Lớp ôn Văn 11 trong dịp hè.

N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

V ) : Chất thơ trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ " !​

1 :
Chất thơ trong truyện ngắn này trước hết nằm trong ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh , nhịp điệu , cảm xúc . Từ tiếng trống thu không đầy sức ám gợi về nh hoàng hôn chạnh lòng lữ thứ trong thơ cổ , đến ánh tà dương mang nỗi buồn thấm thía của buổi chiều quê , cảnh vật tự bản thân nó đã là hình ảnh của thơ . Thêm vào đó là nh câu văn thật giản dị mà ngân nga như hát : " Chiều , chiều rồi . Một chiều êm ả như ru ... ". " Trời đã bắt đầu đêm , 1 đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát ... " Trong lời văn xuôi êm ái đó có nhịp điệu của câu thơ và nhịp rung của tâm hồn tác giả . Ko thiết tha yêu mến cảnh vật , thì ko thể biểu hiện nó bằng 1 giọng văn trìu mến vô cùng như vậy !
2 :
Chất thơ ở đây còn đc gợi nên từ âm điệu trầm buồn và nh cảm xúc mơ hồ thường gặp trong thơ . Điệu buồn man mác ở giọng văn , điệu buồn cũng vương vấn ngay trong tâm trạng nhân vật : " Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị ... " . Cảm xúc mơ hồ , khó nắm bắt ở truyện ngắn này lại là cảm xúc chủ đạo trong tâm trạng nhân vật : " Liên ko hiểu sao , nh chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn " , " tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn , có nh cảm giác mơ hồ ko hiểu " , " Liên lặng theo mơ tưởng nhớ về HN xa xăm ... " , " Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi ko biết ... " .
3 :
Chất thơ sâu lắng của thiên truyện còn ẩn trong nh vẻ hồn nhiên của cuộc sống đời thường bình dị mà trái tim mẫn cảm của nhà văn đã thâu nhận đc . Đó là tình cảm trong trẻo , ngây thơ của 2 đứa trẻ , sự vượt thoát của tâm hồn nhân vật khi hướng về 1 thế giới đẹp đẽ , xa xăm và bí ẩn nh đầy sức quyến rũ , như vòm trời cao với ngàn vì sao ganh nhau lấp lánh , như đoàn tàu chở đầy ánh sáng xuyên qua màn đêm tăm tối nơi phố huyện nghèo nàn . Chất thơ xét về phương diện này cũng là biểu hiện đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật TLam .

Sự khám phá hiện thực bằng phương cách trữ tình , tạo nên 1 dư vị nên thơ cho tác phẩm ... ! .
 
P

pinkgerm

[I]II/ phân tích vẻ đẹp taâ hồn Liên

a/ mở bài:
TL là nhà văn có tâm hồn tinh tế và tấm lòng nhân ái. Ông có biệt tài miêu tả thế giới tâm hồn con ng. Nếu "Dưới bóng hoàng" là những vui buồn của Thanh khi về thăm bà, ở Gió lạnh đàu mùa là tâm hồn phong pơhú và nhân hậu của Sơn, thì ở HĐT, ta tìm thấy ở cô bé Liên là một tấm lòng dịu dnàg, 1 tâm hồn nhạy cảm luôn khát khao ánh sáng và âm thanh.

b/ thân bài
Liân vốn là một cô bé có gốc gác thị thành. chỉ vì cha thất nghiệp mà Liên về quê sống. Tuy còn nhỏ nh em đã pải trông hàng tạp hoá. Dẫu vậy ở một vùng quê nghèo ế ẩm thỳ Liên cũng chẳng bận rộn j. Và một buổi chiều về, Liên lại mở lòng mình và đóc nhận những biến thái cảu thieê nhiên.
Dưới con mắt của LIên, buổi chiều về qua nh tín hiệu: Tiếng trống thu ko... trên nền trời. rồi tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve... Là ng nhạy cảm, liên thấy buyôỉ chiều về êm ả như ru và tự dưng thấy lòng buồn man mác". Thực ra, nỗi buồn của Liên ko hoàn toàn vô cớ, cô yêu lắm cái đâấ quê này, nh lại nhận ra ngay cái đát quê nghèo lắm. Dấu hiệu của cái nghèo hiện hình rõ nét trên phiên chợ tàn: chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, ng về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên mặt đất còn toàn vỏ thị lá nhãn và bã mía, một mùi am ẩm bốc lên... Mùi vị ấy với Liên quen quá. Liên tưởng đấy là mùi riêng của đất mình. Khi trời vào đêm, Liên đã thật sự trước “ một đếm mùa ha êm như nhung và thoảng qua gió mát; vòm trờy ngàn ngôi sao lấp lánh; dưới mặt đất đom đóm bay là là”. đấy là nh hình ảnh bình dị nhất vầ nông thôn VN - nó rất dễ bị lãng quên trong con mắt ng vô cảm. Nhưng với Liên ấy là nh j thân thuộc và đều mang đến cho cô bé cảm xúc sâu xa, mới lạ.
Ko chỉ với một cô gái có tâm hòn nhạy cảm, Liên còn là môtj cô gái có tâm slòng baô dung, nhan hậu. TẤm lòng ấy biểu hiện qua cách ứng xử với nh ng xung quanh. Với đứa em trai, Liên thay mẹ chăm sóc, cô quạt cho em ngủ, vuốt ve mái tóc của em và ngồi ko động đây hình như vì sợ em mình tỉnh giấc. Với mẹ con chị tí, Liên cởi mở, chân tình. Với bà cụ Thi hơi điên - một ng jà tàn tật, Liên hơni sợ nh vẫn đối xử bằng tấm lòg thơm thảo. Và đặc biệt cô gái ấy còn thấy xót xa khi nhìn nh đứa trẻ nhặt rác, nhặt thanh tre thanh nứa kiếm sống - hay nhặt nhạnh nh mảnh đời rơi vãi của mình.
Đọc truyện này, hơn 1 ng đa từng đặt câu hỏi: “Ai làd ng khổ nhát? Có ng cho bác Xẩm, có ng bảo chị Tí, có ng nói cụ Thi. Ý kiến nào cũng có cái lí riêng của mình. Nhưng ta cũng dừng quê, chỉ có Liên là từng sống ở thị thành vui nhộn, bjk thế nnào là đô thị phồn hoa. Vậy mà jờ đây tối tăm, mịt mùng, lại là một tâm hồn đa cảm vậy thỳ cũng chẳng vui sường j, nếu như ko muốn nói là khổ nhất. chỉ có điều, dù có thế, Liên vẫn sống bằng tinh thân dân tộc yêu thương moi ng, quan tâm hết thảy - dù đó chỉ lặ quan tâm bằng lời nói. tấm lòng của liên chính là một điểm sáng lung linh và tiêu biểu cho phố huyện. Nó chứng tỏ Tl rất tin ở con ng: dẫu c/s có đen ngòm thỳ con ng ta vẫn ko mất đy nh cái j thuộcvề nhân bản. ng ta còn gọi đấy là chất thơ tr tâm hồn.
HĐT - như mọi ng đã bjk - nó có cách dẫn truyện khá độc đáo: truyện phát triển trong kg tĩnh( phố huyện) nh lại tr tg động( hoàng hôn-> đêm -> đêm khuya). cảnh phố huyện vì thế mõi lúc một tối hơn, tàn lụi hơn. cứ tưởng rằng nó sẽ hết sức nặng nề khi kết thúc truyện nh thật bất ngờ, cuối tp có một chi tiết ấy là chị em liên đưọi tàu. đợi tàu ko pải để bán hàng mà để ngắm 1 tg tươi vui khác đy qua, một tg khác hẳn vơi kg nơi phố huyện. ặmt khác, liên đợi tàu đẻ sống lại nh kỉ niệm đẹp vè HN cũng đẻ nhắc nhở bản thân mình : rằng ở một nơi ko xa nơi này vẫn còn một tg tươi vui, tràn đầy am thanh và a/s... và con ng có quyền hi vọng. cũng như liên đang hi vọng 1 sự đổi đơì. Và đó là một nét đẹp nữa tr tâm hòn khiến liên trở thành một cô bé ko chỉ đáng yêu mà còn đáng phục nữa.
HĐT là mổttuyện ngắn trữ tình và nv Liên cũng mang dáng vẻ của 1 nv trữ tình. ở cô ta ko nhận thấy ngoại hìnhm hành động hay 1 tính cách rõ nét... ở cô ta chỉ thấy nh suy tư, nhất là nh rung động tr tâm hồn, có caá j tương đồng với các NVTT tr thơ ca. hay nói khác đy, lien như một sự hoá thân của nhà văn vậy. tuy nhiên cũng pải noi thêm là liên ko mờ nhạt. trái lại cô vẫn luôn dáng nhớ bởi sự rung động tinh tế và một niềm hy vọng khon nguôi

