I ) : Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao _ phương pháp thứ 2 !
* Huấn Cao là 1 người tài hoa ( Cái tài ) .
Huấn Cao là 1 ng mà cả vùng tỉnh sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp . Tài viết chữ đẹp đến mức siêu phàm , đến nỗi có kẻ mất ăn mất ngủ vì muốn có đc vài ba chữ của ông .Đó là 1 phẩm chất mang tính VH , nghệ sĩ , chỉ nh ng trí thức có hoài bão , có chí lớn mới tu dưỡng rèn luyện mà gìn giữ được . Nh chữ ấy đâu phải vật vô tri vô giác , nó nói lên cái hoài bão tung hoành cả 1 đời mỗi con ng .Đối với viên quản ngục , có đc chữ của ông Huấn mà treo là có 1 vật báu trên đời , nếu ko kịp xin ông Huấn mấy chữ thì ông ân hận suốt đời . Cũng chính cái tài đó của HC đã có sức cảm hoá con ng , giúp viên quản ngục thay đổi cả hành động , tâm hồn và quan niệm sống , làm bừng sáng cái quan hệ vốn đối nghịch trở thành hoà hợp tri kỉ , tri âm giữa ông HC và thầy trò viên quản ngục .
* Huấn Cao là ng anh hùng có dũng khí , hiên ngang , bất khuất ( Cái dũng ) .
Ngoài cái tài viết chữ đẹp , ông còn có tài bẻ khoá và vượt ngục , văn võ song toàn ! Như vậy , cái dũng khí phá bỏ gông xiềng của ông Huấn cũng vang dội , lan truyền trong vùng như 1 huyền thoại khiến chính nh con ng nắm dữ gông xiềng phải nể sợ .Hoàn cảnh ngục tù chính là tình huống lửa thử vàng . Suốt nửa tháng trong đề lao của 1 tử tù án chém , Huấn Cao chưa 1 phút tỏ ra run sợ , nao núng . Bất chấp thái độ của ngục quan , ông luôn tỏ ra lạnh lùng bình thản , thậm chí còn cố ý làm ra khinh bạc đến điều khi đc biệt đãi và sẵn sàng đón nhận sự trả thù tàn bạo .Ông ko thèm đếm xỉa đến bọn lính , nhận đc rượu thịt của viên quản ngục , ông thản nhiên ăn , coi như đó là cái việc vẫn làm trong hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Lúc viên quản ngục vào tỏ ý nương nhẹ ông cũng chẳng một chút nao lòng . Ông chỉ nói một lời với viên quản ngục "nhà ngươi đừng đặt chân vào đây " mà ngục quan đã tuyệt đối tuân theo , ko 1 lần dám đặt chân vào buồng giam . Ông còn tỏ ra khinh bạc , nói những lời ngạo nghẽ , bướng bỉnh mà ko sợ bị đánh đập , trả thù . Ngay cả ở trong tù , khí phách của ông vẫn còn có sức mạnh áp đảo đối phương .
* Huấn Cao là một ng có cái tâm trong sáng , bao dung , độ lượng , trọng nghĩa khinh tài . ( Cái thiên lương trong sáng ) .
Ông có tài viết chữ đẹp nhưng chỉ tặng chữ cho nh bạn bè , tri âm , tri kỉ , chứ ko vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ . Nhưng sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành của viên quản ngục , khi biết đc tâm sự của viên quản ngục , ông đã thay đổi hẳn thái độ , ông đã cảm động , nói những lời như xin lỗi : " Thiếu chút nữa ta đã phụ mất 1 tấm lòng trong thiên hạ " . Và rồi ông nhận lời cho chữ . Như vậy , vũ lực , uy quyền , cái chết không làm ông sợ , mà " một tấm lòng trong thiên hạ " đã khiến ông xúc động . Con ng thừa có dũng khí và tài năng này lại là 1 tâm hồn nghệ sĩ dễ rung cảm với cái đẹp , cái thiên lương . Trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ngục quan , HC đã dành trọn đêm cuối cùng của đời mình để cho Y được thoả nguyện lòng mong ước .Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật HC thực sự toả sáng một cách toàn diện , hài hoà trong cảnh HC viết chữ , một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã hiện ra 1 cách rực rỡ trong đề lao . Nó diễn ra như 1 câu tr huyền thoại , đầy kịch tính . Vì giữa cái nhà ngục đầy bóng tối , phân chuột , gián , rệp , ... lại cháy lên 1 ngọn đuốc lửa rừng rực và sáng lên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ . Vì nhà ngục vẫn là nơi giam cầm , đày đoạ con ng , biểu tượng cho gông xiềng dã man lại diễn ra 1 việc trái khoáy : ng ta viết chữ tặng nhau , cứ đàng hoàng bình thản như ở ngoài đời . Vì ông HC là tử tù , cổ đeo gông , chân vướng xiềng mà rất ung dung viết chữ , rất đường hoàng khuyên nhủ quản ngục . Còn thầy quản và viên thơ lại vốn là ng cai tù mà phải khúm núm run run. Như chấp nhận 1 đổi thay ngôi thứ giữa 2 vị thế con ng . Đó là 3 điều nghịch lí làm nên 1 bức tranh tuyệt tác vừa hiện thực vừa siêu thực , " có thể làm đầu đề cho nh hoạ sĩ nào ưa vẽ nh cảnh đặc biệt Việt Nam " . Bức tranh ấy hiện thực , vì nó hội tụ đủ màu sắc , hình khối , đường nét , có mùi thơm của thứ mực tàu hảo hạng . Bứa tranh ấy siêu thực , vì nó kì diệu , huyền ảo , giàu ý nghĩa biểu tượng . Hình ảnh ng tử tù trong cảnh cho chữ này thật lẫm liệt và hào hùng . Giờ phút cuối cùng của đời ng anh hùng là thời khắc dành cho sự sáng tạo của ng nghệ sĩ . Trong bức tranh ấy , hình tượng nhân vật HC hiện lên ***g lộng , kì vĩ . Ông ung dung , lặng lẽ viết như dồn cả tâm lực vào từng nét chữ . Ông giải thích ý nghĩa từng dòng chữ , rồi thưởng thức mùi thơm , nâng ng quản ngục đứng dậy , đứng thật thẳng , và cuối cùng , ông khuyên quản ngục nên tìm về quê mà ở , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ . Ở đây , khó giữ thiên lương cho lành vững .Hai phẩm chất anh hùng và nghệ sĩ trong 1 con ng đều dành để tôn vinh cái đẹp , 1 cái đẹp hiển hiện trong nh nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời con ng . Những nét chữ ấy , những lời nói chân thành ấy , phải chăng là di huấn thiêng liêng mà ng anh hùng có trí , có dũng , có nhân , con ng biểu tượng cho cái đẹp và văn hoá truyền thống đã thức tỉnh viên quản ngục và thầy thơ lại ? Vậy là cái cảnh tượng xưa nay chưa từng có ấy tưởng chừng như phi lí , khác thường hoá ra có lí , cái lí của sự chiến thắng . Ở đây cái đẹp chiến thắng tất cả , cái đẹp lên ngôi , cái đẹp cứu rỗi con ng . Từ thân phận của kẻ tử tù nơi đề lao tăm tối , hình tượng HC vụt trở nên rực sáng , uy nghi trong tư thế của ng hướng đạo với sức cảm hoá ko gì cưỡng nổi , khiến ngục quan chỉ còn biết cúi đầu : " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh " .
* Sự thống nhất của cái tài hoa , cái khí phách , và cái thiên lương trong sáng :
Với nhân vật Huấn Cao , Ng Tuân đã thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình về cái đẹp : đó là sự thống nhất giữa cái tài , cái đẹp , cái thiên lương . Tôn vinh những vẻ đẹp vang bóng một thời _ nhưng giá trị tinh thần của thời đại , ăn sâu trong đời sống dân tộc , cũng là biểu hiện thầm kín của lòng yêu nước mà chúng ta nhận thấy ở tác phẩm của nhà văn Ng Tuân .
* Thông điệp của nhà văn Ng Tuân :
Thông qua vẻ đẹp kì vĩ của ng tử tù , Ng Tuân khẳng định sự chiến thắng của những cái tốt đẹp , cao thượng đối với cái xấu xa thấp hèn . Đồng thời nhà văn còn gửi gắm tấm lòng yêu nc thầm kín , vừa trân trọng vừa mong muốn nh nét đẹp văn hoá truyền thống đc lưu truyền và mãi mãi bất tử trong lòng ng . Ở đó , còn gợi ra 1 triết lí nhân sinh sâu sắc : Dù con ng có xa cách , khác biệt thế nào , nhưng nếu cùng yêu cái đẹp , cùng hướng về điều thiện thì có thể sẽ trở thành bạn bè , tri kỉ .
* Tổng kết , đánh giá , nhận xét chung về nhân vật Huấn Cao
Huấn Cao là hình tượng thẩm mĩ tuyệt đẹp cả về ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật .
Ông tiêu biểu cho nh con ng mang đạo lí truyền thống VN từng vang bóng 1 thời : Có nhân , trí , dũng , nh con ng giàu sang ko thể quyến rũ , nghèo khó ko thể chuyển lay , uy vũ ko thể khuất phục .Hình tượng ấy vừa là khát vọng thẩm mĩ , vừa là kết quả của 1 tài năng sáng tạo mà nhà văn đem lại cho chúng ta .
* Công dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng nghệ thuật của Ng Tuân .
Để xây dựng hình tượng 1 con ng vừa mang khí phách vừa của anh hùng cái thế , " chọc trời khuấy nước " vừa mang tâm hồn cao thượng của ng nghệ sĩ tài hoa , Ng Tuân sử dụng có hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật như "cường điệu " : tiếng đồn về tài bẻ khoá vượt ngục , sự nhún nhường quá mức của quản ngục ; "tương phản" : thái độ cao ngạo của HC với sự kính nể e dè của ngục quan , nét đẹp tâm hồn của kẻ tử tù và ngục quan với chốn đề lao tàn bạo xấu xa ; "đối lập" : kẻ tử tù và quan coi ngục với ánh sáng của thiên lương với bóng tối trong chốn ngục tù .Nhân vật HC đc xây dựng bằng nh dòng văn trầm lắng , đĩnh đạc , nh từ ngữ mực thước , trang trọng mà vẫn phóng khoáng bay bổng và lãng mạn đầy ấn tượng !
Đây là cách viết phân tích về hình tượng nhân vật Huấn Cao . Nhưng với cách viết này , sẽ làm rõ đặc trưng của nhân vật hơn . Ta đi phân tích nhân vật dựa trên phương pháp chia các khía cạnh ra thành từng đặc điểm , rồi tập trung khai thác ở trên từng đặc điểm để làm rõ sự thống nhất giữa các đặc điểm đó trong một con ng . Vẻ đẹp của HC bộc lộ rõ nét ở những phẩm chất của 1 con ng tài hoa , khí phách , thiên lương ( cái tài , cái dũng , cái tâm ) . Ba phẩm chất đó là 3 đặc điểm chính nổi cộm nhất của nhân vật . Mỗi đặc điểm hình thành nên một đoạn văn và đi sâu phân tích xem chúng đc biểu hiên ntn trong tác phẩm . Sau đó , hình thành 1 đoạn nói lên sự thống nhất của tài hoa , khí phách và thiên lương trong con ng HC . Xây dựng thêm 1 đoạn tổng kết , đánh giá chung về nhân vật . Cuối cùng , đan cài vào bài viết công dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Ng Tuân . Đó là tất cả những gì mà anh " conu" đã nói . Bản thân mình cũng cảm nhận đc điều đó , Ng Tuân ko chú ý đến diễn biến tâm lí nhân vật , cái này thì Nam Cao điêu luyện hơn nhiều ! Viết theo cách này , Bài văn sẽ khoa học hơn , dễ nhớ hơn , không bị nhầm lẫn , như những gì anh " conu " đã nói !
Cảm ơn anh rất nhiều ! .