Xử lý sao cho đúng? (part 1)
Sửa lỗi sai không phải là một dạng dễ xử lý bởi độ lắt léo của nó. Tuy nhiên đạt trọn vẹn điểm trong sửa lỗi sai không phải không thể làm được. Vậy nên làm như thế nào để nâng cao điểm đây? Ở bài viết này, mình sẽ đề cập đến những cách mà mình đã sử dụng trong khi làm bài. Mong là nó có ích với các bạn.
A. Dạng bài trắc nghiệm
Có
2 bước cơ bản sau:
1. Khái quát được ý nghĩa câu văn
Người xưa có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn tìm được lỗi trong câu thì phải biết câu đó có ý nghĩa gì. Tuy nhiên nếu bạn đọc xong vẫn không hiểu gì thì đừng lo lắng, vẫn có cách khác cho bạn.
2. Tập trung vào 4 phương án cùng mối liên hệ của nó.
Sau khi đã khái quát được ý nghĩa câu văn thì bạn hãy nhìn vào 4 đáp án để xác định xem câu này thuộc phần sai về gì và những phần gạch chân của 4 phương án có mối liên hệ như thế nào với các thành phần còn lại trong câu.
Nếu nó thuộc phần sai ngữ pháp, khi xác định mối liên hệ với cách thành phần trong câu, bạn sẽ dễ dàng biết được đâu là đáp án gây nhiễu và đâu là đáp án đúng.
Ví dụ: The weather is (A) more hot (B) as (C) it was (D) yesterday.
-
Nghĩa khái quát của nó là so sánh thời tiết hôm nay với hôm qua
=> Sẽ sử dụng đến ngữ pháp về thì quá khứ, thì hiện tại, phù hợp chủ vị và câu so sánh
- Chú ý vào 4 đáp án, ta thấy nó sẽ nằm về dạng sai ngữ pháp khi áp dụng không chuẩn cấu trúc của câu so sánh. Dễ dàng nhận biết được hot là tính từ ngắn nếu muốn áp dụng về dạng so sánh hơn thì phải dùng hotter. Tuy nhiên nếu xài hotter thì đằng sau phải là than, tại sao lại dùng as được.
- Nếu sửa thành as hot thì rất hợp với cấu trúc so sánh ngang bằng
=>
Solved
Tương tự đối với từ vựng, tuy nhiên trong từ vựng còn xuất hiện tình huống bạn không biết từ đó là gì và nó đúng hay sai. Nếu tình huống đó xảy ra, hãy bình tĩnh đọc lại từ bạn đã biết xem nó dùng đúng dạng từ vựng chưa, viết đúng quy tắc chưa hay đang được thay thế bằng từ viết gần như thế. Nếu nó đúng rồi thì thủ phạm gây sai sót chỉ có một, chính là từ bạn không biết. Nếu nó sai, quá dễ rồi, cứ mạnh dạn khoanh thôi.
Ví dụ: The spokesman (A) had an uphill (B) struggle to find an explanation that was readily intelligent (C) to the layman (D).
(Đề thi tốt nghiệp THPTQG 2021 – đợt 1)
-
Nghĩa khái quát nói về việc người phát ngôn gặp khó khăn trong việc đưa ra một lời giải thích thế nào đó với người chưa có chuyên môn
- Dễ thấy bốn đáp án đều gạch từ vựng nên bài này sẽ thuộc dạng sai từ vựng. Đối với hai đáp án A và D, ta xác định được sự tương đồng trong cấu tạo từ nên không thể khoanh một trong hai (bởi nếu khoanh A được thì khoanh D được mà bài chỉ có một lỗi sai). Còn C và B, xét C trước vì đây là từ mà ai cũng biết. Khi đọc nghĩa khái quát của câu này, có thể cảm nhận được rằng, lời giải thích này không thể là thông minh cho người không có chuyên môn, đối với người không có chuyên môn thì họ cần có thể hiểu được => đây cũng là nguyên nhân khiến người phát ngôn thấy khó khăn khi tìm được lời giải thích thỏa mãn điều kiện.
=> Dùng intelligent chưa chuẩn =>
Khoanh intelligent sửa thành intelligible = dễ hiểu.
- Trong trường hợp bạn không biết layman là gì hay không xác định được nghĩa khái quát thì sao? Loại trừ 2 phương án A, D như trên rồi random. Chúc bạn khoanh đâu đúng đó.
3. Lắng nghe tín hiệu từ vũ trụ (hạn chế dùng)
Bạn sẽ làm gì khi bạn đọc đi đọc lại mà vẫn thấy câu viết quá đúng rồi? Nếu là mình thì mình sẽ nghĩ chỉ có đề sai, không có chuyện mình không làm được bài. Đùa vậy thôi, sẽ có những trường hợp đề sai, nếu trong thi cử thì bạn sẽ auto được điểm nếu may mắn. Tuy nhiên nếu đề không sai, thì hãy khoanh bừa đi nếu bạn không thể làm được. Nhưng nếu bạn muốn tỉ lệ đúng cao hơn thì hãy loại trừ những đáp án không thể khoanh trước khi khoanh bừa. Khi đó thay vì có 25% đúng, thì bạn có tận 50%. Chúc may mắn.
Nhớ soát lại kĩ càng khi làm xong nhé.
(to be continued)
Một chút bài tự luyện trước khi chuyển sang dạng bài đoạn văn. Chúc các bạn test tay vui vẻ~
1. The examination will
test (A) your
ability (B) to understand spoken English, to read non-technical language, and
writing (C)
correctly. (D)
2.
She (A) would neither
to see (B) a movie
or (B) to go
bowling. (D)
3. Anyone
reproducing (A) copyrighted
works (B) without permission of the holders of the copyrights
are (C)
breaking (D) the law.
4. Before the newspaper became
widespread (A) , a tow
crier (B)
has (C) walked throughout a village or town
singing out (D) new.
5.
Someone who (A) has ever tried to
pick up (B) spilled mercury will
agree that (C) this element is hard
to handle. (D)