c/ kết bài:
Nhà thơ Thế Lữ có lần nhận xét:
“sự thực của tâm hồn mà TL diễn tr lời văn thỳ nhiều hình nhiều vẻ nh bjờ cũng đằm thắm, nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu TL theo một chủ ý nào tr công việc viết văn cảu anh thỳ chủ ý ấy diến ra, gợi lên nièm thương xót”. Vâng. quả thực liên đc TL víêt từ trái tim đầy lòng trắc ẩn. chỉ có điều nếu ngẫm kĩ ta thấy liên ko chỉ khiến ta xót thương mà hình như còn khién ta thức tỉnh. Nói như ns trịnh công sơn thỳ ấy là lời khuyên: “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”.
[/I]


bài nỳ tớ vjk sơ sài, ko rõ lắm===> up pàkon coi bài cảu thày jáo tớ vjk nè, đọc đy, miễn chê lun
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

VI ) : Lòng thương cảm sâu xa của Thạch Lam ... ! .​

1 :
Dựng lại bức tranh phố huyện nghèo với những chi tiết chân thực về thời gian , ko gian và cuộc sống con ng như thế , ngòi bút TLam đậm chất hiện thực , ko thua kém bất cứ cây bút nào của dòng hiện thực phê phán cùng thời . Cùng với yếu tố hiện thực , văn TLam thấm thía chất trữ tình lãng mạn . Tất cả các chi tiết sự việc , tâm trạng nhân vật trong bức tranh phố huyện đều đc cảm nhận bằng tấm lòng chia sẻ cảm thông của nhân vật Liên , 1 mảnh hồn của nhà văn hoá thân vào rất tự nhiên tinh tế . Đây là hình ảnh thu nhỏ của biết bao làng quê , thị trấn , phố huyện trên đất nước Việt Nam thời kì thực dân Pháp đô hộ . Viết về cảnh đời , kiếp ng tàn tạ đói nghèo như thế , TLam biểu hiện một nỗi xót thương thấm thía . Ông ko chỉ chia sẻ nh đau khổ của con ng , nhất là những tầng lớp dưới đáy xã hội , mà còn đồng tình với họ , hi vọng , đợi chờ 1 ngày mai tươi sáng hơn đến với cuộc đời của họ.
2 :
Mượn cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Liên , tác giả bộc lộ sự trìu mến đối với cảnh vật và lòng thương cảm của mình đối với những kiếp ng bình thường , nhỏ bé . Quanh quẩn với miếng cơm , manh áo , lo vật lộn với cái nghèo đói hằng ngày , họ lặng lẽ chấp nhận 1 cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạt , ko niềm vui , ko mơ ước cao xa . Cặp mắt nhìn đời trong trẻo , tâm hồn ngây thơ và những ước muốn đơn sơ của 2 đứa trẻ chính là điểm sáng trong truyện , cho thấy sự nâng niu , trân trọng của nhà văn đối với những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc đời bình dị ...!
3 :
Bằng 1 truyện ngắn trữ tình cốt truyện đơn giản , Thạch Lam đã thể hiện 1 cách nhẹ nhàng mà thấm thía nỗi niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực , quẩn quanh , tăm tối , không lối thoát ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng 8 . Đồng thời , nhà văn cũng thể hiện sự trân trọng với ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ ... !
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

VII ) : Nghệ thuật truyện ngắn " Hai đứa trẻ " ... ! .​

1 :
Tạo dựng đc 1 ko gian trữ tình mang hồn quê Việt . Thạch Lam là nhà văn rất tài nắm bắt cái hồn của cảnh vật . Cái phố huyện nghèo trong thời khắc chiều tàn đêm xuống ở truyện Hai đứa trẻ là một không gian mang những nét đặc trưng của phố quê VN thời ấy : Từ tiếng trống thu không buồn bã , ánh hoàng hôn in bóng tre làng trên nền trời , tiếng ếch nhái kêu ram ngoài đồng ruộng ... đến cái mùi âm ẩm riêng của đất , của quê hương này , vòm trời với hàng ngàn những vì sao ganh nhau lấp lánh , những con đom đóm bay là là trên mặt đất ... rồi con đường thăm thẳm ra sông , các ngõ vào làng , ánh đèn thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa ... Tất cả những hình ảnh nên thơ ấy xuất phát từ 1 cái nhìn vô cùng trìu mến , thiết tha đối với làng quê Việt , làm cho cảnh vật như cũng có tâm hồn . Cái hiện thực nghèo nàn trên 1 vùng quê với cái thơ mộng bao bọc lấy cảnh vật trong bức tranh phố huyện là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và trữ tình của TLam .
2 :
Diễn tả thành công trạng thái tâm hồn của nhân vật với nh cảm xúc mơ hồ tinh tế . Tác giả dường như hoá thân vào nhân vật Liên , cảm nhận được rất nhẹ nhàng những tác động của cảnh vật vào tâm trạng : " Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị " , " Liên cảm thấy lòng buồn man mác " . Nhà văn giúp ng đọc hình dung 1 vũ trụ thăm thẳm bao la đầy bí mật và xa lạ đối với tâm hồn thơ ngây của đứa trẻ , phút mơ mộng của Liên khi nhìn trời sao qua kẽ lá bàng , nghe hoa bàng rụng xuống vai với nh cảm giác mơ hồ ko hiểu . Tâm hồn yên tĩnh ấy vẫn thường ngóng đợi và náo nức hẳn lên vì chuyến tàu qua , để rồi lại lặng theo mơ tưởng . Những mong ước xa xôi và cảm nhận mơ hồ của nhân vật đã đc gợi tả rất tài tình trong câu văn : " Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi ko biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ đủ chiếu sáng trên 1 vùng đất nhỏ " !
3 :
Giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà thấm thía , trong sáng , mềm mại , uyển chuyển , vừa miêu tả chính xác sự vật , vừa có khả năng bộc lộ cái tôi của tác giả _ Một cái tôi nhân hậu , đầy lòng bao dung , biết nâng niu , trân trọng những nét đẹp bình dị , đơn sơ của cuộc sống con người .
4 :
Lời văn ngân nga như có nhạc điệu bên trong : Chiều , chiều rồi . Một buổi chiều êm ả như ru ... Trời đã bắt đầu đêm , 1 đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát
5 :
Thiên truyện tuy mang âm điệu trầm buồn nhưng tình cảm ngây thơ cùng sự trong sáng , sự bay bổng của niềm mong ước xa xôi trong tâm hồn nhân vật lại tạo 1 dư ba trong trẻo và tươi sáng .
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

VIII ) : Phố huyện trong " Hai đứa trẻ của Thạch Lam " ... !​

*
Phố huyện nơi đây , trong tác phẩm này , là 1 phố huyện có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng , nơi tuổi thơ mà nhà văn Thạch Lam từng một thời đã sống , gắn bó với những ng thân trong gđ , trong dòng họ và trong cộng đồng làng phố của ông , nghĩa là 1 hình ảnh mang vốn sống riêng tư . Chuyện nhà văn kể với ta cũng ko phải chuyện gì đặc biệt , chỉ là nh sinh hoạt thường ngày về 1 chiều , 1 đêm nơi ấy : Hai đứa trẻ , 1 chị , 1 em , theo lời mẹ dặn trông coi 1 gian hàng tập hoá nhỏ xíu , lời lãi chẳng bao nhiêu nhưng ngày nào cũng ngồi chờ chuyến tàu đêm khởi hành từ HN đi qua rồi mới đóng cửa hàng về ngủ . Trong lúc chờ tàu , 2 chị em cô bé ngắm nhìn , lắng nghe quang cảnh , nhịp điệu phố huyện diễn ra trước mắt từ lúc hoàng hôn cho đến tận đêm khuya . Chuyện chỉ có thế . Mà sao ai đọc cũng thấy lòng mình xao xuyến bâng khuâng , cảm thấy tâm hồn mình thực sự lay động và ngỡ như những dòng chữ của nhà văn Thạch Lam đã quyến rũ , mê hoặc ... !
*
Sự rung động của tác phẩm truyện ngắn " Hai đứa trẻ " chủ yếu xuất phát từ bức tranh phố huyện , từ chính sự rung động rất chân thực của tâm hồn nhà văn , hay từ cách viết rất giản dị , trong sáng mà giàu sức ẩn dụ , khơi gợi ? Từ cả hai , và từ sự kết hợp nhuần nhị , tự nhiên giữa các yếu tố này ... ! .
*
Những rung động sâu xa tinh tế trong tâm hồn 2 đứa trẻ , cũng chính là nh rung động rất đỗi chân thực của nhà văn , Thạch Lam có tâm hồn nhạy cảm đến độ có thể lắng nghe đc từng rung động khẽ như cánh bướm non trong lòng nhân vật , có thể cảm nhân đc sắc điệu của ánh trăng .
*
Thạch Lam lắng nghe , ngắm nhìn phố huyện , cảm nhận rõ rệt đến từng chi tiết và ghi lại đc tất cả : Tiếng trống thu ko đang gọi buổi chiều , cảm giác êm như ru của chiều quê , cảm giác êm như nhung của đêm hè phố huyện , bước đi chầm chậm của thời gian , con đg làng với độ lấp lánh của cát hay độ mấp mô của của đá khi có cả ánh sáng lẫn bóng tối soi vào , cái náo nức trong chốc lát của phố huyện khi có chuyến tàu đêm đi qua , hay cái tĩnh mịch của phố xá khi mọi hoạt động ban ngày tạm lắng xuống và chìm vào bóng đêm , ẩn khuất sau giấc ngủ miên man , đắm chìm trong ko gian mêng mông yên lặng ... ! Tất cả như đều lắng đọng vào trang văn , thấm đượm hơi thở trong từng câu chữ . Hơn cả như thế , Thạch Lam còn lắng nghe và ghi lại rất thực những cảm giác mơ hồ , mong manh nhất của tâm hồn những đứa trẻ trước bấy nhiêu sự vang động trong từng bước đi của thời gian ... !
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Bức tranh phố huyện là bức tranh đc dệt nên bằng cảm giác . Nhưng phải nói thêm rằng , cảm giác ấy là nh gì đã 1 thời từng đc trải nghiệm , cảm giác ấy gắn liền với nh kí ức tuổi thơ ! Ở đó , có Phố huyện Cẩm Giàng , nơi chị em Thạch Lam gần như là nh nguyên mẫu cho Phố huỵện và chị em Liên trong truyện ngắn này . Bởi vậy , sức lay động tâm hồn ng đọc ở đây , cũng có thể ví như sức lay động của nh kí ức cảm động kết tinh từ tuổi thơ của nhà văn TLam ! Trong những dòng kí ức ấy , tất nhiên , ko thể ko chú ý đặc biệt đến hình ảnh đoàn tàu và vẻ hoa lệ của HN băm sáu phố phường .
Nếu như tuổi thơ Thạch Lam đã có ko biết bao nhiêu đêm ngắm nhìn đoàn tàu đi qua ga xép, thì cũng đã có ko biết bao nhiêu đêm từ ga xép ấy, ông mơ về HN phồn hoa. Nhà văn thấy lòng mình đam mê, khao khát ánh sáng, niềm vui, cùng cuộc sống tốt đẹp của mình mà hiểu và nói thay cho những đứa trẻ. Cái thế giới khác. Cái thế giới mà chị em Liên hằng đêm mơ tưởng tất nhiên là thế giới tưởng tượng nhưng nó được lấy nguyên mẫu từ HN hay chính xác hơn là từ kí ức, từ ấn tượng tuổi thơ của Thạch Lam khi nhớ về HN.
Phải chăng đó là lí do khiến nhà văn để cho nhân vật Liên trong truyện nhiều lần nhớ, nhiều lần nghĩ, nhiều lần mơ về HN xa xôi. Từ mùi phở thơm của bác Siêu, Liên náo nức trong lòng nhớ về 1 vùng sáng rực và lấp lánh, HN nhiều đèn quá! Từ hình ảnh đoàn tàu, Liên lại lặng theo mơ tưởng, HN xa xăm, HN sáng rực vui vẻ và huyên náo...!
Bức tranh phố huyện là bức tranh đc dệt nên bằng cảm giác . Cái cảm giác ấy rất tương phản về ánh sáng và bóng tối . Ở 1 cấp độ khác , cũng có thể nói , nó đc dệt nên bởi nh cảm giác tương phản gay gắt về thế giới phố huỵện và thế giới khác . Hiện thân đầy đủ cho cuộc sống nơi phố huyện là thứ ánh sáng leo lét chỉ đủ chiếu sáng cho 1 vùng đất nhỏ . Hiện thân cho cuộc sống tươi vui , tốt đẹp là hình ảnh chuyến tàu đêm chở bao ánh sáng và niềm vui náo động từ Hà Nội phồn hoa đem về ! Niềm vui đến , niềm vui đi , chốc lát . Lại càng buồn nhớ , khát khao ... !
Ko hẹn mà gặp , TLam viết truyện ngắn Hai đứa trẻ vào cái thời mà trước sau ko lâu Xuân Diệu viết Toả nhị Kiều , Vội vàng , Giục giã . Nam cao viết Đời thừa , sống mòn .
Vào cái thời ấy , chẳng hay khi tỉ mẩn " ngắt câu bằng màu , chấm câu bằng nốt nhạc , chuyển đoạn bằng hình ảnh " , dệt nên bức tranh phố huyện bằng cảm giác của tâm hồn trẻ thơ như vậy , TLam có nhớ đến hay ko , mấy dòng thơ sau trong bài Giục giã của thi sĩ Xuân Diệu :
Thà 1 phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm ... ?​
 
C

conu

Đa phần các bài viết trong này của các em đều rất đủ ý, được phân chia các nội dung cơ bản rất khoa học, rất dễ theo dõi và ôn tập hiệu quả.
Chúng ta tạm gác lại "Hai đứa trẻ" và sang 1 tác phảm khác quan trọng, chúng ta đã qua 2 tác phẩm Văn xuôi và nên tìm 1 tác phẩm thơ, cùng post các câu hỏi để cho các mem cùng vào thảo luận. Nếu có 1 số câu hỏi nhỏ, câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập càng tốt.
2 mem pikgerm và nhomotmuahoathachthao_tranhhoaiduong đã rất tích cực, việc viết bài nhiều sẽ giúp các em luyện lập dàn ý, khắc sâu thêm kiến thức, và khi ôn thi sẽ rất nhẹ nhàng. Chúc mừng các em. ;)
Anh nghĩ topic ta nên trao đổi và mang tính tương tác cao hơn bằng cách post câu hỏi, và các mem sẽ cùng trả lời, bổ sung ý kiến cho nhau.
 
P

pinkgerm

Anh nghĩ topic ta nên trao đổi và mang tính tương tác cao hơn bằng cách post câu hỏi, và các mem sẽ cùng trả lời, bổ sung ý kiến cho nhau.

em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh conu, em cũng đang có ý định như anh vừa nói: đặt câu hỏi có tính trao đổi thảo ly\uận, định bjờ ol ol sẽ đề cập với mọi ng nh anh nói rùi, hj hj:|:|:|

2 mem pikgerm và nhomotmuahoathachthao_tranhhoaiduong đã rất tích cực, việc viết bài nhiều sẽ giúp các em luyện lập dàn ý, khắc sâu thêm kiến thức, và khi ôn thi sẽ rất nhẹ nhàng. Chúc mừng các em. ;)
cảm ơn anh conu, bọn em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa!!!!!!!!;););)

bjờ chuyển sang một tác phẩm thơ,2 tp văn hc trước Gem đã chọn để cùng thảo luận:),
lần này Gem nhường mọi ng chọn tác phẩm và nêu câu hỏi trước. ok!!!
 
C

cpanda...n0_1

CHí phèo
1)Bộ mặt giai cấp thống trị làng Vũ Đại
*)Bộ mặt giai cấp thống trị
-Đàn cá tranh mồi:cả làng chỉ có hơn 2 nghìn người mà giai cấp thống trị có đến 5 bè,7 mối,họ chia thành các phe cánh,mỗi phe cánh vây quanh 1 người và có cả 1 hệ thống chân rết vây quanh 1 người để củng cố địa vị,mỗi phe cánh đều có thế mạnh riêng(cánh ông Bá Kiến,cánh ông TƯ Đạm..)
-Bằng bấy nhiêu cánh đu lại,áp bức bóc lột người dân lao động.
-NAM CAO cũng nhìn rõ bản chất giai cấp thống trị.
+Bên ngoài cấu kết với nhau để bóc lột nd
+Bên trong chúng tìm cách hẵm hại nhau mong cho nhau lụi bại để tranh giành quyền lực
=>giai cấp thống trị của làng Vũ Đại đại diện cho nông thôn VN,cách mạng tháng 8,giai cấp thống trị suy tàn,thối nát,nd điêu đứng,cực khổ.
a)Nhân vật BÁ KIẾN
+Sự mưu mô,quỷ quyệt khéo léo che đậy bản chất của mình
-Bề ngoài:sang,điềm đạm,ngọt nhạt,=>ra điều người tốt,nhân từ
-Bên trong:nham hiểm,có đặc tài "mẹo dùng người và trị người",mềm nắn-rắn buông.
=>trị hok lợi thì dùng
*)trị:hiền lành,có của ăn của để,có vợ đẹp con đàn,dễ xoay.
*)dùng:đầu bò,tứ cố vô thân
_trị những thằng đầu bò
_củng cố địa vị của mình
_kiếm tiền
=>bản chất BK chỉ đc bộc lộ khi ông ta độc thoại với chính mình.
-NC đã c/m trong t/p những nạn nhân của BK như:ĐINH TƯỚC,NĂM THỌ và đặc biệt là CHÍ PHÈO.
2)nhân vật CHÍ PHÈO:
+)Xuất hiện 1 cách hết sức ấn tượng:say-chửi
-Chửi trời:trời h0k của riêng nhà nào
-Chửi đới:là tất cả
-Chửi cả làng VŨ ĐẠI:trừ mình ra
-Chửi đứa h0k dám chửi nhau:h0k ai lên tiếng
-Chửi người đẻ ra hằn:h0k ai biết
=>thoạt nghe,ta sẽ nghĩ lời chửi có vẻ điên khùng,nhưng nó lại bộc lộ 1 khao khát đc giao tiếp với mọi người.
-Nguồn gốc:bỏ rơi ở cái lò gạch cũ,nguồn gốc h0k cha,h0k mẹ h0k fai là nguyên nhân để Chí trở thành lưu manh.
-Năm 20t ,làm canh điền cho nhà BK,Chí là 1 chàng trai hiền lành,thật thà,bị bà Ba gọi lên bóp chân,Chí thấy nhục hơn là thích,Chí bị BK ghen đẩy đi tù,môi trường nhà tù 7,8 năm cùng với tội ác của Bk=>Chí trở thành 1 tên lưu manh
+Sau khi đi tù về:
-ngoại hình:đầu cạo trọc lốc,răng trắng hớn,mặt đen,cơng cơng,mắt gườm guòm,phanh ngực lộ rõ nét chạm trổ rồng phượng,tướng cầm chuỳ
=>du côn dữ tợn
+Cung cách sh:uống rượu ăn thịt chó từ sáng đến chiều
+Hoạt động:mua chịu,đốt nhà,chỉ tay vào mặt mắng
+Xưng hô:mày,ông


sẽ poss tiếp :D
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

ohhhhhhhhhhhhhh, mnình post nốt dàn ý bài Phân tích Giá trị nhân đạo cảu tác phẩm pàkon tham khảo nha:


a/ Mở bài:
giới thiệu về tác gỉa Thạch Lam là một nhà văn nhân đạo, tác phẩm HĐT là tp thể hiên rõ tư tưởng nhân đạo

b/ thân bài:
Tp phản ánh nỗi khổ của nh ng dân nơi phố huyện với thái độ đầy thương cảm. ( phố huyện với con ng tàn tạ, âm thanh tàn tạ, cảnh chợ phiên mà cũng tàn tạ... và dằng sau nh thân phận đau khổ, tàn tạ ấy là cụ thừa, cụ lục là nh hội tổ tôm chơi bời => nh con ng ấy cũng ján tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống ng dân nơi phố huyện..........)
TL đã phát hiện ra vẻ dẹp và chất thơ của con ng. đó là vẻ đẹp của ng dân fố huyện, là tấm lòng vị tha, nhân hậu,....( thể hiện ở hình ảnh liên rót rượu cho abf cụ thi hơi điên, là cảnh chị tí đối thoại với chị em liên,...) ===> họ âm thầm tựa lưng vào bóng tối, cùng vượt qua khó khăn. họ khổ lắm nhưng họ vẫn sống với nhau bằng tình người - chất thơ
TL muốn làm cái j đó để thay đổi cuộc sống của người dân nơi phố huyện( biểu hiện ở chi tiết đợi tàu mặc dù ko làm thay đổi hẳn c/s của ng dân nh ông đã lay động đc nh tâm hồn đang lụi tắt --> cho họ ước mơ dù là nhỏ bé để hi vọngk về c/s ngày mai sáng tươi.
sức hấp dẫn của tác phẩm đc thể hiện ở giọng văn, hình ảnh, lối nói tâm tình,... ccủa nhà văn đối với đời sống mà ko cần nh tình huống hay cốt truyện lì kì,....

c/ kết bài:
khẳng định sự thành công cảu thạch lam tr việc sử dụng giá trị nhân đạo.///

==> đây là dàn ý đơn jản, bạn nào rảnh vjk bài up lên cho mọi ng tham khảo zới nh************aaaaaaa


và một vài nét cơ bản về nghệ thuật:
+/ truyện ko có cốt truyện mà chủ yếu là những dòng tâm trạng của liên về phó huyện lúc chiều tối và đêm khuya
+/yêu tố hiên thực(ở bức tranh đời sóng) và lãng mạn(ở tấm lòng và vẻ đẹp con ng, ở niềm hi vọng về 1 tương lai tốt đẹp)
+/ giọng điệu nhẹ nhàng thấm thía
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Trắc nghiệm !

Mình đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm , các bạn vào trả lời và thảo luận nhiệt tình nha !

Câu 1 : Sức hấp dẫn của truyện TLam chủ yếu toát ra từ đâu :
A : Tình huống , sự kiện
B : Tính cách , số phận nhân vật
C : Các xung đột
D : Thế giới nội tâm nhân vật
Câu 2 : Đây là thể loại thường có dung lượng nhỏ . Nhà văn chỉ cắt lấy 1 nhát , " cưa lấy 1 khúc " , chọn lấy 1 khoảnh khắc đời sống để dựng nên tác phẩm của mình .
Đoạn văn trên nói về đặc điểm của thể loại văn học nào ?
A : Phóng sự
B : Tự truyện
C : Bút kí
D : Truyện ngắn
Câu 3 : Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có nhiều hình ảnh tương phản . Sự tương phản gây ấn tượng nhất về tình trạng sống mòn mỏi , le lói của con ng nơi phố huyện ?
A : Ánh sáng của đoàn tàu và ánh s ngọn đèn con chị Tí
B : Thế giới phố huyện và 1 chút thế giới khác
C : Ánh s và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyện
D : Hình ảnh vũ trục bao la và hình ảnh những con ng bé nhỏ
Câu 4 : Không khí phố huyện lúc chiều buông qua ngòi bút gợi tả của TLam đc bắt đầu bằng loại chi tiết nào ?
A : Âm thanh
B : Ánh sáng
C : Màu sắc
D : Đường nét
Câu 5 : Đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ : " Tiếng trống thu ko trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng 1 vang ra để gọi buổi chiều . Phương tây đỏ rực như lửa cháy và nh đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn . Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời " đã tạo đc hiệu quả gì rõ nhẩt trong việc mở ra bức tranh tâm trạng nhân vật ?
A : Nhịp điệu chiều hôm vang ngân trong lòng nhân vật Liên
B : Ánh sáng , màu sắc chiều hôm lấp lánh trong tâm hồn Liên
C : Đường nét , hình khối chiều hôm chập chờn trong tâm hồn Liên
D : Hình ảnh , ko gian chiều hôm ám ảnh trong tâm hồn Liên
Câu 6 : Từ gọi trong " gọi buổi chiều " chủ yếu mang sắc thái ý nghĩa gì ?
A : Mời
B : Nhắc
C : Giục
D : Đón
Câu 7 : Trong truyện ngắn 2 đứa trẻ , ấn tượng khác biệt nhất giữa tiếng trống thu ko và tiếng trống cầm canh là gì :
A : Thu ko : 1 lần / cầm canh : Nhiều lần
B : Thu ko : báo ngày sang đếm / cầm canh : báo giờ sang giờ
C : Thu ko : 1 hồi dài / cầm canh : 1 tiếng ngắn
D : Thu ko : ngân nga êm ái / cầm canh : cụt , ngắn , khô khan
Câu 8 : Các chi tiết : mặt trời đỏ rực ... ánh hồng như hòn than sắp tàn , cái chõng sắp gãy , phiên chợ vãn từ lâu ... Đặt cạnh nhau trong cảnh chiều buông nhằm tô đậm không khí , ấn tượng về :
A : 1 cái gì sa sút lụi tàn
B : 1 cái gì đã hết
C : 1 cái gì nghèo nàn
D : 1 cái gì đang mất đi
Câu 9 : 1 mùi âm ẩm bốc lên , hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá , khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất của quê hương này .
Những từ ngữ này có tác dụng bộc lộ cảm giác , cảm tưởng của nhân vật trực tiếp và rõ nhất là những từ ngữ nào :
A : quen thuộc , tưởng là
B : Mùi riêng , này , lẫn
C: quen thuộc quá , tưởng là , này
D : quá , tưởng , khiến , này
Câu 10 : Trong đoạn văn tả đoàn tàu đêm đi qua phố huyện , nếu tất cả các câu văn có chủ ngữ là Liên đc thay thế bằng chủ ngữ là 2 chị em thì đoạn văn sẽ mất đi điều gì :
A : Sự khớp đúng giữa chủ thể và hành động đc miêu tả
B : Tính hợp lí của hành động , cử chỉ đc miêu tả
C : Tính cá thể hoá về cảm giác , tâm trạng cần đc miêu tả
D : Tính chân xác của chi tiết nghệ thuật
Câu 11 : Trước lời nhận xét của An : " Tàu hôm nay ko đông chị nhỉ " . Vì sao Liên cầm tay em ko đáp ?
A : Vì Liên ko đồng tình với nhận xét của em
B : Vì Liên ko muốn mất đi 1 hình ảnh đẹp trong lòng mình
C : Vì Liên đang mải miết với những suy nghĩ mơ tưởng riêng
D : Vì Liên muốn đc yên tĩnh để ngắm nhìn , cảm nhận đoàn tàu
Câu 12 : Hình ảnh đoàn tàu đc miêu tả , cảm nhận qua con mắt , tâm hồn của ai ?
A : Tác giả
B : Người dân phố huyện
C : Chị em Liên
D : Ng kể chuyện
Câu 13 : Lời thoại trực tiếp của nhân vật trong truyện ngắn có đặc điểm gì nổi bật nhất ?
A : Nhiều hàm ý
B : Giàu kịch tính
C : Giàu biểu tượng
D : Ít thông tin , nhiều biểu cảm
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Mình sẽ đưa tiếp lên 1 số câu trắc nghiệm liên quan đến truyện ngắn " Hai đứa trẻ " !​

Câu 15 : Truyện ngắn 2 đứa trẻ chủ yếu ko làm tái hiện , gợi tả bức tranh nào :
A : Bức tranh quê hương giàu chất thơ
B : Bức tranh ngoại cảnh và tâm hồn dệt bằng cảm giác
C : Bức tranh hiện thực về cuộc sống dân nghèo nơi phố huyện
D : Bức tranh hoà phối tự nhiên về sắc độ ánh sáng và bóng tối
Câu 16 : Câu nói của An , sau khi ngắm nhìn đoàn tàu : " Tàu hôm nay ko đông chị nhỉ " , chủ yếu nhằm mục đích gì ?
A : Phát biều 1 cảm tưởng tức thời
B : Đưa ra 1 câu nhận xét bâng quơ
C : Đưa ra 1 câu hỏi , chờ đc trả lời
D : Đưa ra 1 thông báo , phủ định
Câu 17 : Cảnh nào sau đây ko có trong truyện khi nói về phố huyện :
A : Bình minh
B : Trong đêm
C : Hoàng hôn
D : Về khuya
Câu 18 : Vì sao 2 chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu đi qua ? Để thể hiện tâm trạng ấy , TLam muốn nói gì với ng đọc ? Dòng nào sau đây chưa chuẩn xác ?
A : Chị em Liên và An cố thức để đc nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm 1 ít hàng
B : Hai chị em cố thức để đc nhìn chuyến tàu đi qua là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng , buồn chán , bế tắc mà chúng đang sống .Chuyến tàu đêm là 1 hình ảnh cụ thể của 1 thế giới khác , 1 cái gì tươi sáng mà Liên và An chờ đợi .
C : Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp ng nhỏ bé , vô danh trong xã hội , đồng thời ông muốn thức tỉnh con ng , hướng họ tới 1 cuộc sống tươi đẹp hơn , ý nghĩa hơn .
Câu 19 : Nét đặc sắc trong truyện 2 đứa trẻ về mặt nội dung là :
A : Miêu tả chân thực cuộc sống ở 1 phố thị nhỏ
B : Có sự hoà quyện giữa 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình
C : Bộc lộ đc nội tâm nhân vật
D : Khắc hoạ đc sự nghèo khó của ng dân phố thị , đồng thời thể hiện niềm thương cảm của tác giả
Câu 20 : Giá trị nhân đạo của truyện ngắn là :
A : Thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp ng sống cơ cực , quẩn quanh tăm tối. Đồng thời biểu lộ sự trân trọng đối với ước muốn đổi đời tuy còn mơ hồ của họ
B : Đề cao ước mơ tuổi thơ , đề cao quyền sống của con ng và những ng bất hạnh
C : Phê phán hiện thực XH phong kiến , lên án sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với nhân dân
D : Thể hiện sự thông cảm đối với nh ng có hoàn cảnh khó khăn , đồng thời phác hoạ cho họ 1 tương lai tươi sáng
Câu 21 : Câu văn dưới đây nói lên ước mơ đổi đời thoát khỏi cảnh tăm tối ở phố huyện nghèo của nhân vật Liên :
A : Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc , sát mặt đất như ma trơi . Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại , trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi
B : Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua , các toa đèn sáng trưng , chiếu ánh sáng cả xuống đường
C : Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối , để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt . 2 chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng , xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre
D : Liên lặng theo mơ tưởng . Hà Nội xa xăm , HN sáng rực , vui vẻ và huyên náo . Con tàu như đem 1 thế giớ khác đi qua .
 
P

pinkgerm

trong nhà trường phổ thông (THCS và THPT) chúng ta đc tìm hiểu 4 tp văn xuôi lãng mạn :
+/Một thứ quà của lúa non : Cốm (văn 7)và tôi đi học( văn 8)
+/ 2 tp CNTT &HĐT( văn 11)
hai tp hc ở THPT có tr chương trình thi đh - cđ bọn mình đã tìm hiểu trên. qua tìm hiểu ta đc biết rằmg: Đó là 2 tác phẩm văn xuôi lãng mạn gđ 32 - 45. vậy mình sẽ đy tìm hiểu một chút về bản chất của nó, về chủ nghĩa lãng mạn, về văn xuôi lãng mạn việt nam,.... và chất lãng mạn đc rthể hiện trong hai tác phẩm trên???

=> mình cùng thảo luận xem HUấn Cao có phải là một nhân vật điển hình hay ko nha???( giải thjx )


__________________________
thảo luận nhiệt tình nèo cả nhà ơy......................
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là 1 truyện ngắn ko có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong lòng ng đọc nhiều suy nghĩ :​


Truyện ngắn của TLam có 1 phong cách riêng . Đó là nh truyện ngắn dường như ko có cốt truyện , hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong ng đọc nhiều suy nghĩ . Hai đứa trẻ là 1 trong nh truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách đó của TLam .
Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại truyện ko có truyện . Cốt truyện chỉ là cảnh chiều tối ở phố huyện nghèo nàn , tăm tối với tiếng trống thu ko , cảnh chợ chiều hiu hắt , 1 chõng hàng nước , 1 gánh hàng phở , 1 gđ bác Xẩm ê a , 1 bà già điên uống rượu cười sằng sặc và 2 chị em cô hàng xén , Liên và An cố thức đợi tàu đi qua ... Chỉ có vậy thôi , chẳng tình huống gây cấn éo le , chẳng mâu thuẫn xung đột .
Nhưng truyện lại hấp dẫn và gợi lên trong ng đọc nhiều suy nghĩ !
Truyện là 1 bài thơ trữ tình đầy xót thương , trong đó số phận nh con ng nhỏ bé vô danh đã đc tác g kể lại bằng 1 giọng kể cảm động và vẽ lên bằng nh nét vẽ đời thường mà khắc sâu . Một vầng sáng con con trên chõng hàng nước chị Tí , 1 ánh lửa hắt ra từ thùng phở bác Siêu , cảnh gđ bác Xẩm ngủ gục trên mảnh chiếu rách ... và nhất là tâm trạng náo nức đợi tàu của 2 đứa trẻ .
Truyện tâm tình với NT xoáy sâu vào tình cảm ng đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ , tâm tình , thủ thỉ , điềm tĩnh , lắng sâu , nhiều dư vị , dư vang , bằng 1 hình tượng NT độc đáo , có sức lay động và ám ảnh sâu sắc . Cái bóng tối bao phủ kín mít phố huyện đã đc nhà văn đặc tả rất kĩ càng , tỉ mỉ gây ấn tượng mạnh mẽ . Hai đứa trẻ đã mang đến cho ng đọc nh rung động sâu xa từ tấm lòng nhân đạo của TLam đối với nh kiếp ng nghèo khổ , tội nghiệp trong cảnh đời cũ trước cách mạng tháng 8 . Đó chính là sức hấp dẫn của truyện . Nhưng cũng cần phải nói thêm , có loại chỉ hấp dẫn nhất thời , nhưng có loại lại làm ta nhớ mãi . Với Hai đứa trẻ của TLam thuộc vào loại hấp dẫn thứ 2 ! Vì truyện gợi ra trong lòng ng đọc nhiều suy nghĩ ... !
Trước hết đó là số phận nh con ng sống âm thầm , lay lắt , tàn lụi , héo úa , trong bóng tối của cuộc đời cũ . Họ là nh kiếp ng nhỏ bé vô danh , ko bao giờ đc biết đến ánh sáng và hạnh phúc . Cuộc sống của họ sẽ mãi bị chôn vùi trong sự tăm tối , sự buồn chán , trong cái đói nghèo , ở 1 nơi xa xôi , vắng lặng nào ! Ở thiên truyện này suy rộng ra , trên đất nước hình chữ S Việt Nam ta còn có biết bao những kiếp ng phải chìm đắm trong đêm dài nô lệ , trong cảnh đói nghèo , tù túng , quẩn quanh . Chúng ta đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của TLam đối với nh con ng bất hạnh ấy ... !
Sau nữa , qua hình ảnh 2 đứa trẻ truyện còn muốn nói lên 1 điều có ý nghĩa nhân văn và sâu sắc . Đâu phải chỉ là cuộc sống cơm áo gạo tiền , đâu phải là cuộc sống vì miếng cơm manh áo , vì vật chất , mà còn là cuộc sống chứa đựng bao tâm hồn , tinh thần , tình cảm của con ng đối với con ng . Cuộc sống ấy đơn điệu , tẻ nhạt , buồn chán , vô vị và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là 1 điều vô cùng đáng sợ , hãi hùng cho 2 đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ ! Qua tâm trạng của Liên , tác giả muốn lay tỉnh ở những tâm hồn đang uể oải , những ngọn lửa đang dần lụi tắt của lòng kháo khát đc sống 1 cuộc sống có ý nghĩa hơn , khát khao cháy bỏng đc thoát khỏi cảnh đời cơ cực , tăm tối , đói nghèo đang muốn bủa vây , chôn vùi , dập tắt họ . Truyện đánh thức trong lòng ng đọc những ước mơ , những khát vọng sống đẹp , ngay cả khi phải sống trong cảnh buồn chán , tẻ nhạt , vô vàn những nỗi đau .... !
Tuy ko có cốt truyện li kì , nhưng 2 đứa trẻ vẫn sống lâu bền trong lòng ng đọc bao thế hệ . Bởi truyện là 1 bài thơ trữ tình đầy xót thương , là tấm lòng nhân hậu cao cả của nhà văn Thạch Lam với nhiều những dư vị , dư âm vang vọng , ấm áp tình người, tình đời trong 1 xã hội chỉ biết chất chứa khổ đau , bất hạnh ... !
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

my ơy, phần câu hỏi trắc nghiệm ở trên hỏi - trả lời một đáp án đúng nhất hay được trả lời nhiều đáp án đúng??? nói rõ hơn chut đy!!!
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

my ơy, phần câu hỏi trắc nghiệm ở trên hỏi - trả lời một đáp án đúng nhất hay được trả lời nhiều đáp án đúng??? nói rõ hơn chut đy!!!

Ngọc à ! Nghe mình nói này ! Những câu hỏi trắc nghiệm ở trên mình đưa ra , Ngọc và mọi người chú ý là chỉ được chọn 1 phương án đúng nhất thôi nhé ! Bây giờ , Ngọc bắt tay vào khởi động làm vài câu giùm mình đi ! Rồi , sau đó , mình sẽ đưa đáp án lên cho mọi người cùng tham khảo và đối chiếu nhé !
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

hjxhjx, vjk thành bài hoàn chỉnh, vjk đoạn văn,... túm lại là vjk bài thỳ ngọc ko ngại. Nhưng làm trắc nghiệm, sao ngại thế,... nhưng vẫn thử, đúng thỳ pà kon vỗ tay + nhấn thank còn sai thỳ cũng vỗ tay đẻ khích lệ mình nha, hjxhjx

1- D
2-
3-A
4-A
5-A/D
6-B
7-ko rõ nữa
8-
9-A
10-
11-B
12-A/C
13-D
15-A
16-
17-A
18-A
19-B
20-A/D
21-D
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Chú ý !

hjxhjx, vjk thành bài hoàn chỉnh, vjk đoạn văn,... túm lại là vjk bài thỳ ngọc ko ngại. Nhưng làm trắc nghiệm, sao ngại thế,... nhưng vẫn thử, đúng thỳ pà kon vỗ tay + nhấn thank còn sai thỳ cũng vỗ tay đẻ khích lệ mình nha, hjxhjx

1- D
2-
3-A
4-A
5-A/D
6-B
7-ko rõ nữa
8-
9-A
10-
11-B
12-A/C
13-D
15-A
16-
17-A
18-A
19-B
20-A/D
21-D

Mình đã dặn đi dặn lại với Ngọc là chỉ được chọn 1 đáp án thôi mà ! Có tò mò kết quả ko vậy ! Đợi xem có ai ghé vào góp ý vài câu nữa ko , rồi mình nói đáp án nha ! Mấy câu trắc nghiệm này , mình cũng thử làm mà ko xem lời giải rồi , có cả đề của nhà xuất bản giáo dục và đề của các nhà xuất bản khác nữa , nhưng mình vẫn làm sai vài câu ! Để coi bạn làm sai mấy câu nhé !
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

trong nhà trường phổ thông (THCS và THPT) chúng ta đc tìm hiểu 4 tp văn xuôi lãng mạn :
+/Một thứ quà của lúa non : Cốm (văn 7)và tôi đi học( văn 8)
+/ 2 tp CNTT &HĐT( văn 11)
hai tp hc ở THPT có tr chương trình thi đh - cđ bọn mình đã tìm hiểu trên. qua tìm hiểu ta đc biết rằmg: Đó là 2 tác phẩm văn xuôi lãng mạn gđ 32 - 45. vậy mình sẽ đy tìm hiểu một chút về bản chất của nó, về chủ nghĩa lãng mạn, về văn xuôi lãng mạn việt nam,.... và chất lãng mạn đc rthể hiện trong hai tác phẩm trên???

=> mình cùng thảo luận xem HUấn Cao có phải là một nhân vật điển hình hay ko nha???( giải thjx )


__________________________
thảo luận nhiệt tình nèo cả nhà ơy......................


Theo mình , Huấn Cao chính là 1 nhân vật điển hình ! Điều này đã được chứng minh hết sức rõ ràng ở những đoạn văn phân tích , bình luận về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Ng Tuân !
Bổ sung : Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao , ta có thể dễ dàng hình dung ra hình ảnh của nhà thơ tài hoa : Cao Bá Quát .
*
Huấn Cao là ông họ Cao làm chức huấn đạo . Cao Bá Quát cũng có thời làm giáo thụ ở Quốc Oai , Hà Tây . Huấn đạo và giáo thụ đều là những chức quan nhỏ trông coi việc học ở địa phương.
*
Huấn Cao là 1 ng nổi tiếng với cái tài viết chữ rất nhanh , rất đẹp . Cao Bá Quát đương thời đc tôn là thần Siêu , thánh Quát và đc ca ngợi là ng viết chữ đẹp nhất thời bấy giờ .
*
Huấn Cao là ng đứng đầu bọn phản nghịch chống lại triều đình phong kiến , bị giải vào đề lao chờ ngày lĩnh án tử hình . Cáo Bá Quát là ng đã từng chịu cảnh tù tội gần 3 năm vì dùng muội đèn chữa bài thi cho những thí sinh đáng đỗ nhưng phạm huý . Sau này , ông tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn và đã hi sinh trong 1 trận đánh .
*
Cảnh Huấn Cao cho chữ trong tù và khuyên nhủ ngục quan ở cuối truyện khiến ng ta liên tưởng và nghĩ đến 1 câu thơ tương truyền của Cao Bá Quát : " Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai " ( Một đời ta chỉ biết cúi lạy hoa mai ) _ cúi đầu trước cái đẹp , cái thiên lương cao cả !
 
Last edited by a moderator:
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Tác phẩm 3 : Vội vàng _ Xuân Diệu​

A - Tác giả :

* Xuân Diệu (1916 - 1985 ) , tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu , quê nội ở Hà Tĩnh , quê ngoại ở Bình Định . Cha là 1 nhà nho .
* Theo lời Xuân Diệu , cả xứ Nghệ quê cha và xứ dừa quê mẹ đều có ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp văn chương của ông . Xuân Diệu đã thừa hưởng đức tính cần cù , kiên nhẫn trong lao động của ng xứ nghệ và hồn thơ của ông đc bồi đắp nên từ thiên nh thơ mộng vạn Gò Bồi .
* Sau khi đỗ tú tài , Xuân Diệu đi dạy học tư , làm viên chức ở Mĩ Tho rồi ra HN sống bằng nghề viết văn .
* Xuân Diệu có thơ đăng báo từ năm 1935 , 1936 và nổi tiếng từ năm 1937 như 1 nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới .
* Ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là 1 nhà văn chuyên nghiệp : Đại biểu quốc hội khoá I , II , III , viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật cộng hoà Dân chủ Đức .
* Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng 8 . Sau năm 1945 , cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và nền văn học cách mạng .Với gần 50 tác phẩm gồm thơ , văn , nghiên cứu phê bình , dịch thuật .
* Năm 1996 , ông đc Nhà nc trao tặng giải thưởng HCM về VH - NT .
* Xuân Diệu là 1 nhà thơ lớn của nền VH Việt Nam hiện đại , là 1 nhà văn hoá lớn . Ngay từ khi mới bước chân vào làng thơ , XD đã đc nhìn nhận là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới ( Hoài Thanh ) . Ông là nhà thơ của mùa Xuân , của tuổi trẻ và tình yêu với một hồn thơ khát khao giao cảm với đời ( Nguyễn Đăng Mạnh ) .
* XD luôn duy trì 1 nguồn cảm xúc tươi mới , 1 cặp mắt xanh non , để nhìn vạn vật nên dòng thơ của ông cho đến cuối cuộc đời vẫn ko hề vơi cạn .
Sự đam mê sáng tạo của ông như 1 cuộc chạy đua với thời gian , tìm đến sự bất tử trong văn chương ... !
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom