng thgỳ thế nào??????)
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

III ) : Phong cách nghệ thuật của Ng Tuân trong " Chữ người tử tù " :

1 : Tiếp cận hiện thực về phương diện thẩm mĩ , văn hoá nghệ thuật :

Trước hiện thực bộn bề , Ng Tuân thường chỉ chú tâm tới nh vẻ đẹp tinh thần mang giá trị thẩm mĩ cao . Chữ ng tử tù tôn vinh 1 trong nh vẻ đẹp vang bóng 1 thời , ở đây là NT thư pháp cùng nh ng sáng tạo và thưởng thức nó .
2 : Tiếp cận con ng thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ :
Nhân vật chính của Ng Tuân bao giờ cũng là nh tính cách khác thường , nh con ng tài hoa tài tử , xa lạ hoặc đối lập với nh gì tầm thường , phàm tục .Ngay trong 1 cá nhân con ng , ông cũng thiên về khai thác vẻ đẹp tài năng và tâm hồn nghệ sĩ . Ở truyện ngắn này , trong 2 phẩm chất anh hùng và nghệ sĩ ở HC , tác giả chủ yếu làm nổi bật tính cách cao thượng và tài năng siêu phàm của ng nghệ sĩ .Ng Tuân còn phát hiện nét đẹp của cái thiên lương ẩn dấu trong con ng ở chốn ngục tù tối tăm , nơi tưởng chỉ tồn tại tội ác và cái xấu xa nhơ bẩn .
3 : Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân :
Là thứ ngôn ngữ đc trau truốt , gọt giũa kĩ càng , có phần trang trọng và cầu kì , nh sự cầu kì ấy , trong trường hợp này lại thích hợp với không khí cổ xưa của câu chuyện
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

IV ) : Tổng kết về phần nội dung tác phẩm " Chữ người tử tù " của nhà văn Nguyễn Tuân !

1 : Câu chuyện kết thúc trong âm vang nh lời tâm sự nhắn gửi của HC . Trong không khí này với bức lụa trắng tinh nguyên còn đó ko thể nào quản ngục quên đc nh lời tâm huyết kia .Từng lời của HC còn đọng lại ở tất cả ng gì , những ai ông đã đi qua , đã bắt gặp . Ông đang đi trên con đg chính nghĩa , ông làm đẹp cuộc đời ở nơi này để ra đi đuổi hết bóng tối ở nơi khác . Ông tạm biệt nơi này để bắt đầu một cuộc chiến đấu mới vì con ng và cho con ng .
2 : Chữ ng tử tù đc sáng tác trong nh cảm hứng chung của Ng Tuân về nh vẻ đẹp vang bóng 1 thời . Đây là vẻ đẹp tài năng , tâm hồn và tính cách của lớp nhà nho tài hoa tài tử phản kháng lại trật tự xã hội phong kiến đương thời . Nhà văn đã tạo ra 1 không khí cổ xưa cho câu chuyện , xây dựng 1 hình tượng ít nhiều cũng mang màu sắc huyền thoại , đặt nhân vật vào 1 tình huống đầy kịch tính để làm nổi bật nh phẩm chất ưu tú đặc biệt của 1 lớp ng xưa theo quan niệm thẩm mĩ của mình .
3 : Qua nhân vật HC và viên quản ngục , ta thấy tác giả ko hề đối lập tài và tâm , cái đẹp với thiên lương trong sáng của con ng . Ông tin rằng : " Một kẻ biết kính mến khí phách , một kẻ biết tiếc , biết trọng ng có tài hẳn ko phải là kẻ xấu hay vô tình " . Và 1 khi cái đẹp , cái tài , cái tâm ko thể tách rời , thì nghệ thuật có thể cảm hoá đc con ng . Dù phải sống trong chốn bùn đen nhơ bẩn nh viên quản ngục nếu thực sự yêu cái đẹp thì vẫn ko mất đi khả năng hướng thiện .
4 : Truyện ngắn Chữ ng tử tù khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp , đồng thời biểu hiện lòng yêu nc thầm kín và 1 triết lí nhân sinh sâu sắc của Ng Tuân : Dù con ng xa cách , khác biệt thế nào , nh nếu cùng yêu cái đẹp , cùng hướng vào điều thiện thì có thể gặp nhau , trở thành bạn bè , tri kỉ của nhau . Cuộc tương ngộ ấy đẹp biết bao , xưa nay chưa từng có , nh chúng ta đã đc chứng kiến nhờ tài năng và tấm lòng nhân đạo , quan điểm thẩm mĩ sâu sắc , độc đáo của nhà văn .
5 : 1 tác phẩm VH thường có giá trị thường mang trong mình nhiều tầng ý nghĩa . 1 trong nh tầng ý nghĩa của truyện ngắn Chữ ng tử tù chính là ca ngợi cái Đẹp . Tạo nên 1 nhân vật đẹp và hùng như như nhân vật HC , là cách thức rất riêng và độc đáo của Ng Tuân . Với ý nghĩa ấy , cùng với 1 tài năng nghệ thuật , Chữ ng tử tù xứng đáng đc coi là 1 giá trị tiêu biểu trong văn xuôi trước cách mạng tháng 8 .
6 : Với Chữ ng tử tù , Ng Tuân đã liên tiếng về 1 thời cuộc ko còn tìm thấy cái đẹp . Ng Tuân làm sống lại HC , vì tiếc nuối cho 1 thời xưa , vì chán chường với đương thời . HC đã lên tiếng mạnh mẽ nhất cho Ng Tuân , HC ko chỉ thoát khỏi chốn phàm tục mà còn phá bỏ cả công lí thời đại , và tự tạc bức tượng về vẻ đẹp của mình , của lớp ng như mình . Cái đẹp mang ý nghĩa sâu sắc , có khả năng cứu vớt nh con ng muốn trở về với thiên lương .
7 : Viết truyện ngắn này , Ng Tuân có còn ý nghĩa gì nữa ko ? Điều chắc chắn mà tác giả muốn nói lên là gì ? Đó là nỗi niềm tiếc nuối dành cho 1 con ng tài giỏi , nghĩa khí , 1 nhân cách lớn lao ở cái thời đất nc suy vong này ! Đồng thời Ng Tuân cũng kín đáo lồng vào đó 1 nỗi đau chung cho đất nc và cho tất cả nh gì tốt đẹp nhất , nh gì tài ba trong đời mà lũ thống trị thực dân phong kiến đã vùi dập 1 cách bạo tàn . Đồng thời , tác giả khẳng định cuộc đời dù đen tối đến đâu , trong nhân dân vẫn có nh tấm lòng ngời sáng !
8 : Ng Tuân đã gửi vào Huấn Cao tâm tư của một thời cái đẹp ko bao giờ chet . Cái đẹp vẫn sẽ sống mãi trong tác phẩm . Cái đẹp sẽ đến với chúng ta như ng bạn vĩnh cửu trong suốt cuộc đời này ... ! .
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

B - Nghệ thuật

1 :
Kết hợp hài hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn , nhịp điệu câu văn khoan thai , chừng mực , nhưng góc cạnh , sắc sảo . Từ Hán Việt dùng đan xen nh từ ngữ nôm na , tạo không khí vừa cổ kính vừa đời thường .
2 :
1 trong nh thành công về nghệ thuật là cách tạo không khí cổ kính của 1 thời còn vang bóng . Một cảnh vật , đồ đạc , 1 hành vi , lời lẽ của con ng đều đc chọn lựa và diễn tả bằng ngôn ngữ của thời xưa , có tác dụng đẩy thời gian lùi về quá khứ và tạo 1 không gian tĩnh lặng , trong đó có sing hoật của con ng diễn ra với nhịp điệu từ tốn , chậm rãi .Cảnh đề lao , quan coi ngục , và tử tù đều mang dáng dấp của cảnh vật và con ng thời xưa , giọng điệu nhân vật , cách xưng hô hay lời dẫn chuyện cũng rất cổ kính với nhiều từ Hán Việt . Diễn biến sự việc cũng như nhịp điệu câu văn đều chậm rãi như nhịp sống của con ng thời xưa . Tác giả đã phục chế cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại , như sử dụng bút pháp tả thực , phân tích tâm lí nhân vật . Ko có nh hiểu biết sâu sắc về lịch sử , về VH - XH , lối sống và phong tục thì ko thể tái hiện 1 ko gian mang tính lịch sử thích hợp với nhân vật như vậy.Cách đẩy nhân vật và sự việc về 1 thời quá khứ cũng là 1 biện pháp khiến tác giả có thể hư cấu mọi chuyện theo dụng ý của mình , thoát khỏi sự kiểm duyệt của bộ máy nhà nc đương thời , và hình tượng cũng dễ có sức thuyết phục hơn .
3 :
Ng Tuân sử dụng NT miêu tả và kể chuyện theo bút pháp lãng mạn .Từ việc xây dựng hình tượng nhân vật đến cách miêu tả , xây dựng khung cảnh , tình huống truyện đều khai thác triệt để nh yếu tố đối lập . Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối , giữa cái thiện và cái ác , cái đẹp thanh tao với cái nhơ bẩn thô bỉ , cái thiên lương với sự độc ác dã man ko chút tình ng .Nhờ sự đối lập ấy mà hình tượng nhân vật HC giữa chốn ngục tù tăm tối càng rực lên sáng ngời bởi vẻ đẹp tài hoa , lãng mạn , đầy thiên lương .
4 :
Ngôn ngữ vừa hiện đại , vừa cổ kính , sự miêu tả lúc trang trọng , khi giản đơn , nh tất cả đều toát lên 1 tài năng bậc thầy trong việc lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn nữ điêu luyện .
5 :
NT khắc hoạ tính cách nhân vật ở đây mang nhiều dấu ấn của Chủ nghĩa lãng mạn . Khác với chủ nghĩa hiện thực , nhân vật CN lãng mạn mang nhiều yếu tố phi thường , đc tô vẽ theo ý đồ chủ quan của tác giả . HC là 1 nhân vật như vậy . Để xây dựng hình tượng 1 con ng vừa mang khí phách của ng anh hùng cái thế " chọc trời khuấy nc " , vừa mang tâm hồn cao thượng của ng nghệ sĩ tài hoa , Ng Tuân đã sử dụng một cách có hiệu quả các thủ pháp NT như "cường điệu " : tiếng đồn về tài bẻ khoá vượt ngục , sự nhún nhường quá mức của quản ngục ; "tương phản" : thái độ cao ngạo của HC với sự kính nể e dè của ngục quan , nét đẹp tâm hồn của kẻ tử tù và ngục quan với chốn đề lao tàn bạo xấu xa ; "đối lập" : kẻ tử tù và quan coi ngục với ánh sáng của thiên lương với bóng tối trong chốn ngục tù .Nhân vật HC đc xây dựng bằng nh dòng văn trầm lắng , đĩnh đạc , nh từ ngữ mực thước , trang trọng mà vẫn phóng khoáng bay bổng và lãng mạn đầy ấn tượng !
6 :
Một trong nh khâu quan trọng nhất của nghệ thuật truỵện ngắn là sáng tạo tình huống truỵện độc đáo . Mỗi truyện ngắn thường đc kết cấu xoay quanh 1 tình huống . Dặt vào tình huống ấy , tâm lí , tính cách nhân vật tự bộc lộ rõ nét , đồng thời chủ đề tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc . Ngoài ra tình huống truyện còn có tác động tới kịch tính của tác phẩm , tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện .Chọn một hoàn cảnh oái oăm ( trong đề lao của tử tù ) , tác giả để cho 3 nhân vật ( HC , viên quản ngục , thầy thơ lại ) gặp nhau , buộc họ phải tìm cách ứng xử và bộc lộ tính cách . Họ tuy có điểm gần gũi nhau ( đêu biết quý trọng cái đẹp và cái thiên lương ) nhưng lại ở 2 vị thế đối nghịch (kẻ tử tù và ngục quan ) , luôn va chạm với nhau trong 1 hoàn cảnh bất thường .Tất cả góp phần tạo nên kịch tính và sức hấp dẫn cho thiên truyện .
Có thể coi " Chữ người tử tù " là một tác phẩm " Gần đạt tới sự hoàn mĩ " _ Nhà phê bình Văn học Vũ Ngọc Phan !
 
Last edited by a moderator:
H

hoamai02

Hai đứa trẻ _Thạch Lam^^

I)Tác giả: Thạch Lam ( 1910_1942) tên thật là Ng~ Tường Vinh (sau doi la Nguyễn Tường Lân) sinh tại Ha NỘi trong 1 gia đình công chức gốc quan lại.Ông sống ở Phố Huyện Cẩm Giàng,Hải Dương -nơi đây đã để lại nh~ dấu ấn sâu đậm trong nh~ ság tác của ông sau này.Ông là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo (Tự lực văn đoàn, là thành viên trụ lực theo khuynh hướng lãng mạn)
TL hướng theo hiện thực.Chỉ sáng tác trog khoảng sáu năm tuy nhiên ông đã thể hiện khá rõ nh~ đóng góp tích cực của nhóm nhà văn này đối vs nên VHVN trên con đường hiện đại hoá, tiêu biểu nhất là thể loại truyện ngắn
- Sinh thời TL rất trân trọng nghề cầm bút.Ông xem văn chương như 1 khí giới thanh cao và đắc lực mà chũng ta có thể vừa tố cáo, vừa thay đổi cả 1 thế giới giả dối và tàn ác . vừa làm con người thêm trong sạch và phong phú hơn...

II)Tác phẩm ''Hai đứa trẻ""
Rút từ tập ''Nắng trong vườn''(1938)
NỘi dung bao trùm : tấm lòng''êm mát và sâu kín của TL'' đối vs con người và quê hương
Tác giả đã thể hiện niềm thương xót đối vs kiếp ng` nghèo khổ với CS lam lũ, quẩn quanh trog XH cũ, bộc lộ t`c? gắn bó tha thiết vs quê hương VN...
Ng.thuật: vừa có yếu tố lãng mạn pha nét hiện thực Cấu tứ tựa hổ như 1 bài thơ.TTất cả chỉ là tâm trạng mơ hồ bâng khuâng của 2 chị em Liên và An khắc khoải chờ đợi 1 cuyến tàu đêm đi qua trog ko khí tẻ nhạt ở Phố huyện vào 1 buổi tối mùa hè êm ả...
 
H

hoamai02

1)Bức tranh đời sống nơi Phố Huyện
a) Cảnh ngày tàn:Câu chuyện mở đầu= nh~ câu văn êm dịu âm thanh hình ảnh báo hiệu'' một ngaỳ tàn'': ''tiếng trống thu ko trên cái chòi..........theo gió nhẹ đưa vào'' => cái rực rỡ huy hoàng của 1 ngày đã qua với nhịp điệu chậm rãi... ( 1 bằng chứng cho việc văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời thừa chữ ko uốn éo, làm duyên 1 cách cầu kì ,kiểu cách, nhg vừa giàu h`anh? và nhạc điệu lại vừa uyển chuyển, tinh tế(Vũ Ngọc Phan)
b) Cảnh chợ tàn:ko khí ồn ào ,náo nhiệt ,đông vui đã qua chỉ còn ''lều quán'' để lại sự trống vắng quạnh hiu .H` anh? mấy đứa trẻ con nhà nghèo'' cúi lom khom để nhặt nhạnh tất cả cái ri` có thể dùng được của ng` bán hàng'' ...>>>>>>cái buồn của chiều quê
c) Những kiếp ng` tàn:
- Hàng nước chị Tí lúc nào cũng mở từ chập tối cho đến đêm nhg chẳng kiếm đc là bao.

- Gia đình bác Xẩm hát rong'' góp chuyện = mấy tiếng đàn bầu bật trg yên lặng.Thằng con bò ra đất...''.

- Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu , có tiếng cười khanh khách sau khi uống 1 hơi cạn cút rượu ti'' cụ đi lần vào bóng tối''.

- Chi em Liên phải thức để trông ''1 cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu''hàng bán chẳng ăn thua ri`'' ,Liên thương mấy đứa trẻ nghèo'' nhg ko có tiền mà cho chúng nó''....cảnh Liên xếp hàng vào hòm cách 2 chị em tính tiền, niềm nuối tiếc cái thời còn ở Hà Nội nhiều khi'' đc đi chơi Bờ HỒ uống nh~ cốc nước lạnh xanh đỏ....''>>>>.hình dung ra gia cảnh khó khăn, mức sống eo hẹp của chị em Liên.

==>MỖi ng` 1 cảnh nhưng họ đều có chung sự buồn chán mỏi mòn..........Từng nhân vật hiện ra trong cái nhìn xót thương của tác giả qua lời văn và nh~ chi tiết hiện thực, khách quan.

___ NHịp sống nơi Phố Huyện cứ lặp đi lặp lại 1 cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt với ''chừng ấy người'':
''Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng từng ấy mặt người
VÌ quá thân nên qua đỗi buồn cười
Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện''
(Quẩn quanh_Huy Cận).

2)Tâm trạng đợi tàu và h.a? chuyến tàu khuya:
Phải chăng 2 chị em chờ tàu để bán đc nh` hàng hơn?! Không!!!''LIên ko trông mong còn ai đến mua nữa .Với lại đêm, họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng''.Hơn nữa,''Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt ''nhg cô vẫn chưa chịu ngủ.Còn "An đã nằm xuống ...mi mắt đã sắp sửa rơi xuống''vẫn ko quên dặn chị nhớ đánh thức mình dạy khi tàu đến.2 chị em cố thức chỉ'' vì muốn đc nhìn chuyến tàu, đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya'' vì với 2 đứa trẻ con tàu đâu chỉ là con tàu!.Nó là cả 1 TG khác:''một TG khác hẳn.....ánh lửa của bác Siêu''.ĐÓ là TG của mơ ước-1 mơ ước thật mơ hồ.

Nh~ ng` dân nơi Phố HUyện gửi niêm mơ ước của họ vào h`.a? đoàn tàu.Riêng vs chị em LIên nó còn mang thêm 1 ý nghĩa ,1 h`.a? của quá khứ, của''Hà Nội xa xăm, hN sáng rực vui vẻ và huyên náo''.

Chuyến tàu đc TL tập trung bút lực miêu tả 1 cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trnạg chờ mong của nhân vật.Dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu là sự xuất hiêkn của ng` gác ghi.TIếp theo Liên trong thấy:'' ngọ lửa xanh biêc, sát mặt đất như ma trơi'', rồi cô nghe thấy tiếng còi xe lửa'' kéo dàu ra theo gió''.Sau đó''2 chị e nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi'', kèm theo'' 1 làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến nh~ tiếng hành khách ồn ào''.Thế rồi'' tàu rần rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng''.'' nh~ toa hạng trên sang trọng lố nhố nh~ ng`, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng. Cuối cung là cảnh:''tàu đi vào đêm tối, để lại nh~ đốm than đỏ bay tung trên đường sắt''...........khuất sau răng tre''.

Đối vs chị e Liên và có thể cả nh~ ng` dân PHố HUyện, chuyến tàu đêm là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ sự giàu sang rực rỡ ánh sáng.Nó đối lập vs CS mỏi mòn ngheò nàn, tối tăm và quẩn quanh của ng` dân phố huyện.

PHố huyện rầm rộ lên trog chốc lát rồi lại chìm saau vào bóng đêm yen tĩnh.Và đặc biệt nh~ ng` dân PHố huyện chỉ chính thức chấm dứt hoạt động khi cuyến tàu đêm đã đi qua.

Phố huyện lại trở về Phố huyện.H`a?nh ngọn đèn leo lắt của chi Tí lại chập choen trog tâm trạ thức ngủ chủa Liên trước khi Liên ''ngập hẳn vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trog Phố huyện, tĩnh mịch và đầy bóng tối''.

>>>>>>>>>Thạch Lam thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối vs nh~ kiếp ng` nhỏ bé, sống trong cảnh nghèo nàn tăm tối
buồn chán nơi Phố HUyện( mở rộng ra là sống trong đất nước còn đắm chìm trong cảnh đói nghèo chế độ cũ đương thời)
Qua tâm trạng của Liên, Phải chăng Thạch Lam dường như còn muốn lay tỉnh nh~ tâm hồn còn đag buồn chán, đag sống quẩn quanh, lam lũ hãy cố vươn tới ánh sáng!!!

==>Thể hiện 1 cách nhẹ nhàg khát vọng hướng tới CS tươi sáng của nh~ con ng` bé nhỏ, bình dị, ''Hai đứa trẻ ''còn có 1 giá trị nhân bản đáng quý.
^^ đây chỉ là nh~ ý chính thôi.Ngoài ra,mọi người có thể tìm hiểu thêm về '' chất lãng mạn trữ tình'',''cảm nhận về tấm lòng Thạch Lam'', về'' diễn biến tâm trạng của nhân vật 2 chị em Liên '',''phân tích ý nghĩ hình ảnh chuyến tàu khuya''
^^ ^^
 
C

conu

Bài viết của nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong là 1 bài viết mang tính tổng kết, chốt lại vấn đề của tp, lại đánh dấu số ý quan trọng cần phải nhớ với từng khía cạnh của tác phẩm, anh nghĩ nó sẽ rất hữu ích, nhất là khi làm 1 bài văn mang tính tổng hợp, ta có thể nhặt ra các yếu tố trong đó để làm điểm tựa khiến các ý khác trở nên chắc chắn, nếu là 1 bài hỏi đơn thuần về nội dung hoặc nghệ thuật, ta có thể coi như 1 cái khung để triển khai, khai thác sâu hơn tạo thành 1 bài viết hoàn chỉnh khá đầy đủ.
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Những đóng góp mới của ngòi bút nhân đạo Thạch Lam cho tư tưởng nhân đạo trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong tp "Hai đứa trẻ":
- Nếu như các nhà văn cùng thời trong giai đoạn này thường đi vào tố cáo xã hội tàn ác, tố cáo chế độ, những bọn người vô lương tâm bóc lột hành hạ những người "thấp cổ bé họng", những người nông dân, người lao động nghèo khổ. Thì, Thạch Lam lại đi sâu vào miêu tả cuộc sống mòn mỏi, tẻ nhạt, vô nghĩa của những cảnh đời tội nghiệp nơi phố huyện nhỏ bé.
- Thạch Lam có 1 ý thức sâu sắc về ý nghĩa trong đời sống con người, nhà văn xót xa cho những kiếp người tàn, cho những cuộc sống quẩn quanh, lay lắt, tù túng. Từ đó, tác phẩm cũng đã gợi lên những khát khao thay đổi, khát khao về 1 tương lai đẹp đẽ hơn cho con người dẫu rằng đó vẫn chỉ là mong ước.
 
C

conu

Những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

Ta chỉ cần nhớ những nét chính hết sức ngắn gọn sau:

1/ Tp vừa mang 1 giá trị hiện thực cao, vừa thấm đượm 1 tinh thần nhân đạo sâu sắc. Qua tác phẩm này, Thạch Lam thể hiện 1 tài năng viết truyện ngắn bậc thầy.

2/ Như quy luật chung trong phong cách NT của TLam, "Hai đứa trẻ" là 1 truyện ko có cốt truyện, như 1 câu chuyện viết bằng thơ. Toàn bộ dòng chảy của tp chỉ là những tâm trạng thao thức của An và Liên, mòn mỏi chờ đợi 1 chuyến tàu đêm đi ngang qua để xoá nhoà đi cái cảm giác hiu hắt của phố huỵên đã ám nhiễm trong tâm hồn.

3/ Thạch Lam đã rất chú trọng, đi sâu vào nội tâm nhân vật, tuy ko phải là những giằng co, day dứt, nhưng lại là những xúc cảm, những cảm giác mơ hồ, mong manh, đó thực sự là những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật rất sâu sắc và tinh tế.

4/ Một biện pháp nghệ thuật quan trọng nữa làm nên thành công của tp, đó là sự vận dụng khéo léo thủ pháp đối lập tương phản của nhà văn Thạch Lam (giữa 1 bên là ánh sáng tù mù, nhạt nhoà của phố huyện lúc chiều tà, của cuộc sống leo lét con người nơi đây và 1 bên là bóng tối bao trùm, nuốt chửng của màn đêm dày đặc, và cho đến khi ánh sáng cực mạnh như xuyên thùng bóng đêm của đoàn tàu khi băng qua phố huyện...), từ đó làm nổi bật được khung cảnh nghèo nàn, quạnh quẽ, tăm tối của phố huyện nhỏ này.

5/ Truyện còn lôi cuôcn người đọc vào ko gian phố huyện bằng lối kể thủ thỉ, tâm tình, nhè nhẹ, bàng bạc thấm đượm chất thơ của TLam. Ârn hiện kín đáo sau những hình ảnh và ngôn từ là 1 tâm hồn nồng hậu, tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người và tạo vật của nhà văn TLam.


Từ những ý chính này, chúng ta có thể học bằng cách ghi ra 1 sổ tay nhỏ, đọc khi rảnh rỗi, tự nhiên sẽ nhớ lâu, đến khi học thi, chúng ta sẽ triển khai ra, tìm dẫn chứng minh hoạ và phân tích, bài sẽ chắc chắn ko lo thiếu ý và làm chủ được ngòi bút, ko bị lan man.
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

hai đứa trẻ
thạch lam​

I/ tìm hiểu chung về tác giả và tp
1/ quan niệm văn chương:
- đối với tôi, văn chương ko phải sự thoát li hay sự quên. trái lại đpó alf thứ khí jới thanh cao và đắc lực mà we có vừa dể tố cáo vừa để thay đổi cái XH jả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng ng thêm trong sạch và phong phú hơn
- "chỉ có nh tp nào có NT chắc chắn, tr đó, nhà văn biết vượt qua nh phong trào nhất thời để suy xét nh tính tình bất diệt của loài ng, tp đó mới vững bền mãi mãi
- "hoa rất đẹp, liễu rất nên thơ", nh cái đẹp đâu chỉ tử hoa, từ liễu, cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở nh mọi vật tầm thường. công việc của nàh văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ mà ko ai ngờ tới.///

2/ Phong cách nghệ thuật:
- truyện của TL thường ko có cốt truyện. nói chĩnh xác là truyện có cốt truyện hết sức đơn jản. nàh văn ko đy sâu vào chi tiết, các sự kiện mà chủ yếu diễn tả đời sống tâm lí, tâm hồn con ng. khi miêu tả tâm lí con ng nhà văn khác hẳn Nam Cao. Nếu NC miêu tả thế giới nội tâm theo tính quá trình thì TL lại miêu tả theo từng khoảnh khắc. ở gióp lạnh đàu mùa là tâm trạng khi cơn gió se lạnh đến và nh khi bắt gặp nh đứa trẻ con nhà nghèo; ở hai đứa trẻ là cảnh chiều tối đêm về jeo vào lòng ng bn cảm xúc. nàh văn cũng rất chú trọng nh phút jao nhau: thu sang đông, năm cũ sang năm mới, ngày và đêm,... bởi thời khắc giao mùa này là thời khắc dễ bộc lộ cảm xúc nhât.
- truyện của TL luôn có đan cài của 2 yếu tố lãng mạn và hiện thực. nàh văn hướng ngòi bút hiện thực vào đời sống để vjk lên nh canhẻ đời bất hạnh, tàn tạ, cảnh sống ko ra sống,... nh chính tr thời kắhc sống mà chỉ như tồn tại ấy con ng ta lại bộc lộ bn nhiêu phẩm chất tốt đẹp, có bao mơ ước vượt qua cái tầm thường và họ đã vươn lên nh những vì sao xsnág tr đêm. cái lãng mạn tr văn chương TL đã lay động bn tâm hồn đang lụi tắt, đem cho bn xcon ng thêm hi vọng vào cuộc đời.
-/ jọng văn TL nhẹ nhàng, thấm thái. đó alf jọng điệu tâm tình, dịu ngọt, jàu biểu cảm như thơ. lời văn TL cũng uyển chuyển, buong trùng, thấm sâu vào lngf ng đọc. Nhà nghiên cưúi Văn Tâm ví văn TL như thể hoa nhài: Thoang thoảng hoa nhài àm lại thơm lâu...///

3/ vài nét về tác phẩm:
-/HĐT là tp xuất sắc trích tr tập nắng trong vườn(1938). bối cảnh câu truyện là phố huyện cẩm giàng-Hải Dương. theo nhà văn Thế Uyên( cháu gọi TL bằng cậu) thỳ truyện này vjk về kỉ niệm có thật cảu nàh văn và chị gái của mình ngày còn sóng ở HD.
-/ HĐT là loại truyện ko có cốt truyện hay nói đúng hơn là có cốt truyện hết sức đơn jản, ko có xung đọt và cũng chẳng có biến cố. hiểu theo nghĩa thong thường thù chỉ alf nh dòng chảy tâm trnạg của chị em liên, khi chiều về, đêm xuống và lúc tàu đy qua.
-/ cách dẫn truyện của TL khá độc đáo. truyện pt tr kg tĩnh( phố huyện) nh lại tr tg động( hoàng hôn - tối - đêm khuya). vì thế, cảnh mỗi lúc một tối hơn, tàn lụi hơn. sự tương phản jữa tối và sáng, tĩnh và động; jữa nét sinh hoạt đơn điệu và nhàm cáhn kéo dài và khoảnh khắc huyên náo khi đoàn tàu đi qua. tất cả đều để lại nh ấn tượng đặc sắc.///
 
P

pinkgerm

II/ phân tích :
1/ bức tranh phố huyện:

bối cảnh kg là phố huyện nghèo. 2 từ phố huyện đã gợi cho ta liên tưởng về kg nửa làng nửa phố. nói đúng hơn làng ra làng, phố chẳng ra phố... nh đây là kg đặc trưng cho XH VN thời thuộc địa...
a/ Cảnh chiều tối
cxảnh chiều tối hiện ra trong cảm nhận của liên: là những j trong tráng nhất, chân thực nhất. đó là tiếng trống thu không trên chiếc chòi canh của huyện nhỏ - từng tiếng một vang xa -0 gọi buỏi chiều. tiếng trống ấy - âm thanh thật mà nh xa xăm tự thuở nào. từng tiếng một => nhíp điệu câu văn buông chùng, thong thả biểu hiện rõ nhịp sống ngưng đọng, buồn tẻ của buổi chiều quê. sau tiếng trống, trên nền trời có sự thay đổi màu sắc: đó là phương Tây đỏ rực như lửa cháy, nhưngx đám mây hồng ánh lên như hòinthan sắp tàn, khi dãy tre làng đên lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời cũng là lúc sự tàn tạ dường như hiện ra đã rõ ràng. cùng với nh hình ảnh là âm thanh quen thuộc( tiếng ếch nhái, tiếng muỗi,...) tất cả hiện lên là cảnh tàn tạ của mộtngày, của một phiên chợ để .. có chút thoảng qua của nỗi buồn trong tâm trnạg con ng- nỗi buồn nhẹ nhàng mà thấm thía, nỗi buồn ngập đày trong đoi mắt - nỗi buồn là cái tôi ý thức về cuôvj sống và ko thể tránh khỏi chút bâng khuâng khi nhận ra sự chảy trôi của tg. cảm jác buồn của phố huyện càng tăng khi nhà văn miêu tả phiên chợ tàn. Là chợ phiên àm nó thưa thớt đến mức đọ hoang vắng. dấu hiệu của cái nghèo hiện lên rõ rệt trên nền chợ bởi rác rưởi, bởi cái mùi âm ẩm bốc lên,... - mùi mà liên gọi đó là mùi riêng của đất.
sự tàn tạ càng rõ hơn khi thấp thoáng đâu đây bóng dnág của con ng: là mấy đứa trẻ nhặt rác: chúng nặht thanh tre, thanh nứa,... nhặt những j ng đy chợ để lại... nặht để chắp vá cho nh mảnh đời rơi vãi của mình. TA đc bjk đến câu nói cảu chủ tịch HCM: trẻ em như búp trên cành, bjk ăn bjk ngủ, bjk hc hành alf ngoan. Đúng- trẻ em - sẽ đc nâng niu, nh buỏi chiều về ko chỉ trẻ em mà là tất cả mọi ng sẽ trở về sum họp bên gđ,.. nh những đứa trẻ nbày alị đy lang thang. Chúng đã làm cho liên pải động lòng... nh liên chỉ bjk thương vạy thôy chứ chị cũng làm j có tiền mà cho chúng. Cũng là trẻ em thôi, nh liên cũng đã pải đảm nhiệm công việc của một ng lớn: pải trong coi cửa hàng, pải lo toan buốn bán, toan tính tr cs, toan tính với bạc tiền... rồi nữa, là chị tí xuất hiện với gánh hàng nước lèo tèo. Ban ngày chị mò cua bắt ốc- là một nông dân và ban đêm chị lại là một thị dân. Hôm nào chị cũng dọn hàng từ rất sớm mặc dù chảng bjk lời lãi là bn, làm việc, nói năng như một thói quen. nếu xem cuộc sông của cư dân phố huyện - một cuộc sống già nua, uể oải qua hđ, lời nói. thỳ bạn đọc còn có thể ám ảnh hơn nữa là hình ảnh của bà cụ thy điên- một bà già nửa say nửa tỉnh với tiếng cười khanh khách. tiếng cười ấy của cụ đã chẳng làm cho phố huyện vui tươi hơn mà còn làm tăm tối thêm kg nơi phố huyện.
==>ngày lại qua ngày, những kiếp ng tàn(PN, trẻ em, ng jà - đc nâng niu thỳ nay họ đang lao đầu vào kếim sống) tr phố huyện tàn - sự tàn tạ ấy đã đem lại cho cô bé liên nõi buồn, sự xót thương ... và cả sự ám ảnh nữa, ám ảnh để rồi trên môi ai đó đã bật ra tiếng kêu thảm thiết: “ chiều, chiều rồi...”.///
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

I ) : Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tà chuyển dần vào đêm khuya _ một bức tranh nhân thế hắt hiu ... !


Từ tâm trạng buồn man mác của cô bé Liên trong cái thời khắc của ngày tàn , hình ảnh 1phố huyện nghèo hiu quạnh và cuộc sống quẩn quanh , đơn điệu của ng dân nơi đây dần hiện lên rõ nét .
1 : Về thời gian :
Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không từng tiếng vang ra gọi buổi chiều , cùng nh đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn rồi kết thúc bằng đêm khuya , con ng đi ngủ , cả phố huyện yên tĩnh , đầy bóng tối . Sự lựa chọn thời gian nghệ thuật ở đây ko phải là ngẫu nhiên . Trong truyện " Gió lạnh đầu mùa " , Thạch Lam viết về 1 buổi sáng đầu thu , còn ở " Dưới bóng hoàng lan " là 1 trưa hè nóng nực mà dịu êm . Chọn thời điểm chiều tà chuyển dần vào đêm khuya cho câu truyện , Thạch Lam tạo cho ng đọc cái cảm giác bâng khuâng , thương nhớ , man mác buồn . Đó là nh cảm giác đẫm chất thơ mà nhiều bài thơ lãng mạn cùng thời với " Hai đứa trẻ " từng gợi ra !
2 : Về không gian :
Nhà văn sử dụng rất hài hoà ngòi bút MT phong cảnh thiên nhiên buổi chiều tà và đêm khuya 1 ngày hè nơi phố huyện . TLam lắng nghe , ngắm nhìn Phố huyện , cảm nhận rõ nét đến từng chi tiết . Có âm thanh , có ánh sáng , có hơi gió nhè nhẹ , có cánh đồng xa xa , có con đg mấp mô nh hòn đá nhỏ , có mấy cửa hàng 2 dãy phố và mênh mang 1 vòm trời đêm mượt như nhung với hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh . Trong nh cảnh thiên nh phong phú ấy , có lẽ TLam tập trung chú ý đặc tả 2 chi tiết tiêu biểu nhất . Đó là âm thanh và ánh sáng :
a : Âm thanh :
Mở đầu là tiếng trống thu ko buồn bã , từng tiếng 1 vang ra để gọi buổi chiều . Tiếp theo là văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào . Rồi muỗi bắt đầu vo ve . Tiếng ng nói năng , trò truyện thì thầm nhỏ nhẹ . Vào đêm khuya , khi mọi ng đã buồn ngủ thì tiếng trống cầm canh đánh tung lên 1 tiếng ngắn khô khan . Và liền sau đó , khi đoàn tàu từ Hà Nôi chạy qua phố huyện thì nh âm thanh bỗng dồn dập bởi tiếng rít mạnh vào ghi , tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới . Cả Phố huyện như bừng tỉnh , náo nức , sôi nổi , 1 niềm vui đón đợi , chờ mong , háo hức , dõi theo , mơ tưởng . Nh chỉ trong chốc lát , nh âm thanh rộn rã ấy giống như mấy tiếng đập mạnh , đập dồn của 1 con tim xúc động , bồi hồi , để rồi nhỏ dần , nhỏ dần , tắt lịm đi ! Toàn Phố huyện chỉ còn đêm khuya , tiếng trông cầm canh và tiếng chó sủa xa xa . Kết thúc là đêm yên tĩnh , tĩnh mịch .
b : Ánh sáng :
Khi tiếng trống vang ra gọi buổi chiều , thì bầu trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy , và nh đám mây hồng như hòn than sắp tàn . Ánh sáng dịu lại . Chiều về , ngày tàn dần . Màn đêm buông xuống . Đêm mùa hạ êm như nhung . Đg phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối . Tít trên vòm trời cao là ánh sáng ngàn sao lấp lánh , lẫn với vệt sáng của nh con đom đóm bay là là trên mặt đất . Dưới thấp toả ra nh mấy quầng sáng thân mật : Cái bếp lửa của gánh phở nhà bác Siêu và ngọn đèn con ở hàng nc chị Tí . Đấy là nh ánh sáng của cuộc sống nhỏ nhoi , nh đầy nghị lực , ko chịu tắt . Đến nửa đêm , khi đoàn tàu Hà Nội đi tới phố huyện thì phố huyện bừng lên nh vầng sáng mới . Trên các toa tàu , ánh đèn sáng trưng , đồng và kền lấp lánh . Hoà với những âm thanh rộn rã , nh quầng sáng này đã làm bừng dậy trong lòng ng niềm vui , và nuôi dưỡng nh hi vọng , tuy mơ hồ , nhưng trong trẻo !
Bức tranh thiên nhiên phố huyện thật yên tĩnh , thanh bình , tuy buồn , nhưng thơ mộng . Miêu tả đc cảnh thiên nhiên của miền quê đất Việt như thế , hẳn ngòi bút TLam vừa hiện thực vừa lãng mạn , đầy ấn tượng . Đằng sau bức tranh ấy là 1 tấm lòng thấm đẫm tình cảm dân tộc , tình yêu quê hương Tổ quốc .
c : Hình ảnh cuộc sống con người :
*Vào thời gian này , ở nơi đây , nh gia đình khá giả như ông Cửu , cụ Thừa , cụ Lục , ông Giáo đều đóng cửa nghỉ ngơi , hoặc rủ nhau đánh tổ tôm . Phố huyện chỉ còn lại nh con ng nghèo khổ . Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn có thể dùng đc . Đó là mẹ con chị Tí bán hàng nước . Đó là bà cụ Thi hơi điên có giọng cười khanh khách dễ sợ . Đó là bác Siêu bán phở gánh . Đó là gia đình bác xẩm . Vài 3 bác phu , chú lính đi tuần đêm , mấy ng làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về và cả chị em Liên nữa !
*Những con ng nghèo khổ , thân phận bé mọn , hèn kém ấy mỗi ng 1 nghề , 1 cảnh ngộ . Họ . Tất cả họ . Đã góp thêm vào bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện từ chiều tà đến đêm khuya nh nét sinh hoạt cuộc sống . Nhưng đây, đấy ko phải là nét sinh hoạt bình thường . Đó là cuộc sống mưu sinh đầy vất vả , là 1 cuộc mưu sinh thì đúng hơn , nó chật vật , khốn khổ , bần cùng , mòn mỏi ! Lúc mới chiều tà , có chút vui vẻ bởi lũ trẻ con tụ họp nơi hè phố cười đùa ríu rít .Về khuya , tất cả tắt dần , nhỏ dần , tàn dần . Sự sống có chăng chỉ còn leo lét như đốm lửa hắt ra yếu ớt nơi ngọn đèn hàng nước chị Tí .
*Nhà văn đã khéo miêu tả những chi tiết rất chân thực , rất khách quan mà đầy ý nghĩa . Cuộc mưu sinh của nh con ng nghèo khổ nơi phố huyện mòn mỏi , hắt hiu , tù đọng , nhưng họ vẫn sống , vẫn chụm lại với nhau , giúp nhau , chia sẻ mọi nỗi niềm . Qua nh câu truyện trao đổi , hỏi han nhẹ nhàng nơi phố huyện lúc đêm khuya , thoang thoảng cái tình ng mộc mạc . Tình ng sao quá đỗi gần gũi thân thương , tình ng chân chất bàng bạc lan khắp thiên truyện . Phải chăng , nhờ cái tình ng ấy , nh kiếp sống đói nghèo kia có nghị lực và cố chờ đợi ? Chị Tí chốc chốc lại phe phẩy cành chuối khô đợi mấy ng khách từ trên huyện , từ nhà cụ Cửu , cụ Lục ra uống nc , ăn quà của chị . Khi thấy có tín hiệu tàu sắp đến , bóng 2 , 3 ng cầm đèn lồng đi đón bà chủ ở tỉnh về , bác Siêu nghển cổ mừng rỡ : " Đèn ghi kia rồi " ! . Chừng ấy ng trong bóng tối vẫn kiên nhẫn hi vọng " mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ " . Cái ngày mai ấy , nh ng dân phố huyện chưa hình dung ra , nhà văn có lẽ cũng chưa mường tượng ra . Nhưng đó . Vẫn là cái đích để ng ta hướng tới , để ng ta "được" hi vọng , đợi chờ !
*Qua cái nhìn của Liên , phố huyện tuy nghèo nàn hiu quạnh nhưng có gì rất gần gũi thân thương . Đó là phố nh chẳng khác với làng quê là mấy , vẫn có dãy tre làng , có tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng , con đg thăm thẳm ra sông và các ngõ vào làng . Một ko gian chan chứa hồn quê Việt với những ng dân chưa xa rời đồng ruộng , ban ngày vẫn mò cua bắt tép . Đối với Liên , phố huyện và nh ng dân nơi đây đã trở thành gắn bó thân quen , mang lại cho 2 chị em những cảm giác êm đềm !
*Bức tranh phố huyện là bức tranh đc dệt nên bằng cảm giác . Nhưng phải nói thêm rằng , cảm giác ấy là nh gì đã 1 thời từng đc trải nghiệm , cảm giác ấy gắn liền với nh kí ức tuổi thơ ! Ở đó , có Phố huyện Cẩm Giàng , nơi chị em Thạch Lam gần như là nh nguyên mẫu cho Phố huỵện và chị em Liên trong truyện ngắn này . Bởi vậy , sức lay động tâm hồn ng đọc ở đây , cũng có thể ví như sức lay động của nh kí ức cảm động kết tinh từ tuổi thơ của nhà văn TLam ! Bức tranh phố huyện là bức tranh đc dệt nên bằng cảm giác . Cái cảm giác ấy rất tương phản về ánh sáng và bóng tối . Ở 1 cấp độ khác , cũng có thể nói , nó đc dệt nên bởi nh cảm giác tương phản gay gắt về thế giới phố huỵện và thế giới khác . Hiện thân đầy đủ cho cuộc sống nơi phố huyện là thứ ánh sáng leo lét chỉ đủ chiếu sáng cho 1 vùng đất nhỏ . Hiện thân cho cuộc sống tươi vui , tốt đẹp là hình ảnh chuyến tàu đêm chở bao ánh sáng và niềm vui náo động từ Hà Nội phồn hoa đem về ! Niềm vui đến , niềm vui đi , chốc lát . Lại càng buồn nhớ , khát khao ... !
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong


II ) : Hình ảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng chờ mong của 2 đứa trẻ :


Chuyến tàu chở đầy ánh sáng vụt qua , tiếng còi tàu hú gọi từ xa chính là điểm đột phá trong thiên truyện . Dường như tâm trạng buồn bã của Liên trong buổi chiều tàn , khoảnh khắc ngước nhìn lên vòm trời đầy sao và mơ ước , mùi vị của gánh mở gợi nhớ về Hà Nội đã tạo 1 tâm thế để chị em Liên thao thức đợi chờ 1 cái gì thật khác biệt phá vỡ màn đêm mỗi lúc một dày đặc quanh mình . Đoàn tàu như mang 1 thế giới khác đi qua , 1 thế giới sáng rực , vui vẻ và huyên náo đối lập với cuộc sống buồn tẻ , đặc quánh như màn đêm nơi đây . Và ko chỉ có 2 chị em Liên chờ đợi , nh ng khác cũng chia sẻ sự mong chờ đó và thốt lên : " Đèn ghi đã ra kia rồi . Chuyến tàu đêm từ Hà Nội vụt qua chợt thức dậy ở họ nh khát khao về 1 cái gì xa xôi ko rõ , nh rồi tất cả lại chìm đi trong màn đêm . Dường như ko có gì thay đổi trong cuộc sống của ng dân phố huyện , nh rõ ràng mỗi lần tàu qua là 1 lần tâm trí họ lại xao động và cũng giống như chị em Liên : " Chừng ấy ng trong bóng tối mong đợi 1 cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ ... ! " .
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

III ) : Ý nghĩa của chuyến tàu đêm đi qua phố huyện :

Trong truỵện ngắn này , hình ảnh chuyến tàu đêm mang 1 ý nghĩa đặc biệt :
1 : Đối với chị em Liên , nó là ánh sáng đến từ thế giới văn minh , đối lập với màn đêm ở vùng quê bùn lầy nước đọng . Nó mang theo sự huyên náo , vui vẻ , ồn ã , đối lập với nỗi buồn tẻ và đơn điệu nơi đây . Nó khơi dậy kí ức của 2 chị em về nh ngày tháng tươi vui khi còn sống ở mảnh đất Hà Thành , khiến chúng cảm nhận rõ hơn về cuộc sống thiếu thốn , nghèo khổ nơi phố huyện .
2 : Đối với kết cấu truyện , nó là điểm nhấn đột phá , làm sinh động lên cái nhịp sống đều đều đc miêu tả trong chuyện , làm hé lộ nh góc sâu kín trong tâm hồn nhân vật .
3 : Chuyến tàu đêm là hình ảnh của quá khứ tươi đẹp , hạnh phúc . Đợi tàu để đc nhìn , đc mơ tưởng để nuôi dưỡng kỉ niệm đẹp . Đợi tàu để đc dõi theo , đc nhìn và cùng mơ tưởng về 1 thế giới khác hẳn , cái thế giới ngập tràn ánh sáng , cái thế giới của ngày mai .
4 : Đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm và việc đợi con tàu còn có ý nghĩa như 1 niềm vui , 1 trò chơi tuổi nhỏ , 1 cách để giải toả nh nỗi buồn , nỗi cô đơn .
5 : Đoàn tàu chở đầy ánh sáng vừa là hiện thực mà 2 đứa trẻ hằng đêm thức đợi , vừa là biểu tượng về về 1 cái gì đó tốt đẹp mà con ng luôn mong mỏi , khát khao . Dù ánh sáng đó chỉ vụt qua rồi tan biến vào màn đêm tĩnh lặng , nhưng nhìn thấy nó , nhân vật trong truyện như có thêm 1 niềm hi vọng mơ hồ nào đấy nâng đỡ họ trong cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạt hằng ngày .
 
P

pinkgerm

b/ cảnh đêm tối:
bức tranh thiên nhiên ở phố huyện đc miêu tả bằng 2 gam màu chủ đạo: màu cảu bóng tối và màu cảu ánh sáng. Ngay từ lúc mặt trời còn đỏ rực như hòn than sắp tàn bóng tối cũng đã ngự trị tr đôi mắt của liên, có pải vậy mà khi về đêm bóng tối càng choán ngợp hết " tối hết cả rồi, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nàh". ở phố huyện này, bóng tối đã bao trùm all rui nên ánh sáng đc coi như một “thứ hàng xa xỉ”. Ánh sáng ở đây ko pải là ánh sáng của buổi rạng đông, ánh sáng ko chói chang, mà chỉ là thứ ánh sáng nhỏ, yếu ớt, nhợt nạht, xa mờ,... Đó chỉ alf ánh sáng lọt ra từ khe cửa nh nàh còn trhức, ánh sáng của sao, vệt sáng của đom đóm, quầng sáng thân mật quanhngọn đèn chị tí, chấm lửa nhỏ và vàng từ bếp phở bác siêu, từng hột sáng thưa thớt từ chiếc đèn nhà liên, rồi đèn nhà ga xanh biec như ma trơi... TL đã dụng công miêu tả a/s bằng nh từ ngữ: vết sáng, đốm sáng, khe sáng, quầng sang, hột sáng.... để ý một chút ta sẽ nhận thấy ko pải ngẫu nhiên mà nhà văn đã miêu tả ánh sáng từ ngọn đèn chị tí tới 7 lần: đó- ánh cái ánh sáng huy hoàng, rực rỡ nhất, a/s trung tâm nơi phố huyện chỉ là 1 ngọn đèn bé nhỏ, lay lắt giống như chủ của nó : một kiếp ng cũng lay lắt, bé nhỏ và vô nghĩa... đó là những thứ ánh sáng ko có sưc lan toả và càng tạo ấn tượng về màn đêm mịt mùng, về nh kiêp ng tối tăm,...
Ko chỉ ánh sáng hgiếm hoi mà âm thanh cũng xa xỉ nốt. đệm thêm cho màn đêm chỉo là tiếng chó sủa, tiếng đòn gánh kĩu kịt, tiếng đàn bầu và tiếng đối thoại rời rạc,... Khuya hơn chút là tiếng trống cầm canh vang lên rồi lại chìm vào bống tối. Không gian vắng lặng qưúa đẻ ng ta còn nghe thấy cả tiếng hoa bàng rơi. Ngày xưa ta bắt gặp tr câu thơ của Trần Đăng Khoa là tiếng lá đa : ngoài thềm rơi chiếc lá đa/ tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng... tiếng lá đa, tiếng của sự tịch liêu nơi nàh chùa. Và nay là âm thanh của hoa bàng, âm thanh của phố huyện nghèo mà tâm hồn nhạy cảm nơi liên đã cảm nhận đc...
Bức tranh cảnh vật đã tẻ nhạt, buồn đến thế nh bức tranh về con ng còn cô quạnh hơn... đó là chị tí với gánh hànglèo tèo, rồi bác phở siêu với gánh hnàg nặng nè về cả hành lí và cả tâm trạng. ở nơi ng ta còn mua chịu cả bánh xà phòng thỳ gánh hàng của bác thực sự là xa xỉ, rồi góp thêm vào ko gian ấy là tiếng đàn của bác xẩm, tiếng đàn rung lên bần bật khi ko có khách nghe và cũng là khi bác ko có tiền, vậy tiếng đàn của bác là j khi rung lên như zậy?-là sự rùng mình của ng jà tàn tật. chị tí bây giờ nói bâng quơ, hỏi bâng quơ, vfa chờ dợi cũng bâng quơ bởi chị bjk khách của chị ko ra nữa... chị em liên thì ngồi trên chõng tre với vẻ mặt tư lự và dáng điệu jà nua trước tuổi. chúng đã pải từ giã tuổi thơ rồi, trên khuôn mặt chúngđã thể hiện rõ sự uể oải và nhạt nhẽo của cuộc sống.
TL để chúng ta nhận thấy ánh sáng, con ng và âm thanh nơi phố huyện đều mang một nét chung: nhỏ bé, uể oải, yếu ớt, đậm tô thêm cho cuộc sống buồn tẻ. nhưng khác hẳn với NAm cao, Ngô Tất Tố,... TL ko để những trang văn cảu ông đầy máu và nc mắt, ko để cho từng dòng viết chỉ mag sự chộn rộn của vật chất,... ông đã có ý thức làm việc j đó cho ng dân phố huyện, ít ra đó là thắp lên tr nh tâm hồn tăm tối và khốn khổ nơi đây một ước mơ nhỏ nhoi, 1 hi vọng nhỏ nhoi... điều đó đc thể hiện qua cảnh đợi tàu///
 
P

pinkgerm

c/ cảnh đợi tàu
tâm trạng: hôm nào liên và an cũng đợi tàu tr một tâm trạng khắc khaỏi. trước khi tàu đến thì ta gặp niềm mong mỏi tr tiếng dặn của an với liên: tàu đến chị gọi em dạy nhé! Dù buòn ngủ ríu cả mắt rồi nh thằng bé vẫn ko quên dặn chị. Và nữa là khi liên nghiêng tai nghe tiếng tàuvọng lên trong gió. Và khi tàu đến 2 chị em đã chăm chú nhìn, nhìn thật kĩ và bjk rằng tàu hôm nay kém sáng hơn mọi ngày. Liên và an đã đón nhận từ chuyến tàu ấy là niềm vui, là ánh sáng,... là tất cả những j bình dị nhất mà ng bình thường ko bjờ để ý. Tàu đi rồi nh 2 chị em vẫn cố ăgngs nìn theo cho đến khi ngọn đèn trên ga sau cùng đã chìm vào đêm.
vậy vì sao chị em liên có tâm trạng bồn chòn, khắc khoải này??? - hiểu theo cách hiểu đơn jản là bởi chị em liên cũng là nh ng dân bán hàng, chúng đơi chuyến tàu qua và ,mang một chút hi vọng sẽ bán đc chút ít. Nhưng hiểu sâu sa hơn: là bởi liên và an có gốc gác thị tahnhf, chỉ vì ng cha mất việch mà chúng pải chuyển về quê sinh sống. rời xa nơi đô thị phồn hoa, rời xa cả ánh sáng, âm thanh ồn ào nơi phố xá chúng pải về sống ở nơi tối tăm,... Và chúng đợi đoàn tàu, đợi thứ ánh sáng mang lại từ chuyến tàu ấy, đợi chút âm thanh ồn ào để làm náo nhiệt hơn phố huyện imắng này, để júp cho cs này tươi vui nhộn nhịp hơn dù chỉ trong khaỏnh khắc... còn một lí do nữa để liên và an đơi tàu; vì đoàn tàu đến đã trở về tr liên bao nhiêu kỉ niệm đẹp ngày cô còn ở hà nội, trở về tr liên một cvhút hi vọng, chỉ một chút thôy để liên và an và rộng hơn nữa là cho cả ng dân phố huyện có điểm tựa cho tinh thần để sống và vượt qua nh tối tăm
ý nghĩa cảu việc đợi tàu: liên, an và nh ng dân phố huyện đợi tàu. h/a này có thể cho ta thấy rõ hơn sự đói nghèo và nỗi của ng dân nơi phố huyện( họ nghoè cả về vật chất, về tinh thần và về nh ước mơ, họ chỉ dám mơ nh giấc mơ nhỏ nhoi, đc nhìn tháy đoàn tàu...) ben cạnh đó để tp kết thúc bằng h/a đợi tàu của ng dân TL cũng đã để chuyện của mình kết thúc trong 1 niềm hi vọng về tương lai tơưi sáng, để liên và an được sống lại kỉ niệm một thời dù chỉ tr khoảnh khắc.... dù sao con ng vâẫn luôn hi vọng, vẫn vươn tới ánh sáng nghĩa là all sẽ ko bjờ bị bóng đêm che khuất==> bản chất tốt dẹp của con ng///
 
Last edited by a moderator:
M

matrungduc10c2

Em học lớp 11 nên chỉ học được tác phẩm ''Chử Người Tử Tù'' nên em post lên về bài này (theo cách của em hiểu) được không cả nhà ?? Nếu được thì mai em post nha .:)
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

IV ) : Nhân vật Liên​


Liên là cô thiếu nữ tuy gia cảnh khó khăn , nhưng có tấm lòng nhân hậu và ko nguôi khao khát , nhớ thương , chờ đợi , hi vọng ... ! .


1 : Cảnh ngộ của Liên :

Chị em Liên từng có tuổi thơ vui vẻ , hạnh p ở HN nh rồi gđ sa sút , bố Liên mất việc , buôn bán thất bát , 2 chị em phải về quê cùng mẹ . Mẹ làm hàng xáo , chị em Liên trông coi cái cử hàng tạp hoá nhỏ xíu . Sống giữa 1 phố huyện nghèo , thưa vắng , giữa 1 cảnh đời hắt hiu , nh Liên vẫn yêu cuộc sống bằng tâm hồn thuần phác , nhân hậu !
2 : Tâm trạng của Liên :
Ngồi nhìn cảnh phố huyện về chiều , Liên cảm thấy lòng buồn man mác . Nhưng cô ko thu mình lại trong nỗi cô đơn , tuyệt vọng . Trái lại , tâm hồn cô mở rộng để quan sát , cảm nhận mọi sự vật , nh con ng xung quanh bằng nh rung động thật thuần nhị , giàu tình yêu thương , hồn nhiên , trong trẻo .
a : Nhìn phiên chợ tan phố tan :
Liên thấy trên đất chỉ còn rác rưởi , vỏ bưởi , vỏ thị , lá nhãn , lá mía . Một mùi âm ẩm bốc lên , hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá , khiến Liên tưởng là mùi riêng của đất , của quê hương này , có bé Liên có 1 tình yêu gần gũi , thân thương như tình máu thịt !
b : Đối với nh ng dân nghèo nơi phố huyện :
Cô gái ấy hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình , cô cảm thông , thương yêu và trân trọng họ . Nhìn họ âm thầm kiếm sống , Liên thầm nhủ trong lòng " Chừng ấy ng trong bóng tối mong đợi 1 cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ " . Đấy là nhà văn TLam hay tiếng lòng thổn thức , sẻ chia của nhân vật ! Nhà văn đã sử d ngòi bút miêu tả ngoại cảnh và nội tâm thật tinh tế . Cái tôi của nhà văn hoá thân vào nội tâm nhân vật thật tài tình . " Trong nh truyện ngắn của TLam , ng ta thấy rất nhiều đoạn mà cảm tình , cảm tưởng , hay cảm giác có 1 địa vị rất quan trọng " . Trước cuộc sống bên ngoài , tình cảm của Liên tinh nhạy biết bao !
c : Đối với công việc gia đình và với cậu em trai bé nhỏ :
Liên tỏ rõ 1 tư cách của 1 cô gái đảm đang , 1 ng chị chững chạc , biết chăm sóc em chu đáo . Tình chị em giữa Liên và An giản dị mà đậm đà , gợi lên trong lòng ng đọc biết bao liên tưởng kỉ niệm tuổi thơ êm đềm , xúc động . Đây là câu chuyện văn chương , cũng là kỉ niệm 1 đoạn thời thơ ấu của TLam khi nhỏ ở huyện lị Cẩm Giàng . Ng chị ruột của TLam đã viết : " Tôi ko ngờ , em Sáu có trí nhớ dai thế ... Năm đó , tôi mới có 9 tuổi , em tôi lên 8 mà mẹ tôi đã giao cho 2 chị em tôi coi hàng . Cửa hàng chỉ bán ít rượu , ít bánh khảo , thuốc lào . Tối đến , 2 chị em phải ngủ lại để trông hàng ..." .
* Nếu ko từng sống nh ngày tháng ấu thơ vất vả mà nặng trĩu yêu thương như thế , chắc TLam ko thể viết nên nh dòng văn đẹp , thật đẹp , về 1 ng chị dịu dàng , 1 ng con gái thảo hiền , chịu thương chịu khó . Trong tình cảm của Liên đối với em như ẩn hiện tình thương , nỗi nhớ , lòng biết ơn và trân trọng chính TLam đối với ng chị ruột của mình , cũng như biết bao những ng chị khác trong các gia đình Việt !
* Liên có 1 hành động khá đặc biệt , hằng đêm , cô cùng cậu em cố thức đến tận khuya để đợi chuyến tàu từ HN đi qua phố huyện . Liên đợi tàu ko phải để bán hàng như lời mẹ dặn , mà là vì 1 cớ khác , vì muốn đc nhìn chuyến tàu . Đối với ai đó , có thể cho rằng việc đợi tàu của 2 chị em Liên là bâng quơ , vô nghĩa , là lẩn thẩn , nh đói với chị em Liên , việc đợi tàu , chuyến tàu từ Hà Nội lên mang theo bao ánh sáng , sự ồn ào , náo nhiệt , và nh niềm vui nho nhỏ là 1 nếp sống , 1 thói quen ko thể thiếu , vì những nguyên cớ đẹp đẽ ! Phải xa HN , Liên ko nguôi nhớ đến nh tháng ngày sống ở chốn phồn hoa . Cô muốn gìn giữ mãi nh kỉ niệm đẹp của quá khứ , một thời đã qua ! Ko chỉ vậy , Liên đợi tàu để đc nhìn con tàu mang theo ánh sáng đi tới phố huyện nghèo ngập tràn bóng tối , để đc ước mơ , để khao khát có 1 ngày mai " tươi sáng hơn " ! .
d : Hình tượng nhân vật Liên tiêu biểu cho nh thiếu nữ Việt Nam trước cách mạng tháng tám !
Tuy phải đối mặt với cuộc sống khó khăn , nhàm chán tù đọng nhưng họ rất nhân hậu và ko ngừng nuôi dưỡng ước mơ , khát vọng về 1 ngày mai , về 1 cuộc đời tươi sáng hơn . Đây là nhân vật hiện thực và cũng là 1 mảnh hồn của TLam đậm đà chất lãng mạn , chất nhân văn .
* Trong cuộc sống tối tăm , đói nghèo , tù đọng thời kì trước CM tháng 8 , nh ng dân VN vẫn cần cù , nhẫn nại kiếm sống , yêu thương , thông cảm với nhau và ko nguôi khát vọng ngày mai cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn .
* Kể lại cảnh đời và vẻ đẹp của nh con ng như thế , nhà văn thể hiện tình yêu quê hương man mác , đồng thời bày tỏ nỗi xót thương , niềm trân trọng đối với con người !
Sự rung động của tác phẩm truyện ngắn " Hai đứa trẻ " chủ yếu xuất phát từ bức tranh phố huyện , từ chính sự rung động rất chân thực của tâm hồn nhà văn , hay từ cách viết rất giản dị , trong sáng mà giàu sức ẩn dụ , khơi gợi ? Từ cả hai , và từ sự kết hợp nhuần nhị , tự nhiên giữa các yếu tố này ... ! .
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom